Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

Giới thiệu sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị – Tác giả Steven D.Levitt – Stephen J. Dubner

Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề quan trọng, chúng ta thường phải hỏi xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Điều này đương nhiên không có hại trong ngắn hạn. Thế nhưng về lâu về dài việc hỏi ý kiến những người xung quanh sẽ dẫn bạn đi theo lối mòn đã mở sẵn, một tư duy kém đổi mới mà nếu tự suy ngẫm, theo một hướng khác hơn, đột phá hơn, lập dị hơn, bạn sẽ mở ra một hướng giải quyết thông minh hơn và khôn ngoan hơn.

Đã bao giờ bạn đưa ra một lựa chọn chỉ vì mọi người xung quanh bạn đều có vẻ ủng hộ nó?

Bạn có thường xuyên thấy bản thân lặp lại một lập luận nào đó bạn từng gặp qua trên truyền hình, mặc dù chưa nghĩ kĩ về nó?

Chúng ta thường bị giới hạn bởi sự khôn ngoan từng trải truyền thống về cách thế giới vận hành. Hơn thế nữa, niềm tin kiểu này đặc biệt giới hạn chúng ta khi phải đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.

Cuốn Tư duy như kẻ lập dị, viết bởi hai tác giả của cuốn Kinh tế học hài hước, hướng tới việc giải quyết vấn đề cụ thể này bằng cách cho cả thế giới thấy, thông qua từng người đọc, cách suy nghĩ độc đáo mà theo hai tác giả này là “khác biệt một chút, khó nghĩ hơn một chút và tự do hơn một chút”.

Trong cuốn sách này bạn sẽ học cách nhìn nhận thế giới theo cách không giống ai, và bằng cách đó, tìm ra các giải pháp mà có lẽ bạn không bao giờ nghĩ tới. Tóm lại, cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách tư duy như một kẻ lập dị.

Trong quá trình đó, bạn cũng sẽ biết được:

  • Tại sao qua các trò ảo thuật trẻ con lại khó lừa hơn so với người lớn?
  • Tại sao bạn không bao giờ nên chỉ dựa vàophán đoán của một chuyên gia?
  • Làm thế nào một sinh viên gầy nhom lại chiến thắng cuộc thi vô địch ăn bánh mì kẹp xúc xích toàn thế giới với thành tích cao gấp đôi kỷ lục năm trước đó ghi được?
  • Làm thế nào việc hợp pháp hoá chuyện phá thai trong thập niên 70 lại dẫn tới sự sụt giảm mạnh về tội phạm vào thập niêm 90?

Trong cuốn sách Tư duy như một kẻ lập dị, Steve D.Levitt & Steph J.Dubner, đồng tác giả của hai cuốn sách vô cùng lý thú pha chút hóm hỉnh Kinh tế học hài hước và Siêu kinh tế học hài hước, sẽ một lần nữa dùng lối văn phong phá cách của mình để “mở khóa tư duy” của độc giả. Xin nhắc lại đây không phải là một cuốn sách hài hước, đơn giản chỉ là để giải trí, mà ngoài những yếu tố, những ví dụ vui nhộn, hai tác giả này còn muốn người đọc có được một thái độ tích cực hơn với những gì bất ngờ xảy đến, hãy luôn thoát khỏi lối mòn và trang bị cho mình những cách giải thích đơn giản nhất có thể.

Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
  • Công ty phát hành: Alphabooks
  • Tác giả: Steven D.Levitt – Stephen J. Dubner
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 267

2. Đánh giá Sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

Đánh giá Sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
Đánh giá Sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

1 Sách Kinh Tế Từ Góc Nhìn Đặc Biệt! Mình là sinh viên học chuyên ngành Kinh tế hẳn hoi mà chẳng mấy khi có hứng hay đủ kiên nhẫn cầm quyển sách kinh tế dày cộp lên đọc. Có lẽ còn xa lắm mới luyện thành chính quả khi mà lười đọc sách kinh tế như vậy cho đến khi đọc quyển sách này – Tư duy như một kẻ lập dị.

2 Sách không quá dày nên cũng bớt ngán hơn, mà lại còn trong list sách của Bill Gates nữa thì nội dung đảm bảo rồi. Những cách nghĩ khác biệt tách riêng với lối tư duy thông thường sẽ đem đến kết quả khác biệt. Chẳng thế mà tiêu đề sách đã gắn dòng chữ “Kẻ lập dị”. Thiết nghĩ không hẳn lập dị theo hướng dị hợm, dị thường mà nên hiểu là đặc biệt. Cái vấn đề animal behaviour vốn nói đến nhiều rồi, phải, con người có xu hướng hành động theo đám đông, giống như phản ứng bắt chước ở động vật vậy. Người người hành động như nhau, nhà nhà kéo theo như vậy dẫn đến tình trạng tất cả mọi người có xu hướng cư xử hay chính xác là tư duy như nhau. Khi đó một người dám có suy nghĩ khác biệt tách ra hẳn với số đông kia, đôi nghi đi ngược lại có lẽ sẽ đem đến kết quả đặc biệt như cách tư duy đặc biệt của họ vậy.

3 Tôi đã đọc cuốn Kinh tế học hài hước nên quyết định mua luôn cuốn này vì chắc rằng sẽ rất thú vị. Và đúng là như vậy. Cuốn sách phân tích những quyết định khác nhau của con người, và tại sao chúng ta chọn cái này mà không chọn cái kia. Đôi khi nghĩ khác mọi người, và nhìn bằng một con mắt khác sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định khách quan hơn, đây là một cuốn sách khuyến khích sự sáng tạo, vượt lên những suy nghĩ thông thường.

4 “Tư duy như một kẻ lập dị” thực sự rất gợi mở và đem đến cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi thích nhất là chủ đề tư duy cùng thắng. Tư duy cùng thắng là điều khó hiểu và khó áp dụng. Mình coi đó là một yếu tố triết hơn. Cụ thể khi mình cãi nhau với bạn, mình sẽ để cho bạn mình được thoải mái trong sự hênh hoang trên cơ, còn mình thì không mất nhiều thì giờ vô ích với bạn đó, chưa kể đến vụ làm hòa. Như vậy, có lẽ cả hai đều thắng. Việc tư duy này tuy có chút dị biệt nhưng hoàn toàn hữu ích cho quá trình phát triển bản thân trong tương lai.

5 Kẻ lập dị thường bị mọi người nhìn với ánh mắt khinh thường, hay cho rằng hắn thật quái gở… Nhưng hãy thử nghĩ lại mà xem, những người nổi tiếng thế giới như Newton hay Einstein… cũng thường bị người khác cho là lập dị vậy nhưng họ vẫn là những thiên tài và được rất nhiều người ngưỡng mộ đấy thôi. Đôi khi cách nghĩ của một kẻ lập dị lại đem đến cho bạn sự thành công. ‘Tư duy như một kẻ lập dị’ một cuốn sách hài hước của bộ đôi tác giả cuốn ‘Kinh tế học hài hước’ và ‘Siêu kinh tế học hài hước’_Steve D.Levitt & Steph J.Dubner, cho bạn một cái nhìn mới về lối tư duy của một kẻ lập dị. Dạy bạn cách nói ba từ ‘Tôi không biết’. Cuốn sách thực sự rất thú vị, nó khiến ta có một cách nhìn khác về những lối suy nghĩ lập dị và điên rồ. Đôi khi thành công lại đến từ những sự điên rồ ấy.

Review sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

Review sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị
Review sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị

Tư duy như một kẻ lập dị – Mở khóa tư duy theo góc nhìn hài hước

Rất nhiều vấn đề đơn giản đến phức tạp trong cuộc sống, đôi khi tư duy như một kẻ lập dị sẽ giúp bạn giải quyết chúng một cách gọn gàng và thông minh hơn.

Đó là thông điệp ngắn gọn nhưng súc tích được 2 tác giả kinh tế học Steven D Levitt & Stephen Dubner viết nên trong tập hợp những câu chuyện hài hước được trích dẫn ra từ trong cuốn sách này, có thể xem là tập 3 trong series Kinh tế học hài hước vốn rất nổi tiếng và được phổ cập rộng rãi trong giới kinh tế học dị thường.

Khác với 2 cuốn sách trước, cuốn sách này chỉ tập trung chủ yếu tới phương án tư duy đơn giản, lập luận theo hướng thực dụng hơn, thay vì nghĩ tới những điều vĩ mô hoành tráng.

Điều đặc biệt là những chương trong cuốn sách này đều kể ra những câu chuyện dị thường, dưới góc nhìn của những nhà kinh tế học, lại đặc biệt được hiểu một cách hết sức logic.

Ba từ khó nói nhất trong tiếng Anh? Học cách trả lời câu hỏi

Nếu tư duy thông thường, độc giả sẽ đoán là gì? I love you, tôi yêu bạn hay đại loại là một lời tỏ tình?

Thực tế đó có phải là một trong những câu khó nói nhất?

Thứ nhất, thói quen giả vờ rằng chúng ta biết nhiều hơn những điều ta thực sự biết nhiều khi còn đem lại cho ta lợi ích. Các nhà chính trị gia, nhà lãnh đạo kinh tế, chuyên gia thể thao, nhà đầu tư cổ phiếu dạn dày kinh nghiệm hay không thể thiếu những nhà khí tượng học – liệu họ có thực sự biết những điều họ đang nói ra? Hay họ chỉ đang phỉnh lừa chúng ta vậy thôi? Hãy dừng lại đôi phút để suy nghĩ, liệu bạn có tin trên đời này lại có người có khả năng tiên tri được toàn bộ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai? Hẳn là không thể.

Tạm gác chuyện đó qua một bên. Hãy cứ coi như việc chúng ta tỏ ra hiểu biết không phải vì muốn thu lợi ích, thì chắc hẳn, chúng ta cũng không còn lạ gì với câu nói: Tự cao cộng thêm sai lầm sẽ đem đến một sự kết hợp đầy tai hại. Thế nhưng, chúng ta không những biết ít hơn sự giả vờ về thế giới bên ngoài mà còn không biết về chính bản thân mình nhiều như ta tưởng. Ta tưởng mình đã thông tỏ vấn đề này, hiểu sâu sắc vấn đề kia, và vì thế ta tự cho phép bản thân ngừng suy nghĩ, ngừng tìm hiểu thêm về nó. Từ đó ta nhanh chóng rơi vào cái bẫy tư duy do chính mình tạo ra, ta “tự tin một cách thái quá” vào kiến thức, hiểu biết của mình. Vô hình chung, ta đã tự động gia nhập chủ nghĩa “biết tuốt” khi nào không hay.

Còn 1 lí do quan trọng phải kể đến nữa là về chiếc “la bàn lương tâm”: Khi phải đứng trước lựa chọn giữa cái đúng và cái sai, lương tâm có thể thuyết phục bạn rằng mọi câu hỏi đều có lời giải đáp (mà thực ra không phải là như vậy); rằng sẽ có ranh giới rõ ràng giữa đúng và sai (khi thông thường nó không tồn tại); và tệ nhất là bạn sẽ cho rằng bạn đã biết hầu hết mọi thứ bạn cần về 1 chủ đề và bạn không cần tìm hiểu thêm về nó nữa.

Vầng, và thế là xong.

Không chỉ lừa dối chính tư duy của mình, chúng ta vì việc sợ bị coi là kém cỏi, thiếu hiểu biết, đã rất thành công trong việc gieo mầm lối tư duy sai lệch đến đông đảo những người khác.

Sẽ không có gì quá to tát nếu bạn là 1 người ít chia sẻ và thường giữ những suy nghĩ cho riêng mình, nhưng thật không may, hãy xem lại những điều mà tôi vừa kể ra ở trên, dường như nó lại có vẻ ăn khớp với đại bộ phận những con người có ảnh hưởng trong xã hội. Sẽ ra sao nếu chúng ta có những dự báo “táo bạo nhưng thiếu căn cứ”, thậm chí là những dự báo “mang đậm tính võ đoán” và thông tin này nhanh chóng được lan truyền đến nhiều người khác; giả dụ như bạn là 1 chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán mà xem, bạn sẽ thấy “sức ảnh hưởng” của mình nó vĩ đại như nào khi mà có thể chỉ vì 1 câu nói của bạn, sau 1 đêm thôi, nhiều nhà đầu tư sẽ từ ôm triệu đô về tay trắng… Đó chỉ là ảnh hưởng đối với Việt Nam – 1 quốc gia, giờ mở rộng quy mô, hãy thử tưởng tượng sức ảnh hưởng của bạn mang tầm quốc tế, như Bill Gates đi cho ngầu, và Bill Gates cũng sợ nói 3 từ “Tôi không biết”, có lẽ tôi chỉ dám khơi mào câu chuyện đến đây thôi, còn phần sau của câu chuyện, dù đó là những dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế, đầu tư, … hẳn các bạn cũng sẽ mường tượng ra được những hậu quả mà nền kinh tế thế giới phải gánh chịu từ những lời võ đoán. Tôi chỉ có thể dùng 2 từ để diễn tả: KHỦNG KHIẾP…

Để tư duy lập dị hơn, bạn hãy tưởng tượng mình phải trả lời những câu hỏi nhanh sau khi nghe câu chuyện đơn giản sau:

Có một cô bé tên là Mary ra bãi biển cùng với mẹ và anh trai. Họ lái xe màu đỏ. Trên bãi biển họ bơi, ăn kem, đùa nghịch trên cát và ăn trưa với vài chiếc bánh kẹp.

Có 4 câu hỏi sẽ cần bạn trả lời thật nhanh:

  • Chiếc xe màu gì
  • Họ có ăn trưa với cá rán và khoai tây chiên không?
  • Họ có nghe nhạc trên xe không?
  • Họ có uống nước chanh vào bữa trưa không?

Bạn sẽ trả lời như thế nào trong những câu hỏi này? 3 từ khó nói nhất chắc chắn sẽ xuất hiện trong câu trả lời vừa rồi của bạn. 100% chắc chắn!

Tiết lộ thêm cho bạn, lời giải sẽ xuất hiện ngay sau khi bạn trả lời xong câu hỏi số 4.

Giải quyết vấn đề khó khăn theo cách lập dị của vua Solomon

Chúng ta đều biết một câu chuyện, kể về vua Solomon phân chia đứa trẻ.

Có 2 bà mẹ đều tự nhận đứa trẻ ấy là con của mình, trong khi một mực khẳng định người kia dối trá. Và cả 2 mang đứa bé tới đức vua Solomon để nhờ ngài phân xử.

Ông lạnh lùng phán: Cả 2 đều là mẹ của đứa bé, vậy thì cắt đôi đứa bé ra, mỗi người một nửa.

Dĩ nhiên là 2 bà mẹ phản ứng theo 2 thái cực khác nhau. Một người mỉm cười đồng ý. Người kia hoảng hốt cầu xin ” thôi tôi không cần đứa bé nữa, ngài hãy phán cho đứa bé thuộc về người kia”.

Tư duy theo cách thông thường thì thật khó để tìm ra được ai mới là mẹ của đứa trẻ. Lẽ dĩ nhiên thì 2 người chắc chắn có 1 kẻ nói dối, và với vua Solomon, ông biết ngay người mẹ mỉm cười kia là một kẻ độc ác dối trá đến cùng cực.

Thuyết phục người khác theo phong cách lập dị

Một cuộc khảo sát, chẳng hạn như vận động hiến máu, một phiếu khảo sát thông thường sẽ có câu hỏi

Quan điểm của bạn về việc đi hiến máu?

  • Tốt cho cộng đồng. Mình vì mọi người. Nghĩa cử cao đẹp
  • Hiến máu để tăng/giảm cân, giúp mình, lợi người
  • Hiến máu là không nên, vì bệnh viện bán máu với giá cao cho người mua, trong khi lợi dụng người hiến để trục lợi
  • Mình đi hiến máu chỉ vì thấy bạn bè mình cũng đi hiến máu

Nếu khảo sát công khai, bạn sẽ nhận ra tất cả những lý do tốt đẹp đều được đưa ra, điển hình là khoảng 80% sẽ chọn phương án 1, 15% chọn phương án 2, 5% chọn phương án 3 và không có ai chọn phương án 4.

Và nếu bạn là một nhà marketing và muốn vận động mọi người đi hiến máu, khi nhìn thấy bảng khảo sát này, một chiến dịch để thu hút người đi hiến máu sẽ là gì?

Chắc chắn bạn sẽ ưu tiên giơ cao ngọn cờ chính nghĩa với thông điệp “hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp”….

Trên thực tế thì tư duy như một kẻ lập dị, một nhà marketing sẽ phải nhắm tới một hướng suy nghĩ khác, thực dụng hơn nhiều, nếu muốn đạt được mục đích là vận động hiến máu được đông đảo và thành công hơn. Bởi đơn giản thì quan điểm số 4 mới là suy nghĩ thực sự của rất nhiều người.

Bất ngờ phải không? Hài hước, đột phá & vô cùng lý trí. Đó là 9 chương sách được tổng kết lại trong cuốn sách này. Mỗi chương tác giả đều vẽ lên những viễn cảnh đẹp và lời giải đáp vô cùng lập dị. Nhưng sau tất cả, kết quả của phương án lập dị đó, đã thành công vang dội.

Bạn có muốn trở thành một người tư duy như một kẻ lập dị?

Hầu hết chúng ta đều muốn trở nên siêu phàm, giỏi giang hơn. Và lẽ dĩ nhiên là nếu ai cũng hành động giống hệt nhau, bất chấp sự chăm chỉ, kết quả vẫn là thất bại.

Nếu bắt một con cá phải leo cây chỉ để chứng tỏ năng lực của mình, có thể nó sẽ sống cả đời và nghĩ rằng mình vô dụng

Đó là lý do ở chương cuối cùng của cuốn sách, 2 tác giả kinh tế học vô cùng hài hước của chúng ta nêu lên một thông điệp quý báu: Hãy biết từ bỏ đúng lúc.

Từ bỏ không phải là thất bại, từ bỏ đúng lúc chính là một chiến thắng vĩ đại.

Người bình thường đã quen với câu nói “Không bao giờ bỏ cuộc, vì kiên trì tới cùng chắc chắn sẽ thành công, chúng ta chỉ thất bại khi từ bỏ”.

Còn với quan điểm lập dị của những nhà kinh tế học viết nên cuốn sách này, từ bỏ khi mục tiêu trở nên bất khả thi, mới là một quyết định của chiến thắng.

Chẳng hạn như nếu bạn cố học cách tư duy như một kẻ lập dị mà thực hiện mãi không xong, thì nên bỏ cuộc sớm nhé. Cứ bình thường, tư duy bình thường, nhưng gặt hái được kết quả thành công, ấy mới là chiến thắng đầy xứng đáng!

Mua sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị” khoảng 62.000đ đến 69.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị Fahasa” tại đây

Đọc sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị ebook pdf

Để download “sách Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *