Con Bạc – F.M. Dostoievski

Giới thiệu sách Con Bạc – F.M. Dostoievski – Tác giả F.M. Dostoievski

Con Bạc – F.M. Dostoievski

Con Bạc nằm trong khuôn khổ seri “Cuộc Đổ Bộ Của Chàng Dostoievski” trong hình dạng ba cuốn sách bìa giống hệt nhau, chỉ khác nhau tên sách, bao gồm: Con Bạc, Người Chồng Vĩnh Cửu, Chàng Ngốc Hữu Ích.

Với nguyên mẫu trực tiếp của một con người đã phát triển đa dạng, nhưng nhiều mặt lại chưa hoàn chỉnh, không tin gì, nhưng lại không dám không tin, chống lại quyền lực nhưng lại sợ quyền lực. Anh ta tự huyễn hoặc mình rằng ở nước Nga anh ta chẳng có việc gì làm và vì thế anh ta chỉ trích gay gắt những người từ trong nước Nga kêu gọi ngoại kiều Nga về nước.

Vấn đề chính là ở chỗ tất cả những tinh túy cuộc sống của anh ta: sức mạnh, niềm hăng say, lòng dũng cảm lại đổ vào trò chơi rulet. Anh ta là con bạc, nhưng không phải con bạc tầm thường, cũng như tên hiệp sĩ keo bẩn của Pushkin không phải là tên keo bẩn tầm thường. Anh là nhà thơ có đẳng cấp riêng biệt, nhưng vấn đề là ở chỗ chính anh lại xấu hổ với thơ anh, bởi vì anh cảm thấy sâu sắc cái thấp hèn của loại thơ ấy, mặc dù nhu cầu phiêu lưu đã làm tăng phẩm giá cho anh trong con mắt của chính anh. Toàn bộ câu chuyện là chuyện anh chơi rulet ở các sòng bạc đến năm thứ ba.

Con Bạc
Con Bạc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Con Bạc – F.M. Dostoievski
  • Công ty phát hành NXB Văn Học
  • Tác giả: F.M. Dostoievski
  • SKU 2518490026700
  • Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học

2. Đánh giá Sách Con Bạc – F.M. Dostoievski

Đánh giá Sách Con Bạc - F.M. Dostoievski
Đánh giá Sách Con Bạc – F.M. Dostoievski

1 Thực lòng mình cũng không hiểu lắm thông điệp của câu chuyện này. Có lẽ nói về tâm lý của con bạc. Theo mình thấy từ cuốn tiểu thuyết này, Nghiện cờ bạc thì không dứt ra được và cũng không giàu được. Vì thâng bạc sẽ làm mình thích thú tiêu xài và sẽ làm nghiện chiến thắng đó — kiếm tiền một cách dễ dàng. Nhưng sau đó lại thua. Thua nhiều. Nhưng người ta không dứt ra được. Vì ngta tin chỉ cần thắng một lần thôi… Có nhiều điều thú vị khác nữa trong cuộc sống của những người quý tộc trong truyện… Bên cạnh đó thì cuốn sách này bìa cứng, hơi nặng và so với độ dày sách. Không hợp với kiểu của mình. Sách in vẻ cầu kỳ nhưng mình thấy không cần thiết.

2 Vẫn là những diễn biến tâm lý phức tạp, những nhân vật đồng bóng, những bế tắc nội tâm như tất cả các tác phẩm của ông. Con bạc còn mang một nhịp điệu dồn dập suốt từ đầu đến cuối truyện. Viết những lời ca ngợi tác phẩm của Dostoevsky có lẽ là quá thừa vì những ai đã từng đọc hết bất kỳ một tác phẩm nào đó của ông thì chắc chắn sẽ quay lại với các tác phẩm khác của ông. Mình cũng là một fan của Dostoevsky, ngoài sưu tầm đầy đủ các tác phẩm được dịch ra tiếng Việt của ông qua các bản dịch khác nhau các thời kỳ, các nguyên tác tiếng Nga hoặc bản dịch Anh, Pháp đều có dù ngoại ngữ chỉ thuộc loại làng nhàng. Với Con bạc mình đã có một bản dịch tiếng Việt từ năm sáu mấy trong miền Nam so với bản dịch lần này không khác nhiều, tuy nhiên về hình thức loạt sách Dostoevsky in lần này tuy là bìa cứng, giấy trắng, chất lượng in tốt nhưng khổ sách quá lớn không tiện đọc nhất là với các truyện vừa thì khỏi sách này lại càng không hợp lý, mong nhà xuất bảng rút kinh nghiệm cho các ấn bản sau.

3 Sách trình bày đẹp, ngay từ đầu đọc đã thấy thích tác giả, đoạn sau hội thoại lẫn nhiều tiếng Pháp, vừa đọc vừa coi chú thích nên ko hơi khó bắt kịp câu chuyện. Có một số chỗ đọc chưa rõ ý. Ai đầu tư chứng khoán suốt ngày dán mắt vào bảng điện tử sẽ rất đồng cảm với con bạc trong truyện =))).

4 Bìa cứng in màu và giấy rất đẹp, dùng rất thích. Có điều cuốn này hơi ngắn và ko có cuốn “Tội ác và trừng phạt” kiểu tương tự

Review sách Con Bạc – F.M. Dostoievski

Con Bạc
Con Bạc

Fyodor Mikhailovich Dostoevsky (1821- 1881), sinh ngày 11.11.1821, là nhà văn nổi tiếng người Nga.

Cùng với Gogol, L. Toystol, ông được xem là một trong ba văn hào vĩ đại của Nga thế kỉ 19.

Dostoevsky sinh tại thành phố Moscow, là con trai thứ hai trong 7 người con của ông Mikhail, một bác sĩ quân y được biệt phái qua phục vụ tại Bệnh Viện Maryinski chuyên chữa trị các người nghèo. Ông Mikhail là một con người cứng rắn, thẳng thắn trong khi bà mẹ lại có bản tính trái ngược, bà ta rất thụ động, tử tế và rộng lượng. Các sự kiện của gia đình quý tộc xa xưa này với cha mẹ có một vùng đất và hơn một trăm nông nô, đã là hình ảnh của các nhân vật với các bản tính thái cực trong các cuốn tiểu thuyết của Dostoevsky sau này.

Trong thời gian Fyodor đi học xa nhà, ông Mikhail đã bị giết chết do các nông nô trong vùng nổi loạn và hình ảnh giết người bất ngờ và tàn bạo này luôn luôn ám ảnh Fyodor Dostoevsky khiến cho các tác phẩm của ông thường dùng đề tài là các tội ác. Và vào cuối cuộc đời, cái chết của người cha đã là căn bản cho tác phẩm danh tiếng Anh Em Nhà Karamazov.

Fyodor Dostoevsky rất yêu thích văn chương. Vào tuổi 25, Fyodor đã cầm bút, sáng tác ra cuốn tiểu thuyết đầu tiên với tên là Những kẻ bần hàn xuất bản vào năm 1846. Đây là một câu chuyện tình cảm mô tả một cách bóng bẩy các cảnh tàn phá của kiếp nghèo. Cuốn truyện này đã được các nhà phê bình khen ngợi, đặc biệt là Vissarion Belinsky, và nhà văn trẻ tuổi Dostoevsky được gọi là một “Gogol mới”, tác phẩm của ông trở nên bán chạy nhất, bởi vì từ xưa tới nay chưa có một nhà văn người Nga nào cứu xét một cách kỹ càng sự phức tạp tâm lý của các cảm xúc bên trong tâm hồn con người. Fyodor Dostoevsky đã dùng tới phương pháp phân tích tâm lý để tìm hiểu các hoạt động rất tinh tế của tâm lý mọi người. Sau tác phẩm Những kẻ bần hàn , Fyodor Dostoevsky sáng tác ra cuốn Con người kép đề cập tới sự phân đôi cá tính và đây là căn bản dùng cho nhân vật Raskolnikov của đại tác phẩm Tội Ác và Trừng Phạt.

Qua tác phẩm này, Fyodor Dostoevsky được toàn thế giới công nhận là một trong các Đại Văn Hào của nước Nga, được xem là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Những kẻ bần hàn (1846)
  • Con người kép (1846)
  • Đêm trắng (1848)
  • Ghi chép từ Ngôi nhà chết (1862)
  • Những kẻ tủi nhục (1861)
  • Con bạc (1867)
  • Hồi Ký Viết Dưới Hầm (1864)
  • Tội ác và trừng phạt (1866)
  • Gã Khờ (1868)
  • Lũ người quỷ ám (1872)
  • Anh em nhà Karamazov (1880)
  • Là Bóng Hay Là Hình

***

Ý tưởng viết truyện Con bạc xuất hiện từ mùa thu năm 1863. Ngày 18 tháng Chín năm 1863 từ Roma, Dostoievski viết cho N.N. Strakhov “Tình tiết câu chuyện là thế này: có một người Nga ở nước ngoài. Ông hãy hình dung rằng vấn đề ngoại kiều Nga được bàn nhiều trên báo chí. Tất cả sẽ được phản ánh trong truyện của tôi. Nói chung là tôi sẽ mô tả thời điểm hiện tại (với khả năng có thể) của đời sống của đất nước chúng ta. Tuy nhiên, tôi lấy nguyên mẫu trực tiếp của một con người đã phát triển đa dạng, nhưng nhiều mặt lại chưa hoàn chỉnh, không tin gì, nhưng lại không dám không tin, chống lại quyền lực nhưng lại sợ quyền lực. Anh ta tự huyễn hoặc mình rằng ở nước Nga anh ta chẳng có việc gì làm và vì thế anh ta chỉ trích gay gắt những người từ trong nước Nga kêu gọi ngoại kiều Nga về nước. ‹…› Vấn đề chính là ở chỗ tất cả những tinh túy cuộc sống của anh ta: sức mạnh, niềm hăng say, lòng dũng cảm lại đổ vào trò chơi rulet. Anh ta là con bạc, nhưng không phải con bạc tầm thường, cũng như tên hiệp sĩ keo bẩn của Pushkin không phải là tên keo bẩn tầm thường. (Nói chung đó không phải là việc so sánh tôi với Pushkin. Tôi nói chỉ để làm rõ thôi). Anh là nhà thơ có đẳng cấp riêng biệt, nhưng vấn đề là ở chỗ chính anh lại xấu hổ với thơ anh, bởi vì anh cảm thấy sâu sắc cái thấp hèn của loại thơ ấy, mặc dù nhu cầu phiêu lưu đã làm tăng phẩm giá cho anh trong con mắt của chính anh. Toàn bộ câu chuyện là chuyện anh chơi rulet ở các sòng bạc đến năm thứ ba”.

Mùa hè năm 1865, bị xiết nợ dữ dội, Dostoievski buộc phải bán cho “chủ nợ” và cũng là “con người khá tồi tệ” F.T. Stellovski quyền xuất bản toàn tập sáng tác của mình. Thế nhưng trong hợp đồng có một khoản mục đặc biệt, Dostoievski kể trong bức thư gửi A.V. Korvin Krukovskaia ngày 17 tháng Sáu năm 1866, trong đó tôi hứa với ông ta rằng muốn in toàn tập thì tôi phải chuẩn bị xong một cuốn tiểu thuyết không dưới mười hai tay sách, và nếu tôi không kịp nộp vào ngày 1 tháng Mười một năm 1866, hạn chót, thì ông ta, Stellovski, có quyền được tiếp tục in trong chín năm liền không phải trả tiền, và tôi còn nghĩ ra rằng ông ta được in cả những gì tôi sẽ viết ra mà không phải trả một đồng nhuận bút nào nữa”.

Đang say sưa viết Tội ác và hình phạt, Dostoievski chưa bắt tay vào viết tiểu thuyết mới cho đến đầu tháng Mười năm 1866. Khi thời hạn hoàn thành cam kết chỉ còn chưa đầy một tháng, ông bắt buộc phải mời người phụ nữ viết tốc ký Anna Grigorievna Snitkina (sau này là vợ ông) để đọc cho cô chép cuốn tiểu thuyết trong vòng 26 ngày, từ ngày 4 đến hết ngày 29 tháng Mười. Có thể cho rằng đến trước thời điểm này Dostoievski đã chuẩn bị được những bản nháp hoặc những phương án tỉ mỉ cho tác phẩm, cho nên mới có thể xây dựng được Con bạc trong thời gian ngắn đến thế.

Trong hồi ký của mình bà A.G. Dostoievski kể về quá trình viết cuốn Con bạc. Trước ngày bà đến làm việc, Dostoievski đã có các phác thảo, sau đó từ 12 giờ đến 4 giờ chiều mỗi ngày, nghỉ ngơi rất ít, ông đọc cho bà ghi tốc ký, rồi khi về nhà, bà giải mã và viết lại cho sạch đẹp. Những phần bản thảo Con bạc mà bà viết tay và sau trở thành bản thảo cho thấy rằng trước khi đem nộp cuốn tiểu thuyết cho nhà xuất bản Dostoievski lại một lần nữa sửa chữa bản thảo.

Ngày 1 tháng Mười một năm 1866 bản thảo được nộp cho Stellovski với tựa đề Ruletenburg (có nghĩa là Thành phố rulet). Nhưng nhà xuất bản yêu cầu ông phải đổi tên sách thành “một cái tên gì đó, nghe có vẻ Nga hơn” (xem thư của Dostoievski gửi V.I. Gubin ngày 8 tháng Năm 1871). Dostoievski đồng ý và rồi tác phẩm được in trong Toàn tập Dostoievski do F. Stellovski ấn hành tại Saint Petersburg (1866) với nhan đề Con bạc.

Trong hổi ký của mình bà Dostoievskaia A.G. (Moskva, 1871) có viết:

“… Trung tâm câu chuyện là “con bạc”, một trong những mẫu người Nga hải ngoại. Bên cạnh đó là gia đình một tướng quân người Nga, cũng là hải ngoại. Đó là một gia đình ngẫu nhiên đã tách khỏi nếp sống truyền thống sau cuộc cải cách nông dân, vấn đề này ở những tác phẩm về sau Dostoievski có những phần nghiên cứu đáng kể. Trong chuyến đi đầu tiên sang châu Âu năm 1862 ông đã quan sát nhiều gia đình Nga kiều và đã viết trong bài Ghi chép mùa đông về những ấn tượng mùa hè. Theo thống kê của tờ Người đưa tin Nga số tháng Mười năm 1862, thì chỉ riêng năm 1860 đã có hơn hai trăm ngàn người Nga đi ra nước ngoài…”

Có một điều thú vị là chủ đề “người Nga ở nước ngoài” cũng đã được I.S. Turgenev khai thác, mặc dù ở khía cạnh khác, trong tác phẩm Khói (1867), được viết và được xuất bản gần như đồng thời với Con bạc của Dostoievski.
Những diễn biến của câu chuyện tình của nhân vật lúc làm việc trong gia đình tướng quân với tư cách gia sư và cô con gái nuôi của tướng quân là Polina có nhiều điều được lấy ra từ những quan hệ phức tạp giữa Dostoievski với Apollinariya Prokohevna Suslova. Trong một bức thư Dostoievski đã viết về cô: “Cô ấy đòi hỏi mọi người đủ thứ, cái gì cũng phải hoàn hảo, không tha thứ bất kỳ một thiếu sót nào…” (thư gửi N.P. Suslova ngày 19 tháng Tư năm 1865). Những lời này có thể hoàn toàn phù hợp với Polina. Một số tình tiết liên quan đến Polina, như việc cô bị anh chàng người Pháp De-Grie quyến rũ, việc cô muốn trả anh ta một khoản tiền, đều có nguồn gốc từ cuộc đời của A.P. Suslova và được Dostoievski hư cấu thêm (xem Suslova A.P. Những năm tháng gần Dostoievski. Moskova, 1928).

Tác giả Con bạc còn có một niềm đam mê giống như nhân vật của mình, Aleksei Ivanovich, đó là thói đánh bạc. Về thú chơi rulet, trong những chuyến đi của mình Dostoievski thường vẫn kể lại cho những người thân. Trong một bức thư gửi từ Paris cho V.D. Konstant đề ngày 20 tháng Tám năm 1863, kể về lúc thắng bạc ở Viesbaden, Dostoievski viết: “… trong suốt bốn ngày này tôi chỉ chú mục vào các con bạc. Số người đặt tiền có tới mấy trăm. Thật tình mà nói, biết chơi thì chỉ có vài người thôi. Tất cả đều thua cháy túi vì không biết chơi. Hai người thắng là một bà người Pháp và một huân tước người Anh, họ chơi giỏi, không hề thua, ngược lại, nhà cái suýt vỡ trận. Tôi nói điều này, xin đừng bảo rằng vì vui sướng mà tôi quá lời, tôi không bị thua vì tôi biết mánh lới để không thua, mà lại thắng cuộc. Mánh lới ấy tôi biết, thật là dễ hiểu và đơn giản, đó là biết tự kiềm chế một phút, dù ở bất kỳ thời điểm nào của cuộc chơi, không được nóng vội. Vấn đề chỉ có thế…”

“Lý thuyết” chơi rulet của tác giả trong bức thư trích dẫn trên đây trùng hợp với lý thuyết của nhân vật Aleksei Ivanovich, đặc biệt là trong chương cuối. Bà A.G. Dostoievskaia nhớ lại rằng trong quá trình viết tác phẩm, khi bàn đến số phận của các nhân vật, thì “Fiodor Mikhailovich hoàn toàn đứng về phía “con bạc” và nói rằng có nhiều tình cảm và ấn tượng của anh ta là chính ông đã trải nghiệm. Ông khẳng định rằng ông có thể có được cá tính mạnh, chứng minh được cá tính bằng chính cuộc đời mình, nhưng ông lại không có sức mạnh để chiến thắng đam mê chơi trò rulet”.

Hình tượng “con bạc” của Dostoievski có lịch sử văn học lâu đời. Trong văn học thế giới, danh sách những tác phẩm khai thác chủ đề này có thể kể ra không bao giờ hết. Chính Dostoievski đã nói đến mối quan hệ giữa tác phẩm của ông với các tác phẩm của Pushkin. Ngoài Những bi kịch nhỏ phải kể đến Con đầm Pích. Giữa Con đầm Pích với Con bạc có những chi tiết gần nhau. Tuy nhiên Germann của Pushkin chỉ có một say mê duy nhất là làm giàu để có quyền lực đối với mọi người. Còn Aleksei Ivanovich thì vừa thắng được hai trăm ngàn đã lập tức tiêu hết. Dostoievski coi đó là biểu hiện của nét tính cách Nga thuần túy.

Khi xây dựng hình tượng Aleksei Ivanovich, Dostoievski cho thấy đã có những mối liên hệ với hình tượng “Dubrovski” của Pushkin. Troekurov gọi Dubrovski là “gia sư” với hàm ý miệt thị. Aleksei Ivanovich cũng tự gọi mình là “gia sư”, một cách tự ti trong những trường hợp muốn nhân mạnh vị thế phụ thuộc của mình. Trong truyện của Pushkin (chương XI) và trong Con bạc từ “gia sư” đều được viết theo kiểu phiên âm sang tiếng Pháp là “outchitel”.
Cũng như nhiều tác phẩm khác của giai đoạn này, Con bạc có liên quan đến các bài báo chính luận của Dostoievski những năm 1861-1864, đặc biệt là bài Ghi chép mùa đông về ấn tượng mùa hè. Vấn đề chủ đạo là ở chỗ trong tác phẩm, Dostoievski muốn đối lập nước Nga hiện đại với châu Âu. Nhiều hình tượng trong tiểu thuyết dường như là bản minh họa cho những kết luận của Dostoievski trên mặt báo và trong tổng kết chuyến đi đầu tiền của ông ra nước ngoài. Aleksei Ivanovich là hình ảnh độc đáo của những thanh niên mà Dostoievski nói đến trong Ghi chép mùa đông…, những người này, cũng như Chatski, không tìm được con đường sự nghiệp ở Nga, đã đi sang châu Âu để “tìm một cái gì đó”. Nhân vật này được đối lập với nam tước Vurmergelm và De-Grie. Con bạc không muốn cúi đầu trước thần tượng Đức và không muốn dấn thân vào việc kiếm tiền…

Theo Dostoievski, tính cách của những người Pháp, Đức, Anh trong quá trình phát triển lịch sử của đất nước họ đã được “định hình” rõ rệt, còn tính cách dân tộc của Nga thì lại đang trong quá trình phát triển, từ đó mà có “tính không định hình” của Aleksei Ivanovich và Polina, cũng từ đó mà người Nga có hoài bão sâu sắc muốn khắc phục tính thiến giao trong các hình thái xã hội phương Tây, và ông nhìn thấy tính ưu việt lịch sử của nước Nga, tiền đề để trong một thời gian ngắn nữa nước Nga sẽ tìm được những con đường tiến tới những lý tưởng cao cả của toàn nhân loại. Về mặt này, đóng vai trò quan trọng là hình tượng tiêu biểu: “bà già” Antonida Vasilevna.
De-Grie và mademoiselle Blanche là những nhân vật mà Dostoievski châm biếm. Khi đặt tên cho tên hầu tước tự phong chuyên lèo lá và cho vay cắt cổ De-Grie, bằng cái tên của nhân vật hào hiệp trong tiểu thuyết thế kỷ mười tám Manon Lescaut[1], Dostoievski đã châm biếm mức độ xuống cấp đạo đức của giai cấp tư sản Pháp.

Hình ảnh ngài Astley người Anh, là người chiếm được cảm tình của cả Aleksei Ivanovich, cả “bà già” và cả Polina, làm ta nhớ đến các nhân vật hào hiệp và tốt bụng trong các tiểu thuyết mà Dostoievski rất yêu thích của Dickenst[2] và Thackeray.[3] Hình tượng ngài Astley được tác giả xây dựng không cần nhiều chi tiết là phù hợp với quan niệm trong giới dân chủ Nga về người Anh. Saltykov Schedrin trong bài Đời sống xã hội của chúng ta (tháng Năm 1863) đã viết rằng một người Anh đi du lịch “thì ở đâu cũng tự hào, tự tin, ở đâu cũng mang đến một kiểu mẫu riêng với tất cả các mặt mạnh yếu của nó”.

Con bạc đã nhiều lần được đưa lên sân khấu. Năm 1916, S.S. Prokofiev dựa vào tiểu thuyết này đã viết một vở opera và đã được trình diễn trong nhà hát hoàng cung Saint-Petersburg.

Còn về bút pháp của Dostoievski thì đã có biết bao nhiêu người bàn đến, tựu trung lại, ai cũng cúi đầu bái phục và tôn ông là bậc thầy về phân tích tâm lý nhân vật. Sách của ông hay về tình tiết thì ít, mà hay về nội tâm thì nhiều. Tác phẩm này không phải ngoại lệ.

Mua sách Con Bạc – F.M. Dostoievski ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Con Bạc – F.M. Dostoievski” khoảng 100.000đ đến 103.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Con Bạc – F.M. Dostoievski Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Con Bạc – F.M. Dostoievski Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Con Bạc – F.M. Dostoievski Fahasa” tại đây

Đọc sách Con Bạc – F.M. Dostoievski ebook pdf

Để download “sách Con Bạc – F.M. Dostoievski pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *