Nhà Không Rác

Giới thiệu sách Nhà Không Rác – Tác giả Bea Johnson

Nhà Không Rác

“Môi trường, kinh tế và sức khỏe của chúng ta đang bị khủng hoảng trầm trọng. Tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, tình hình kinh tế không ngừng biến động, nền sức khỏe toàn dân đang trên đà tuột dốc, mức sống con người ở mức thấp kỷ lục. Một cá nhân có thể làm gì để đối mặt với những vấn đề khốc liệt ấy? Những thực tế choáng ngợp đó chỉ nghe thôi đã khiến người ta tê dại, nhưng xin hãy nhớ rằng mỗi hành động của một cá nhân đều can hệ đến môi trường và sự đổi thay không đâu khác chính từ đôi bàn tay ta.

Tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhưng chúng ta chỉ chăm chăm mua các sản phẩm từ dầu mỏ. Nền kinh tế yếu kém, chúng ta chỉ sính đồ ngoại. Sức khỏe toàn dân xuống dốc, con người chỉ nạp vào cơ thể những thực phẩm chế biến sẵn và mang về nhà những sản phẩm độc hại. Việc tiêu thụ bất kì thứ gì sẽ đều trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế và sức khỏe vì trên thực tế bạn đang ủng hộ một hình thức sản xuất nào đó và gửi đi thông điệp về nhu cầu để kích thích nguồn cung. Nói cách khác, mua sắm là một dạng biểu quyết và những quyết định chúng ta thực hiện mỗi ngày đều có tác động nhất định.

Ta có thể lựa chọn, hoặc làm tổn thương hoặc chữa lành xã hội. Nhiều người trong chúng ta không nhất thiết phải bị thuyết phục mới bắt đầu sống thân thiện với môi trường, tôi tin ai nấy đều từng mong mỏi và tìm mọi cách để đơn giản hóa các giải pháp mà không chỉ dừng lại ở tái chế. Lối sống Không Rác sẽ tiếp thêm sức mạnh và rèn giũa bạn khi bạn phải đối mặt với những thử thách trên cuộc hành trình. Zero Waste Home: Nhà Không Rác sẽ tiếp động lực giúp bạn giải tán bớt đồ đạc và tái chế ít hơn, không chỉ góp phần xây dựng một môi trường xanh sạch đẹp hơn mà còn giúp bạn hoàn thiện bản thân. Cuốn sách đưa ra những giải pháp thực tiễn cũng như đã được kiểm chứng để sống lành mạnh và phong phú hơn bằng các tài nguyên không sinh rác thải vốn sẵn có. Quy trình thực hiện chỉ đơn giản theo thứ tự: Refuse (từ chối những gì chúng ta không cần), Reduce (tiết giảm những gì chúng ta cần), Reuse (tái sử dụng những gì chúng ta tiêu thụ), Recycle (tái chế những gì chúng ta không thể từ chối, không thể tiết giảm, hoặc không thể tái sử dụng) và Rot (ủ phân những gì còn lại).

Cuốn sách không có tham vọng đạt tới mục tiêu tuyệt đối không có rác thải. Thực tiễn sản xuất ngày nay cho thấy đó là điều không tưởng. Không rác thải là một mục tiêu lý tưởng, một điểm tựa để bẩy ta gần hơn tới đích. Không phải mọi độc giả đều có thể thực hiện tất cả những gì đề cập trong cuốn sách hay giảm lượng chất thải hằng năm tới kích thước bình một lít như những nỗ lực của chúng tôi. Tôi hiểu rằng sự khác biệt về địa lý và dân cư sẽ quyết định khoảng cách chặng đường tới đích đến không rác thải của bạn.

Tạo ra bao nhiêu rác không thực sự quan trọng. Quan trọng là bạn hiểu được tác động tiêu dùng của mỗi cá nhân tới môi trường và bắt tay vào hành động. Mọi người đều sẽ quen với những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của họ. Và mọi thay đổi dù nhỏ nhưng bền vững cũng đều có tác động tích cực đến hành tinh và xã hội loài người.”

Nhà Không Rác
Nhà Không Rác

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nhà Không Rác
  • Tác giả: Bea Johnson
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Công Thương
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 361

2. Đánh giá Sách Nhà Không Rác

Đánh giá Sách Nhà Không Rác
Đánh giá Sách Nhà Không Rác

Cuốn sách truyền cảm hứng khá tốt và chia sẻ khái niệm về lối sống không rác tới người đọc, thông qua áp dụng quy tắc 5R. Cuốn sách mang lại cho mình một cảm giác rất “zero waste”. Sách in bằng loại mực thân thiện môi trường nên không có mùi mực hắc mà có mùi như rau củ, nét mực vẫn rất rõ và nét. Giấy là loại dễ phân hủy hơn loại thường, chỉ có điều tối màu hơn nên những bạn nào quen đọc giấy trắng sẽ thấy lạ mắt, nhưng vẫn rất dễ đọc. Về nội dung thì mình chưa đọc xong nên sẽ bổ sung sau. Nói chung cầm quyển sách mình thấy rất ưng.

Review sách Nhà Không Rác

Đơn giản hóa lối sống bắt nguồn từ quyển sách của Elaine St. James và tuyển tập Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên (Little House) của Laura Ingalls Wilder, tác giả đã quyết định từ bỏ những thứ cứ ngỡ rằng thực sự cần thiết nhưng nếu “thanh lý” chúng đi thì cuộc sống bạn cũng không mấy ảnh hưởng gì. Nhà không rác của Bea Johnson có lẽ sẽ là một quyển sách mang đến bước ngoặt mới cho chúng ta. Zero Waste House (Nhà không rác) sẽ tiếp thêm động lực và sức mạnh giúp bạn đối mặt và vượt qua những thử thách trên hành trình đầy những khó khăn này. Việc bạn giải tán đi bớt những đồ đạc và tái chế không chỉ góp phần xây dựng một môi trường xanh sạch hơn mà còn giúp bạn hoàn thiện chính bản thân mình. Những việc bạn sắp sửa làm có thể sẽ gặp nhiều luồn ý kiến, có thể là đồng tình, cũng có thể là phản đối nhưng điều quan trọng là bạn cảm thấy như thế nào về những gì mình đã và đang làm thôi.

Sẽ có nhiều người nghĩ rằng, nếu chúng ta sử dụng ít đi nhưng nhà sản xuất cứ sản xuất hàng loạt thì việc họ đang làm thực sự có mang lại lợi ích không? Câu trả lời là có. Vì nhà sản xuất muốn hoạt động, mặc cho sản phẩm họ tốt nhưng thế nào nhưng cái họ cần nhất là người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm của họ, họ bắt buộc phải đưa ra nhận xét là tại sao? Và nếu muốn tiếp tục tồn tại, thì điều họ cần chính là sự thay đổi.

Tạo ra bao nhiêu rác không thực sự quan trọng. Quan trọng là bạn hiểu được tác động tiêu dùng của mỗi cá nhân tới môi trường và bắt tay vào hành động. Mọi người đều sẽ quen với những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của họ. Và mọi thay đổi dù nhỏ nhưng bền vững cũng đều có tác động tích cực đến hành tinh và xã hội loài người.

QUY TẮC 5R VÀ LỢI ÍCH CỦA LỐI SỐNG KHÔNG RÁC

5R là gì? Đó là Refuse (từ chối những gì bạn cần); Reduce (tiết giảm những gì chúng ta cần và không thể từ chối); Reuse (tái sử dụng những gì chúng ta tiêu thụ, không thể từ chối hoặc không thể tiết giảm); Recycle (tái chế những gì không thể từ chối, không thể tiết giảm hoặc không thể tái sử dụng); Rot (ủ phân những gì còn lại).

1. Refuse

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta bắt đầu mua sắm từ khi bước ra khỏi cửa nhà. Và thực sự khó từ chối khi chúng đã có mặt trước khi bạn muốn từ chối nó. Chính sự chấp nhận theo kiểu bị áp đặt này đang gián tiếp nói với nhà sản xuất “tiếp tục sản xuất nữa đi”. Chúng ta mất vài giây để nhận tờ rơi, túi nilong đứng những thứ bạn cần nhưng chúng ta đã mất bao lâu để thực hiện quá trình tiêu hủy hay tái chế?

Trong xã hội khi bạn chính là người nắm mọi quyền vận hành, bạn sẽ có nhiều cách để từ chối, và dưới đây là 4 đề xuất mà tác giả muốn gửi đến các bạn:

– Nhựa dùng một lần

– Tặng phẩm

– Thư rác

– Những hành vi không bền vững.

Có lẽ, với chúng ta việc từ chối có lẽ sẽ là việc làm khó khăn nhất. Bạn phải hiểu rằng từ chối không phải là cách để bạn tự mình tách biệt với xã hội. Nó là cách để bạn nhìn nhận lại những ngày qua bạn đã và đang tiêu thụ như thế nào. Từ chối cũng là một khái niệm dựa trên sức mạnh của tập thể: nếu tất cả chúng ta đều từ chối thì chúng sẽ không còn tồn tại.

2. Reduce

Tiết giảm sẽ giải quyết những vấn đề cốt lõi ở hiện tại, đưa bạn đến lối sống tối giản, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, trải nghiệm thay vì vật chất. Việc bạn cần làm là đánh giá lại những tiêu dùng trong quá khứ, nhận định xem cái gì là cần thiết, còn không thì hãy thẳng tay thanh lý chúng ngay đi. Chính việc tinh giảm này sẽ giúp tạo thói quen mua sắm tốt hơn, nó ủng hộ bạn việc chia sẻ hơn đến cộng đồng, và là một công cụ giúp bạn quản lý lối sống Không rác. Giảm thiểu các hoạt động hỗ trợ và dẫn đến tiêu dùng, cũng như Khống chế những tiêu dùng hiện tại và tương lai về cả số lượng và phạm vi.

3. Reuse

Việc tinh giảm đồ đạc đến mức đáp ứng được những nhu cầu thực sự của bản thân sẽ giúp bạn kiểm soát được số lượng đồ cần tái sử dụng. Có rất nhiều người hiểu nhầm rằng tái sử dụng là dùng lại tất cả mọi thứ, và gia đình bạn trở thành mội bãi phế liệu. Thật chả ai muốn thế phải không? Xin đừng bóp méo ý nghĩa của Tái sử dụng, Việc bạn tái sử dụng là một cách để bạn loại bỏ đi thói quen tiêu dùng lãng phí bằng việc mua sắm các đồ có thể tái sử dụng, và hạn chế tối thiểu nhất việc sử dụng đồ một lần. Và chính việc làm này đang giúp chúng ta tránh làm kiệt quệ nguồn tài nguyên, và hãy kéo dài tuổi thọ của những sản phẩm tiêu dùng.

4. Recycle

William McDonougn đã từng nói trong Cradle to Cradle:

Tái chế là liều thước aspirin giảm đau, hạ sốt cho cơn tiêu dùng quá độ của những đám đông nguy hiểm.

Tái chế giúp Trái đất tiết kiệm năng lượng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chuyển hướng vật liệu rẽ ngang khỏi bãi chôn rác và tạo ra nhu cầu cho vật liệu tái phục hồi.

5. Rot

Đây là một quy trình tái chế đơn thuần từ thiên nhiên bằng cách ủ phân tại nhà. Nó sẽ tạo điều kiện lý tưởng và đẩy nhanh quá trình xử lý chất thải nhà bếp và sân vườn, góp phần giảm thiểu việc vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp. Và thành quả là chất đất phì nhiêu màu mỡ. Việc ủ phân còn mở ra cho chúng điều kỳ diệu. Chúng ta sẽ từng bước hiểu rõ và cảm nhận vạn vật xung quanh, sự vận hành của thế giới tự nhiên.

Bàn quá nhiều về lối sống Không rác, vậy lợi ích của nó mang lại là gì?

Tài chính

Sau đây sẽ là 10 lợi ích tài chính mà lối sống này mang lại:

1. Cắt giảm tiêu thụ

2. Giảm chi phí tiêu thụ, bảo trì, sửa chữa

3. Loại bỏ nhu cầu mua đồ dùng một lần và tăng thêm khoản tiết kiệm không hề nhỏ.

4. Khuyến khích mua hàng không đóng gói.

5. Giảm chất thải rắn giúp giảm thiểu chi phí xử lý chất thải.

6. Không cần mua túi đựng rác.

7. Tạo thói quen xem trọng chất lượng hơn số lượng, do đó có thể nâng cao giá trị chi tiêu của đồng tiền.

8. Tăng cường lối sống lành mạnh giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe.

9. Khuyến khích việc bán đồ đạc chưa qua sử dụng và cho thuê đồ đạc ít sử dụng để sinh lời.

10. Tăng thêm lựa chọn bán đồ tái chế trực tiếp cho cơ sở phục hồi vật liệu địa phương và ủ phân phục vụ trồng trọt gia đình.

Sức khỏe

Để cải thiện sức khỏe tổng thể cho gia đình bạn thì dưới đây sẽ là 10 lời khuyên hữu hiệu:

1. Không khuyến khích mua bao bì và các sản phẩm làm từ nhựa, từ đó giảm rủi ro liên quan đến mối lo ngày càng tăng về việc nhựa ngấm vào thực phẩm ta ăn hằng ngày.

2. Khuyến khích tái sử dụng giúp giảm thiểu khí thải vì các sản phẩm đã qua sử dụng.

3. Thúc đẩy mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm sạch.

4. Khuyến khích mua đồ tái chế, giảm nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại khi sử dụng dụng cụ nhà bếp chống dính loại không thế tái chế.

5. Sử dụng các liệu pháp và sản phẩm tự nhiên để làm sạch nhà cửa, giảm nguy cơ tiếp xúc với hóa chất có nguồn gốc không rõ ràng.

6. Khuyến khích nếp sống tối giản.

7. Tăng cường hoạt động ngoài trời.

8. Khuyến khích mua thực phẩm toàn phần.

9. Hạn chế tiếp xúc với phương tiện truyền thông, giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm không lành mạnh.

10. Giúp thực hiện chế độ ăn kiêng hiệu quả bằng việc hạn chế sử dụng thịt.

Thời gian

Với lối sống tối giản Nhà Không Rác, bạn sẽ tìm thấy một khoảng thời gian thất lạc và bắt đầu tận dụng chúng hiệu quả hơn. Và bây giờ chính là lúc bạn tận hưởng cuộc sống của chính mình. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những điều cần thiết, làm những việc bạn đang thực sự quan tâm.

Tôi nhận ra rằng vật chất chính là thứ đưa chúng ta xa khỏi nguồn gốc của chính mình và thiên nhiên. Thời điểm hiện tại khi dành nhiều thời gian với thiên nhiên, tôi không còn coi sự sống của mẹ Trái đất là một điều đương nhiên, niềm tin tâm linh của tôi đã được tái sinh.

Vậy còn chần chừ gì mà không bắt tay vào thực hiện nhỉ?

Khi đọc quyển sách này, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ tác giả. Song, bạn vẫn chưa biết thực hiện như thế nào? Đừng lo lắng nhé. Để một người thích ứng với một điều mới mẻ thực sự không dễ dàng gì. Tất cả đều có quá trình:

Từ mơ hồ không biết mình phải làm gì và bắt đầu từ đâu, rồi thông qua truyền thông, bạn bắt đầu nhận thức được mình đã và đang làm có tác động như thế nào đến môi trường và chính điều đấy thôi thúc bạn hành động (điều mà tác giả và mọi người mong muốn). Thế nhưng, chính sự nhận thức kèm với hành động đã khiến mọi người hoài nghi và bàn tán, bạn cảm thấy khó chịu khi những người xung quanh cứ làm những việc mà bạn đang cố tránh né. Và từ đúng nhất cho thời điểm này chính là sự cô lập. Cô lập ở đây không mang theo ý nghĩa tiêu tích và cũng chính là một cách thay đổi nhận thức của mọi người. Khi họ hoài nghi về những gì bạn làm, thì hãy để thời gian trả lời tất cả. Chỉ với lòng tự tin và kiên định của mình. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ thành công và hạnh phúc đón nhận hạnh phúc của thành quả.

Sẽ mất rất nhiều thời gian để loài người thay đổi lối tư duy hiện tại, hiểu được Lối sống Không Rác là như thế nào? Nó không hề lấy đi niềm vui tận hưởng cuộc sống của bạn mà ngược lại nó sẽ mang đến nhiều điều ý nghĩa hơn rất nhiều. Tác giả cho rằng Lối sống này hiện tại sẽ là một chiến lược quản lý nguồn rác thải, còn với thế hệ tương lai thì nó chính là một cơ hội kinh tế. Trước mắt tôi hiện giờ là một thế giới “xanh” khi:

Mọi gia đình đi chợ với chiếc túi vải, bình đựng, hoặc túi xách; các siêu thị sẽ không đóng gói sẵn thành từng phần và bán mọi thứ theo cân; phòng ăn và tủ lạnh sẽ được lấp đầy bằng bình và hũ thủy tinh; xu hướng dùng đồ cũ sẽ thịnh hành, con người sẽ học cách chia sẻ đồ đạc cá nhân, ít phụ thuộc vào vật chất hơn, cũng như sức khỏe sẽ dần được cải thiện.

Điều ấn tượng nhất với Nhà không rác chính là thiết kế cũng như loại giấy mà nhà xuất bản đã sử dụng. Nó khiến tôi hoài niệm rất nhiều về rất nhiều năm về trước. Cái thời mà thuốc tẩy trắng chưa có hoặc chưa được thịnh hành, những trang giấy ngả nâu vàng và thơm mùi của “tự nhiên” khiến tôi thực sự thích thú.

Không chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu lượng rác thải mà Lối sống Không Rác còn hướng tới việc tận hưởng những niềm vui giản dị, tiêu thụ các thực phẩm sạch của địa phương, tham gia vào cộng đồng và đơn giản hóa cuộc sống để dành chỗ cho những điều thực sự có ý nghĩa.

Quá khứ hay tương lai quan trọng hơn? Gia tài bạn để lại là gì?

Bạn và tôi cùng hành động, kêu gọi mọi người xung quanh hành động, và luôn nhớ rằng hướng dẫn cho bọn trẻ điều mà bạn đang làm, lợi ích của nó mang lợi để chúng hiểu được rằng những việc chúng ta đang cùng nhau làm không chỉ vì cuộc sống hiện tại mà còn vì các con, vì tương lai của toàn nhân loại.

Nhà là nơi bão dừng sau cánh cửa. Chúng ta – những ông bố, bà mẹ, những công nhân của xã hội – có quyền, bổn phận và sức mạnh để mang lại sự thay đổi tích cực cho thế giới thông qua những quyết định nhỏ cho những thay đổi lớn.

Mua sách Nhà Không Rác ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nhà Không Rác” khoảng 76.000đ đến 105.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nhà Không Rác Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nhà Không Rác Tiki tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nhà Không Rác Fahasa” tại đây

Đọc sách Nhà Không Rác ebook pdf

Để download “sách Nhà Không Rác pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc comment Email phía dưới để nhận link tải sách, đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 nhé.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 24/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

17 Replies to “Nhà Không Rác”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *