Sơn Hải Kinh
Giới thiệu sách Sơn Hải Kinh – Tác giả Khuyết Danh
Sơn Hải Kinh
Trong kho tàng điển tịch của người Trung Hoa, Sơn Hải Kinh là một bộ sách rất đặc biệt. Nó bao hàm nội dung về rất nhiều phương diện, từ địa lý, thiên văn, lịch sử, thần thoại, khí tượng cho tới động vật, thực vật, khoáng vật, y dược, tôn giáo. Những ghi chép trong sách tuy cũng có một số có thể ấn chứng với thực tế, nhưng phần nhiều vẫn mang màu sắc thần thoại, có lẽ được dựa vào trí tưởng tượng mà viết nên. Cũng bởi thế mà người thời Thanh khi biên soạn Tứ khố toàn thư có nhận định rằng sách này “ba hoa về những chuyện thần tiên ma quái, không có gì là chân thực, thực là tổ của dòng tiểu thuyết vậy. Đưa vào Sử bộ, không thể chấp thuận được vậy”, rồi bèn đổi sang Tử bộ, xếp vào loại Tiểu thuyết gia.
Về mặt kết cấu, bản Sơn Hải Kinh mà chúng ta có thể thấy được ngày nay cả thảy có 18 quyển, trong đó 5 quyển đầu được gọi chung là Ngũ tạng sơn kinh, hay gọi tắt là Sơn kinh, chủ yếu ghi chép về núi non và sản vật các nơi cùng với nghi thức cúng tế thần thánh; 13 cuốn sau được liệt vào nhóm Hải kinh, lại được chia ra làm các nhóm nhỏ hơn là Hải Ngoại kinh, Hải Nội kinh và Đại Hoang kinh, chủ yếu ghi chép về hình thế địa lý và phong thổ nhân tình ở các vùng. Về thứ tự trình bày các phương hướng, ngoại trừ Đại Hoang kinh thì các phần còn lại đều được sắp xếp theo thứ tự nam, tây, bắc, đông, khác hẳn với lẽ thường. Đây là một bí ẩn mà đến nay chưa người nào có thể đưa ra lời giải đáp xác đáng, cũng chưa ai phát hiện ra một cuốn thư tịch nào khác được chép theo thứ tự như vậy trong kho thư tịch thời Tiên Tần.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Sơn Hải Kinh
- Công ty phát hành: Tri Thức Trẻ Books
- Tác giả: Khuyết Danh
- Kích thước: 16 x 24
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 368
- SKU 8597717918428
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Học
2. Đánh giá Sách Sơn Hải Kinh
1. Vừa cầm quyển sách trên tay là cảm thấy vô cùng ưng ý. Giấy là loại giấy vàng nâu giống giấy cổ thời xưa của ông bà nhưng dày hơn. Giấy chống chói. Tiêp đến là trình bày nội dung và minh hoạ đẹp mắt. Xứng đáng được cho vào bộ sưu tập của tất cả mọt sách
2. Nên mua cùng cuốn Sơn Hải Kinh Đồ. Sách hay, nội dung hấp dẫn vô cùng, mình đọc cả 2 ngày hết, nhiều “nhân vật” quen thuộc hoặc là có xem phim qua, hoặc là từng thấy qua ở một truyện kể nào đó. Sách đáng mua
3. Rất hài lòng về nội dung và chất lượng sách, các bạn nào đắn đo là nên mua cuốn Sơn Hải Kinh hay Sơn Hải Kinh Đồ thì nên mua Sơn Hải Kinh nhá. Bạn nào đầu tư thì mua cả 2 cuốn.
4. Vừa nhận được sách ban chiều mân mê đã đời rồi phải lên viết review ngay. Về hình thích cuốn Sơn Hải Kinh này khổ to và có bìa gập, chất liệu in bìa và ruột lần đầu tiên mình thấy dùng để in sách luôn. Cảm giác giống giấy dầu á. Hay giấy nến gì á cũng không rành lắm nhưng chất liệu lạ. Chính vì lạ và ngả vàng đậm như vậy nên mình thấy nó cực hợp với cuốn Sơn Hải Kinh này, tựa như một quyển sách cổ ngàn năm vậy haha. Điểm thứ hai mình cực thích ở giấy này là siêu ăn mực và đều mực. Chữ màu đen hay hình minh hoạ đều có màu sắc rõ ràng . Cuối cùng là trình bày sách , rất chỉn chu, vừa ý không có gì bàn cãi. Đây là một cuốn sách nên có ở trên kệ. Ah còn phải mua kèm với quyển Sơn Hải Kinh đồ nữa.
5. Người Trung Quốc tin rằng thời kỳ hồng hoang, Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa tạo nên loài người rồi lại tìm đá ngũ sắc vá trời, Ngũ Đế, Thủy Thần Cộng Công, Hỏa Thần Chúc Dung Chiến thần Xi Vưu cùng Hình Thiên, hay truyền thuyết về Khoa Phụ đuổi theo mặt trời, Hậu Nghệ bắn mặt trời, Thường Nga thì không thể nào thiếu các truyền thuyết về những con vật với hình thù quái đản. Trong “Sơn Hải Kinh” chúng ta có thể biết về tên, hình thái, cùng một ít tập tính của chúng như Phượng Hoàng, Ba Xà, Cửu Phụng, Tỳ Hưu, Bạch Trạch, Bạch Trạch, Hống, Giải Trãi, vân vân và vân vân. Ưu điểm của sách là có hình minh họa cho đa số các loài ở đây. Trang giấy sách không phải là màu trắng hay màu trắng ngà mà là màu hơi nâu nâu làm cho cuốn sách có cảm giác cổ xưa (nhưng với mình – chỉ là nhận xét chủ quan thôi nha – thì mình lại không thích màu trang sách lắm! Vì mình cận mà đọc trang sách màu vậy thì hơi cực a T_T) Nói chung bạn nào yêu thích văn hóa, lịch sử Trung Hoa thì có thể tham khảo xem thử a.
Review sách Sơn Hải Kinh
“Sơn hải kinh” là một cuốn kỳ thư có phong cách đặc biệt, cùng với “Dịch kinh” và “Hoàng Đế nội kinh” được gọi chung là “Tam huyền” (tức là ba cuốn sách huyền bí nhất Trung Quốc cổ đại).
“Sơn hải kinh” chia làm hai phần: “Sơn kinh” (5 quyển) và “Hải kinh” (13 quyển). Tuy độ dài chỉ hơn ba vạn chữ nhưng nội dung lại bao la vạn tượng, gồm đủ cả trời Nam biển Bắc, trải khắp các phương diện như thiên văn, địa lý, động vật, thực vật, tôn giáo, thần thoại…
Có người cho rằng “Sơn hải kinh” là một cuốn sách địa lý nhưng những nội dung miêu tả về núi non sông hồ, “kỳ trân dị vật” trong đó lại hoàn toàn không tương ứng với địa hình địa mạo ngày nay. Độc giả rất khó để trả lời được những câu hỏi như: “Ngọn núi kia nằm ở nơi nào?” “Dòng sông này chảy đến nơi đâu?” “Biển nằm ở chốn nào?”…
Lại cũng có người căn cứ vào những nội dung kỳ lạ, những loại thần tiên quái vật trong sách mà cho rằng đấy là một cuốn sách thần thoại. Thế nhưng sự giải thích về những thần thoại trong sách thì cũng mỗi người mỗi ý, khó lòng thống nhất.
Ngoài ra, trong sách cũng tồn tại những nội dung có thể ấn chứng được với lịch sử. Bởi vậy, nếu coi đó là một cuốn sách thần thoại thì chưa đủ sức thuyết phục.
Xét về vị trí địa lý, Trung Quốc vốn chỉ có biển ở phía Đông và phía Nam. Tuy nhiên, trong thế giới của “Sơn hải kinh,” bốn phía đều có biển, lần lượt là Đông Hải, Tây Hải, Nam Hải, Bắc Hải. Tây Hải và Bắc Hải đã từng tồn tại trên thực tế hay chỉ đơn giản là do người xưa tưởng tượng ra?
“Sơn hải kinh” còn liệt kê nhiều sông ngòi. Những dòng sông ấy có khi chảy về phía Đông, có khi chảy về phía Tây, có khi chảy về phía Nam, lại cũng có khi chảy về phía Bắc. Trên thực tế, sông ngòi ở Trung Quốc thường chảy từ Tây sang Đông. Ở chiều ngược lại (từ Đông sang Tây), số lượng rất ít. Tuy vậy, trong “Sơn hải kinh” lại có tới hơn ba mươi dòng sông chảy về hướng Tây.
Lại nói thêm về các ngọn núi trong “Sơn hải kinh,” đôi lúc, cùng một ngọn núi mà ở các phần khác nhau lại có vị trí khác nhau. Đây là sai sót từ phía tác giả hay còn có ẩn ý gì ở bên trong?
Ví như núi Côn Luân, ở các quyển khác nhau của “Sơn hải kinh” được nhắc tới hơn 10 lần, có lúc thì ở phía tây, lúc lại ở phía Nam hay phía Bắc, có lúc còn ở trong vùng Đại Hoang. Nếu đó chỉ là những ngọn núi cùng tên thì còn có thể hiểu được. Trong trường hợp đó là cùng một ngọn núi thì việc miêu tả đầy mâu thuẫn ấy có ẩn chứa bí mật gì?
Càng kỳ lạ hơn nữa là trong “Sơn hải kinh” còn có rất nhiều ngọn núi được miêu tả là trơ trọi, không hề có cỏ cây, cũng có rất nhiều ngọn núi được mô tả là có cây mà không có cỏ hay có cỏ mà không có cây. Bản chất của sự việc ấy rốt cuộc là gì?
Trong thường thức của chúng ta, chỉ cần có đất, có nước thì sẽ có cỏ cây sinh trưởng. Hơn nữa, có cỏ thì thường có cây, có cây thì tất có cỏ, là những môi trường kỳ lạ nào có thể gây ra hiện tượng như trên? Người xưa thật sự đã từng nhìn thấy như thế và miêu tả lại hay chỉ thuần túy là tưởng tượng ra?
Ngoài ra, trong “Sơn hải kinh” còn rất nhiều đoạn mô tả về các loại bảo tàng trên núi, như ở “Nam sơn kinh” có đoạn viết: “Đi tiếp về phía Đông ba trăm bảy mươi dặm thì tới núi Cù Phụ, ở đấy không có cỏ cây, nhiều kim loại và ngọc.”
Hay là: “Đi tiếp về phía đông năm trăm dặm thì tới núi Đan Huyệt, trên núi có nhiều kim loại và ngọc.” Ở “Tây sơn kinh” thì có đoạn: “Đi về phía Tây hai trăm dặm thì tới núi Thái Mạo, mặt nam núi có nhiều kim loại, mặt bắc núi có nhiều sắt.”
Các loại bảo tàng được nhắc tới trong “Sơn hải kinh” thường là vàng, bạc, ngọc, đồng, sắt và thiếc, trong số các ngọn núi được nhắc tới thì có quá nửa là ẩn chứa các loại bảo tàng như vậy. Các loại bảo tàng ấy rốt cuộc chỉ đơn giản là khoáng vật hay là những thứ đã được gia công chế tác?
Nếu chỉ xét theo câu chữ, chúng ta hoàn toàn không thể xác định được. Hiện nay, các học giả đa phần thống nhất quan điểm rằng đó chỉ là khoáng vật mà thôi. Thế nhưng, nếu là khoáng vật, người thời cổ làm cách nào mà có thể phát hiện ra chúng?
Xét theo mốc thời gian, các nội dung được kể trong “Sơn hải kinh” đại khái được chép vào thời điểm từ nhà Ngu đến nhà Hạ, tức là ít nhất cũng cách nay 3.600 năm. Lẽ nào ngay từ thời điểm đó người ta đã biết đến nhiều loại kim loại như vậy?
Song những điều kỳ lạ, bí ẩn đó lại tạo nên sức hấp dẫn muôn đời cho “Sơn hải kinh” – tác phẩm mà độc giả Việt Nam mới chỉ được nghe nói tới hoặc bắt gặp từng mẩu nhỏ hiện hình trong dòng văn học huyền ảo tiên hiệp đã từng làm mê mẩn bao thế hệ.
Hiện nay, tác phẩm “Sơn hải kinh” hoàn chỉnh đầy đủ với rất nhiều tranh minh hoạ đã được chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam.
Mua sách Sơn Hải Kinh ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Sơn Hải Kinh” khoảng 195.000đ đến 228.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sơn Hải Kinh Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sơn Hải Kinh Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sơn Hải Kinh Fahasa” tại đây
Đọc sách Sơn Hải Kinh ebook pdf
Để download “sách Sơn Hải Kinh pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Tại Sao Phương Tây Vượt Trội
- Thiên Nga Đen
- Những Loài Hoa Có Gai
- Ung Thư – Tin Đồn Và Sự Thật
- Từ Điển Kinh Tế Học
[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]