Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu
Giới thiệu sách Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu – Tác giả Trung Sỹ
Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu
Những ký ức, kỷ niệm về một thời Hà Nội chưa xa nhưng đã bị coi là cũ. Giọng văn chân chất, thật thà gợi đến những rung cảm trong lòng người đọc về một quãng thời gian trong quá khứ. Những câu chuyện ký ức về sự vật về con người thế hệ những năm về trước gợi nhớ về những câu chuyện rất đỗi thân thuộc nhưng đã bị bào mòn bởi thời gian và sự phát triển của xã hội. Bằng giọng kể hóm hỉnh, pha chút trào phúng, người viết đã vẽ lại cả một bối cảnh Hà Nội xưa cũ thân quen “Phía cuối hàng lổng chổng mấy nửa hòn gạch hay chiếc rá sứt cạp, xếp sẵn để đại diện cho một người mua hàng nào đó đang tranh thủ mua rau quầy bên cạnh. Thỉnh thoảng không thấy ai để ý, thằng bé con lại đá nửa viên gạch hay cái rá thủng mập mờ vô thừa nhận trước mặt mình bắn ra khỏi hàng, trong sự đồng tình của những người xếp phía sau lưng. Những kẻ chạy show quay về quầy cá, thấy mất “văn phòng đại diện” tức tối hằm hè, bất lực chửi đổng.”
Cuốn sách dành cho những “Những tâm hồn hoài cổ như bơ vơ tụt hậu trong cái thành phố quê hương tuổi thơ một thời”; dành cho những con người đã trót yêu, và sẽ yêu mảnh đất “Kỷ niệm ken dày cô đọng xếp chật ký ức, tăm tắp dàn trải đều trên bước thời gian, như những viên gạch lát vỉa hè hàng phố”.
+TRÍCH ĐOẠN:
– Sau những ngày trăng mật với niềm hứng khởi đầy chất lý tưởng ban đầu, cậu Nhân tôi dường nhưđã thất vọng. Khi lâm cảnh thiếu thốn, chiến tranh thường bùng nổ và diễn ra tại căn cứ địa dạ dày. Một định nghĩa về thịt cậu tôi nhái theo sách giáo khoa Sinh vật lớp 6, trong bài ông – Leeuwenhoek tìm ra vi khuẩn dưới kính hiển vi: “Thịt là món ăn thường có trong bữa ăn hằng ngày của nhân dân, mà bằng mắt thường ta không thể nào nhìn thấy được”.
– Ôi phố Phở! Hà Nội chẳng có phố nào tên là phố Phở, nhưng phố phở luôn là nỗi nhớ thủ đô trong lòng con trẻ. Có những buổi chiều dầu đèn nhập nhoạng dơi bay, tôi mở sách dừng lại ở bài này lâu nhất. Khuôn hình minh họa vẽ một góc phố nhỏ, phố có vỉa hè hẳn hoi, có ngôi nhà hai tầng chấp chới sau một tán bàng. Tiếng chùm chìa khóa đồng bà ngoại tôi vọng reo ling king đâu đó. Ngôi nhà hẳn bán phở nên mới gọi là Phố Phở.
Tôi nhắm mắt, như nhìn thấy tảng thịt bò chín ngậy, mùi hành hoa điểm vị nồng của lát gừng cay đập dập trong trang sách. Nhớ phố, nhớ phở quá! Nếu bây giờ được về Hà Nội, tôi sẽ dứt khoát đòi bà ngoại bằng được một bát phở dù không ốm.
– Chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt. Khi cả nhà rời khỏi Hoài Đức vài hôm, máy bay Mỹ oanh tạc trúng hai làng Yên Bệ và Yên Vĩnh, nơi chúng tôi ở trước. U Nhu hớt hải chạy ngược về Hà Nội, kểở Đức Thượng nhìn về Yên Vĩnh, thấy bom quật tung cả những bụi tre lớn lên trời. Không biết đơn vị bộ đội phòng không ở đó có thiệt hại gì không nhưng dân làng chết nhiều lắm. Ở đấy có tụi bạn học vỡ lòng của tôi: những thằng Báu mồm méo, thằng Bảo trọc, thằng Minh bồng, thằng Cường híp… bao lần cùng tôi chơi đánh trận giả dưới con hào giao thông nối những căn hầm. Thằng Năng hay nhổ cho tôi những bụi rong giềng, dưới gốc đeo nặng quầy củ dẻo thơm. Cây rong riềng lá tía, có những đọt hoa thắm đỏ chứa đầy mật ngọt. Không biết những đứa bạn làng quê của tôi có thoát được trận bom đó không?
– Những tiếng rao tiếng xẩm trên tàu hẳn là cái gạch nối liền mạch giữa hai chế độ, thực dân phong kiến và dân chủ cộng hòa. Mọi chính quyền đều có thể thay đổi, song những kẻ tàn tật dưới đáy xã hội vẫn chỉ có mỗi kế sinh nhai như cũ. Dường như không xuất hiện một đặc ân nào ngoài việc nhắn nhủ rằng nhân loại vẫn cần đến những tấm lòng trắc ẩn, dù chỉ lướt qua trên những chuyến tàu đời.
– Kỷ niệm ken dày cô đọng xếp chật ký ức, tăm tắp dàn trải đều trên bước thời gian, như những viên gạch lát vỉa hè hàng phố. Càng chật hơn nữa khi những lớp người cũ dường như không chốn nương thân trong không gian văn hóa đô thị mới. Họ co mình lại, chỉ thấy mặt nhau trên Facebook rồi bấm like hay than thở toét cả ngón tay
Trải qua hơn 60 năm kể từ khoảnh khắc “khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy, nhịp trống rung 36 phố phường”, Hà Nội giờ đây đã trở thành một thủ đô năng động, giàu sức sống với những dòng người, dòng xe cộ nối dài bất tận. Thế nhưng, đâu đó trong thành phố này vẫn có những di tích, chứng nhân lịch sử trường tồn bất chấp thời gian để ta không khỏi yêu và nhớ về một thời khói lửa hào hùng… Chẳng phải ngẫu nhiên mà những người từng có ký ức tuổi thơ với Hà Nội cũ đều có lòng tương tư. Tương tư từng góc phố, hàng cây, đến khung cửa sổ, mái ngói của những căn biệt thự Đông Dương cổ kính.
Chúng ta vẫn luôn thương nhớ những thứ xưa cũ, cũng giống như nhiều người vẫn còn lòng hoài niệm với Hà Nội thuở trước. Ví như việc sống giữa khu đô thị sang trọng hạng nhất thì người ta lại nghĩ đến căn nhà cấp 4 tường gạch vôi ve. Hoặc khi tận hưởng sự náo nhiệt, rực rỡ của Trung tâm thương mại thì người ta lại nhớ đến dáng vẻ mơ màng, yên ả của phố cũ. Hay cứ mỗi dịp Tết đầy đủ, sung sướng thì ta lại nhớ đến Tết xưa, nhiều khó khăn nhưng ấm áp tình thân
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu
- Mã hàng: 8936158590839
- Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
- Tác giả: Trung Sỹ
- NXB: NXB Lao Động
- Trọng lượng: (gr) 300
- Kích thước: 15 x 23
- Số trang: 266
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu
1 Một trong những cuốn nói về Hà nội của thời chưa xa hay nhất tôi từng đọc. Từng dòng từng dòng giầu hình ảnh như vẽ lại chân dung một Hà nội mà ai đã từng sống từng chứng kiến những năm khó khăn đó đều không thể quên.. những chi tiết chấm phá về ngoại ô Hà nội giờ đều đã là “trung tâm” như khu Khương thượng thật khó quên. Rất hay rất nên đọc…
2 Nào là câu doạ dẫm có con mẹ mìn, có ông ba bị chín tai 12 con mắt chuyên đi bắt trẻ con. Nào là những ngày dắt díu nhau đi sơ tán. Nào là sạp hàng mậu dịch, người nối người xếp hàng dài lê thê. Nào là những lớp học dưới hầm tránh bom, tránh đạn… . Một thời cái bánh chả thơm mùi lá chanh, dăm lọ tăm tre, đôi vại dưa cà, mấy lọ ô mai gừng ô mai sấu cũng làm nức lòng con trẻ. Tất cả là câu chuyện về Hà Nội, mảnh kí ức về Hà Nội những năm 60 đã được gom góp lại, một cách trân trọng, mến yêu qua từng trang sách: “Hà Nội mũ rơm, tem phiếu” của Trung Sỹ.Hà Nội, mũ rơm đội đầu của những ngày dắt díu nhau sơ tán tránh bom đạn quân thù. Trong tiếng bom rơi đạn lạc, có ánh mắt lo lắng của mẹ, có đứa trẻ co ro ôm đầu chờ tiếng máy bay xa dần, có cái ngẩn ngơ, chết lặng khi chiếc mũ rơm hôm qua người bạn vẫn đội, nay dẫm phải mìn, chẳng về được nữa. Hà Nội xác xơ…. Bên cạnh gian lao, hãi hùng là tình người ấm áp yêu thương, bao bọc lấy nhau, có tiếng hát trong veo con trẻ: “Bé bé bằng bông Hai má hồng hồng Bé đi sơ tán Bế em đi cùng”Còn Tem phiếu của một thời mậu dịch đứng xếp hàng dài mua cân cá tươi, mua miếng thịt, mét vải… Những ngày khó khăn ấy đã đọng lại một ấn tượng, một mùi mậu dịch rất riêng: mùi hồ chua chua từ các súc vải ẩm, mùi men kẹo giấy chảy, mùi mốc các thùng gỗ cũ, mùi khen khét, ngầy ngậy của xà phòng liên xô,… . Những khó khăn ấy khi đi qua rồi sao lại khiến người ta nhớ đến thế day dứt đến thế? Sao khi đủ đầy và sống trong hoa lệ, người ta vẫn hoài niệm về một Hà Nội gian lao trong nắng chiều day dứt?
3 Một trong những quyển sâch viết về Hà Nội rất hay. Mũ rơm- tem phiếu- Chiến tranh- Hoà bình, lật từng trang, dòng hồi ức ùa về như trực vỡ oà trong thổn thức. Hồi ức ấy là cuộc đời của tác giả từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành, cũng là hành trình của đất nước từ ngày mưa bom bão đạn đến lúc hoà bình lập lại. Hà Nội hôm nay vẫn đẹp và duyên dáng mỗi độ thu sang, xuân qua, hạ tới, đông về. Nhưng kí ức của Hà Nội bao giờ cũng chạm vào trong tâm khảm ta những dung dị, nên thơ, lấp lánh.Tất cả là câu chuyện về Hà Nội, mảnh kí ức về Hà Nội những năm 60 đã được gom góp lại, một cách trân trọng, mến yêu qua từng trang sách: “Hà Nội mũ rơm, tem phiếu” của Trung Sỹ.
4 Mũ rơm- tem phiếu- Chiến tranh- Hoà bình, lật từng trang, dòng hồi ức ùa về như trực vỡ oà trong thổn thức. Hồi ức ấy là cuộc đời của tác giả từ khi nhỏ đến lúc trưởng thành, cũng là hành trình của đất nước từ ngày mưa bom bão đạn đến lúc hoà bình lập lại. Hà Nội hôm nay vẫn đẹp và duyên dáng mỗi độ thu sang, xuân qua, hạ tới, đông về. Nhưng kí ức của Hà Nội bao giờ cũng chạm vào trong tâm khảm ta những dung dị, nên thơ, lấp lánh.Tất cả là câu chuyện về Hà Nội, mảnh kí ức về Hà Nội những năm 60 đã được gom góp lại, một cách trân trọng, mến yêu qua từng trang sách: “Hà Nội mũ rơm, tem phiếu” của Trung Sỹ.
5 Cùng sự phát triển nhanh như hiện nay, con người ta cũng có xu hướng hoài cổ hơn, hay nhớ về những thứ đã xa cũ. Những tác phẩm về thời bao cấp có lẽ vì thế mà xuất hiện nhiều hơn. “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” là một trong những cuốn sách như thế. Đây là cuốn sách của ghi lại những kỷ niệm của tác giả Trung Sỹ từ khi còn là một cậu bé Hà Nội cũ, chứng kiến đất nước chuyển mình qua từng giai đoạn, cột mốc. Bằng giọng văn chân chất, trào phúng, ký ức của một cậu bé ngày nào được mang về tràn đầy và trọn vẹn. Từ những khó khăn, gian khổ của ngày sơ tán, đến niềm hạnh phúc với chiếc mũ rơm, hay nối khó hiểu cho những chiếc tem phiếu và người lạ đến ở nhà mình. Hà Nội ấy không lấp lánh hoa lệ hãy lãng mạn tha thiết mà vất vả, ngây thơ và ấu trĩ bởi những sai lầm nhưng vẫn lấp lánh tình người dù xung quanh còn nhiều nỗi lo toan, hoài nghi, trăn trở về thế sự. Có một Hà Nội thật sự khác, bởi ở đó chỉ là khó khăn, lầm than và cơ cực. Là những ngày sau giải phóng miền Bắc, mọi người lại trở về nơi sơ tán, vừa hân hoan, vừa lo xây dựng lại cuộc sống cũ. Rồi cũng chẳng lâu sau, họ lại dắt díu nhau đi sơ tán khỏi các trận địch tái bắn phá. Hà Nội trong mắt đám trẻ con hồi ấy làm gì có bánh kẹo, đồ chơi hay “smart phone” hiện đại, trong mắt chúng chỉ có các quầy mậu dịch đông đúc cùng hàng người xếp hàng với khuôn mặt mệt mỏi và cô mậu dịch viên khó tính. Tuổi thơ ấy là gắn với tem phiếu, với phiếu gạo phiếu đâu mẹ phải đong đếm từng chút một. Với mũ rơm tránh đạn khi về quê sơ tán, cũng là chiếc mũ mà hôn qua con thấy bạn cùng bạn đội mà hôm nay nghe tin nó dẫm mìn. Giọng văn bình tĩnh nhưng ẩn chứa bên trong là nỗi buồn đau nuối tiếc cho những năm tháng và thân phận con người. Với trái tim đong đầy yêu thương Hà Nội, mảnh đất ấy những năm 7 hiện lên đầy chân thực và đẹp đẽ.
Review sách Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu
“Cái thời bao cấp ngày xưa đói nhưng vui.” – Đó là câu nói mà những người đã trải qua thời kỳ đó thường nói. Với thế hệ không “sống” trong thời kỳ ấy chắc chắn sẽ không hiểu hết được cái “hồn’ của nó. Họ chỉ có thể hiểu được một phần qua những lời kể, qua những chương trình ti vi,… Nhưng với những thế hệ đã đi qua, thời kỳ ấy là những kỉ niệm mà không tài nào quên được. “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” của tác giả Trung Sỹ sẽ tái hiện một cách chân thực, đầy đủ về thời kỳ này.
“Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu đưa bạn đọc lên con thuyền ký ức, trôi về một thời khó khăn, vất vả, ngây thơ, ấu trĩ nhưng vẫn lấp lánh vẻ đẹp, trong một không gian tràn ngập tiếng cười, nỗi lo toan và cả những hoài nghi trăn trở. Để ghi lại chân xác những khoảnh khắc đó, phải có tình yêu sâu nặng với Hà Nội. Nhưng Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu không chỉ lưu lại những khoảnh khắc đẹp, rất đẹp mà còn mở ra cho chúng ta cả một bảo thàng về thời chiến tranh, bao cấp và những ngày sơ tán về quên trong hai thập niên 60 -70 của thế kỷ trước. Một câu chuyện mang vẻ đẹp huyền hoặc của màu thời gian và sự hoài niệm qua góc nhìn của một cậu bé Hà Nội cũ.” – Bình ca (tác giả Quân khu Nam Đồng
Chân thật, bình dị nhưng đầy sức hút
Từng trang trong cuốn sách hiện lên qua lời kể của một cậu bé Hà Nội cũ những năm 60 – 70 thế kỷ trước. Đó là hững câu chuyện vụn vặt của tác giả, một cậu bé được sinh ra trên đất Hà Thành, kể từ khi biết ghi nhận những chuyện xung quanh và ghi vào trong ký ức dẫu còn non nớt.
Những người hoài cổ chắc chắn sẽ một lần nữa được sống lại trong những bối cảnh quen thuộc: từ phố phường Hà Nội cũ đến những miền đồng quê khi đi sơ tán.
Có thể nói, sức hút của cuốn sách không chỉ nằm ở những câu chuyện, mà còn ở cách mà tác giả viết ra những câu chuyện ấy. Giọng văn, ngôn từ không trau chuốt kĩ càng, không hoa lệ, hào nhoáng nhưng lại lột tả được cái “chất” của cả một thời kỳ.
Cái “chất” ấy có những khoảng đẹp, rất đẹp. Đó là những lần bắt chuồn chuồn ớt giữa trời nắng trên cánh đồng dưa, những hôm tắm sông hay đi hái quả dại ven bờ, những lần đi câu cá diếc, là tiếng pháo nổ đón Tết…
Nhưng ẩn chứa trong những khoảng đẹp ấy là những đau buồn, tiếc nuối. Đó là một Hà Nội với các quầy mậu dịch đông đúc người xếp hàng cùng gương mặt mệt mỏi và các cô mậu dịch viên khó tính. Là những chiếc mũ rơm tránh đạn khi đi sơ tán, có đứa bạn cùng bàn hôm qua còn đội trên đầu nhưng ngày hôm sau đã vắng mặt vì bom mìn.
“Chiếc mũ rơm khoác trên vai để em chống Mỹ
Chiếc mũ rơm khoác trên vai vẫn đi học đều”
Cái thời kỳ toàn dân ăn độn đến nỗi “Món chuối xanh bung cậu tôi gọi là món “chối”. Món bí đỏ cậu tôi gọi là “bí ử”. Khoai sọ ăn liên tục, cậu gọi là khoai “sợ”… “Thịt là món ăn thường có trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân, mà bằng mắt thường ta không thể nào nhìn thấy được.”
Những ngày Mỹ ném bom, Hà Nội lại càng trở nên xơ xác. “Con hắc điểu siêu thanh bay đêm chết chóc vụt qua một giây, tiếng động cơ mới đến đằng sau kéo theo hơi gió rít… Hắc điểu bay đêm lướt sạt đầu chúng tôi để tránh ra đa…
Tin B.52 chính thức ném bom Hà Nội trên đài phát thanh sáng hôm sau khiến cả nhà sốt ruột ngóng tin. Không biết ông bà ngoại và cậu tôi có bình anh không, phố cũ tôi vẫn còn hay đã tan nát sau trận bom đêm. Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam cũng bị đánh bom.
… Cuộc sống trở nên thất thường, tạm bợ, và mọi người như trở thành một con người khác, âu lo vội vàng hơn. … Sinh hoạt đảo lộn, mỏi mệt trong tiếng bom rền…”
Trăn trở về những điều chưa xa… nhưng đã bị xem là cũ
Có lẽ điều mà tác giả nhớ nhất về thời ngày xưa ấy chính là “mùi mậu dịch”.
“Khi tôi đến cơ quan mậu dịch, lên tầng hai chơi với các bà, bao giờ cũng được một vài cái bánh chả thơm phức lá chanh, hoặc ít ra là khúc sắn vàng dẻo quánh. Nhưng ấn tượng nhất ở đây là một thứ mùi đặc biệt, là tổng hợp của các thứ mùi. Mùi hồ chua chua từ các súc vải ẩm, mùi men kẹo giấy chảy, mùi mốc các thùng gỗ cũ, mùi hăng hắc từ các con cá chép nhựa mới nhập… Lĩnh xướng trên tất cả loại mùi, có lẽ là mùi khen khét, ngầy ngậy của xà phòng cục 72% Liên Xô. Tổng phổ mùi đó cho đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được, nó ám vào đầu óc rồi, và tôi tạm đặt tên là “mùi mậu dịch”.”
“Hà Nội có tàu điện
Đi về cứ leng keng
Người xuống và người lên
Người nào trông cũng đẹp.”
Có lẽ không chỉ tác giả, mà rất nhiều người cũng đã luôn khắc khoải về hình ảnh tàu điện những năm tháng ấy.
“Leng keng leng keng… Khuya sớm đi về một âm sắc thanh giòn, như nhắc với con phố dài ngói nâu ngái ngủ trong những sớm sương bay, rằng cuộc đời vẫn đang chảy trôi. Có thể nói tiếng chuông tàu điện chính là tín hiệu sinh động nhất cho nhịp sống uể oải nơi đất cũ kinh kỳ.”
Đúng như tác giả Trung Sỹ nói, cuộc đời vẫn chảy trôi. Tác giả cũng đã có chia sẻ rằng: “Tất cả những thành phố không riêng gì Hà Nội đều có một tiến trình thay đổi, có những ngày sẽ trôi qua và có những ngày sẽ đến, chúng ta sẽ nhìn thấy sự thay đổi theo thời gian ấy một cách rất bình thường. Những lớp người đi trước như chúng tôi đều không mong muốn lớp trẻ sẽ phải sống lại trong thời thiếu thốn như vậy nữa.”
Tôi nhớ, một lần tôi xem chương trình “Kí ức vui vẻ”, MC – nhà báo Lại Văn Sâm đã nói: “Đôi khi, cuộc sống bây giờ người ta đã quá đủ đầy nên lại muốn tìm về những cái thiếu thốn của ngày xưa để mà trân trọng những cái thời kỳ ấy.”
Mua sách Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu” khoảng 104.000đ đến 111.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu Fahasa” tại đây
Đọc sách Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu ebook pdf
Để download “sách Hà Nội, Mũ Rơm Và Tem Phiếu pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
Tác giả viết rất thật