Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương

Giới thiệu sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương – Tác giả Seigaku

Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương

Seigaku là một tăng lữ. Tăng lữ, nghĩa là để chỉ những thiền sư đặt chân tới khắp mọi miền, gửi gắm tới người dân tư tưởng của Thiền học. Tăng lữ giống như những áng mây đang trôi trên vòm trời rộng lớn, giống như dòng nước đang chảy xiết trên những con sông trải dài tới tận cuối chân trời. Hiện tác giả đang sống tại Berlin, Đức. Ông đã và đang truyền đi những tư tưởng của Thiền học tới những người mà ông có cơ hội gặp gỡ, như một nhân duyên mà ông trời ban tặng.

Tọa lạc tại thành phố Fukui, Nhật Bản, thiền viện Eihei là một trong hai thiền viện lớn nhất của phái Thiền ở Nhật Bản. Thiền viện là nơi tu hành và truyền dạy những triết lý của phái Thiền, do thiền sư Dogen (Đạo Nguyên Hy Huyền) thành lập vào năm 1246. Bản thân tác giả đã từng may mắn có cơ hội được tu hành tại thiền viện Eihei. Trong suốt quãng thời gian ấy, một trong những việc để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong Seigaku chính là “Nghi thức dùng bữa”. Trước khi đến với thiền viện Eihei, tâm trí tác giả vẫn luôn nhận thức rõ ràng sự quan trọng của bữa ăn. Ấy nhưng, sự khéo léo và nhiệt thành quy tụ trong nghi thức dùng bữa được truyền lại từ đời này qua đời khác tại thiền viện Eihei thực sự vượt ra ngoài những gì mà Seigaku có thể tưởng tượng.

Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay được tạo ra để bạn có thể áp dụng nghi thức dùng bữa được thực hiện như một lẽ đương nhiên tại thiền viện Eihei vào trong cuộc sống hiện đại. Bằng cách đó, các bạn, những độc giả, sẽ có được một trái tim tràn đầy hứng khởi, một cuộc đời dồi dào sinh lực.

Seigaku đã tổng hợp những nghi thức dùng bữa được truyền lại và thực hiện tại thiền viện Eihei hơn 700 năm vào cuốn sách này. Seigaku tin, bất cứ ai trên thế giới cũng đều có thể thực hiện được nghi thức dùng bữa tuyệt vời tại thiền viện Eihei. Sau khi ăn xong là đến dọn dẹp. Xong bước dọn dẹp sẽ kết thúc toàn bộ. Đây là cách dùng bữa có hiệu quả vô cùng lớn. Từng hành động tuyệt đẹp không có lấy một cử chỉ thừa thãi của sư thầy cao niên bày biện bàn ăn tựa như một màn trình diễn nghệ thuật đầy tinh tế.

Có lẽ, có nhiều người chỉ cần nghe thấy từ “nghi thức” là sẽ liên tưởng tới những việc làm phiền phức và rắc rối. Thú thực, ban đầu bản thân tác giả cũng từng mang ý nghĩ như vậy. Ấy thế mà, khi tự mình thử thực hiện những nghi thức ấy, mọi thành kiến mà trước đó ông áp đặt, đã bị phủ quyết hoàn toàn.

Từ những quy tắc quen thuộc tới mức người Nhật Bản nào cũng biết như “Bát cơm đặt ở bên trái, súp miso đặt ở bên phải” cho đến những quy định mà nghe qua, ta thấy rất buồn cười: “Không được nhét nhiều thức ăn tới mức phồng mang trợn má” hay “Không được nhìn vào phần cơm của người khác,” “Không được chất đầy bát cơm giống như đỉnh núi”, trong khoảng thời gian được những sư thầy khác hay trụ trì hướng dẫn, Seigaku đã bắt chước và thực hành theo với tinh thần rất nghiêm túc. Cuối cùng, kết quả mà ông nhận được, đó là một điều kỳ diệu. Cho dù chỉ là cơm trắng bình thường thôi, nó cũng mang hương vị ngon tuyệt, vị ngon mà trước nay Seigaku chưa từng được nếm qua. Mặc dù chỉ là cố gắng điều khiển cơ thể theo khuôn mẫu đã được sắp xếp trước, nhưng bản thân lại có thể học được nghi thức một cách tự nhiên, hơn nữa, tác giả lại cảm thấy thư thái giống như linh hồn đang được gột rửa. Cảm giác này không chỉ một mình người thực hiện cảm thấy như vậy, mà tất cả những người quan sát cũng thấy quá đỗi ngạc nhiên khi tâm trạng của mình trở nên nhẹ nhõm. Nghi thức này thực sự đã được chào đón nồng nhiệt.

Tất cả những nghi thức được giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn sách này không phải là những bí quyết đặc biệt hay hiếm có, mà ngược lại, thậm chí có thể chúng là những việc làm “đương nhiên” mà trước đây, bạn đã từng nghe thấy từ người ông, người bà của mình. Chính bởi thế nên cho dù là quán bar hay nhà hàng ở Đức, quán giải khát, quán nhậu ở Nhật Bản đi chăng nữa, tại bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ ai trên thế giới này cũng đều có thể dễ dàng thực hiện, mà không gặp phải khó khăn. Chỉ bằng cách thực hiện nghiêm túc và cẩn thận từng điều từng điều “như lẽ dĩ nhiên” ấy, bạn sẽ nhận được một sự thay đổi đến đáng ngạc nhiên.

Tác giả Seigaku mong rằng bạn đọc có thể nhân cơ hội này, biến những nghi thức trong ăn uống mà trước nay dù có biết cũng không thể thực hiện được, trở thành thói quen của bản thân.

Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương
Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương
  • Mã hàng: 8936037710365
  • Tên Nhà Cung Cấp: Thái Hà
  • Tác giả: Seigaku
  • Minh họa: Kikue Tamura
  • Người Dịch: Hương Linh
  • NXB: NXB Lao Động
  • Trọng lượng: (gr) 250
  • Kích thước: 13 x 19
  • Số trang: 220
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương

Đánh giá Sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương
Đánh giá Sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương

1 Khi nhìn thấy bìa cuốn sách này và đọc được bài cảm nhận ngắn về nó, tôi biết ngay mình nhất định phải mua nó. “Học ăn học nấu, thẩm thấu yêu thương” không phải một cuốn sách dạy nấu ăn (dù trong sách có vài công thức nấu ăn), nội dung sách là lời kể của Thiền sư Seigaku về “nghi thức dùng bữa” trong Thiền viện Eihei (Nhật Bản). Hầu như phần quan trọng nhất trong sách là kể chuyện ăn uống của các tăng lữ trong Thiền viện, qua đó nêu lên những bài học cuộc sống, những triết lý sống mà tác giả đã giác ngộ được. Nghe có vẻ rất kỳ lạ, chuyện ăn uống phàm tục lại kết hợp với đời sống tu Thiền thanh cao thoát tục, nhưng qua quyển sách này độc giả sẽ nhận ra và hiểu rõ mối liên kết khít khao và kỳ diệu giữa hai việc này.

2 Đọc cuốn sách này, có thể nhiều người sẽ cho rằng “nghi thức dùng bữa” của Thiền viện là quá nhiêu khê rắc rối, người bình thường không thể làm theo, đang đói muốn chết mà còn phải quỳ cầu nguyện và cúi lạy chín lần để cảm ơn cho bữa ăn ít ỏi mình nhận được vân vân… Nhưng tôi nghĩ mình đã hiểu được phần nào nguyện vọng của tác giả Seigaku khi truyền đạt lại nghi thức dùng bữa này trong một quyển sách. Nguyện vọng ấy đã được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sách đến nỗi tôi chắc chắn sẽ nhớ lâu đến mấy mươi năm nữa: “Cho dù chỉ là việc nhỏ và đơn giản đi nữa, chỉ cần thay đổi cách nhìn dành cho việc dùng bữa, thế giới trước mắt mà bạn vẫn cảm thấy dường như nó quá rộng lớn và đầy rẫy những khó khăn, sẽ thay đổi hoàn toàn”. Tôi cho rằng ý chính mà tác giả muốn nói là mong mọi người ăn uống chậm rãi với lòng trân trọng và biết ơn. Biết ơn đến cả cái chén gỗ, cái giẻ lau bàn sau khi ăn, cái thùng rác trong bếp, biết ơn những người mình không biết mặt đã nuôi trồng nên thực phẩm trên bàn ăn của mình, biết ơn những người đã đi chợ, nấu và dọn cho mình những bữa ăn nóng sốt đầy đủ dinh dưỡng… Khi tràn ngập lòng biết ơn và tận hưởng những điều tưởng như bình thường nhất, tâm của ta sẽ tìm được chút an yên giữa cuộc đời giông bão này.

3 “Học ăn học nấu, thẩm thấu yêu thương” không phải là một trong những cuốn sách hay nhất tôi từng đọc, cũng không phải một trong những cuốn sách tôi thích nhất, nhưng nó sẽ được xếp vào một trong những cuốn đã bước vào đời tôi đúng thời điểm nhất, lúc tôi cần nó nhất. Cuốn sách này giống như một vị Thiền sư xa lạ với ánh mắt nhân từ thấu hiểu đã đến bên cạnh và cho tôi những lời ủi an khi tôi cảm thấy trống rỗng (trống rỗng như lúc Santiago biết Kim Tự Tháp nằm cách cậu mấy ngàn km sa mạc). Cuốn sách nhỏ chỉ có 220 trang nhưng bìa cứng và có sợi dây đỏ đánh dấu trang, bên trong có những nét vẽ minh họa dễ thương và dễ hiểu của Kikue Tamura. Tôi nghĩ “nghi thức dùng bữa” này cũng giống như tu thiền, ta có thể thực hành suốt nhiều năm tháng nhưng vẫn thấy không có gì thay đổi, nhưng trong lúc ta không hay biết, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đã thấm sâu vào bản chất của ta, đến một lúc nào đó khi ta giác ngộ, thì ta đã hoàn toàn thoát khỏi những điều cũ kỹ buồn phiền và trở thành một phiên bản mới tốt hơn, biết cách hài lòng và tha thứ cho chính mình.

4 Cuốn sách Học ăn học nấu, thẩm thấu yêu thương này đặc biệt từ cái tên chuyển ngữ tiếng Việt vần vè khá dễ thương. Thiền sư Seigaku miêu tả cho chúng ta biết cung cách sinh hoạt ăn uống tại Thiền viện Eihei, một nếp sinh hoạt đúng giờ giấc, hành vi đến nỗi trở thành các “nghi thức” – từ mà nhiều người sẽ cảm thấy bị gò bó nặng nề hay bày vẽ mất công. Nhưng thực ra đó chỉ là những động tác, thói quen gọn gàng, kỹ lưỡng, không hề cầu kỳ khi ăn uống, để tập cho chúng ta ăn đúng bữa, đúng chất, không thừa không thiếu. Có lẽ tinh thần sẽ thật sự được thư thái, nhẹ nhõm khi ăn đủ, ăn chậm, khi chúng ta không vội vã, không ôm đồm, dành ra một khoảng thời gian tĩnh tâm trong khi ăn, trước lúc ngủ. Cuộc sống hiện đại khiến người ta khó đạt được sự từ tốn tử tế, không tự tay nấu được một bữa cơm, không ăn được một bữa ăn quá vài mươi phút, nhưng dù không thường xuyên, thi thoảng cũng nên chậm lại như các vị tăng lữ, để có thể cảm nhận bản thân mình tĩnh tại. Sách bìa cứng, minh họa nét trắng đen dễ thương, cùng bộ với cuốn Dọn nhà dọn cửa, gột rửa trái tim…

5 Ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy bìa cuốn sách này và đọc được bài cảm nhận ngắn về nó, tôi biết ngay mình nhất định phải mua nó. “Học ăn học nấu, thẩm thấu yêu thương” không phải một cuốn sách dạy nấu ăn (dù trong sách có vài công thức nấu ăn), nội dung sách là lời kể của Thiền sư Seigaku về “nghi thức dùng bữa” trong Thiền viện Eihei (Nhật Bản). Hầu như phần quan trọng nhất trong sách là kể chuyện ăn uống của các tăng lữ trong Thiền viện, qua đó nêu lên những bài học cuộc sống, những triết lý sống mà tác giả đã giác ngộ được. Nghe có vẻ rất kỳ lạ, chuyện ăn uống phàm tục lại kết hợp với đời sống tu Thiền thanh cao thoát tục, nhưng qua quyển sách này độc giả sẽ nhận ra và hiểu rõ mối liên kết khít khao và kỳ diệu giữa hai việc này.

Review sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương

Review sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương
Review sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương

Hạnh phúc được góp nhặt từ những điều nhỏ bé tuy bình thường nhưng không hề tầm thường. Việc ăn uống tưởng chừng chỉ là một hoạt động bình thường được lặp lại hàng ngày. Chúng ta nấu ăn và dùng bữa như một công việc bình thường hàng ngày để sống và tồn tại. Với nhịp sống hối hả, nhiều người trong chúng ta chọn cho mình lối sống nhanh để có thể cân bằng cuộc sống mà bỏ qua những điều ý nghĩa. Hãy để “Học ăn học nấu. Thẩm thấu yêu thương” giúp bạn có cái nhìn nhận khác về việc nấu ăn và ăn uống.

Đôi nét về tác giả

Seigaku là một tăng lữ. Tăng lữ, nghĩa là để chỉ những thiền sư đặt chân tới khắp mọi miền, gửi gắm tới người dân tư tưởng của Thiền học. Tăng lữ giống như những áng mây đang trôi trên vòm trời rộng lớn, giống như dòng nước đang chảy xiết trên những con sông trải dài tới tận cuối chân trời. Hiện tác giả đang sống tại Berlin, Đức. Ông đã và đang truyền đi những tư tưởng của Thiền học tới những người mà ông có cơ hội gặp gỡ, như một nhân duyên mà ông trời ban tặng.

Cảm nhận về sách

“Học ăn học nấu. Thẩm thấu yêu thương” gồm 3 chương xoay quanh vấn đề các nghi thức trong ăn uống của các tăng lữ tại thiền viện Eihei nơi mà tác giả đã từng được may mắn đặt chân đến Nhật Bản để tu hành tại đây. Cùng với đó là những chân lý của cuộc đời được tác giả khám phá và tích lũy trong quá trình tu hành.

Các nghi thức ăn uống của các tăng lữ tại thiền viện Eihei.

Các nguyên tắc trong ăn uống của các tăng lữ tại thiền viện Eihei sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Tại đây việc ăn uống hàng ngày của các tăng lữ được thực hiện theo một nghi thức nhất định. Ăn uống không phải là việc lắp đầy dạ dày trống rỗng cồn cào vì đói bụng. Các tăng lữ tiết chế cái tôi xuống mức thấp nhất để có thể hòa hợp cùng với mọi người. Thay vì dùng từ “ăn” thì họ dùng từ “thưởng thức”. Việc được ban phát thức ăn khiến họ trân trọng từng bữa ăn và thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính jounin (người phát thức ăn cho các tăng lữ). Chỉ bằng việc ăn uống cùng người khác, cảm giác đoàn kết sẽ tăng lên, một trái tim đang nóng giận cũng vì thế mà dịu xuống. Không quá nhanh, không quá chậm, ăn để hài hòa với đối phương, cẩn thận và chăm chút cho cách sắp xếp dụng cụ dùng bữa… Sự sở hữu không gian tĩnh lặng mà việc im lặng mang tới chính là sự thông tuệ vượt qua cả không gian và thời gian mà nhà sư truyền lại cho chúng ta.

Nghi thức nấu ăn – không chỉ để ăn mà còn duy trì và hỗ trợ việc dùng bữa.

Thiền sư Dogen từng nói: khi nấu ăn, ta cần ba chữ tâm: “Hỷ tâm – Lão tâm – Đại tâm”

“Hỷ tâm” tức là trái tim hạnh phúc với số mệnh đã an bài.

“Lão tâm” là tấm lòng của người mẹ đối với những đứa con đã sinh ra.

“Đại tâm” là trái tim không phân biệt, không thiên vị. Đừng coi túi đựng đồ mua trong siêu thị là thứ bỏ đi còn chiếc túi của nhãn hiệu cao cấp Prada là món đồ quý giá.

Chân lý muôn màu của cuộc đời gói gọn ở ba chữ tâm. Hơn hết cái nhìn về việc nấu ăn cũng làm chúng ta trân trọng hơn bao giờ hết. “Hỷ tâm” dạy chúng ta cách kiên nhẫn và biết ơn những gì mà số mệnh mang lại để sống một cuộc đời vừa đủ hạnh phúc.

“Lão tâm” dạy chúng ta cách quan tâm những thứ nhỏ nhặt nhất như cách mà người mẹ vẫn hay làm với những đứa con nhỏ của mình. Với những nghi thức ăn uống khó khăn nhưng với tình yêu dành cho gia đình bạn chắc chắn sẽ làm được nên những món ăn dạt dào tình yêu thương.

“Đại tâm” dạy chúng ta sống bình đẳng với tất cả mọi người, mọi đồ vật. Tiếp nhận mọi sự trong bình đẳng với tấm lòng bao dung khiến chúng ta hài lòng và xa rời cuộc sống xa hoa, vật chất không cần thiết.

Bữa ăn thay đổi – Tất cả mọi thứ sẽ thay đổi.

Nhắc đến nguyên tắc chúng ta ắt hẳn nghĩ ngay đến sự rườm rà, khó khăn. Nhưng so với cuộc đời đầy những cám dỗ, nếu không sống theo những nguyên tắc thì liệu chúng ta có thể tiết chế được cái tôi xuống và sống được một cuộc đời đáng sống không? Sống theo những nguyên tắc không phải là chọn cho bản thân một cuộc sống gò bó mà đó chính là việc coi trọng sự tồn tại của mọi thứ xung quanh và bạn sẽ tìm thấy sự tự do, yên bình trong những nguyên tắc đấy. Cố gắng điều chỉnh việc dùng bữa hàng ngày sẽ giúp bạn có được sự hài hòa với các đồ vật xung quanh và có một cuộc sống tràn đầy sinh lực.

Coi trọng việc ăn uống giúp chúng ta tràn ngập niềm vui trong tâm hồn, hài hòa được với tự nhiên và gắn kết các thành viên trong gia đình hay những người bạn dùng bữa cùng. Sự tôn trọng với vạn vật giúp bạn hướng tới cuộc sống thiện lành cho dù là bạn làm công việc nhỏ như thế nào đi nữa cũng sẽ khiến trái tim thật thanh thản.

Các trích dẫn ý nghĩa trong sách

Hàng ngày đối mặt với bản năng, hãy kiềm chế cơ thể và trái tim để rồi cuối cùng có thể thực hiện được công việc “ khó nhằn” giống như một con người với khả năng áp chế cái tôi tuyệt diệu.

Chúng ta, tất thảy đều tuân theo trọng lực, những nguyên tắc của tự nhiên. Thiên nhiên, dù thế nào đi nữa, cũng không tồn tại một thứ gì đó mà đáng ra không cần đến. Để hấp thụ và tắm ánh nắng mặt trời, lá cây sẽ đâm chồi nảy lộc tại vị trí mà đúng như nguyên tắc mà thiên nhiên đặt ra, những con cồn trùng vỗ đôi cánh tuyệt đẹp bay tới đậu trên hoa trái.

Khi biết được sự tồn tại của hương vị thanh nhẹ và coi trọng nó, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ẩn giấu tận sâu bên trong từng món ăn, hương vị thanh nhẹ, không quá mạnh mẽ, nhưng nó là hương vị mà vốn dĩ các nguyên liệu mang lại trong mình. Trải qua một thời gian dài, hương vị thanh nhẹ đó để lại dư âm trong bạn. Tôi tin tưởng, rồi mọi người sẽ có thể tìm thấy được sức hấp dẫn của hương vị thanh nhẹ mà bấy lâu vẫn ẩn giấu xung quanh ta. Hương vị ngon lành thực sự ấy tuyệt đối không phải là thứ làm thức tỉnh tính tham lam của con người.

Khi no bụng, con người ta sẽ biết đến lễ tiết.

Mọi hành động thông thường mà ai cũng sở hữu như ăn, uống, bài tiết, nếu tất cả mọi người cùng có thể thông hiểu, thì cho dù có tranh cãi, rồi mọi người sẽ cảm thấy sự đủ đầy tràn ngập trong tâm hồn, sống một cuộc đời khỏe mạnh.

Mua sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương” khoảng 60.000đ đến 66.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương Fahasa” tại đây

Đọc sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương ebook pdf

Để download “sách Học Ăn, Học Nấu, Thẩm Thấu Yêu Thương pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *