Văn Minh Vật Chất Của Người Việt
Giới thiệu sách Văn Minh Vật Chất Của Người Việt – Tác giả Phan Cẩm Thượng
Văn Minh Vật Chất Của Người Việt
Trên tay chúng ta là một cuốn sách lạ. Trong thư mục trước tác của các tác giả Việt Nam tôi chưa thấy một cuốn nào cùng loại. Văn minh vật chất của người Việt là một chủ đề quá rộng dù tác giả đã giới hạn nó trong thời đại “tiền công nghiệp”.
Song chủ đề này cũng thật giản dị. Nó là câu chuyện của các đồ vật do con người làm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy làm nên cái thế giới vật chất nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó và cùng tiến hóa với nó. Quan hệ người với thiên nhiên, người với người được bàn luận, khảo cứu, nghiền ngẫm rất nhiều nhưng quan hệ tương tác người với đồ vật thì thường được coi là hiển nhiên đơn giản. Song cũng hiển nhiên là cái nhà vệ sinh, đồ vật ta dùng tắm rửa, trang điể không phải là quá nhỏ nhặt mà chừng mực nào đó chúng đánh dấu những cột mốc văn minh nhân loại. Trong những đóng góp của người Việt vào văn hóa thế giới tôi cho rằng nhất định có những cái bát, cái bình, cái lọ, cái thạ gốm thời Lý-Trần. Sự phát minh và mỗi bước cải tiến của cái cày hay các công cụ cấp thoát nước cho ruộng lúa rõ ràng là quyết định đối với nền văn minh lúa nước và Ở Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội khán giả thích thú học hỏi được bao điều từ các đồ vật của con người Việt Nam. Bộ bách khoa bằng hình ảnh “Technique du peuple Annamite” (tạm dịch: Kỹ thuật của người An Nam) do H.Oger chủ biên và các nghệ sĩ Việt Nam minh họa thật quý giá về mặt nghiên cứu và nghệ thuật. Phan Cẩm Thượng không dừng ở việc trình bày một lát cắt thời gian, một toàn cảnh đương đại của thế giới đồ vật mà xem xét vô vàn đồ vật và công việc “của người Việt” cả theo chiều lịch đại, bổ dọc lịch sử, nhằm cho thấy sự tiến hóa của thế giới ấy, và của cộng đồng chủ nhân thế giới ấy, chủ yếu từ cái nôi của nó là đồng bằng sông Hồng vào tới bắc Trung bộ, từ thời tiền, sơ sử tới thế kỷ 19. Làm một công việc đồ sộ, khảo cứu một diện tư liệu mênh mông quá sức một cá nhân như chính ông bộc bạch: “Khi viết như được dẫn dắt bởi một người xưa nào đó, đọc cho chép, và viết theo cảm hứng, chứ nghiên cứu ở đâu ra được ngần ấy thứ” (E-mail gửi Nguyễn Quân, 29/6/2010).
Đó là một cái may để tôi và quý độc giả được cầm trên tay một cuốn sách hay. Nhờ phương pháp khảo cứu và phong cách viết đặc sắc của riêng nên người viết mới bao quát được diện rộng, sắp xếp ngăn nắp, mạch lạc các chủ đề tưởng như sẽ quá dàn trải, đồng thời tùy hứng đi sâu vào những chủ đề mình đặc biệt quan tâm, những lập luận mình đặc biệt cam kết, những chi tiết mình đặc biệt hứng thú. Văn phong linh hoạt pha trộn cả cách làm nghiên cứu, tư biện chuyên nghiệp lẫn cách viết tản văn sinh động, ngẫu hứng. Các tư tưởng uyên thâm trừu tượng, có khi khá cực đoan thách thức, chung sống với những tự sự trần trụi tươi sống và những cảm hứng nghệ sĩ vỗ cánh bay lên. Nhờ sự pha trộn khéo léo, tự nhiên ấy mà mấy trăm trang sách rất hay, nhẹ nhàng “dễ đọc”, không khô khan giáo huấn.
Cuốn sách dầy với lượng minh họa lớn và đẹp là một món quà trí tuệ quý giá: Ta biết rất nhiều về thế giới vật chất mà ông cha, tổ tiên ta, chính chúng ta đã và đang tạo ra, sử dụng, hưởng thụ. Thế giới vật chất ấy làm ta thành văn minh và tạo nên một phần quan trọng của Văn minh Việt rất đáng tự hào. Qua cách nhìn từ nhiều khía cạnh, cả cái yếu và cái mạnh, cái hay và cái dở, cái “tốt” và cái “xấu”, cái kém cỏi và cái giỏi giang, cái cấp tiến và cái hủ lậu và của dân mình, ta dường như tự nhìn lại mình và dân tộc mình một cách rõ ràng hơn, âu yếm hơn. Một cuốn sách khó xếp gọn vào hạng mục lịch sử văn hóa, văn hóa học hay dân tộc học, xã hội hướng đạt tới một chiều kích nghiên cứu đáng nể trọng.
Ba điều cảm nhận về cuốn sách cũng là ba điều cảm nhận về tác giả Phan Cẩm Thượng.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Văn Minh Vật Chất Của Người Việt
- Mã hàng 8794069301117
- Tên Nhà Cung Cấp: ZenBooks
- Tác giả: Phan Cẩm Thượng
- NXB: NXB Thế Giới
- Trọng lượng: (gr) 660
- Kích thước: 18 x 24
- Số trang: 655
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Văn Minh Vật Chất Của Người Việt
1. Theo mình đây là cả một công trình sưu tầm đồ sộ tất tần tật những dụng cụ sinh hoạt của người Việt Nam từ xưa tới nay. Nhiều tư liệu, hình ảnh vật dụng cũ rất đáng quý giúp ta cảm nhận được cuộc sống của người xưa theo thời gian. Cảm ơn tác giả đã viết cuốn sách này.
2. Cuốn nào của họa si Phan Cẩm Thượng mình cũng mua ngay ko cần nghĩ ngợi. Tên ông là bảo chứng cho sách nghiên cứu nghệ thuật rồi, ông viết dung dị, dễ hiểu, càng đọc càng mê. Nhân đây, mọi người mua 2 cuốn Nghệ thuật ngày thường chưa? mua đi ko lại hết hàng, cuốn Văn minh vật chất này mình chờ 10 năm mới tái bản để mua đó, bản đầu tiên ra lúc đó còn ít tuổi ít tiền ít hiểu biết nên bỏ lỡ, hihi
3. “Văn minh vật chất” có thể hiểu là di sản văn hóa vật thể hữu hình của một dân tộc, từ công trình kiến trúc vĩ đại đến những cái chén, cái đũa ăn cơm thường ngày. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng viết cuốn này trước cuốn Tập tục đời người, về văn minh vật chất của người Việt Nam trong thời đại “tiền công nghiệp”, tái hiện lại đời sống, văn hoá, sinh hoạt của người Việt xưa qua các công cụ lao động, ẩm thực và sinh hoạt văn hoá: sách nói về rất nhiều sự vật như thuyền bè, xe cộ, vũ khí, gia dụng mây tre gỗ, kim khí, gốm, cơm cỗ, quá bánh, trồng trọt chăn nuôi, mộ táng, thờ tự, sách vở, nhạc cụ, trang phục và trang sức, kiến trúc…
4. Nên nhận định như thế nào về cuốn sách này, có lẽ không dám lạm bàn vì thoạt nhìn qua khối lượng thông tin, minh họa và hình ảnh tư liệu đồ sộ, bản thân tôi rõ ràng không đủ trình độ để phản bác những khắc họa của tác giả – vốn đã sưu tầm và nghiên cứu có lẽ còn lâu hơn tuổi đời của tôi.
5 Một đất nước có lịch sử lâu dài với nhiều mức độ phát triển ắt có những lớp văn minh vật chất phong phú. Trái lại, nhiều dân tộc đã trường tồn, nhưng rất ít thay đổi so với trạng thái ban đầu, bất chấp thời gian và thời đại, văn minh vật chất không phong phú, (như các dân tộc ít người Tây Nguyên) trong đó mỗi đồ vật đều là tích tụ sâu sắc của tâm hồn và văn hóa. Người Việt có lịch sử lâu dài, nếu kể cả văn minh Đông Sơn là 4.000 năm, ở mặt này vẫn là dân tộc khá nghèo về vật chất, khi phần lớn chủng loại đồ vật đều chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc, ở mặt khác lại là dân tộc có đời sống vật chất phong phú, không thua kém bất cứ dân tộc giàu có nào, khi có một nền sản xuất tự cung tự cấp có chiều sâu. Vậy là sau bao lâu chờ đợi, cuốn sách vô cùng giá trị này đã tái bản. Đại khái sách mô tả cho ta các đồ dùng, dụng cụ dùng trong sinh hoạt thường ngày của người dân Việt. Bằng sự nhạy cảm đặc biệt của các họa sĩ, trí tưởng tượng của một nhà văn kết hợp với sự tỉ mẩn, óc khoa học của một nhà nghiên cứu, tác giả Phan Cẩm Thượng đã có thể khiến các đồ vật tưởng chừng “vô tri” phải cất lời bằng thứ mật ngữ của riêng chúng, để kể lại những câu chuyện về bao nếp ăn, nếp sống, nếp làm của hàng ngàn năm người dân Việt hiện lên rõ ràng, sinh động, tươi tắn một cách khác thường mà có lẽ không cuốn sách sử hay báo cáo khảo cổ học nào khác có thể làm được.
Review sách Văn Minh Vật Chất Của Người Việt
Văn hóa xỉa răng, ngồi xổm, cười to của người Việt đến từ đâu?
Xỉa răng chỉ là một việc rất nhỏ sau khi ăn của người Việt, nhưng được người phương Tây nhìn nhận như một đặc trưng tính cách.
Văn minh vật chất của người Việt – cuốn sách từng được xuất bản từ năm 2011, là một tác phẩm giành được sự công nhận từ phía độc giả, cũng như được giới chuyên môn đánh giá cao. Trong lần tái bản mới, Văn minh vật chất của người Việt một lần nữa đã trở lại với một phiên bản bổ sung, hoàn thiện hơn, sau gần 8 năm trưởng thành.
“Tôi bắt đầu cuốn sách Văn minh vật chất của người Việt từ năm 1992, với những nghiên cứu lẻ tẻ” – ông Phan Cẩm Thượng chia sẻ – “Cho đến năm 2007 – 2008, mới bắt tay vào viết lại từ đầu một mạch thành cuốn sách. Sách gồm 5 chương, về đời sống vật chất sinh hoạt thường ngày của người Việt Nam trong xã hội tiền công nghiệp. Ngày nay, các vật dụng cổ như cày, bừa, rổ rá, ang vại… những gì là hình ảnh của một nền nông nghiệp cổ xưa đang dần chìm vào quá khứ. Lưu luyến với quá khứ và muốn cho những bạn trẻ tìm hiểu về cha ông không phải bằng các lý thuyết Nho Lão Phật mà bằng đời sống rất cụ thể, đó là hy vọng của cuốn sách với gần 1.500 minh họa này”.
Mỗi một đồ vật ẩn sau đó là một câu chuyện lịch sử, là lấp lánh những số phận, những kiếp trầm luân, hay những tuyên ngôn của một nên văn minh mà tác giả gọi đó là “nền văn minh vật chất”. Cuốn sách là kết quả của gần 30 năm giữa đi và đến, giữa hiện thực và ảo tưởng, giữa hiện sinh và hư vô, giữa tĩnh tại và chuyển động, giữa lục tìm và bắt gặp, đã ra đời như một cánh cửa dẫn vào văn hóa nông thôn Việt Nam.
Đầu tiên chỉ với một ý niệm đơn giản, một câu hỏi rằng: Kho tàng vật chất như cày bừa, rổ, rá…; kho tàng văn hóa như xỉa răng, ngồi xổm, cười, thậm chí là “nịnh hót”… của người Việt Nam ta đến từ đâu, đã tồn tại thế nào, đã sắp biến mất ra sao, có còn ai nhớ đến không?
Tất cả những điều đó hình thành nên con người chúng ta ngày nay, vậy có ai biết lịch sử ra đời của nó? Có thể cái “ngày xưa” ấy lạc hậu, rất đơn giản nhưng lại có văn minh. Còn bây giờ chúng ta rất “hiện đại”, có một đời sống vô cùng tân tiến, nhưng mấy ai biết rằng chúng ta đang đánh mất nền văn hóa và văn minh của lịch sử ngàn đời.
Thực tế có những tính cách thấm sâu vào người Việt Nam mà chúng ta không biết vì sao. Xét về mặt lịch sử, nó đã được hình thành trong một quá trình rất lâu dài. Nếu chúng ta hiểu được nguồn sống của nó thì chúng ta càng chủ động và dễ dàng làm chủ cuộc sống của mình hơn.
Giả sử như việc: “Cũng giống như tất cả người Việt khác, tôi ít khi để ý đến hành vi thường ngày của mình, nhưng dần dà cũng có những phân biệt nhất định, nhất là khi đi sơ tán, tôi thấy người sống ở nông thôn có những cách hành xử khác với người ở thành thị. Tiếp xúc với những người thuộc các sắc tộc khác nhau, lại thấy những hành xử khác nữa, rồi gặp người nước ngoài lại là một cách sống khác. Cái gì tạo nên những phong cách sống, như một số người có đầu óc kỳ thị thường phân biệt giữa người nhà quê và người thành phố, giữa thiếu nữ Hà Nội, người da trắng và người da màu, mà về bản chất nó không phản ánh sự tốt xấu, sang hèn, chỉ là hệ quả của cả hành trình dân tộc mà thôi.
Từ hoang dã đến con người hiện đại là quãng thời gian hàng vạn năm, rất nhiều hành vi đã ngưng đọng lại không bao giờ thay đổi nữa. Đó chính là cử chỉ thông thường của một dân tộc, không bao giờ đánh giá theo thang giá trị đẹp hay xấu. Bà tôi và những cụ già khác thường nhai trầu bỏm bẻm, đến khi răng yếu, các cụ có chiếc cối nghiền trầu nho nhỏ và ngoáy vào đó suốt ngày. Tôi thấy một cụ già nhờ nhà sư chùa làng nhai trầu hộ, rồi bà ăn sau, một hôm nhà sư bận nên nói bà nhờ cô gái này này.
Ăn trầu là tập tục xưa của người Việt mang nhiều ý nghĩa.
Bà cụ bảo: “Cô này miệng hôi tôi không ăn được.” Nhà sư đáp: “Miệng tôi mới hôi, còn miệng các cô ấy thơm lắm.” Bà cụ nói: “Các thầy là người tu hành nên khí chất thơm tho, còn các cô ấy có tu gì đâu mà thơm hay hôi.” (Lược trích từ cuốn sách Văn Minh vật chất của người Việt). Như vậy, cách quan niệm của các cụ già xưa thật khác thường, đạo đức quyết định tất cả những phẩm chất còn lại, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy.
Viết về chuyện nói cười, chuyện xỉa răng, ngồi xổm – là ba hành vi đặc trưng của người Việt – tác giả nói rất tỉ mỉ, cho dù ngày nay những hành vi đó thay đổi ít nhiều.
Xỉa răng chỉ là một việc rất nhỏ sau khi ăn của người Việt, nhưng được người phương Tây nhìn nhận như một đặc trưng tính cách. Họ cho rằng người Việt hay ăn cỗ, và ai ăn xong rồi thì được đánh dấu bằng một cái que cắm vào miệng. Hầu hết người Việt lớn lên đôi chút là chân răng thường hở, khiến cho khi ăn thức ăn dính vào kẽ răng và phải xỉa răng. Tập tục ăn trầu có chất vôi và nhuộm răng đen làm cho răng chắc khỏe, với những ai giữ được thói quen truyền thống này thì có thể giảm xỉa răng.
Xỉa răng sau khi ăn thực ra liên quan đến cách thức nấu nướng hàng ngày. Chúng ta không rõ thời trung cổ người phương Tây ăn những tảng thịt nướng to tướng thì họ sẽ xử lý răng miệng thế nào, nhưng về sau nhiều các đồ ăn phương Tây chuyển sang hầm nhừ, bộ răng không quá vất vả. Món ăn Trung Hoa cũng vậy, không nhiều đồ luộc như Việt Nam. Người Việt ăn nhiều chất xơ và đồ luộc, chất xơ từ rau cỏ, lại ăn nhanh và không nhai kỹ, lại luôn mồm nói chuyện trong khi ăn, nên luôn làm cho bộ răng ngứa ngáy. Vả lại đàn ông xỉa răng để nói nốt câu chuyện tào lao rồi uống trà, đàn bà che miệng xỉa răng lộ vẻ kín đáo” (Lược trích từ cuốn sách Văn Minh vật chất của người Việt).
Trong thư mục trước tác của các tác giả Việt Nam, chưa từng có một cuốn nào cùng loại, đây vẫn luôn được đánh giá là một sách độc nhất vô nhị. Cuốn sách về những câu chuyện giản dị của các đồ vật do con người làm ra và sử dụng. Những đồ vật ấy làm nên cái thế giới vật chất nhân tạo mà ta sống trong đó, biến đổi nó, và cùng tiến hóa với nó và tạo nên văn hóa, tính cách nhờ nó.
Đây thực sự là một cuốn sách ý nghĩa, mọi điều giản dị nhất đằng sau đó hóa ra lại là cả một bề dày lịch sử. Thông qua Văn minh vật chất của người Việt, chúng ta hiểu thêm một thông điệp được gửi gắm trong ấy là: “Sự giáo dục, sự chuẩn bị cho một thế hệ tương lai của chúng ta, dù có hội nhập thế nào thì để không đánh mất chính mình, chúng ta cũng không bao giờ nên quên đi những giá trị cốt lõi, những giá trị truyền thống đã tạo nên chúng ta ngày hôm nay”.
Mua sách Văn Minh Vật Chất Của Người Việt ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Văn Minh Vật Chất Của Người Việt” khoảng 194.000đ đến 197.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Văn Minh Vật Chất Của Người Việt Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Văn Minh Vật Chất Của Người Việt Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Văn Minh Vật Chất Của Người Việt Fahasa” tại đây
Đọc sách Văn Minh Vật Chất Của Người Việt ebook pdf
Để download “sách Văn Minh Vật Chất Của Người Việt pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng
- Người Minh Họa
- Rèn Luyện Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Trong 1 Phút
- Lột Xác – Sống Đúng Với Chính Mình
[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]
Cuốn sách rất hay mình muốn tải về để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa của người việt
Mình rất mong nhận được sách pdf, cám ơn admin rất nhiều ạ.
hiện tại mình là sinh viên kiến trúc, mình rất mong có thể nhận được bản pdf của quyển này sớm ạ