Nữ Sĩ Thời Gió Bụi

Giới thiệu sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi – Tác giả Lê Phương Liên

Nữ Sĩ Thời Gió Bụi

Khi được hỏi lí do nào đã thôi thúc nhà văn Lê Phương Liên hoàn thành được cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà có tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”. Thật vậy, chắc chỉ có thể lí giải như thế cho trường hợp này – cuốn tiểu thuyết dã sử đầu tiên của nhà văn Lê Phương Liên viết về một bậc nữ nhân kì tài, vô cùng đặc biệt trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam.

Cuốn tiểu thuyết nhỏ gọn với năm chương mà thâu tóm được toàn bộ cuộc đời đầy biến động của một nhà giáo, một thầy thuốc, một nữ tác gia có tư tưởng, có tầm nhìn sâu rộng, có chính kiến và có một tấm lòng rất mực nhân hậu. Thật khó hình dung về một bà Điểm tài sắc vẹn toàn nhưng không chỉ là cầm kì thi họa mà lại còn có tài… võ nghệ. Chẳng thế mà trong một lần một mình về quê, khi gặp cướp bà đã làm cho tên cướp hồn bay phách lạc; hay như những lần bà múa bài Hoa mai quyền dưới trăng cùng anh trai Đoàn Doãn Luân khiến bao người trầm trồ thán phục. Lê Phương Liên đã rất dụng công khi cài cắm các chi tiết làm cầu nối cho các nhân vật có dịp xuất hiện như trong khi Đoàn Thị Điểm làm con nuôi Thượng thư Lê Anh Tuấn, bà đã có dịp được gặp gỡ và trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Kiều; tên cướp Đoàn Thị Điểm gặp trên đường về sau trở thành học trò của Hồng Hà nữ sĩ; cậu Chiêu Bảy Lê Hữu Trác từng ở với gia đình Đoàn Thị Điểm trước khi tòng quân, và bà đã gặp lại cậu em thân thiết này khi tiễn chồng đi sứ. Tài năng hiếm có, tấm lòng nhân hậu của bà đã cảm hóa và gây ấn tượng mạnh với tất cả những người có cơ hội được gặp gỡ với bà – từ Thượng thư Lê Anh Tuấn, Tiến sĩ Nguyễn Kiều, cậu Chiêu Bảy Lê Hữu Trác, Đặng Trần Côn, Nguyễn Nghiễm đến các học trò, người dân làng quê bà cũng như quê chồng khi bà cùng dân làng chữa trị bệnh cho các thương binh trong chiến trận… Đan cài vào diễn biến cuộc đời của Đoàn Thị Điểm, tác giả cũng khéo léo bàn về tài năng văn chương thiên phú, khả năng đồng cảm và chiêm nghiệm sâu sắc của nữ sĩ ngay từ thuở nhỏ, để nàng ứng tác thơ văn, sáng tác truyện kì ảo và dịch Nôm Chinh phụ ngâm một cách thần tình.

Song hành với các tuyến nhân vật chính gắn liền với cuộc đời Đoàn Thị Điểm như Đoàn Doãn Luân (người anh gắn liền với tuổi thơ), Tiến sĩ Nguyễn Kiều (phu quân tri kỉ), tác giả còn dựng nên một nhân vật phụ nhưng lại rất quan trọng, thể hiện trí tưởng tượng và sáng tạo của người viết: đó là Trần võ sư. Đây là người nô bộc (vốn là hoạn quan) theo suốt cuộc đời Đoàn Thị Điểm với một lòng trung thành, tận tụy nhưng đằng sau đó là một tình yêu tha thiết, sâu nặng mà đến tận cuối truyện người đọc mới vỡ lẽ ra nhờ những đoạn độc thoại nội tâm xúc động của nhân vật này khi chứng kiến giây phút Hồng Hà nữ sĩ rời xa cõi tạm. Vì những chi tiết nhỏ như thế mà Nữ sĩ thời gió bụi cứ thế đi vào lòng người, khắc họa chân dung Đoàn Thị Điểm rất “người”, sinh động và gần gũi.

Viết về một nhân vật lịch sử có tầm vóc là điều không hề dễ dàng. Viết về một người phụ nữ ba trăm năm trước sống trong lễ giáo phong kiến hà khắc đã mang đầy tư tưởng nữ quyền lại càng là một thử thách. Lê Phương Liên đã tìm ra cho mình một cách tiếp cận dân dã mà đầy thuyết phục để đưa người đọc vào chuyến phiêu lưu, trải nghiệm đầy đủ nhân tình thế thái của một nữ sĩ thời gió bụi đầy xúc động và nhân văn.

Nhà xuất bản Phụ nữ VN xin trân trọng được giới thiệu cùng bạn đọc.

Nữ Sĩ Thời Gió Bụi
Nữ Sĩ Thời Gió Bụi

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nữ Sĩ Thời Gió Bụi
  • Mã hàng 9786043291889
  • Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
  • Tác giả: Lê Phương Liên
  • NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
  • Trọng lượng: (gr) 300
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 13.5 cm
  • Số trang: 280
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

Tác giả: Nhà văn Lê Phương Liên sinh năm 1951 tại Hà Nội.

Giải thưởng:

• Giải thưởng Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản.
• Giải thưởng Bộ Giáo dục năm 1970 cho truyện ngắn Câu hỏi trẻ thơ.
• Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1997.
• Huy chương Vì thế hệ trẻ năm 1981 với hai tác phẩm Những tia nắng đầu tiên và Khi mùa xuân đến
Các tác phẩm đã xuất bản:
– Khúc hát hạnh phúc, NXB Hội Nhà văn, 2002
– Én nhỏ, NXB Kim Đồng, 2013

2. Đánh giá Sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi

Đánh giá Sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi
Đánh giá Sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi

1 Giấy đẹp, sách giao nhanh, cơ bản là ok nhé! Bìa gập, cứng và in ảnh đẹp, thiết kế chữ bên trong các phần chỉn chu. Mua đợt sale nên rất thích. Nội dung đọc hay và cho mình hiểu thêm về nữ sĩ Đoàn Thị Điểm . 5 sao cho chất lượng Tiki.

2 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

4 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

5 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

Review sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi

Review sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi
Review sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi

Với tác phẩm này, tác giả đưa ra câu trả lời khá thuyết phục cho câu hỏi: nhờ đâu có một Đoàn Thị Điểm giỏi chữ nghĩa, sống nhân nghĩa?

Đó là bởi nền tảng gia đình và sự giáo dục mà bà được hưởng. Cha bà – Đoàn Doãn Nghi – từng đỗ Hương cống, sau này từ quan về mở trường dạy học và làm thuốc, không mang tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn phổ biến trong xã hội phong kiến, ông cho cả con trai con gái học chữ, học võ.

Người mẹ của Đoàn Thị Điểm, một phụ nữ được miêu tả là “biết chữ nhờ học lỏm”, khi thấy con gái mình được quan thượng thư xin về phủ làm con nuôi, chỉ một mực dặn con:

“Ở đất Thăng Long này thư phòng của quan thượng thư là đầy đủ kinh sử nhất, có cả ngoại truyện, ngoại thư… Chỉ kho sách của quan thượng thư mới có sách của các bậc tài cao…”.

Chính vì thế trong thời gian ở nhà quan thượng thư, Đoàn Thị Điểm đã tranh thủ từng giờ nghiền ngẫm các tác phẩm giá trị.

Do cha rồi đến anh trai lần lượt qua đời vì mắc bạo bệnh, Đoàn Thị Điểm trở thành trụ cột của gia đình. Vừa đẹp người, vừa đẹp nết lại nổi tiếng hay chữ nhưng tuổi xuân của bà trôi qua trong bộn bề cuộc mưu sinh.

Bà vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh, những lúc rảnh rỗi lại say sưa với bút nghiên, văn chương, thơ phú. Riêng với việc dạy học, bà đã giành được sự tín nhiệm cao của học trò: bà thậm chí cảm hóa được cả người từng là kẻ cướp trở về đời sống thiện lương.

Hồng Hà nữ sĩ – người thầy của những lớp học toàn nam sinh – từng dạy học trò: người có học mới biết thành người nhân ái; người do khổ mà biết thành người có dũng.

Gặp tiến sĩ Nguyễn Kiều lần đầu khi đang ở tuổi trăng tròn tại nhà thượng thư Lê Tuấn Anh, Đoàn Thị Điểm không ngờ nhiều năm sau bà lại trở thành người “tri âm tri kỷ” của bậc trí thức này.

Thì ra ngay từ lần gặp đầu tiên, tiến sĩ Nguyễn Kiều đã phát hiện tư chất hơn người ở cô gái nhà họ Đoàn. Sau khi hai người vợ qua đời, ông bèn viết thư ngỏ lời với Đoàn Thị Điểm.

Họ trở thành người một nhà, tâm đầu ý hợp khiến mối duyên muộn mằn đối với Đoàn Thị Điểm hóa ra viên mãn.

Trở thành phu nhân tiến sĩ Nguyễn Kiều chưa được bao lâu, Đoàn Thị Điểm phải tiễn chồng đi sứ phương Bắc. Cảnh sương gió đường xa, nỗi chia biệt của hai tâm hồn đồng điệu đã khiến bà nhiều lúc rơi vào tâm trạng cô đơn.

Chính vì thế khi thi sĩ Đặng Trần Côn ghé chơi, tặng bà tác phẩm Chinh phụ ngâm viết bằng Hán tự, Đoàn Thị Điểm như gặp được người hiểu thấu nỗi lòng của mình. Đánh giá Chinh phụ ngâm là tác phẩm giá trị, phản ánh được nhiều nỗi riêng, chung của phận người, phận nước, Đoàn Thị Điểm đã dốc tâm dịch nó sang chữ Nôm.

Chọn thể loại dã sử khi viết tác phẩm này, Lê Phương Liên đã tạo cho mình một khoảng tự do đáng kể để khá thoải mái trong việc tô lên bức chân dung Đoàn Thị Điểm bằng ngôn từ với những nét duyên dáng, mềm mại, ấn tượng và hấp dẫn đối với bạn đọc, đồng thời vẫn khắc họa được thần thái vừa thanh tao, sâu sắc vừa đầy chí khí của một nữ trí thức nổi tiếng của thời đại.

Nữ sĩ thời gió bụi – tiểu thuyết dã sử về cuộc đời Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) của nhà văn Lê Phương Liên – có thể được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên về cuộc đời của một nữ trí thức thời phong kiến ở Việt Nam.

Một số trích đoạn hay

– “Sao Điểm lại nghĩ đến nàng cung phi Bích Châu lúc này nhỉ? Đêm nay nơi ta ở chỉ là một ngôi nhà tranh, mùi hương bay quanh ta không phải là mùi yến ẩm sơn hào hải vị rượu quý hoa tươi ở cung đình, quanh Điểm bây giờ là mùi thuốc nam từ những rễ cây, củ thuốc phơi khô và những hương hoa dại từ ngoài vườn thoang thoảng bay vào. Sao mà hình bóng của một cung nhân cứ ám ảnh Điểm, có lẽ bởi vì đây là lần thứ hai cô đã dừng chân lại, không chịu bước vào ngưỡng cửa lầu son gác tía, không chịu đưa chân tới nơi cung cấm xa hoa để mà nhận lấy thân phận vợ lẽ, nàng hầu, để mà đem tài sắc của mình vào đấu trường tình ái với những màn túm tóc xé áo. Điểm nghĩ tới mấy gói chè xấp trầu không và quả cau mà ngài Bỉnh Trung công đã gửi tới, rồi Điểm lắc đầu một mình nói nhỏ: “Không bao giờ mình có thể bằng lòng với một cuộc đời như vậy”
Điểm cúi xuống tờ giấy cầm ngọn bút lông, đưa lên phất xuống những nét rắn rỏi, dòng chữ hiện ra trên giấy rõ ràng: Nàng thấy chính sự trong nước càng ngày càng suy kém nên đã thảo bài “Kê minh thập sách”. Tờ sớ dâng lên, hoàng đế đọc rồi đập phách khen rằng: “Không ngờ một nữ tử mà lại thông tuệ đến thế!”. Nhưng rồi bài “Kê mình thập sách” đã bị bỏ một chỗ, triều đình cũng không để ý, nhà vua biết mà cứ lần lữa chẳng chịu thực hành…”. Viết rồi, đọc đi đọc lại, Điểm bỗng ngửa cổ lên nhìn mặt trăng, cười một mình: “Nàng Bích Châu được vua yêu đã lên tiếng góp ý cho chính sự, phải chăng đó cũng là lòng mình, Hồng Hà nữ sĩ đâu có phải là kẻ thờ ơ với chính sự đang rối ren hiện nay?”

Tiếng côn trùng kêu ri ra ri ran trong đêm trăng mênh mang, cô Điểm rời khỏi án thư bước ra sân. Cô bước sang trái, rồi sang phải, hai bước chân đi, tay đưa theo bài quyền quen thuộc khiến cô sảng khoái. Cô đi tiếp cả bài Mai hoa quyền trong một tâm trạng thăng hoa cảm động, nước mặt chảy ra mà lòng lại lâng lâng. Ánh trăng chan hòa ôm choàng lấy cả thân hình cô, hương thơm thôn dã tràn dâng khắp không gian. Điểm cảm thấy thân thể mình như đang thấm đẫm hương hoa.
Trong lòng thơ thới, Điểm ngồi vào bên án thư, cầm những tờ giấy mình vừa viết để đọc lại.”

– “Trong lòng Trần lão bộc như sôi trào những ý nghĩ kìm nén bao nhiêu lâu nay. Thị Điểm nàng ơi, chỉ có ta, chỉ có ta thôi là đã ở bên nàng mãi mãi. Từ khi nàng là một cô bé ngây thơ, ta vui biết bao nhiêu khi thấy nàng tập võ. Thân thể nàng tươi đẹp tung bay. Các vị văn nhân thi sĩ khen nàng làm thơ hay, ta thấy nàng hay nhất khi múa võ! Bởi khi nàng múa võ có thi vị ở từng động tác. Đẹp như thơ mà động hơn thơ. Rồi khi ta theo nàng đến nhà quan Thượng thư Lê Anh Tuấn, ta đã bao lần ngắm nhìn nàng ngồi đọc sách trong thư phòng. Vẻ mặt thông minh sáng láng như bao nhiêu tinh tú của sách vở đã lọt vào đôi mắt của nàng. À, mà rồi cái cuộc chạy trốn khỏi làng Vô Ngại khi ngài Bỉnh Trung công toan bắt cóc nàng, Ôi chao, nàng có biết không , chính ta, phải chính ta muốn bắt cóc nàng đi mãi mãi! Nhưng, không được, trời ơi! Ta không phải là một người đàn ông đích thực. Buồn thay, buồn lắm… Rồi những ngày nàng trở thành Phu nhân Nguyễn Kiều, ta mừng cho nàng và cũng mừng cho ta. Bởi ta lại được về sống chung một mái nhà với nàng, hàng ngày được trông thấy nàng, được ăn cùng mâm với nàng. Đời ta thế là mãn nguyện lắm rồi…Nàng có biết chăng cái đêm hôm đi thuyền cũng các thi nhân Lê Hữu Trác và Đặng Trần Côn, ta nghe nàng hát bài Mời trầu mà lửa lòng ta bừng cháy như bị thiêu đốt trong nỗi ham muốn trần tục. Để rồi khi thấy nàng thánh thiện như tiên sa, lòng ta là tĩnh lại trong thiền vị.

Tự ta biết rằng, ta đã bị lấy đi một phần tinh túy trên thân thể nhưng tính nhân trong ta thì không ai có thể tước bỏ đi được, sống bên nàng có lẽ tính nhân ấy lại càng an nhiên hơn.

Con thuyền vẫn đi giữa dòng nước biếc. Trần lão bộc vẫn lặng lẽ ngồi với những ý nghĩ bộc bạch của mình. Ông nhìn mười tay chèo thuyền đi nhịp nhàng trên dòng kênh xanh, lòng bâng khuâng nghĩ lại ngày xưa ấy cùng trên một con thuyền, ông đã đưa cô Điểm mười sáu tuổi đi tới nơi cô phải đối mặt đầu tiên với cuộc đời gió bụi…Để rồi sau những năm tháng nếm trải đủ khổ đau và hạnh phúc, chính ông lại đưa cô Điểm trở về Thăng Long về đất quê chồng để an giấc ngàn thu…
Tuy bên trong nghĩ ngợi sôi sục, tâm trạng như muốn gầm thét như vậy nhưng bề ngoài Trần lão bộc không tâm sự cùng ai.”

– “Đặng Trần Côn khẽ gật đầu, cười mỉm. Từ lúc bước vào nhà đến bây giờ mới thấy kẻ này cười. Sĩ phu họ Đặng từ từ lấy trong cái túi đeo bên tay áo rộng một ống quyển tre mầu ngà:

“Phu nhân tinh ý thật. Quả là kẻ học trò này có bạo dạn viết một khúc tâm ca tự đặt là CHINH PHỤ NGÂM. Khi viết xong, trong lòng băn khoăn không biết chia sẻ cùng ai, không biết đưa cho ai để có lời bình phẩm khen chê câu chữ. Nghe danh phu nhân chính là Hồng Hà nữ sĩ, bèn nhờ đến ông chú đây chỉ lối đưa đường đến gặp phu nhân. Xin dâng để phu nhân thưởng lãm, mong được có dịp đàm đạo để phu nhân chỉ bảo những điều phong nhã.”

Phu nhân Nguyễn Kiều bất ngờ, nàng đỡ lấy ống quyển của Đặng Trần Côn. Tay nàng cảm nhận rõ hơi nóng từ bàn tay của thi nhân họ Đặng vẫn còn nồng ấm trên ống quyển. Mở trang giấy ra, vừa nhìn thấy những dòng chữ đầu tiên, nàng thấy ánh mắt mình chạm phải một ánh lửa. Nàng nói với thi nhân:

“Mời tiên sinh đọc mấy câu đầu”

Đặng Trần Côn không cần cầm giấy đứng dậy ngâm vang ngay:

“Thiên địa phong trần

Hồng nhan đa truân

Du du bỉ thương hề thủy tạo nhân…”

(Trong trời đất nổi gió bụi,

Kẻ hồng nhan chịu nhiều gian khổ.

Ông xanh ở trên kia ơi! Ai đã gây mầm ấy?)

Hồng Hà nữ sĩ sững sờ. Lặng người một lát, nàng cung kính nâng tập bản thảo lên ngang trán, rồi nói: “ Đa tạ thi nhân đã đem tấc lòng tâm sự đến gửi gắm nữ học trò quê mùa này. Xin hẹn sớm có dịp tái ngộ cùng tiên sinh đàm đạo.”

Đêm ấy, khi đoàn khách ra về đã lâu, phu nhân Nguyễn Kiều vẫn còn ngồi bên ngọn bạch lạp. Nàng đọc Chinh phụ ngâm.
Những chữ viết trước mắt nàng hình như không đứng yên câm lặng mà đang có âm thanh vang vọng đến từ đâu, bên tai nàng như vẳng nghe tiếng khóc của người vợ lính, chị Nhiêu đỏ, ngày nào nàng rời nhà xuống bến sông Tô ven thành Thăng Long cách đây đã hơn hai mươi năm…

Đọc đến đoạn tả cảnh Xuất chinh nàng lại nhớ đến buổi sáng nào ở bến Đông Bộ Đầu nàng tiễn chồng đi sứ Bắc phương, lại gặp gỡ cậu Chiêu Bảy và cảnh đoàn thuyền quân Triều đình xuất phát trong tiếng trống kèn long trời lở đất.

Rồi dòng chữ lại dẫn nàng đến nỗi thương sợ cảnh tượng ám ảnh hiển hiện ra trước mắt nàng kìa những người lính bị thương nằm la liệt trong nhà ngang gia đình mình, những tấm thân gầy yếu xanh xao, được băng thương tật bằng lá cây, đắp bó bằng thuốc nam. Những loại thuốc lá do nàng chỉ dẫn dân làng thay thầy thuốc chữa cho người bị thương vì trận mạc.

Lại đọc tiếp sang những đoạn thơ tả nỗi nhớ nhung, nỗi lẻ loi, những vọng tưởng sầu muộn, thất vọng, chán nản, nỗi hoài nghi, ngờ vực và cả nỗi lo già… những cảm giác đủ cung bậc ấy chạm sâu vào trái tim nàng, khiến nàng như nhập cả hồn vía vào người chinh phụ. Để rồi nàng cười ra nước mắt khi đọc đến những đoạn cuối những mong ước và khẩn cầu… Trời ơi khúc ngâm này sao lại tri âm tri kỷ với mình đến vậy? Nàng ngồi đọc bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn cho đến lúc ngọn bạch lạp cháy hết, ánh sáng không còn. Nàng ôm lấy khúc ngâm ấy vào sát ngực rồi nằm ngả lưng xuống chiếc giường rộng trống trải. Nàng thiếp đi trong một cơn mơ vừa kinh hoàng vừa hạnh phúc.

Sáng hôm sau, Thị Điểm tỉnh dậy trong một tâm trạng mệt mỏi, nàng bị ám ảnh với những khúc tâm ca của người vợ chiến binh do một sĩ phu viết nên. Tâm trạng day dứt ấy khiến nàng dở lại bản thảo của Đặng Trần Côn. Lần này nàng định thần lại và đọc bằng một ánh mặt nghiêm khắc và soi mói. Thế rồi nàng bắt chước anh Doãn Luân ngày xưa, lấy bút mực son khuyên vào những chữ mà nàng cho là hay, những chữ nàng cho là chưa đạt tới đủ độ hay!

Ngồi đọc và khuyên chữ một lúc, nàng bỗng nhớ tới một lần, cùng Nguyễn Kiều xướng họa lúc trà dư tửu hậu. Hôm ấy nàng đã buột miệng chê câu thơ của chồng không hay. Thế là chàng nổi cáu, giận nàng ra mặt. Nghĩ thế nàng bật cười nhìn lại những dấu khuyên của mình vào bản thảo của Đặng Trần Côn. Ôi chao ơi, sao mình lại có thể làm một việc ngu ngốc thế này! Mình làm sao có thể góp ý được với thi nhân? Việc ấy vô vọng quá!

Nàng ngồi thẫn thờ, ánh mắt nhìn đi đâu đó hoàn toàn vô định. Khi ấy nàng nghe thấy tiếng cánh chim bay, nàng bước ra sân nhìn lên trời cao. Kìa một đàn chim én đông như một đám mây từ phương Bắc bay về bên con đê sông Nhị Hà làm tổ tránh rét. Tiếng chim bay thiên di như lay động lòng người, gợi ra trong tâm hồn mình một cảm giác khát sống nồng ấm…”

Mua sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nữ Sĩ Thời Gió Bụi” khoảng 67.000đ đến 72.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nữ Sĩ Thời Gió Bụi Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nữ Sĩ Thời Gió Bụi Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nữ Sĩ Thời Gió Bụi Fahasa” tại đây

Đọc sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi ebook pdf

Để download “sách Nữ Sĩ Thời Gió Bụi pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *