Tiếng Cười Trong Bóng Tối
Giới thiệu sách Tiếng Cười Trong Bóng Tối – Tác giả Vladimir Nabokov
Tiếng Cười Trong Bóng Tối
Tiếng cười trong bóng tối xoay quanh chuyện của một nhà phê bình nghệ thuật đứng tuổi, giàu có tên là Bruno Krechmar. Ông là hình mẫu thành đạt mà nhiều người trong xã hội hướng tới. Nhưng trong những con người mẫu mực dường như luôn ẩn chứa những bế tắc. Chuyện ngoại tình của nhà phê bình là tâm điểm của tiểu thuyết Tiếng cười trong bóng tối. Bruno trở thành nạn nhân của những đam mê bị kìm nén do chính mình tạo ra. Để rồi, ông rơi vào bẫy của cặp tình nhân trẻ tuổi. Họ biến ông thành diễn viên chính trong vở hài kịch mà họ vừa là đạo diễn vừa là khán giả. Cuộc đời Bruno kết thúc trong thảm họa đúng như tác giả đã báo trước ngay đầu tác phẩm.
Ngoại tình vốn là câu chuyện đầy rẫy trong đời thường, và là đề tài quen thuộc trong văn chương. Nhưng Tiếng cười trong bóng tối đã kể một câu chuyện ngoại tình với tất cả chiều sâu nội tâm phức tạp, đầy màu sắc trong diễn biến được xem là phổ biến đến tẻ nhạt. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, tác giả đẩy giác quan người đọc đến cấp độ nhạy cảm nhất, đưa tới một trải nghiệm về nỗi thống khổ hài hước của con người.
Nếu như Lolita được tác giả Vladimir Nabokov dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nga, thì Tiếng cười trong bóng tối lại được dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh. Trong quá trình chuyển ngữ, tác giả Nabokov đã nảy sinh ra nhiều tình tiết mới cho tác phẩm, và ông đã viết lại thành một Tiếng cười trong bóng tối hoàn toàn mới bằng tiếng Anh.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tiếng Cười Trong Bóng Tối
- Mã hàng 8935075946347
- Tên Nhà Cung Cấp: Cty Tri Thức Văn Hóa Sách VN
- Tác giả: Vladimir Nabokov
- Người Dịch Nguyễn: Thị Kim Hiền
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Trọng lượng: (gr) 250
- Kích thước: 14 x 22 cm
- Số trang: 231
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Tiếng Cười Trong Bóng Tối
1 Nabokov đã rất tinh tế khi xếp đặt những nhân vật như Rex, Margot và Albinus với mối quan hệ “tay ba” đầy “ngang trái” hay hơn hẳn, đó là một cái bẫy, một cái bẫy dễ dàng biến người ta lạc lối trong mê cung của ảo vọng tình ái và khổ đau tận cùng. Mà cái chết, có lẽ là cách giải quyết duy nhất, và hiển nhiên nhất, như một cách duy nhất để phá vỡ mối bòng bong là nhát dao. Khác với những cuốn sách khác, như Lolita, Nabokov đã dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nga để ta thấy được đủ ngôn từ của cảm xúc. Thì ở đây, Tiếng cười trong bóng tối được chuyển từ tiếng Nga sang tiếng Anh. Hoàn cảnh ra đời của nó cũng rất đặc biệt : sinh ra trong cộng đồng Nga ở châu Âu, sáng tác cho những người Nga xa quê hương đọc trước khi dịch sang tiếng Anh để truyền bá ra toàn thế giới, cách nhìn nhận, góc nhìn thật đặc biệt.
2 Trong ” Tiếng cười trong bóng tối ” ta không thể không thấy tội nghiệp cho người đàn ông bị lừa dối, lợi dụng bởi chính đam mê tình yêu quá mãnh liệt của mình. Chi tiết tiếng cười trong bóng tối, người đọc chỉ hiểu được cho đến gần đoạn cuối, là một trong những chi tiết ám ảnh và ấn tượng mạnh nhất có thể tìm được trong tiểu thuyết Mỹ giai đoạn này. Vladimir Nabokov nổi tiếng nhất với quyển tiểu thuyết gây tranh cãi – Lolita xuất bản năm 1955. Nhưng không giống với Lolita về mặt ngôn ngữ. Tiếng cười trong tối mang đến một giọng văn khô khan hơn, ít trau chuốt hơn, thẳng thắn hơn, giản dị hơn cộng với mạch truyện khá nhanh, tình tiết dễ hiểu đã làm quyển sách trở nên rất dễ đọc. Mình nghĩ, nếu ai chưa bao giờ đọc gì của Nabokov, thì thay vì bắt đầu với Lolita một lựa chọn an toàn và dễ hơn đó chính là quyển Tiếng cười trong bóng tối.
3 Điều thú vị nhất của Nabokov luôn là cách dẫn người đọc vào câu chuyện. Và lần này cũng vậy, ông mở đầu bằng 1 dòng tóm gọn cả tác phẩm – kì cục, nhưng đủ thu hút. Vẫn là bậc thầy văn chương trong “Lolita”, nhưng lối hành văn của 1 chuyến ngoại tình lại mang nhiều phần châm biếm. Nội dung là bi kịch: 1 người đàn ông lừa dối vợ, yêu và không được yêu, kết cục là cái chết. Còn nội tâm nhân vật là hài kịch, đôi nét bệnh hoạn, nhưng chuẩn xác đến ám ảnh. Nói chẳng quá lời, để biến 1 chuyện ngoại tình nông cạn trở thành nơi khai thác tâm lý con người tài tình đến thế, có lẽ chỉ mình Nabokov có thể.Tuy nhiên ,theo mình thì đây cũnglaf một cuốn sách nên đọc và suy ngẫm.
4 Mô tuýp ngoại tình kiểu này quá quen thuộc nhưng với giọng văn của tác giả vẫn khiến cho truyện có gì đó rất lôi cuốn. Tình tiết mình thấy hợp lí, chuyển đổi nội tâm nhân vật cũng ổn, dễ nắm bắt. Nói chung là đáng đọc.
5 Tiếng cười trong bóng tối là cuốn truyện đầu tiên tôi đọc của tác giả Vladimir Labokov. Tác phẩm viết về câu chuyện ngoại tình của một nhà phê bình nghệ thuật giàu có tên là Bruno Krechmar. Nhân vật là mẫu hình lí tưởng của xã hội lúc bấy giờ. Nhưng đằng sau vẻ bề ngoài đó là những dằn vặt, day dứt và sự bế tắc của nhân vật trong cuộc sống. Cuối cùng ông rơi vào cái bẫy của đôi tình nhân trẻ và có một kết cục bi thảm, đúng như tác giả đã dự báo trước ở đầu tác phẩm. Cuốn truyện để lại cho ta nhiều suy ngẫm về cuộc sống, về tình người và những khúc mắc bên trong mỗi con người. Gấp cuốn sách vào rồi mà vẫn còn thấy ám ảnh.
Review sách Tiếng Cười Trong Bóng Tối
Trích dẫn
Paul gườm gườm nhìn theo cô, ngấn thịt quanh cổ ông ngày càng chuyển màu đỏ tía. Dẫu vốn có bản chất hiền lành, ông cũng sẽ không nề hà xử Margot như cách cô vừa muốn làm với ông. Ông băn khoăn tự hỏi người đi cùng cô là ai và Albinus đang ở đâu; ông tin chắc rằng ông này chắc quanh quẩn đâu đây thôi và cảm thấy không chịu nổi ý nghĩ con bé có thể bất chợt nhìn thấy ông ta. Ông thấy nhẹ nhõm hơn hẳn khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên và ông có thể cùng Irma chuồn khỏi đó.
Họ về đến nhà. Con bé có vẻ mệt, và khi trả lời những câu hỏi của mẹ về trận đấu nó chỉ gật đầu, môi nở cái nụ cười bí ẩn vốn là nét riêng biệt quyến rũ nhất của nó.
“Họ lao bổ đi trên sân băng trông mới đáng kinh ngạc làm sao chứ,” Paul nói.
Elisabeth tư lự nhìn ông rồi quay sang con gái. “Đến giờ đi ngủ, đến giờ đi ngủ rồi,” bà nói.
“Ôi, chưa đâu,” Irma ngái ngủ khẩn khoản.
“Trời ơi. Đã gần nửa đêm rồi, con chưa bao giờ thức khuya như thế.”
“Hãy nói cho chị biết, Paul này,” Elisabeth nói, khi Irma đã được ấp ủ trên giường ngủ yên ổn. “Chị cảm thấy có chuyện gì đó đã xảy ra. Lúc em vắng nhà chị thấy rất bồn chồn. Paul, nói cho chị biết đi.”
“Nhưng em chẳng có gì để nói cả,” ông đáp, mặt mỗi lúc một đỏ hơn.
“Em không gặp ai hết sao?” bà đánh bạo hỏi. “Em không gặp ai thật sao?”
“Điều gì làm chị có ý nghĩ như vậy?” ông lẩm bẩm, hoàn toàn bối rối trước độ nhạy gần như thần giao cách cảm mà bà chị ông có được từ khi ly thân với chồng.
“Chị luôn lo sợ điều đó,” bà thì thầm, chầm chậm cúi đầu.
Sáng hôm sau Elisabeth bị cô bảo mẫu đánh thức, cô này đi vào phòng tay cầm chiếc cặp nhiệt độ.
“Irma bị ốm, thưa bà,” cô nói nhanh nhảu. “Thân nhiệt con bé lên đến hơn ba mươi tám độ.”
“Hơn ba mươi tám,” Elisabeth nhắc lại và bất chợt nghĩ: “Vì thế mà hôm qua mình mới thấy bất an đến vậy.”
Bà nhảy ra khỏi giường chạy như bay vào phòng trẻ. Irma đang nằm ngửa, nhìn đăm đăm lên trần nhà với đôi mắt long lanh.
“Một người đánh cá và một chiếc thuyền,” nó nói, tay chỉ lên trần nhà nơi ánh sáng từ chiếc đèn ngủ hắt lên thành hình kiểu như họa tiết. Lúc đó còn khá sớm, tuyết đang rơi.
“Con có đau họng không, cục cưng?” Elisabeth hỏi trong khi vẫn đang trầy trật mặc áo váy vào người. Rồi bà lo lắng cúi xuống khuôn mặt nhỏ nhòn nhọn của con bé.
“Chúa ơi, trán nó mới nóng làm sao!” bà thốt lên, tay gạt mớ tóc màu sáng ra khỏi lông mày con bé.
“Rồi một, hai, ba, bốn cây sậy,” Irma khẽ nói khi vẫn đang nhìn lên.
“Tốt hơn ta phải gọi bác sĩ thôi,” Elisabeth nói.
“Ôi, không cần vậy đâu, thưa bà,” cô bảo mẫu đáp. “Tôi sẽ cho con bé uống nước trà nóng với chanh và đủ một liều aspirin. Ai lúc này cũng bị cúm mà.”
Elisabeth gõ cửa phòng Paul. Ông đang cạo râu, và để nguyên bọt xà phòng trên má ông đi vào phòng của Irma. Paul hay làm xước mặt khi cạo râu kể cả khi dùng dao cạo an toàn – và lúc này một mảng đỏ tươi đang lan rộng qua đám bọt trên cằm ông.
“Dâu và kem đánh bông,” Irma nói khẽ khi ông cúi xuống con bé.
Khoảng chập tối bác sĩ đến, ông ngồi xuống mép giường Irma, mắt nhìn không chớp vào góc phòng, và bắt đầu bắt mạch cho nó. Irma nhìn đăm đăm vào chiếc lông trắng trong hốc cái tai rộng có cấu trúc phức tạp và vào mạch máu hình chữ W trên thái dương hồng hồng của ông.
“Được rồi,” bác sĩ nói, nhìn con bé qua gọng kính. Rồi ông bảo Irma ngồi dậy và Elisabeth kéo váy ngủ của nó lên. Thân người Irma rất trắng và gầy, đôi xương bả vai nhô hẳn lên. Bác sĩ đặt ống nghe lên lưng con bé, ông thở nặng nhọc và cũng bảo nó thở.
“Được rồi,” ông lại nói.
Rồi ông gõ vào những chỗ khác trên ngực con bé và nắn bụng nó bằng những ngón tay lạnh như băng. Cuối cùng ông đứng lên, vỗ nhẹ lên đầu con bé, rửa tay, kéo cổ tay áo xuống, sau đó Elisabeth dẫn ông vào phòng làm việc, ở đó ông ngồi thoải mái xuống, vặn nắp bút máy ra và viết đơn thuốc.
“Vâng,” ông nói, “có nhiều người đang bị cúm. Có buổi biểu diễn hôm qua cũng bị hủy bỏ vì nữ ca sĩ và người đệm đàn đều dính bệnh cúm.”
Sáng hôm sau, thân nhiệt Irma hạ xuống đáng kể. Paul thì ngược lại trông phờ phạc, ông thở khò khè và liên tục xì mũi, nhưng ông vẫn thẳng thừng từ chối lên giường nghỉ và thậm chí vẫn đến văn phòng như thường lệ. Cả cô bảo mẫu cũng sụt sịt nốt.
Tối đó, khi rút ống thủy tinh ấm nóng từ dưới nách con gái ra, Elisabeth vui mừng nhận thấy cột thủy ngân hầu như không chạm đến vạch mốc đỏ. Irma chớp mắt, ánh sáng làm lóa mắt con bé; nên nó giờ quay mặt vào tường. Căn phòng tối trở lại. Khung cảnh thật ấm cúng, dễ chịu và đôi chút phi lý. Irma nhanh chóng rơi vào giấc ngủ, nhưng rồi giữa đêm con bé tỉnh dậy vì một giấc mơ thoáng vẻ không vui. Nó khát nước và muốn uống cốc nước chanh dinh dính để trên bàn ngủ, nó uống cạn và cẩn thận đặt lại cốc như cũ, môi chép khe khẽ.
Nó thấy căn phòng dường như tối hơn mọi khi. Ở phòng kế bên, cô bảo mẫu đang ngáy ầm ầm, gần như ngây ngất đê mê. Irma lắng nghe tiếng cô ngáy, và rồi bắt đầu ngóng đợi tiếng xình xịch thân quen của chiếc tàu điện chạy ra từ đường hầm rất gần ngôi nhà. Nhưng chẳng có gì cả. Có lẽ đã quá muộn, nên tàu đã ngừng chạy. Irma nằm mở mắt thao láo. Bỗng nhiên con bé nghe thấy từ ngoài phố một tiếng huýt sáo quen thuộc theo nhịp bốn nốt. Đó đúng là cách huýt sáo của cha nó hồi ông vẫn còn về nhà – chỉ để họ biết lát nữa thôi ông sẽ đến và bữa tối có thể dọn ra rồi. Irma biết chắc đó không phải cha mình, mà là người đàn ông suốt hai tuần lễ nay thường đến thăm cái bà ở tầng bốn – cô bé con ông gác cổng nói với nó thế và còn thè lưỡi ra khi Irma đưa ra nhận xét rất hợp lý rằng chỉ có ngốc thì mới đến chơi muộn như vậy. Nó cũng biết là không nên nhắc đến chuyện cha mình cũng đang sống với cô bạn trẻ: điều này Irma nghe được từ câu chuyện giữa hai bà lúc họ đi xuống cầu thang phía trước nó.
Tiếng huýt sáo dưới cửa sổ lặp lại. Irma nghĩ: “Ai biết được nào? Có khi cuối cùng lại chính là cha chăng? Và chẳng ai cho cha vào nhà cả; có thể họ cố tình nói với mình đó là một người lạ chăng?”
Con bé tung chăn ra và nhón chân đi về phía cửa sổ. Trên đường đi, nó va vào một chiếc ghế và một vật gì mềm mềm (con voi của nó) rơi xuống nghe thịch và lại nghe chít chít, nhưng cô bảo mẫu vẫn ngáy không chút lo âu. Nó mở cửa sổ ra và một luồng gió lạnh như băng dễ chịu ùa vào phòng. Ngoài phố, trong bóng đêm, ai đó đang đứng nhìn chăm chăm lên ngôi nhà. Nó nhìn xuống ông ta một lúc khá lâu, nhưng rồi rất thất vọng nhận ra đó không phải cha mình. Người đàn ông cứ đứng mãi, đứng mãi. Rồi ông ta quay người và chậm rãi bước đi. Irma cảm thấy thương ông. Người nó tê cóng đến độ không đóng nổi cửa sổ, vì thế khi quay về giường không ấm lại được. Cuối cùng, nó ngủ thiếp đi và mơ thấy mình chơi khúc côn cầu với cha. Ông cười ha hả, trượt chân ngã bệt và đánh mất chiếc mũ chóp cao, còn nó cũng ngã bổ chửng. Mặt băng lạnh kinh người, nhưng nó không thể đứng dậy nổi, gậy khúc côn cầu của nó thì bò đi xa dần theo kiểu sâu đo.
Sáng hôm sau, thân nhiệt con bé tăng đến bốn mươi độ, mặt nó tím ngắt và nó kêu đau ở bên sườn. Bác sĩ được triệu đến ngay lập tức.
Mạch bệnh nhân đạt một trăm hai mươi, chỗ đau trên ngực không phản ứng khi gõ lên và ông bác sĩ phát hiện qua ống nghe những tiếng lép bép khe khẽ. Ông kê đơn thuốc đắp, phenacetin và thuốc giảm đau. Elisabeth bỗng thấy mình sắp phát điên lên, rằng sau những chuyện vừa xảy ra, đơn giản là định mệnh không có quyền hành hạ bà như thế. Với một nỗ lực rất lớn và cố tĩnh tâm lúc chào tạm biệt bác sĩ. Trước khi đi, ông khám thêm cho cô bảo mẫu đang sốt cao, nhưng trong trường hợp người phụ nữ cường tráng này thì không có gì đáng báo động cả.
Paul tiễn bác sĩ ra đến sảnh và lạc giọng hỏi han – ông cố nói qua tiếng khò khè do cơn cảm – rằng liệu có gì nguy hiểm không.
“Tôi sẽ khám lại cho con bé ngay hôm nay,” bác sĩ chậm rãi trả lời.
“Lúc nào cũng vẫn thế,” ông bác sĩ già Lampert nghĩ ngơi khi đi xuống cầu thang. “Lúc nào cũng vẫn mấy câu hỏi đó, vẫn ánh mắt khẩn cầu đó.” Ông kiểm tra sổ ghi hẹn của mình và trườn vào sau vô lăng ô tô, đóng sập cửa. Năm phút sau ông bước vào một ngôi nhà khác.
Albinus đón ông trong chiếc áo vét ấm viền lụa mà ông mặc khi làm việc ở nhà. “Cô ấy không được khỏe lắm từ hôm qua,” ông lo lắng thông báo. “Cô ấy than là đau khắp người.”
“Có sốt không?” Lampert hỏi lại và băn khoăn chẳng biết có nên nói cho người tình lo âu này hay rằng con gái ông đang bị viêm phổi không.
“Không, chỉ thế thôi, cô ấy không có vẻ bị sốt” Albinus đáp với giọng báo động. “Còn tôi thì nghe nói cúm mà không có triệu chứng sốt là đặc biệt nguy hiểm.”
(“Sao mình lại phải nói cho ông ta nhỉ?” Lampert nghĩ bụng. “Ông ta bỏ rơi gia đình mà không chút dằn vặt. Họ sẽ tự nói cho ông ta nếu họ muốn. Tại sao mình lại can thiệp vào?”)
“Hừm,” Lampert nói với một tiếng thở dài, “để tôi khám cho bệnh nhân quyến rũ của chúng ta nào.”
Margot đang nằm trên xô pha, cáu kỉnh và mặt đỏ ửng, người quấn trong chiếc áo choàng ở nhà bằng lụa với một đống dây đăng ten. Cạnh cô là Rex ngồi vắt chéo chân, đang phác họa khuôn mặt yêu kiều của cô lên mặt sau vỏ bao thuốc lá.
(“Một tạo vật tuyệt đẹp, không cần bàn cãi gì nữa,” Lampert nghĩ, “nhưng cô nàng có vẻ gì đó giống loài rắn.”)
Rex rút vào phòng kế bên, vừa đi vừa huýt sáo, Albinus lượn quanh gần ngay đó. Lampert tiến hành khám cho bệnh nhân. Một cơn cảm lạnh nhẹ, vậy thôi.
Mua sách Tiếng Cười Trong Bóng Tối ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tiếng Cười Trong Bóng Tối” khoảng 64.000đ đến 75.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tiếng Cười Trong Bóng Tối Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tiếng Cười Trong Bóng Tối Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tiếng Cười Trong Bóng Tối Fahasa” tại đây
Đọc sách Tiếng Cười Trong Bóng Tối ebook pdf
Để download “sách Tiếng Cười Trong Bóng Tối pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Lắng Nghe Tiếng Nắng
- Tâm Tĩnh Lặng, Miệng Mỉm Cười
- Ông Trùm Cuối Cùng
- Hạnh Ngộ Trong Bóng Tối
- Người Đến Từ Bóng Tối
- Nơi Em Quay Về Có Tôi Đứng Đợi
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free