Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Giới thiệu sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh – Tác giả Takahashi Nobuyuki

Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, khi mà lượng thông tin được truyền tải tăng lên một cách nhanh chóng thì vai trò của ngôn từ trong kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng. Có thể nói ngôn ngữ chính là hạt nhân cốt lõi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Về cơ bản, mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều trải qua hai giai đoạn “ý tưởng” và “ngôn từ hóa” ý tưởng đó. Do đó, những người làm trong doanh nghiệp, đặc biệt là những copywriter cần phải nắm vững nghệ thuật sử dụng ngôn từ để có thể truyền tải một cách trọn vẹn toàn bộ ý tưởng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, qua đó biến ngôn từ thành sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp.

Bằng kinh nghiệm lâu năm làm trong ngành quảng cáo, Nobuyuki Takahashi sẽ chỉ ra cho chúng ta các quy tắc cụ thể để diễn giải các ý tưởng thành các thông điệp cốt lõi, nêu bật lên được sứ mệnh, tầm nhìn cũng như những giá trị căn bản của doanh nghiệp. Cùng với những gợi ý thực tế bao gồm khoảng 150 thông điệp, slogan, phương châm từ các doanh nghiệp thành công tại Nhật Bản và trên thế giới, chúng ta sẽ thấy được quan điểm, cách nhìn và quá trình diễn giải những ý tưởng lớn thành ngôn từ cụ thể.

Qua cuốn sách, chúng ta sẽ tự rút ra được cho mình phương pháp nhìn nhận vấn đề cũng như cách tiếp cận từng đối tượng khách hàng, từ đó nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn từ như một chìa khóa quyền năng và đầy sáng tạo để mở ra cánh cửa kết nối đến người tiêu dùng.

Trích đoạn:

Ngôn từ có sức mạnh lay động con người

Người ta cho rằng mục đích cuối cùng của marketing là “tạo ra nhu cầu”. Vậy nên đòi hỏi nhà kinh doanh phải luôn thử thách với cái mới. Và vì là những điều mới nên sẽ không có ví dụ cụ thể đi trước. Càng phát triển ý tưởng của bản thân thì càng phải biến những ý tưởng giá trị như: tôi muốn là cái gì, tôi muốn trở thành như thế nào… thành những khái niệm chung được mọi người tiếp nhận. Ở giai đoạn này, chúng ta cần đến những ngôn từ có khả năng tập hợp các “ý tưởng”. Chúng ta cần những từ ngữ để cho các thành viên trong công ty, trong các nhóm luôn đi cùng một hướng để tiến đến mục tiêu xa hơn. Thêm vào đó, dù có nhìn nhận theo quan điểm kinh doanh thì trong xã hội phức tạp như hiện nay, ngôn từ chúng ta sử dụng vẫn phải luôn hướng tới yếu tố con người. Chúng ta phải truyền tải đến sâu thẳm tâm hồn của khách hàng những thông điệp mới như: “Chúng tôi hướng đến điều gì? Chúng tôi thực hiện theo phong cách như thể nào…” Hơn nữa, nhờ ngôn từ mà chúng ta có thể cùng chia sẻ, cảm nhận, nâng cao động lực, đưa ra những hoạt động trên cả mong đợi. Vì ngôn từ chính là nguồn động lực của tất cả mọi vấn đề… 

Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh
  • Công ty phát hành: Thái Hà
  • Tác giả: Takahashi Nobuyuki
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 172

2. Đánh giá Sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Đánh giá Sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Đánh giá Sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Cực Kì Hài Lòng!

Rất tuyệt vời, quyển sách đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức để phát triển bản thân hơn.

Review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

Review sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh

“Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh”: Đã Là Dân Marketing Thì Không Thể Không Biết Cuốn Sách Này.

Với vai trò của người tiêu dùng, bạn sẽ bị hấp dẫn bởi lời truyền thông nào?

