Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật

Giới thiệu sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật – Tác giả Watanabe Tadashi, Itou Miki

Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật

Trước khi bước vào hành trình ẩm thực cùng cuốn sách này, hãy chắc chắn rằng bạn đang không có một chiếc bụng đói!

Cuốn sách tràn đầy màu sắc và những món ăn ngon này sẽ đưa bạn vào chuyến du hành khám phá văn hóa ẩm thực của Nhật Bản và nhiều quốc gia trên thế giới.

Bạn sẽ được giới thiệu những nét độc đáo trong nền ẩm thực của Pháp, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam! Bí quyết thưởng thức các món hải sản, nướng, cuốn, các món dạng sợi ngon đúng điệu, kim chỉ nam trong việc thưởng thức pho mát, cà phê, đồ ngọt… hay đơn giản là kinh nghiệm tổ chức một bữa tiệc trà chiều!!

Cùng với đó là các nguyên tắc, phép ứng xử từ đơn giản đến phức tạp trên bàn ăn. Không chỉ giúp bạn thưởng thức món ngon thêm trọn vẹn mà còn trở nên “có duyên” hơn trong mỗi lần nhập tiệc!

Ngôn ngữ của vị giác - Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật
Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật
  • Công ty phát hành: Wings Books
  • Tác giả: Watanabe Tadashi, Itou Miki
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Kim Đồng
  • Dịch Giả: Pooh Chan
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 128

2. Đánh giá Sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật

Đánh giá Sách Ngôn ngữ của vị giác - Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật
Đánh giá Sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật

Một cuốn sách đọc rất nhanh, cực nhiều hình minh họa, văn phong dễ hiểu, nhiều kiến thức bổ ích khiến cho việc đọc cuốn sách này không khô khan. Tác giả hướng dẫn đầy đủ nghệ thuật ăn uống từ tây sang đông kết hợp với một số kiến thức nấu ăn, cách chọn rượu.

Mình nghĩ đây là cuốn sách bổ ích tuy vẫn có một số chỗ làm mình thấy hơi khó khăn trong việc đi ăn như phải dùng mỗi thìa dĩa cho mỗi món khác nhau, chỉ phết 40% bơ lên bánh mì…  

Review sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật

Review sách Ngôn ngữ của vị giác - Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật
Review sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật

Hãy bước vào chuyến du hành khám phá những điều thú vị về văn hóa ẩm thực của các quốc gia trên khắp thế giới. Cùng với đó là các nguyên tắc, phép ứng xử từ đơn giản đến phức tạp được hình thành theo thời gian.

Bạn có thể không phải là một đầu bếp cừ khôi

Nhưng hãy là một thực khách tinh tế

Bởi vì để “ăn ngon” cũng là một nghệ thuật

Không chỉ “nếm” món ăn, hãy trân trọng hương vị hạnh phúc mà đồ ăn mang lại

Và khi bạn nhận ra phía sau mỗi món ăn ngon là một câu chuyện, một sắc màu văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia

Đó là lúc bạn đã thông thạo “ngôn ngữ” của vị giác

10 Nguyên tắc vàng khi dùng đũa của người Nhật

1. Cầm đũa đúng cách

Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, tuy nhiên việc gì cũng cần phải có thời gian mới hoàn thiện được và việc cầm đũa đúng cách cũng vậy. Đối với người Việt chúng ta thì có lẽ không khó gì để học cầm đũa đúng cách, tuy nhiên với những người nước ngoài khác đặc biệt là các quốc gia Châu Âu, Trung Đông,…. nơi mà chưa dùng đũa bao giờ thì việc cầm đũa thật sự là một “cực hình”. Một cách học nhanh nhất là bắt chước cách người bản xứ, hãy quan sát xem họ cầm như thế nào, ăn ra sao rồi bạn sẽ sớm có được kinh nghiệm cho mình.

2. Không gắp thức ăn lên thẳng miệng từ đĩa thức ăn chung

Trước khi ăn, người Nhật có thói quen gắp thức ăn từ đĩa chung bỏ vào đĩa của mình, sau đó mới ăn thức ăn trên đĩa riêng của mình. Người Nhật rất lịch sự và coi trọng cách ăn uống vì thế bạn cũng phải “nhập gia tùy tục” cho đúng phép tắc nhé.

