Chú Chó Nhìn Thấy Gì?
Giới thiệu sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì? – Tác giả Malcolm Gladwell
Chú Chó Nhìn Thấy Gì?
Có cấu trúc và giọng văn cân nhắc chỉn chu, song bạn sẽ thấy 19 bài viết trong cuốn sách này đề cập đến những khía cạnh hoàn toàn khác nhau của cuộc sống từ việc:
“Mù tạt giờ đây xuất hiện với cả tá chủng loại. Vì đây ketchup vẫn nguyên xi y dạng?”
“Những điều về sức khỏe phụ nữ mà cha đẻ của thuốc ngừa thai không hề biết”
“Cuộc sống của một người có đáng bị hủy hoại chỉ vì lời buộc tội đạo văn?”… Mỗi bài viết điều có khả năng thu hút bạn, khiến bạn phải ngẫm nghĩ, hay đem lại cho bạn ý niệm lờ mờ nào đó về trí não của kẻ khác”.
Hãy đọc và cùng khám phá những cuộc phiêu lưu của Gladwell để hiểu rõ hơn những hiện tượng xung quanh bạn, qua đó bồi đắp thêm kinh nghiệm sống cho bản thân.
Cuốn sách chia làm ba phần:
Phần thứ nhất viết về những kẻ bị ám ảnh và những người mà Gladwell vẫn ưa gọi là các thiên tài ẩn thân, như Ron Popeil – người đã rao bán chiếc máy Chop -O- Matic; Shirley Polykoff – người hỏi một câu trứ danh “Là nàng hay không phải là nàng? Chỉ có thợ làm tóc của nàng mới đoan chắc”.
Phần thứ hai được dành toàn bộ cho những học thuyết, những cách thức tổ chức kinh nghiệm. Chúng ta nên suy nghĩ ra sao về những người vô gia cư hay những scandal tài chính hay những thảm họa như vụ nổ tàu Challenger?
Phần thứ ba suy ngẫm về cách phán đoán của chúng ta về người khác. Làm cách nào chúng ta biết được liệu ai đó xấu xa, lanh lẹ hay rất giỏi làm việc gì đó?
Và vượt trên tất thảy những phần nhỏ lẻ này, Gladwell cho rằng, chúng ta nghĩ thế nào không phải là vấn đề chủ yếu. Cái hấp dẫn, khiến cho tác giả hứng thú hơn nhiều, đó là cách chúng ta nhìn các sự kiện, sự việc thế nào, qua con mắt của người khác, từ trong đầu của một ai đó khác.
Xuất bản lần đầu tiên vào ngày 20 tháng Mười năm 2009, rất nhanh chóng, What the Dog Saw ngay lập tức trở thành cuốn sách hay nhất, best – seller ở Mỹ về cả ba chủ đề: Báo chí, Tiểu luận và Tâm lý học lâm sàng. Cuốn sách đưa Malcolm Gladwell trở thành một trong những người khám phá nổi bật nhất về những điều kỳ lạ ẩn giấu trong cuộc sống xã hội.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Chú Chó Nhìn Thấy Gì?
- Công ty phát hành: Alphabooks
- Tác giả: Malcolm Gladwell
- Kích thước: 13 x 20.5 cm
- Dịch Giả: Diệu Ngọc, Huyền Trang
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 588
- SKU 5403480438311
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới
2. Đánh giá Sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì?
1. Với cá nhân mình nghĩ, tác giả Malcolm Gladwell thật ra chả đưa ra ý tưởng gì mới. Ông cũng tự nhận như thế trong bài Của đi mượn ở phần 2. Có điều ông am hiểu và viện dẫn về đủ thứ đề tài nghiên cứu về xã hội học mà người Phương Tây (chủ yếu là Mỹ) đã tiến hành. Với những kết luận và các phát hiện mà các nghiên cứu này mang lại, tác giả soi rọi một cái nhìn mang tính khoa học vào các vấn đề thường nhật như về người vô gia cư, về công tác tình báo thời hậu chiến, về cách chẩn đóan y khoa trong nhũ ảnh, về cách phỏng vấn và tuyển dụng, về cách dùng những tài năng v.v… và v.v…. Điều này làm cho người đọc tìm thấy những sự thích thú mới trong những đề tài xưa cũ quanh mình.
2. Sách của Malcolm Gladwell rất hấp dẫn với lối kể chuyện hài hước và sâu sắc dưới góc nhìn mới lạ trong nhiều khía cạnh xã hội nhưng nội dung bài học được đúc kết và nêu ra lại không còn rõ ràng và được khai mở từ nhiều dẫn dụ như trước.
3. Chỉ có 4 từ để nói về cuốn sách này, “quan sát cực tốt”. Gladwell không chỉ quan sát mà còn đi sâu đến cùng vấn đề mà ông quan sát được, bóc tách và cố gắng hiểu nó, từ đấy mở ra một góc nhìn khác, rộng hơn và đa chiều hơn. Đây là một điều cần thiết cho tất cả chúng ta khi cuộc sống vốn dĩ không bao giờ là 1+2=2.
4. Sách của Malcolm Gladwell rất hấp dẫn với lối kể chuyện hài hước và sâu sắc dưới góc nhìn mới lạ trong nhiều khía cạnh xã hội nhưng nội dung bài học được đúc kết và nêu ra lại không còn rõ ràng và được khai mở từ nhiều dẫn dụ như trước. Giọng văn sâu sắc, ý tứ câu từ chỉn chu và rất dễ thấm. Cuốn sách này giúp bản thân tôi thay đổi cách nhìn nhận của mình trước đây và cảm thấy cần phải xem xét nhiều chiều hơn. Có chút khó khăn trong việc liên kết chủ đề của từng bài viết với nội dung bài học của nó, có lẽ vì là tuyển tập các bài báo nên tác giả đã viết theo một phong cách khác, không thể nêu bật được vấn đề như những bài phân tích. Hãy đọc và rút ra những kinh nghiệm sống cho bản thân, bạn sẽ hiểu vì sao nó lại cuốn hút đến vậy,…
Review sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì?
Các trích đoạn hay trong sách
1.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi vẫn thường lẻn vào phòng làm việc của cha và “nghía” qua những giấy tờ bày trên bàn ông. Cha là một nhà toán học. Cha viết trên giấy kẻ ô những hàng dài gọn ghẽ đầy con số và ký hiệu bằng bút chì. Tôi ngồi vắt vẻo bên rìa ghế của cha và nhìn vào mỗi trang giấy với vẻ ngỡ ngàng và kinh ngạc. Thật thần bí làm sao, trước hết là bởi − cha được trả tiền cho những thứ mà vào lúc bấy giờ có vẻ như chỉ là một đống lộn xộn không hơn. Nhưng quan trọng hơn, tôi không tài nào thoát ra khỏi thực tế là con người mình luôn yêu thương thắm thiết nhường kia lại đang tỉ mẩn làm việc gì đó hàng ngày, ngay bên trong đầu óc của ông, mà tôi vẫn chưa thể hiểu được.
Đây thực ra là một phiên bản của những điều mà về sau tôi mới biết được, một điều mà các nhà tâm lý học vẫn gọi là vấn đề trí não của kẻ khác. Những đứa trẻ mới tròn một tuổi ngỡ rằng nếu chúng mê bánh snack Cá vàng, thế thì ắt hẳn cả cha yêu lẫn mẹ yêu cũng đều ưa bánh Cá vàng hết cả. Bọn nhóc chưa thể thấu triệt được rằng những gì có trong đầu óc chúng không giống như những gì tồn tại trong trí não của tất cả những người khác. Chẳng chóng thì chầy, bọn trẻ cũng sẽ bắt đầu hiểu ra rằng cha mẹ không nhất thiết phải yêu thích bánh Cá vàng như chúng, và khoảnh khắc ấy chính là một trong những dấu mốc nhận thức vĩ đại nhất trong quá trình phát triển của nhân loại. Vậy vì đâu một đứa trẻ hai tuổi lại gây nhiều nỗi kinh hoàng đến thế? Là bởi chúng đang kiểm nghiệm một cách có hệ thống một nhận thức thú vị và mới lạ, rằng thứ gì đó mang lại niềm vui thích cho chúng có thể lại chẳng khiến người khác vui thích. Ngay cả khi đã phổng phao khôn lớn, chúng ta cũng không bao giờ đánh mất suy nghĩ hay ho đó. Khi gặp một người làm nghề bác sĩ ở một cuộc hội họp đông đảo, điều đầu tiên chúng ta muốn biết là gì? Không phải là “Anh làm công việc gì ấy nhỉ?” Vì, chúng ta đều biết sơ sơ là bác sĩ thì làm gì rồi. Thay vào đó, chúng ta muốn biết được nếu từ sáng đến tối cứ ở riết bên cạnh những người ốm bệnh thì sẽ ra sao. Chúng ta muốn biết xem trở thành bác sĩ thì sẽ như thế nào, bởi chúng ta chắc như đinh đóng cột là điều đó chẳng hề giống với việc ngồi suốt ngày trước máy vi tính, giảng dạy ở trường học hoặc buôn bán ô tô. Những câu hỏi kiểu đó chẳng hề ngốc nghếch hay hiển nhiên chút nào. Sự hiếu kỳ về đời sống nội tại bên trong những công việc ngày-qua-ngày của người khác là một trong những điều căn bản nhất của những nguồn thúc đẩy con người, và cũng chính là nguyên cớ dẫn tới những ghi chép mà bạn đang cầm trên tay đây.
2.
Tất cả các phần trong cuốn Chú chó nhìn thấy gì đều được lấy từ tờ The New Yorker, tờ báo tôi đã cộng tác và viết bài từ năm 1996. Trong rất nhiều bài viết mà tôi đã chấp bút trong suốt thời gian đó, những phần này khiến tôi tâm đắc nhất. Tôi nhóm chúng lại thành ba phần. Phần thứ nhất nói về những kẻ bị ám ảnh và những người tôi vẫn ưa gọi là các thiên tài ”nhỏ lẻ” − không phải Einstein, Winston Churchill, Nelson Mandela hay những kiến trúc sư siêu quần bạt chúng của thế giới, mà là những nhân vật như Ron Popeil, người đã rao bán chiếc Chop-O-Matic, và Shirley Polykoff, người đã đặt một câu hỏi trứ danh: “Liệu nàng có nhuộm hay là không? Chỉ thợ làm tóc của nàng biết được.”. Toàn bộ phần thứ hai được dành cho những học thuyết, những cách thức tổ chức kinh nghiệm. Chúng ta nên suy nghĩ thế nào về những người vô gia cư, những xì-căng-đan tài chính hoặc những thảm họa như vụ nổ tàu Challenger? Phần thứ ba lại dành để suy ngẫm về những tiên đoán của chúng ta về người khác. Làm cách nào chúng ta biết được liệu ai đó xấu xa, lanh lẹ hay rất giỏi làm việc gì đó? Như bạn sẽ thấy, tôi nghi ngờ về việc chúng ta có thể đưa ra mỗi đánh giá kiểu này chính xác tới độ nào.
Và vượt trên tất thảy những điều nhỏ lẻ này, việc chúng ta nghĩ thế nào không phải là vấn đề chủ yếu. Thay vào đó, tôi thấy hứng thú hơn với việc miêu tả những suy ngẫm của một ai đó về người vô gia cư hay tương cà hay các xì-căng-đan tài chính. Tôi không biết phải rút ra kết luận gì về vụ nổ tàu Challenger. Với tôi, đó chỉ là một đám lộn xộn tạp nham − những cột số má cùng ký hiệu không thể lý giải nổi được in gọn ghẽ trên giấy kẻ ô. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào những vấn đề ấy qua con mắt của ai đó, từ trong đầu của một người khác thì sao nhỉ?