  • Thân thiện với môi trường.
  • Sản phẩm của chúng tôi đang tạo ra các chất thải, ô nhiễm và tiếng ồn. Chúng tôi cam kết nỗ lực cắt giảm những điều đó. (Truyền thông của Volvo)

Chắc hẳn, mọi người sẽ chọn lời truyền thông thứ hai đúng không? Vì sao? Bởi thông điệp chỉ rõ nội dung “what” (cái gì), “how” (như thế nào) làm cho thông điệp trở nên sinh động hơn. Nội dung “what” càng sắc nét, càng làm cho “how” cụ thể, càng dễ dàng đánh vào tâm lý người tiếp nhận thông tin.

Trong thời đại dư thừa thông tin, bạn càng thể hiện ngắn gọn “how” bao nhiêu càng làm tăng tính hấp dẫn của thông điệp cốt lõi bấy nhiêu. Thông điệp cốt lõi sẽ khiến tư duy, hành động của chúng ta trở nên rõ ràng hơn cũng như giúp chúng ta thúc đẩy sự phát triển của công ty trong tương lai.

Việc thu hút được người khác hay không là do những từ ngữ ta sử dụng có hấp dẫn hay không. Cho dù chúng ta có ước mơ, hoài bão, nhưng nếu không có khả năng kêu gọi người khác thì giấc mơ, hoài bão đó cũng thiếu độ hấp dẫn. Để ngôn từ hấp dẫn thì nó phải ngắn gọn và mang “tính thông điệp” – chỉ rõ bản chất vấn đề.

Đó là lời của Nobuyuki Takahashi trong cuốn Để ngôn từ trở thành sức mạnh. Cuốn sách tập hợp khoảng 150 thông điệp khác nhau. Qua chúng, bạn sẽ thấy được quan điểm, cách nhìn của tác giả, quá trình diễn giải những ý tưởng lớn thành ngôn từ cụ thể. Tự rút ra cho mình phương pháp nhìn nhận vấn đề, cách tiếp cận từng đối tượng và kỹ năng sử dụng ngôn từ.

PHẦN I: THỜI ĐẠI PHI NGÔN NGỮ

Hàng ngày tiếp xúc với mạng lưới thông tin phức tạp, nhưng không phải thông tin nào cũng quan trọng cũng bổ ích và cần thiết với chúng ta. Như vậy, ngôn từ càng quan trọng và đặc biệt cách thể hiện chúng sao thật riêng biệt lại là điều quan trọng hơn cả. Để người tiếp nhận chúng nhận ra chúng và bị thu hút ngay từ lần đầu bắt gặp. Chỉ cần nắm bắt được thông tin là bạn đã có lợi thế trong một thế giới hiện đại đầy ắp sáng kiến.

Hiện nay, các công ty kém phát triển đa phần là do không còn sức hấp dẫn với khách hàng. Khi truyền tải một thông điệp đến với người khác thì nội dung của thông điệp phải có sức hấp dẫn nhất định. Trong khi nhiều công ty vất vả khẳng định bản thân bằng cách nâng cao độ chính xác, gia tăng tính năng cho sản phẩm và tìm kiếm những thứ hoàn hảo hơn, mục đích nhằm tạo ra sự khác biệt so với các công ty khác, thì người tiêu dùng lại không hề nhận thấy giá trị của sự khác biệt ấy. Thế nên vấn đề không chỉ nằm ở sản phẩm mà mong muốn của khách hàng là những sản phẩm có thể thay đổi được cuộc sống hàng ngày của họ, những sản phẩm mới mẻ tạo nên sự khác biệt tiên phong trên thị trường, được cách tân cả bên trong lẫn bên ngoài. Người kinh doanh phải phát huy hết khả năng ngôn ngữ để có thể truyền tải trọn vẹn quan điểm, cách nhìn của mình hay giá trị sản phẩm như: “Tôi định làm gì, cho ai? Tôi muốn mọi người được hạnh phúc như thế nào?…”

Một đất nước, một công ty hay một con người, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ chẳng có ước mơ. Ước mơ chính là động lực, tầm nhìn, chiến lược cho mọi hoạt động. Trong thời đại này, nhà kinh doanh phải bước ra thế giới bằng chính những ngôn từ mang thông điệp mạnh mẽ.

Dù là doanh nghiệp hay cá nhân cũng đều phải truyền tải được quyết tâm của mình.

Nếu chúng ta nói lên được quyết tâm của mình là: “Muốn trở nên như thế nào”, “Muốn làm cái gì”…thì chúng ta và những người cộng tác cùng chúng ta cũng sẽ có mục tiêu rõ ràng để nỗ lực phấn đấu. Nếu những nhà kinh doanh chỉ đơn giản hô vang slogan “Hiệu quả! Hợp lý! Kinh tế!” thì quá đỗi bình thường, mang tính chung chung, không rõ ràng. Thay vào đó, hãy cho khách hàng thấy mong muốn, nguyện vọng của chính bạn. Học tập Starbucks là điều nên làm: “Phương châm của chúng tôi không phải là thỏa mãn dạ dày của các bạn, mà là thỏa mãn tâm hồn của các bạn”.

Kaji Yusuke, một copywriter người Nhật, trong bài báo Sự lạc lối trong quảng cáo đã gửi một thông điệp đến các công ty như sau: “ Lượng tiêu thụ thấp chính là biểu hiện cho sự thiếu lòng tin của người tiêu dùng nếu công ty không cho khách hàng thấy được sự chân thành trong mỗi thông điệp được truyền tải. Để khẳng định được giá trị tồn tại trong xã hội, các công ty phải không ngừng truyền tải toàn bộ quyết tâm, nhiệt huyết của mình đến với khách hàng mục tiêu”.

Tùy vào mỗi giai đoạn lại cần những thông điệp phù hợp với mục đích riêng. Khi tất cả các thông điệp đều gây được tiếng vang trên thị trường, chúng sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tiếng nói chung, linh hồn của cả chiến lược.

Tóm lại, mấu chốt ở đây là: các quan niệm trên cũng sẽ được cô đọng trong những câu từ đơn giản, bao hàm những triết lý và được nhân viên hưởng ứng. Qua một thời gian dài, tư tưởng này sẽ đi vào văn hóa của doanh nghiệp, được khách hàng ủng hộ và yêu mến. Chính vì vậy mà việc xây dựng slogan như thế nào có thể ban đầu cungx chỉ xuất phát từ những triết lý của doanh nghiệp, nhưng nếu thành công thì thành quả đạt được lại là thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Tầm nhìn nói lên “Con đường phải đi trong tương lai”

Chắc hẳn bạn vẫn hay được nghe tới “khả năng thích nghi”, “thay đổi”. Chúng đều phù hợp với thế kỉ XXI này, nhưng không phải là tất cả. Nếu như cứ nhăm nhăm tìm cách thay đổi, thích nghi với “thị trường” hiện nay, chúng ta sẽ bị rối loạn, khó có thể nhìn ra nét riêng, sự khác biệt của công ty, doanh nghiệp của mình.Chính trong giai đoạn này chúng ta cần phải có tầm nhìn vững chắc. Tầm nhìn – chúng ta sẽ đi tiên phong trong xã hội, khẳng định giá trị của bản thân như thế nào

Tầm nhìn là:

  • Bức tranh toàn cảnh của một doanh nghiệp hướng đến trong tương lai.
  • Hành động của doanh nghiệp hướng đến tương lai.
  • Tạo ra sự thay đổi hoàn toàn mới.
  • Cách tân trong chính nội bộ doanh nghiệp. Theo hướng: “Chúng tôi muốn trở thành như vậy, muốn được nhắc đến như vậy, muốn xây dựng công ty như vậy”. Doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải nhiều trở ngại trong hành trình hiện thực hóa tầm nhìn nhưng chúng ta cần nỗ lực để vượt qua chúng. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải cam kết luôn hướng đến khách hàng. Do đó chúng ta cần có ngôn từ để truyền đạt tầm nhìn ấy.

PHẦN II: QUẢN LÝ NGÔN TỪ

Hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh “ngôn từ”

Ngôn từ nắm giữ chìa khóa kinh doanh. Đúng vậy, thông qua ngôn từ mà con người hành động. Không có ngôn ngữ chúng ta sẽ gặp trở ngại trong mọi việc. vì trong từng tình huống, hoàn cảnh, nhờ có những ngôn từ thể hiện suy nghĩ, ý chí của bản thân ( thông điệp cốt lõi) mà chúng ta được xã hội công nhận cũng như tạo lập danh tiếng trên thị trường.

Theo Nobuyuki Takahashi, ngôn từ trong kinh doanh là:

  • Phương tiện làm sáng tỏ lối suy nghĩ, phương thức tồn tại như ý chí, quyết tâm, cam kết, dự định của bản thân.
  • Phương tiện biến những kiến thức tiềm ẩn thành những kiến thức chính thống mà mọi người cùng sở hữu như ý tưởng, công thức hình ảnh…Khi chúng ta giao tiếp bằng chính từ ngữ của mình, công việc kinh doanh sẽ tiến triển hơn.

Ngôn từ giúp chúng ta thể hiện rõ phương châm hoạt động và trở thành kim chỉ nam cũng như nhân tố then chốt cho mọi hoạt động kinh doanh. Vì chính ngôn từ tạo nên khung sườn của chiến lược. Ngôn ngữ không chỉ định hình bên ngoài mà còn là khởi điểm của mọi hoạt động. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải cân nhắc liệu mình có thể thực sự hành động theo những thông điệp này không? Nếu không có những nét độc đáo, những quy tắc của riêng mình thì doanh nghiệp không thể truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Thời đại thông điệp cốt lõi giữ vai trò tiên phong

Mặc dù thông tin ngày càng nhiều nhưng có chiều hướng “ngắn gọn, chớp nhoáng, hời hợt” và thiếu chiều sâu. Chúng ta rất khó có thể nhận ra những vấn đề quan trọng như “Đâu mới là điều cần thiết? Điều quan trọng là gì? Chúng ta có thể tin tưởng điều gì?” Chính trong bối cảnh này, những vấn đề mang tính cốt lõi, nguyên tắc, cơ sở cho kinh doanh lại càng trở nên quan trọng.

Chúng ta hãy đưa thông điệp cốt lõi chứa đựng thông tin về “điều quan trọng nhất” lên làm lá cờ tiên phong trong công việc kinh doanh. Vì thông điệp cốt lõi này sẽ sử dụng một cách chiến lược, trở thành chìa khóa thành công cho tất cả “ triết lý và hành động” trong kinh doanh. Đặc biệt khi đối thoại với chính là khó khăn mang tính chất chủ quan lớn nhất trong công việc kinh doanh. Muốn giải quyết vấn đề của doanh nghiệp thì phải nhờ vào sợi dây liên kết từng cá nhân với chủ trương, tầm nhìn của doanh nghiệp chứ không phải dựa vào lý luận hay logic. Sợi dây liên kết đó chính là thông điệp cốt lõi. Tại sao lại như vậy? Vì việc diễn đạt việc mình muốn truyền đạt bằng “một thông điệp” chính là điều kiện tiên quyết.

Thông điệp là những chủ trương trọng tâm có thể gói gọn trong “một câu nói”, là cốt lõi trong việc hoàn thành văn bản. Giai đoạn này đòi hỏi cần sự độc đáo, chất riêng của bản thân. Cũng có thể nói rằng, tìm ra được thông điệp chứa đựng chủ trương, đề xuất mới bạn đã hoàn thành 80% công việc. Quá trình suy nghĩ về thông điệp cốt lõi là quá trình suy nghĩ về bản chất, sự cách tân và tương lai. Thông điệp chính là khởi điểm, cũng là bản chất và cũng là cốt lõi của mọi hoạt động.

“Thông điệp” không đơn thuần chỉ có nghĩa là một từ khóa, mà nó là:

  • Từ ngữ nắm giữ chìa khóa quan trọng.
  • Từ ngữ thể hiện bản chất thực sự.
  • Từ ngữ thể hiện chủ trương, quan điểm mới.
  • Từ ngữ gây ấn tượng bởi “một câu nói”.

PHẦN III: NGÔN TỪ LÀ KHỞI ĐIỂM KINH DOANH

Cô đọng thành thông điệp truyền thông cốt lõi “Sức mạnh của truyền thông”

Người ta cho rằng hạt nhân của mọi hoạt động kinh doanh là thông điệp cốt lõi và mọi phương hướng hoạt động đều được quyết định nhờ vào thông điệp này. Chính vì vậy, từ khâu quản lý đến marketing, bất cứ khâu nào cũng cần và tồn tại những từ khóa. Sự tồn tại này cũng để đảm bảo tính thống nhất trong “tư tưởng” và tính nhất quán trong “hành động”.

A. Sứ mệnh

Nội dung của sứ mệnh nói lên nhiều mặt khác nhau như ý nghĩa, sự hiện diện, thái độ của doanh nghiệp. Đồng thời, vai trò của sứ mệnh là quyết định con đường phát triển của doanh nghiệp cũng như việc ngôn từ hóa để truyền tải điều đó.

Ví dụ thông điệp của Walt Desney chỉ với một dòng “Giải trí gia đình” đã có thể gói gọn toàn bộ triết lý của nhà sáng lập. Ý của họ là: “Các sản phẩm của chúng tôi hướng đến trẻ em ở mọi lứa tuổi. Dù bạn bao nhiêu tuổi đi nữa thì bạn cũng sẽ không đánh mất trái tim trong sáng và tính hiếu kỳ của trẻ thơ. Đây là nơi để bố mẹ và các con có thể vui đùa cùng nhau”. Họ muốn tạo ra “nơi hạnh phúc nhất thế gian”.

B. Tầm nhìn

Tầm nhìn thể hiện giấc mơ, hình ảnh lý tưởng trong tương lai mà doanh nghiệp theo đuổi, đồng thời thể hiện hình mẫu mà doanh nghiệp hướng đến.

Tầm nhìn thể hiện phương hướng hoạt động cho các nhân viên bằng những hình ảnh tương lai gần, những hình ảnh tươi sáng luôn được đặt lên hàng đầu. Đó là:

  • Những gì hướng đến tương lai.
  • Những gì tạo nên sựu đổi mới.

Những gì kiến tạo tương lai.

  • Những gì cách tân doanh nghiệp.
  • Vì vậy, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều chướng ngại lớn và cần nỗ lực vượt qua. Tầm nhìn cũng bao hàm ý nghĩa là phương thức cạnh tranh, là thách thức mới.

Cũng giống với cách đặt slogan của Starbucks: “Chúng tôi muốn thay đổi cách uống cà phê của người Mỹ. Chúng tôi muốn tạo ra địa điểm thứ ba phù hợp với cà phê sau gia đình và nơi làm việc…” đã cho thấy quyết tâm cao nhất của doanh nghiệp được truyền tải rộng rãi tới khách hàng.

C. Giá trị cốt lõi

Walmart, một công ty bán lẻ của Mỹ đã phát biểu về bản chất của giá trị quan quan trọng nhất như sau: “Khách hàng được ưu tiên hơn bất cứ thứ gì khác. Chúng tôi không cần những nhân viên không phục vụ khách hàng, hay không thể hỗ trợ đồng nghiệp để phục vụ khách hàng”. Đó như một quy định trong công ty và không gặp bất cứ sự phản đối nào của nhân viên nên nó đã trở thành giá trị cốt lõi mà toàn thể doanh nghiệp cùng hướng đến.

Giá trị cốt lõi là giá trị quan căn bản trong quá trình kinh doanh, được dựa trên tinh thần từ thời điểm thành lập doanh nghiệp. Muốn thành công doanh nghiệp cần phải xây dựng được lòng tin vững chắc và quyết định mọi phương châm, hành động theo lòng tin ấy.

D. Concept

Trong thuật ngữ triết học, concept có nghĩa là “khái niệm”. Nhưng,

Trong xã hội dư thừa vật chất hiện nay, trong thời đại mà mọi yêu ghét cá nhân ngày càng rõ rệt, chúng ta cần phải thay đổi những khái niệm cho phù hợp với nhu cầu của con người. Những sự vật, sự việc không thu hút được sự quan tâm của mọi người là những sự vật, sự việc không có giá trị. Việc xây dựng khái niệm mới là việc “tạo ra giá trị mới” và tôi gọi đó là concept.

Để thấy được những định hướng xã hội, định hướng người tiêu dùng ở đâu trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có cái nhìn sâu sắc về xã hội và người tiêu dùng, đồng thời tìm hiểu được thị hiếu của khách hàng và thay đổi giá trị quan cho phù hợp. Hãy tìm kiếm những giá trị mới, cách tân và tạo ra niềm vui cho mọi người.

E. Định vị

Định vị sản phẩm là khẳng định vị trí của sản phẩm của mình so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Đây không phải là quá trình tính toán toàn bộ giá trị của sản phẩm mà chỉ là một phần trong đó. Thêm vào đó, khi chủ trương cạnh tranh thay đổi, thì cũng cần thay đổi vị trí chiến lược.

Ở thị trường nào công ty mới có thể dẫn đầu? Ở thị trường nào công ty mới có được định vị mới? Chỉ cần tìm ra một định vị mới là bạn có thể trở thành người dẫn đầu, tiên phong trong lĩnh vực đó, cũng như có thể đặt tên cho lĩnh vực mới này.

F. Dự án

Vì trong các hoạt động kinh doanh của cá doanh nghiệp vốn được tạo thành từ các vấn đề phức tạp, nếu chỉ dựa vào các kế hoạch thông thường để giải quyết các vấn đề hay để phát triển sản phẩm mới thì không thể tạo được tính đột phá. Do đó, chúng ta cần xây dựng các nhóm dự án.

Nhóm dự án được tổ chức chuyên nghiệp để có thể nhanh chóng để có thể giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Nhóm này được tập hợp từ các nhân viên ưu tú trong toàn doanh nghiệp, họ là những người dày dặn kinh nghiệm và dồi dào ý tưởng, có thể đưa ra những đề án dựa trên quan điểm tổng thể bao quát toàn cảnh doanh nghiệp.

G. Chiến dịch bán hàng

H. Đặt tên thương hiệu

I. Chiến dịch truyền thông

J. Truyền thông nội bộ

Tất cả các bước trên đều giúp cho việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đi đúng hướng hơn, phù hợp với cách kinh doanh hiện nay. Nhưng không vì vậy mà bất cứ doanh nghiệp nào làm đầy đủ chúng mà đã thành công. Bởi để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải linh động trong các bước thực hiện, giúp việc kinh doanh của mình nhanh đạt được mục tiêu hướng tới. Mong rằng chín quy tắc mà Nobuyuki Takahashi đưa ra đây sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp cũng như các “marketer”.

IV. CÁC QUY TẮC CỐT LÕI TẠO THÔNG ĐIỆP CỐT LÕI

  • Quy tắc 1: Bắt đầu từ việc suy nghĩ cho khách hàng
  • Quy tắc 2: Đặt tên cho những ý tưởng
  • Quy tắc 3: Thông điệp cốt lõi = Ý tưởng + Ngôn từ hóa
  • Quy tắc 4: Nâng cao độ sắc bén của từ ngữ
  • Quy tắc 5: Lưu lại “ hình ảnh” trong tâm trí
  • Quy tắc 6: Hình thành khung chính cho thông điệp
  • Quy tắc 7: Điều quan trọng không phải là “nhận biết” mà là “cảm nhận”
  • Quy tắc 8: Suy nghĩ bằng tay – viết ra những suy nghĩ
  • Quy tắc 9: Hoàn thiện thông điệp cốt lõi “lôi cuốn mọi người”

Bên trên là toàn bộ thông điệp mà tác giả của cuốn Để ngôn từ trở thành sức mạnh muốn gửi tới người đọc cách nhìn về sự quan trọng của ngôn từ trong kinh doanh. Qua đó, chúng ta có thể tự rút ra cho mình phương pháp nhìn nhận vấn đề, cách tiếp cận từng đối tượng và kỹ năng sử dụng ngôn từ.

Mua sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh” khoảng 40.000đ đến 41.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh Fahasa” tại đây

Đọc sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh ebook pdf

Để download “sách Để Ngôn Từ Trở Thành Sức Mạnh pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 24/03/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Chúng tôi rất vui khi nghe suy nghĩ của bạn về cuốn sách này

Leave a reply

Siêu thị sách 86