12 Hoàng Đế La Mã
Giới thiệu sách 12 Hoàng Đế La Mã – Tác giả Caius Suetonius
12 Hoàng Đế La Mã
Ý nghĩa bìa sách: Vòng nguyệt quế biểu trưng cho chiến thắng và quyền lực, được các hoàng đế đội trên đầu.
Khi chúng ta dừng lại để ngắm những bức tượng bán thân cổ của 12 vị hoàng đế La Mã trong bảo tàng hoặc phòng triển lãm, có lẽ chúng ta đang cố gắng kiếm tìm những đặc trưng tính cách hiện trên gương mặt họ – những người mà dù tốt đẹp hay xấu xa, thì vào thời của họ, đã nắm trong tay định mệnh của phần lớn nhân loại.
Cuốn sách 12 hoàng đế La Mã của Caius Suetonius Tranquillus đủ làm thỏa mãn sự hiếu kỳ tự nhiên này. Trong những trang viết, chúng ta sẽ thấy một loạt những bức chân dung cá nhân – về tư cách và sở thích của các vị hoàng đế được phác họa một cách sinh động gần gũi, hoàn toàn chân thực và tuyệt đối không thiên vị.
Caius Suetonius Tranquillus là sử gia La Mã sống từ thời hoàng đế Vespian đến thời hoàng đế Hadrian, xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp kỵ sĩ. Tác phẩm nổi tiếng của ông chính là cuốn 12 hoàng đế La Mã kể về cuộc đời của Julius Caesar và 11 vị hoàng đế đầu tiên của La Mã này.
Với vai trò là thư kí riêng của hoàng đế La Mã Hadrian, Suetonius đã tiếp cận được với những tư liệu hoàng gia và sử dụng chúng (cùng với những ghi chép từ việc tận mắt chứng kiến) để tạo nên một trong những tác phẩm tiểu sử sinh động nhất trong lịch sử. 12 hoàng đế La Mã ghi chép lại sự nghiệp và đời tư của những con người nắm quyền lực tuyệt đối ở Rome, từ sự thành lập đế chế dưới thời Julius Caesar và Augustus cho tới sự suy tàn và nội chiến dưới thời Nero, và sự khôi phục của La Mã trong kỉ nguyên của các hoàng đế sau thời Nero.
Kết hợp giữa sự thú vị hài hước và giàu thông tin, cuốn 12 hoàng đế La Mã được yêu thích đến độ, ngay sau khi phát minh ra việc in ấn vào năm 1500, có không ít hơn 18 ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản, và từ đó đến nay, có thêm gần 100 ấn bản khác. Các nhà phê bình xuất sắc đã dành tâm huyết cho việc hiệu đính và chú giải cuốn sách, đồng thời tác phẩm này cũng đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Trong số những bản dịch tiếng Anh, thì bản của Tiến sĩ Alexander
Thomson, xuất bản năm 1796, là cơ sở cho ấn bản này. Trong Lời nói đầu, Tiến sĩ Alexander Thomson cho chúng ta biết rằng bản dịch tác phẩm của Suetonius, đối với ông, chỉ là mục đích thứ yếu. Mục đích chính yếu của ông là thực hiện một đánh giá chính xác về nền văn học La Mã và làm sáng tỏ tình trạng chính quyền, cùng các phong tục tập quán ở thời đó; với mục đích này thì tác phẩm của Suetonius dường như là một phương tiện thích hợp.
“Ông là người chính xác từng ly từng tí và cực kỳ có phương pháp. Ông không bỏ qua bất cứ điều gì liên quan tới nhân vật mà ông viết; ông thuật lại mọi điều, nhưng không tô vẽ điều gì cả. Tác phẩm của ông, theo một nghĩa nào đó, là một bộ sưu tập những giai thoại, nhưng đáng để đọc và tham khảo.” – La Harpe
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: 12 Hoàng Đế La Mã
- Công ty phát hành: OMEGA PLUS+
- Tác giả: Tranquillus, Caius Suetonius
- Kích thước: 16 x 24 cm
- Dịch Giả: An Khánh
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 772
- SKU 6503790239147
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới
2. Đánh giá Sách 12 Hoàng Đế La Mã
1. Sách rất đẹp, mình xem sơ nội dung bên trong rất cuốn hút. 1 quyển sách đáng mua của nxb Omega +
2. Sách trình bày đẹp, chất lượng in tốt. Nôi dung hơi khó đọc, không phải văn phong hài hước như lời giới thiệu sách.
Review sách 12 Hoàng Đế La Mã
Hoàng đế mở nhà thổ hạng sang, đánh thuế ân ái của gái mại dâm
Trích sách “12 hoàng đế La Mã” Caius Caesar Caligula sống xa hoa không ai sánh kịp, khi cạn kiệt thì nghĩ ra đủ cách bóc lột, chí trá để kiếm tiền. Ông yêu tiền tới mức trải chúng ra sàn, nằm lăn qua mới thỏa.
“Phát minh” ra đủ thứ thuế
Sau khi vung tay quá trán cho lối sống xa hoa, Caius đã dùng tới cách bóc lột nhân dân, qua việc buộc tội bừa bãi, tịch thu tài sản, và qua tất cả các khoản thuế có thể được “phát minh” ra.
Ông tuyên bố rằng chẳng ai có bất kỳ quyền công dân nào ở Rome, dù tổ tiên của họ đã giành được quyền đó cho chính mình và hậu thế, trừ phi họ là con trai đời liền sau, các đời xa hơn nữa thì không được tính là hậu duệ. Khi các giấy tờ pháp lý do Julius và Augustus ban được trao cho Caius, ông chỉ nói rằng bản thân mình lấy làm tiếc vì chúng đã trở nên lỗi thời.
Vị hoàng đế này còn buộc tội báo cáo sai lệch cho tất cả những người mà sau khi điều tra dân số đã dùng cách thức nào đó để làm tăng tài sản của họ. Ông bác bỏ di chúc của những bách nhân đội trưởng, cho rằng đám người đó là một lũ vô ơn, nếu kể từ khi triều đại Tiberius bắt đầu, họ đã không đề tên ông hoàng này hoặc chính Caius vào danh sách những người thừa kế.
Ông cũng gạt sang một bên di chúc của tất cả những người khác, nếu không có ai nói rằng sau khi qua đời, họ có dự định để lại tài sản cho hoàng đế. Khi mọi người tỏ ra sợ hãi hành động này, Caius được chỉ định làm người cùng thừa kế với bạn bè của họ, và trong trường hợp cha mẹ với con cái, tên của hoàng đế được liệt vào danh sách thừa kế của những người mà thậm chí ông còn chẳng hề quen biết.
Với những người sống khá lâu sau khi lập di chúc như vậy, hoàng đế cho rằng họ chỉ đang trêu đùa ông; và do đó, ông ban cho họ những chiếc bánh tẩm thuốc độc. Hoàng đế từng tự xử lý một số vụ như vậy; với số tiền được chốt từ trước mà ông nêu ra trong quá trình xét xử, và sau khi đạt được điều đó, Caius mới khép lại vụ việc.
Thiếu kiên nhẫn trước bất kỳ sự trì hoãn nhỏ nhặt nào, Caius từng một lúc ra lệnh kết án 40 người, mỗi người với một lý do khác nhau; thậm chí còn khoe khoang với Caesonia khi người tình thức giấc là: “Trong khi nàng còn bận ngủ trưa, ta đã làm được bao nhiêu việc”.
Caius đem những thứ còn lại từng được sử dụng trong các cuộc biểu diễn công cộng ra trưng bày để bán đấu giá; và sau khi đặt giá, ông đẩy chúng cao đến mức khiến một vài người mua phá sản, và bòn rút họ cho tới chết.
Có một câu chuyện rất nổi tiếng kể về Aponius Saturninus, người đột nhiên ngủ gật khi đang tham gia buổi đấu giá, Caius đã lớn tiếng gọi tên người phụ trách thương vụ hôm đó, không phải để nhìn vị pháp quan đang ngủ gà gật như thường lệ, mà để những người bán hàng đi vào, lấy cớ rằng sự gà gật đó là dấu hiệu đồng ý, cho tới khi 13 đấu sĩ được trao cho Aponius Saturninus với giá 9 triệu sesterce, vị này vẫn hoàn toàn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Câu chuyện về sự bóc lột, kiếm tiền keo bẩn của hoàng đế Caligula được kể trong sách 12 hoàng đế La Mã.
Sau khi kết án các chị em gái, Caius đem bán ở xứ Gaul toàn bộ quần áo, đồ đạc, nô lệ và thậm chí, cả những người tự do thuộc quyền sở hữu của họ với giá trên trời.
Hoàng đế vui mừng vì món hời này đến mức muốn đem bán tất cả đồ đạc của cung điện cũ ở Rome; dùng tất cả những xe ngựa cho thuê trong thành phố, cùng với số ngựa và la của những người làm bánh mì để chở đồ; hệ quả là ở Rome thời gian đó thường khan hiếm bánh mì, và nhiều người đang vướng vào chuyện kiện tụng bị xử thua vì không thể có phương tiện đi lại để trình diện kịp thời trước tòa.
Khi bán những đồ đạc này, mọi trò gian lận, lừa bịp đều được sử dụng. Đôi khi, Caius sỉ vả người trả giá vì keo kiệt, và hỏi họ rằng chẳng lẽ họ không cảm thấy xấu hổ khi trở nên giàu có hơn ông sao; còn với người khác, ông tỏ ra tiếc nuối vì tài sản của các hoàng thân lại rơi vào tay những người bình thường. Khi có một người giàu có ở vùng nông thôn bỏ ra 200.000 sesterce cho các quan thị vệ chỉ để được mời tới dự tiệc của hoàng đế, Caius tỏ ra hài lòng khi thấy rằng niềm vinh dự đó hóa ra đáng giá như vậy.
Ngày hôm sau, khi cũng chính người đó tới tham gia đấu giá, ông gửi cho vị này một vài món đồ vô giá trị, bắt ông ta phải trả 200.000 sesterce và nói rằng đích thân hoàng đế sẽ mời ông ta dùng bữa riêng.
Mở nhà thổ hạng sang ở cung điện
Caius áp dụng nhiều loại thuế mới, chưa từng được biết đến trước đó, ban đầu là qua những người thu thuế, nhưng về sau, vì lợi nhuận quá lớn, ông dùng tới các bách nhân đội trưởng và giám quân quan của cấm vệ quân; chẳng có mặt hàng hoặc nhóm người nào được miễn thuế.
Tất cả những thực phẩm được mang vào Rome đều phải chịu một mức thuế nhất định; với mọi vụ kiện tụng hoặc xử án trong bất kỳ tòa án nào, một phần 40 số tiền tranh chấp sẽ được sung quỹ; và những người đã dàn xếp tranh chấp vẫn có thể bị phạt.
Trong số tiền kiếm được hàng ngày của những người khuân vác, ông nhận được một phần tám, và hoàng đế cũng kiếm chác từ lợi nhuận của những người hành nghề mại dâm, mỗi lần họ thân mật với người khác. Có một điều khoản trong luật có nội dung rằng tất cả những người môi giới mại dâm hoặc buôn bán phụ nữ đều phải trả tiền, ngay cả khi họ kết hôn cũng phải đóng thuế.
Các loại thuế đã được đặt ra, nhưng sắc lệnh ban hành chúng lại chưa bao giờ được đệ trình để xem xét một cách công khai, khiến mọi người vô cùng bất bình vì không được cung cấp đủ thông tin về bộ luật. Cuối cùng, trước những yêu cầu cấp bách của người dân Lã Mã, Caius cho công bố bộ luật, nhưng nó được chỉ được viết trong khổ nhỏ, và dán một ở góc để không ai có thể sao chép.
Không từ bỏ bất cứ món lợi nào, Caius đã mở nhiều nhà thổ ở cung điện Palatium, với rất nhiều phòng, trang bị nội thất phù hợp với vẻ sang trọng của nơi này; trong đó, những người phụ nữ đã kết hôn và những thanh niên tự do luôn sẵn sàng phục vụ khách.
Ông cũng cử những người dắt mối tới các quảng trường và các cung điện, mời gọi mọi người ở tất cả các độ tuổi, trẻ cũng như già, tới nhà thổ của mình, để thỏa mãn dục vọng; Caius cũng sẵn sàng cho khách hàng vay lấy lãi; trong khi những viên thư ký đi cùng sẽ ghi tên của họ ở nơi công cộng, với vai trò là những người đóng góp cho ngân khố quốc gia.
Một phương pháp kiếm tiền khác được Caius đánh giá cao là cờ bạc; nhờ vào nói dối và gian lận, vị hoàng đế này đã có được một khoản đáng kể. Có lần khi phải nhường lại quyền làm chủ cuộc chơi cho một người khác, Caius bước vào sân, và khi thấy hai kị sĩ La Mã giàu có đi ngang qua, hoàng đế ngay lập tức hạ lệnh bắt giữ và tịch thu tài sản của họ. Sau đó quay trở lại, trong hân hoan, Caius khoác lác rằng ông chưa bao giờ chơi bạc may mắn đến vậy.
Sau khi con gái ra đời, phàn nàn về tình cảnh nghèo khó cùng những gánh nặng mà mình phải chịu đựng, không chỉ với vai trò là một hoàng đế, mà còn với vai trò một người cha, Caius đã mở một cuộc quyên góp tiền nuôi dưỡng và của hồi môn cho cô bé.
Ông cũng đưa ra thông cáo, có nội dung là sẽ nhận quà năm mới vào ngày calends tháng một sau đó; và bởi vậy, Caius đã đứng ở ngay tiền sảnh nhà mình, để nhận những món tiền được tính bằng nắm và vốc mà mọi người thuộc tất cả các tầng lớp dâng cho. Cuối cùng, bị thôi thúc bởi đam mê quá độ với tiền bạc, ông quẳng cả dép, nhiều lần đi qua đống tiền vàng được trải khắp sàn nhà rộng lớn, sau đó nằm xuống, lăn qua lăn lại trong đống vàng hết lần này đến lần khác.
Mua sách 12 Hoàng Đế La Mã ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “12 Hoàng Đế La Mã” khoảng 233.000đ đến 246.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “12 Hoàng Đế La Mã Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “12 Hoàng Đế La Mã Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “12 Hoàng Đế La Mã Fahasa” tại đây
Đọc sách 12 Hoàng Đế La Mã ebook pdf
Để download “sách 12 Hoàng Đế La Mã pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Là Người Phụ Nữ Như Tôi Mong Muốn
- Ung Thư – Tin Đồn Và Sự Thật
- Từ Điển Kinh Tế Học
- Hành Trình Của Linh Hồn
- Những Linh Hồn Chết
- Để Không Phạm Sai Lầm
[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]
sách rất hay nếu tôi có cơ hội được đọc