Ví như, bạn sẽ tình cờ đọc đến một bài viết mà trong đó tôi cố gắng nhận ra sự khác biệt giữa “đờ người” và “hoảng loạn”. Bài báo đó được khơi gợi từ vụ nổ máy bay chết người của John F. Kennedy hồi tháng bảy năm 1999. Anh là một phi công thiếu kinh nghiệm trong điều kiện thời tiết xấu, người đã “mất định hướng không gian” (như các phi công vẫn thường hay nói) và bổ nhào xuống theo đường xoáy trôn ốc. Để hiểu được những gì anh đã trải qua, tôi nhờ một viên phi công đưa tôi lên cao bằng chiếc phi cơ tương tự như chiếc Kennedy đã bay, trong cùng điều kiện thời tiết như vậy và bảo anh ta bổ nhào theo hình xoáy trôn ốc. Đó không phải một mánh lới khuếch khoác. Mà là đòi hỏi bức thiết. Tôi muốn hiểu được tai nạn máy bay kiểu đó sẽ như thế nào, bởi nếu bạn muốn lý giải được vụ nổ đó, thì chỉ đơn giản biết Kennedy đã làm gì là chưa đủ. Bài viết “Vấn đề hình ảnh” đề cập đến việc làm thế nào để hiểu được những hình ảnh từ vệ tinh, ví như những bức ảnh mà nội các của Bush nghĩ là họ có được về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein. Tôi bắt tay vào chủ đề đó vì đã dành cả buổi chiều cùng một bác sĩ X-quang quan sát những phim nhũ ảnh, và ngay giữa lúc đó − hoàn toàn bất ngờ − ông bỗng nói rằng ông tưởng tượng những vấn đề mà những người như ông gặp phải khi đọc phim X-quang chụp vú hẳn rất giống với những vấn đề mà nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vấp phải khi xem các bức ảnh chụp từ vệ tinh. Tôi muốn biết điều gì đã diễn ra trong đầu ông bác sĩ, còn ông thì lại hiếu kỳ rằng điều gì diễn ra trong trí não của các đặc vụ CIA. Tôi vẫn nhớ, vào khoảnh khắc ấy, tôi đã cảm thấy choáng váng vô cùng. Sau đó, có hẳn một bài viết mà tựa đề được lấy làm tên cho cuốn sách này. Đó là bài viết về tiểu sử sơ lược của Cesar Millan − một nhân vật được mệnh danh là người thuần hóa khuyển. Millan có thể xoa dịu những con vật cuồng nộ và hung hăng nhất chỉ bằng những cái ve vuốt của bàn tay. Điều gì diễn ra trong đầu Cesar khi anh làm việc đó? Đó chính là thứ khơi gợi cảm hứng cho tôi viết bài báo này. Nhưng sau khi tôi đã thực hiện được một nửa bài viết, tôi nhận ra có một câu hỏi thậm chí còn hay hơn: Khi Millan trình diễn ngón phép thuật của mình, điều gì xảy ra trong trí não của chính con chó? Đó là điều chúng ta thực sự muốn biết − con chó đã thấy gì?
3.
Câu hỏi tôi thường hay gặp nhất là: “Anh lôi những ý tưởng đó ở đâu ra vậy?” Tôi chẳng bao giờ trả lời được câu hỏi đó cho ra đầu ra đũa cả. Tôi thường nói đại khái về việc người ta kể với tôi các thứ ra làm sao, hay chuyện ông tổng biên tập Henry đưa cho tôi một cuốn sách khiến tôi cứ miên man suy nghĩ thế nào, hoặc tôi chỉ đáp rằng thành thực là tôi chẳng nhớ gì cả. Khi tập hợp lại những bài viết này, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ thử khám phá ra điều đó thật thuyết phục xem sao. Ví như, có một đoạn dài dòng và phần quái gở nào đó trong cuốn sách này xoay quanh vấn đề vì đâu chưa từng có ai sản xuất ra một loại ketchup để cạnh tranh với hãng Heinz chẳng hạn. (Chúng ta cảm thấy thế nào khi ăn ketchup?) Ý tưởng đó xuất phát từ cậu bạn Dave của tôi, một doanh nhân ngành thực phẩm. Chúng tôi thường xuyên ăn trưa với nhau, và cậu ấy là kiểu người hay ngẫm ngợi về những thứ như thế. (Dave còn có vài học thuyết thú vị về dưa gang, nhưng ý tưởng đó tôi sẽ để dành về sau.) Một bài viết khác có tựa đề “Những màu sắc thực” lại nói về những người phụ nữ đã đi tiên phong trong thị trường tạo màu tóc. Tôi bắt đầu với chủ đề đó bởi bỗng nhiên nảy ra một ý nghĩ rằng viết về dầu gội đầu thì sẽ vui đây. (Tôi nghĩ, khi ấy tôi khao khát một câu chuyện lắm lắm.) Sau rất nhiều cuộc phỏng vấn, một người khích bác chọc giận đúng kiểu Đại lộ Madison đã nói với tôi: “Thế quái nào mà anh lại viết về dầu gội hở? Tạo màu tóc hay ho hơn nhiều chứ.” Và mọi sự diễn ra như vậy đấy.
Mẹo để bắt được ý tưởng là hãy thuyết phục bản thân rằng mọi người và mọi thứ đều có câu chuyện nào đó để kể. Gọi là mẹo thôi, chứ thực ra tôi cho rằng đây là thử thách, bởi rất khó để làm việc đó. Bản năng của chúng ta, suy cho cùng, vẫn cho rằng hầu hết mọi thứ đều chẳng có gì thú vị. Chúng ta lướt qua bao nhiêu kênh truyền hình và bỏ qua tới mười chương trình trước khi dừng lại ở một kênh nào đó. Chúng ta đến hiệu sách và ngó qua hai chục cuốn tiểu thuyết trước khi nhặt lên cuốn chúng ta muốn. Chúng ta lọc ra, xếp loại và bình phẩm. Chúng ta buộc phải thế thôi. Ngoài kia có cơ man bao nhiêu là thứ kia mà. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một cây viết, bạn buộc phải đấu tranh với bản năng ấy mỗi ngày. Dầu gội không có vẻ gì hấp dẫn ư? À vâng, khỉ lắm, hay chứ, mà nếu không thì, tôi vẫn cứ phải tin rằng cuối cùng nó cũng sẽ đưa tôi đến được thứ gì đó ra trò. (Tôi sẽ để bạn tự đánh giá xem liệu tôi có đúng đắn trong trường hợp cá biệt này hay không.)
Một mẹo khác để tìm tòi ý tưởng là khám phá sự khác biệt giữa quyền lực và kiến thức. Trong số tất cả những con người mà bạn sẽ gặp trong cuốn sách này, chỉ rất ít người quyền thế, hay thậm chí là có tiếng tăm. Khi tôi nói rằng tôi hứng thú với những thiên tài nhỏ lẻ, thì tôi thật sự có ý như vậy. Bạn đừng bắt đầu từ tầng lớp thượng lưu nếu muốn tìm kiếm câu chuyện. Bạn nên bắt đầu ở tầng lớp trung lưu, bởi chính những con người ở tầng lớp đó mới làm những công việc thực sự trong thế giới này. Anh bạn Dave của tôi, người đã dạy tôi về ketchup cũng là một gã trung lưu. Anh ấy lăn lộn với món ketchup. Đó là cách để anh ấy thấu hiểu về nó. Những người ở trên cao thường hay dè dặt với những gì họ nói ra (như vậy cũng chính đáng thôi) bởi họ có địa vị và cả những đặc quyền phải bảo vệ − và chính thái độ dè dặt ấy lại là kẻ thù của “sức hấp dẫn”. Trong phần “Người bán dạo”, bạn sẽ hội ngộ với Arnold Morris, người đã dành cho tôi một chỗ ngồi để xem chiếc máy xắt rau củ “Dial-O-Matic” vào một ngày hè trong căn bếp của ông trên bãi biển Jersey: “Qua đây nào, bà con. Tôi sắp sửa trưng cho các bạn xem chiếc máy xắt rau củ siêu phàm nhất mà bạn từng thấy trong đời”, ông cất lời. Ông nhấc một hộp gia vị nướng lên và dùng nó như một món đồ biểu diễn. “Hãy nhìn đây!” Ông giơ nó lên không trung cứ như thể đang nâng một chiếc bình quý của hãng Tiffany danh giá vậy.
Ông giơ nó lên không trung cứ như thể đang nâng một chiếc bình quý của hãng Tiffany danh giá vậy. Đó chính là chỗ bạn tìm ra những câu chuyện, ngay chính trong căn bếp của một ai đó trên bãi biển Jersey.
4.
Từ khi mới lớn lên, tôi chưa bao giờ mong trở thành một cây viết. Tôi đã từng muốn trở thành một luật sư, và rồi đến năm cuối đại học, tôi quyết định rằng mình thích làm trong ngành quảng cáo. Tôi ứng tuyển vào mười tám hãng quảng cáo trong thành phố Toronto và nhận được đủ mười tám lá thư từ chối, tôi đã đính thành một hàng ràn rạt trên tường. (Bây giờ tôi vẫn còn để ở đâu đấy.) Tôi đã suy nghĩ tới các trường sau đại học, nhưng điểm số của tôi thì lại không xuất sắc đến thế. Tôi nộp đơn xin một học bổng nghiên cứu sinh để đi đến chỗ nào đó mới lạ trong vòng một năm nhưng cũng bị khước từ nốt. Viết lách là công việc cuối cùng tôi đã làm sau khi bại trận, bởi một nguyên cớ giản đơn là mãi về sau tôi mới chịu nhận rằng viết lách cũng có thể là một công việc hẳn hoi. Công việc là những thứ nghiêm túc và gây chán nản cơ. Còn viết lách thì lại vui vẻ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã làm việc sáu tháng cho một tờ tạp chí ở bang Indiana có tên là American Spectator. Rồi tôi chuyển tới Washington, DC và làm việc tự do trong vòng mấy năm, cuối cùng tôi cũng có chút tiếng tăm với tờ Washington Post và từ đó chuyển sang tờ The New Yorker. Trên suốt chặng đường ấy, viết lách chưa bao giờ bớt phần vui vẻ, và tôi hy vọng rằng tinh thần sôi nổi ấy sẽ hiện dấu trong những bài viết này. Không có gì khiến tôi nản lòng hơn việc một người đọc thứ gì đó của tôi hay của tác giả khác rồi sẵng giọng đầy tức tối: “Tôi không tin”. Tại sao họ phải tức tối chứ? Một tác phẩm tốt không thành công hay thất bại xét ở khía cạnh nó có khả năng thuyết phục mạnh đến cỡ nào. Và dù sao đi nữa, đó cũng không phải là kiểu viết mà bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này. Nó thành công hay thất bại là ở khả năng thu hút bạn, khiến bạn phải ngẫm nghĩ, hay đem lại cho bạn ý niệm lờ mờ nào đó về trí não của kẻ khác − cho dù cuối cùng bạn kết luận rằng đầu óc của ai đó chẳng phải chốn bạn thích thú gì. Tôi gọi các bài viết này là những cuộc phiêu lưu, bởi đó chính là điều chúng hướng đến. Hãy thưởng thức nhé!
Mua sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì? ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Chú Chó Nhìn Thấy Gì?” khoảng 109.000đ đến 134.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chú Chó Nhìn Thấy Gì? Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chú Chó Nhìn Thấy Gì? Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chú Chó Nhìn Thấy Gì? Fahasa” tại đây
Đọc sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì? ebook pdf
Để download “sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì? pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Khi Nhìn Thấy Lời Nói Dối, Tôi Đã Yêu Em Thật Lòng
- Dám Thay Đổi – 52 Bài Thực Hành Sống Bằng Cả Trái Tim
- Tầm Nhìn Hạn Hẹp Bắt Chẹt Tư Duy
- Tại Sao Thầy Bói Nói Đúng
- Thay Cách Mặc Đổi Cuộc Đời
- Chú Chó Lạc Quan
[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]