3. Sử dụng gác đũa

Rất nhiều nhà hàng Nhật Bản sử dụng bộ gác đũa. Trong khi Việt Nam chúng ta để đũa lên bát trong lúc dừng ăn để nói chuyện thì người Nhật lại dùng bộ đồ đặt đũa. Nếu bạn tạm thời không dùng đến đũa, bạn sẽ đặt nó gọn gàng ở bộ đựng đũa, nói đúng hơn là cây gác đũa. Điều tối kỵ là bạn không được đặt đũa lên bát cơm hay thức ăn, trừ khi là đồ cúng trong đám tang.

4. Đừng chạm đũa lên các món ăn khi đang phân vân chưa biết dùng gì

Một điều tối kỵ của người Nhật là không dùng đũa chạm vào thức ăn trước khi chọn món mình muốn dùng. Không nên đặt đũa chỗ này rồi lại dê chỗ khác vì không thích món nào đó, điều này được xem là bất lịch sự trong cách ăn uống của người Nhật.

5. Không được “đào bới” thức ăn trên đĩa

Hãy xác định món nào bạn thật sự muốn ăn, rồi cẩn thận gắp từng miếng vào đĩa của mình chứ không kiếm, chọn miếng nào ngon hơn, dày hơn….kiểu thói quen xấu của người Việt chúng ta.

6. Không liếm, mút đũa

Người Việt ta thường có thói quen liếm, mút đầu đũa khi ăn. Nhưng nên nhớ, khi dùng bữa với người Nhật bạn tránh thói quen xấu này nhé, đây là điều tối kỵ trong văn hóa ăn uống của người dân đất nước mặt trời mọc

7. Không nên gắp thức ăn cho người khác

Nếu như ở Việt Nam trong bữa ăn nhất là khi nhà có khách, chúng ta thường dùng đũa của mình đã ăn để gắp thức ăn cho người khác, có nhiều người trở đũa phía tay cầm để gắp. Tuy nhiên, bạn không nên làm như vậy vì gắp thức ăn theo 2 kiểu đó đều mất vệ sinh. Dùng đũa để trao thức ăn cho người bên cạnh “Nối đũa” là điều cấm kị vì nó liên tưởng đến việc thu thập tro cốt người chết nên khi thực hiện việc đó tại bữa ăn là điềm xấu. Vì vây, nhớ nhé đừng bao giờ dùng đũa và gắp chuyền thức ăn cho người khác, trừ khi họ ngồi xa quá không thể gắp được thì mình có thể gắp và để vào đĩa giúp họ. Tuy nhiên, nếu muốn gắp thức ăn cho người khác thì cũng phải nhớ là dùng đũa mới chưa ăn để gắp cho lịch sự và vệ sinh nhé.

8. Đũa không phải là đồ chơi

Nên dùng đũa đúng cách, nên nhớ đũa không phải là đồ chơi nên bạn không thể gõ đũa vào bát, nghịch ngợm chúng hay cầm chúng trên tay trong khi nói chuyện. Nếu muốn nói chuyện hãy đặt đũa xuống cây gác đũa bên cạnh nhé.

9. Không đặt chéo đũa

Không được đặt 2 chiếc đũa chéo nhau là một quy định trong văn hóa sử dụng đũa của người Nhật, hãy để chúng song song với nhau. Đũa được đặt chéo nghĩa là để tưởng nhớ người đã mất.

10. Không được dùng đũa để đảo canh hay súp

Khi bạn dùng đũa để đảo canh hay sup thì với người Nhật điều đó có nghĩa rằng bạn đang muốn làm sạch nó. Nhiều bạn theo thói quen sẽ dùng đũa để khuấy món canh đậu hũ khi đậu chưa tan hoàn toàn. Tuy nhiên, khi đã sống và học tập ở xứ người thì bạn phải “nhập gia tùy tục” cho đúng nhé.

Đôi đũa không chỉ đơn thuần là đôi đũa, đằng sau nó là cả một nghệ thuật và phong tục quốc gia. Sử dụng đũa là cả một nghệ thuật dành cho tất cả mọi người không chỉ riêng người dân Nhật Bản. Vì thế, các bạn hãy cố gắng sử dụng chúng đúng cách nhé.

Mua sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật” khoảng 47.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật Tiki” tạm hết hàng

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật Fahasa” tại đây

Đọc sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật ebook pdf

Để download “sách Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

One Reply to “Ngôn ngữ của vị giác – Nghệ thuật dùng bữa như người Nhật”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *