Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

Giới thiệu sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus – Tác giả Chảo Yến

Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

Cuốn sách là tự truyện của một cô gái người Dao đã giành được học bổng ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững trị giá hơn 50.000 USD của Đại học Göttingen (Đức).
Tốt nghiệp lớp 9, cũng như bao gia đình miền núi khác, bố mẹ bắt Yến nghỉ học làm rẫy, chuẩn bị gả chồng. Suốt 3 năm trời ở nhà gần như không ngày nào Yến không nhắc đến việc đi học, cuối cùng mẹ Yến thương con gái nên gật đầu đồng ý. Học xong cấp 3, Yến thi vào trường Đại học

Lâm Nghiệp, vừa học vừa làm. Sau mọi nỗ lực phấn đấu và khát khao học tập, cô gái đã nhận được phần thưởng xứng đáng về mình.

Trích đoạn

Thầy Thanh hỏi tôi: “Yến không đi học gì à?”.
Tôi thưa: “Dạ không thầy, bố mẹ không cho em đi học”.
Thầy lại nói tiếp: “Cứ mãi không đi học bao giờ mới thoát nghèo em? Bố mẹ cả đời vất vả rồi, em không đi học sau lại vất vả như bố mẹ”.
Tôi giả vờ quay mặt đi để gạt nước mắt, tôi là đứa hay khóc, nhưng tôi tự thấy tôi kiên cường.
Thầy Thanh lại hỏi: “Thế bây giờ em còn muốn đi học nữa không?”.
Câu hỏi của thầy chạm vào đúng vết thương lâu năm đang chờ ngày bưng mủ. Tôi như ngậm nguyên một ngụm nước mắt trong miệng, ngập ngừng một lúc lâu, gắng kìm cảm xúc xuống, tôi mới dám trả lời thầy: “Dạ em có ạ, nhưng nhà em nghèo, bố mẹ không nuôi được em đi học nên thôi thầy ạ”.
Thầy im lặng một lúc lâu rồi an ủi: “Ừ, thế cố gắng em nhé!”.

Đường Ngược Chiều - Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus
Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus
  • Mã hàng 8936158591140
  • Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
  • Tác giả: Chảo Yến
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 300
  • Kích thước: 13 x 20.5 cm
  • Số trang: 280
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

Đánh giá Sách Đường Ngược Chiều - Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus
Đánh giá Sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

1 Là một người đã từng có may mắn đc trực tiếp cảm nhận cuộc sống của người dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc. Cũng như từng nỗ lực hy vọng về học bổng Eramus Mundus, thì hành trình mà Yến đã thực hiện quả là một điều mình thực sự khâm phục

2 Một câu chuyện trong trẻo, chân thực và đầy cảm xúc! Tiếc là có 1 số trang gần cuối bị mất

3 Chảo Yến là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Tây Bắc, giáp với nước bạn Trung Quốc. Giống như những người bạn đồng trang lứa, cô chưa từng biết “đi học” là gì hay “trường học” có hình thù ra sao. Người lớn trong bản cũng chẳng mấy ai quan tâm tới việc học. Học làm gì, khi căn nhà để đi ra đi vào còn không được dựng xây tử tế? Học làm gì, khi bữa ăn nay mai chẳng biết là cơm trắng hay sắn độn, rau rừng? Con gái không cần học, lấy chồng giàu là được thôi v.v… Những quan điểm, suy nghĩ cổ hủ ấy dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức, cùng với bóng đêm của cái đói, cái nghèo luôn chầu chực bủa vây, đã dần dần bóp chết niềm khát học của lớp lớp trẻ thơ trong bản, vô tình khiến cho nhận thức của những đứa trẻ vùng cao về tầm quan trọng của việc học ngày một thui chột. Chúng tạo nên một con đường ngược chiều cheo leo, gian khó, đòi hỏi những ai có quyết tâm thực sự mới có thể vượt qua. Và Chảo Yến chính là một trong những con người phi thường ấy. Các bạn hãy đọc thử nhé

Review sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

Review sách Đường Ngược Chiều - Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus
Review sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

1. Vất vả luyện tôi thành người quyết tâm

* Chào Yến! Đọc cuốn tự truyện của Yến, tôi chắc chắn không chỉ khiến một mình tôi khóc khi nhìn lại con đường đi học và nghị lực, niềm khát khao được đi học để thay đổi số phận của Yến. Giờ nghĩ lại quãng đường đó, Yến thấy thế nào?

– Chính tôi bây giờ nghĩ lại cũng không biết tại sao tôi vượt qua được đoạn đường gian nan khủng khiếp đó, nên trong suốt hai năm viết cuốn sách này khi đi du học ở nước ngoài, tôi nhiều lần phải bỏ dở bản thảo vì… khóc.

Sau khi học xong lớp 9, vì nhà quá nghèo, bố đổ bệnh nặng, tôi từng phải nghỉ học, trở thành lao động chính trong gia đình. Nhưng tôi không thôi khao khát đến trường, kiên nhẫn thuyết phục bố mẹ cho đi học trở lại trong suốt 3 năm liền, với lời hứa sẽ học giỏi, sẽ trở thành người đầu tiên trong bản đi học đại học.

Rồi tôi giành học bổng và đỗ đại học. Tấm bằng cử nhân xuất sắc của tôi thấm đầy nước mắt bởi bố mẹ phải sang Trung Quốc làm thuê vất vả và anh chị em của tôi phải nghỉ học để nhường cho tôi học.

* Yến nghĩ đâu là yếu tố đã giúp Yến vượt qua được cung đường khó khăn vô vàn từ bản biên giới Ngám Xá đến giảng đường đại học và sau đó là du học châu Âu của một cô bé dân tộc Dao Tuyển nghèo xơ xác?

– Tôi nghĩ đó là sự quyết tâm với giấc mơ đi học để thoát nghèo. Dù có nghèo, có vất vả, nhưng chính hoàn cảnh đó đã tôi luyện tôi thành một người quyết tâm.

Thứ hai nữa, tôi là người rất mơ mộng. Bây giờ tôi đang mơ sẽ làm được nhiều điều có ích hơn cho cộng đồng, đặc biệt là cho những người dân tộc thiểu số.

* Và bây giờ Yến đã thấy mình thành công?

– Tôi tự nhận thấy mình thành công trên con đường học hành. Còn mục đích học để thoát nghèo thì chưa, bởi khái niệm thoát nghèo khi xưa của tôi là có cơm trắng để ăn, bây giờ đã thay đổi.

Với tôi, thoát nghèo phải là có thể giúp đỡ được nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có kế sinh nhai bền vững, trẻ em không ai phải bỏ dở việc học suốt 3 năm để rồi sau đó phải vật lộn với bao thử thách để được đi học trở lại như tôi ngày xưa.

Công việc hiện tại giúp tôi được thỏa lòng với đam mê được góp phần giúp nâng cao sinh kế cho cộng đồng sống gần rừng, giảm áp lực sinh kế cho bà con để họ không phá rừng. Nhưng tôi chưa giúp được nhiều người nghèo khác.

Cũng vì chưa hài lòng với thành công hiện tại mà một thời gian dài tôi đã từ chối xuất bản cuốn sách này bởi e rằng những thành công hiện tại của tôi quá bé nhỏ, xuất bản sách sẽ là thiếu khiêm tốn.

2. Tin vào lòng tốt

* Đọc cuốn sách, tôi thấy trong hành trình học cực kỳ khắc nghiệt của Yến vẫn lấp lánh lòng tốt và sự lạc quan. Yến nghĩ gì về lòng tốt, sự nhân văn trong xã hội?

– Từ khi bắt đầu được đi học lại sau 3 năm phải nghỉ học vì nhà quá nghèo, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ của xã hội để không phải bỏ dở việc học một lần nữa. Suốt quá trình học trung học phổ thông và sau đó là đại học, rồi du học, tôi đều nhờ vào những khoản học bổng và nhiều sự hỗ trợ khác từ cộng đồng.

Cho nên tôi rất tin vào lòng tốt của con người và rất biết ơn điều đó. Vì thế từ lúc đi học thạc sĩ ở nước ngoài, tôi đã ấp ủ giấc mơ mình sẽ tiếp nối những người tốt đó để giúp đỡ trẻ em khác.

Với cuốn sách này, chúng tôi trích 10% lợi nhuận để thành lập quỹ học bổng dành cho các bạn học sinh nghèo quê tôi và các sinh viên Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam nơi tôi từng theo học. Tôi có ý định sẽ tiếp tục phát triển quỹ học bổng này.

* Quê Yến bây giờ chắc không còn nghèo như thời Yến còn nhỏ nhỉ?

– Đúng vậy. Nhưng thực ra cái nghèo vẫn đeo bám nhiều người bởi làm nông nghiệp thiếu bền vững, lợi nhuận thấp mà rất nhiều rủi ro. Vì thế quê tôi và các bản làng khác lại đang phải đối mặt với những vấn đề của phát triển.

Chảo Yến: Từ bản người Dao đến học bổng châu Âu – Ảnh 7.
Làng tôi bây giờ trẻ em có điều kiện đến trường, nhưng họ đều bỏ học sớm để về các tỉnh đồng bằng làm công nhân các khu công nghiệp, hay lên TP Lào Cai phục vụ trong các nhà hàng.

Nhiều em bé còn đi học thì chẳng ham học như chúng tôi ngày xưa, chỉ suốt ngày chúi mặt vào màn hình điện thoại. Nhiều thiếu niên 14-15 tuổi đã “up” ảnh người yêu lên mạng xã hội suốt ngày…

Nhưng tôi nghĩ sự phát triển là cần thiết cho quê tôi, dù nó đang có những vấn đề nhưng không cần quá lo lắng, bi quan. Xã hội luôn tự có cách điều chỉnh để hoàn thiện. Tôi tin rằng quê tôi cũng như các vùng quê khác rồi sẽ bình yên.

Giống như giai đoạn chuyển mình trước đây, trong khoảng 10 năm từ 2007-2017, quê tôi chẳng còn một ai mặc quần áo dân tộc. Nhưng 2-3 năm trở lại đây, chẳng ai bảo ai mà tự dưng trang phục truyền thống sống lại mạnh mẽ.

Phụ nữ lại rộn rã thêu thùa, may vá quần áo truyền thống của dân tộc mình, người lớn dạy người trẻ hát những làn điệu giao duyên tưởng đã mất bao năm… Mọi người còn đang cố gắng tìm lớp học chữ người Dao nữa.

* Có lẽ bạn sẽ làm gì đó để góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình?

– Tôi có một kho tàng những câu chuyện về tuổi thơ của tôi, về bản làng tôi thuở xưa, về những tập tục đẹp cũng như những hủ tục trói buộc hạnh phúc của con người… Tôi dự định sẽ kể nó trong một cuốn sách tiếp theo.

5 lý do nhất định phải đọc Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

1. Cuốn tự truyện đầy cảm hứng dành cho mọi lứa tuổi

Là người đầu tiên của bản đi học Đại học rồi giành được học bổng Erasmus danh giá. Chảo Yến đã kể lại câu chuyện của mình trong cuốn sách với thông điệp: chỉ cần ước mơ đủ lớn và lòng đủ dũng cảm, chúng ta sẽ thay đổi được số phận.

2. Giọng kể hồn nhiên, gần gũi và tinh nghịch

Cho dù kể lại về cảm xúc hạnh phúc khi lần đầu được thử vị ngọt của chiếc kẹo, hay khi hay tin bố bị tai nạn, Chảo Yến luôn dùng sự chân chất, thật thà như rừng núi Tây Bắc để viết lại câu chuyện của mình. Sự hóm hỉnh, duyên dáng của cô khiến đọc giả dù mắt ngấn nước nhưng vẫn phải bật cười bởi sự lạc quan trong đó.

3. Một trải nghiệm thật mới về văn hóa, con người Tây Bắc

Không phải một phóng sự qua con mắt của lữ khách phương xa. Trong “Đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒄𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖”, cách Chảo Yến kể về quê hương, đồng bào của mình chắc chắn sẽ khiến những tâm hồn đam mê dịch chuyển muốn xách ba lô lên và ghé thăm ngay Tây Bắc.

4. Câu chuyện lan tỏa niềm tin vào lòng tốt và sự lạc quan

Hành trình của Chảo Yến không tránh khỏi những khắc nghiệt, vất vả nhưng vẫn lấp lánh lòng tốt và sự lạc quan. Và Chảo Yến muốn lan tỏa niềm tin vào lòng tốt ấy không chỉ qua công việc cô đang làm, mà cả qua cuốn tự truyện của mình.

5. Mua một cuốn sách là bạn đã đóng góp 12.000đ vào Quỹ học bổng Lee MacDonald thuộc Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam

Chảo Yến và Sống tin vào lòng tốt của mỗi người và đều biết ơn điều đó. Vì vậy, mỗi cuốn sách “Đường ngược chiều” sẽ được trích 10% lợi nhuận để đóng góp vào quỹ học bổng dành cho các bạn học sinh nghèo tại vùng Tây Bắc. Mong rằng, sẽ có nhiều bạn trẻ dám đi ngược chiều để thực hiện được những điều phi thường!

Mua sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus” khoảng 87.000đ đến 96.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus Fahasa” tại đây

Đọc sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus ebook pdf

Để download “sách Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

3 Replies to “Đường Ngược Chiều – Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *