Tự Truyện Một Người Tu
Giới thiệu sách Tự Truyện Một Người Tu – Tác giả Thích Hạnh Nguyện
Tự Truyện Một Người Tu
“Tôi muốn trình bày nơi đây trong tập sách này một chặng đường đã đi qua với bao thử thách cam go, mà tôi nếu không nhờ có sự hộ trì của chư Phật, của những nhân duyên lành trong quá khứ thì tôi đã sa ngã tự bao giờ. Sa ngã để trở về đời sống phàm tục như xưa thật ra cũng chẳng xấu; nó chỉ nói lên sự thất bại của mình đối với con đường thánh thiện mà mình một thời đã nhất quyết chọn cho được. Kinh nghiệm là một bài học cho ta học hỏi nhất là kinh nghiệm của nhiều sự sai lầm. Nhưng không hiểu sao cuộc đời tu của chính tôi lại có quá nhiều kinh nghiệm sai lầm. Thế nhưng trong nhiều cái sai ấy, tôi được đạo, được các bậc thầy soi sáng để nhìn lại, thấy mình hơn và trong sự nhận chân qua những ăn năn hối cải đó, tôi quyết chí muốn trở thành một con người lương thiện hơn, chân chánh và có phạm hạnh hơn trong .đời sống xuất gia tu học của mình.”
(Thích Hạnh Nguyện)
Tự Truyện Một Người Tu có thể xem như là một tập bút ký trình bày tâm sự đời của một người trẻ trưởng thành trong một xã hội vật chất phương Tây và sau rời bỏ để đi tu. Trong thời gian 10 năm tu hành, tác giả đã trải qua những chặng đường chông chênh của cái khó khi phải đối mặt với cám dỗ bên ngoài, và những nỗi bức xúc âm ỷ trong việc làm tịnh hóa nguồn tâm bên trong.Trong tâm trạng muốn chia sẻ những hiểu biết và uẩn sự thường được giấu kín nơi người tu hành và chốn tu hành, tác giả muốn trình bày ra đây sự thực của một con người có đời sống tu hành với những tham vọng và phàm tính cố hữu của họ, dù rằng người ấy đã đi tu. Họ vì sao xuất gia? Sống đời tu hành hằng ngày như thế nào? Trải qua ra sao? Đối trị thế nào với những thử thách và cám dỗ luôn sẵn sàng đổ ập lên những con người đang muốn đi ngược hướng cuộc đời. Xa hơn nữa, hãy đọc cuốn sách này để biết một người tu “thời đại” nói chuyện tu hành và nói chuyện đời.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tự Truyện Một Người Tu
- Mã hàng 8936037796710
- Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
- Tác giả: Thích Hạnh Nguyện
- NXB Hồng Đức
- Kích Thước Bao Bì: 14.5 x 20.5
- Số trang: 394
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Tự Truyện Một Người Tu
1 Lối hành văn của tác giả khá gần gũi, chân thực. Sách mới không bị nát gì cả, nhưng cảm giác sách cầm bên ngoài không cứng như các quyển khác. mà cứ ẽo oẹt như sách lậu. nhưng mk sờ giấy thấy k bị mỏng, nói chung sách real giấy vẫn tốt.
2 Sản phẩm thì OK nhưng … mà vẫn Chê! Đặt 3 cuốn sách nói là giao 2 lần (phí VC tính 2 lần). Cuối cùng là cả 3 cuốn sách được giao cùng lúc!!! Đúng là nghệ thuật ..
3 Sản phẩm đóng gói cẩn thận, giao nhanh, sách hay, ủng hộ Tiki.
4 Tôi từ nhỏ đã theo truyền thống gia đình là theo Phật giáo. Nhưng tôi cũng không tha thiết lắm với nó nên cũng không tìm hiểu nhiều điều về Phật giáo. Và tôi cũng không có ý định sẽ đi tu mai này. Nhưng tôi vẫn chọn đọc quyển sách “Tự truyện một người tu” của Thích Hạnh Nguyện. Tuy là một quyển tự truyện của một Tỳ Kheo, nhưng từ đó rút ra được rất nhiều bài học từ những triết lý nhà Phật. Phải sống sao cho đúng, cho tâm được nhẹ nhàng, vui vẻ hằng ngày. Cách đối nhân xử thế cũng như đối mặt với những chuyện tiền tài danh vọng trong đời như thế nào cho phải.
5 Giá trị nội dung bên trong vẫn giữ nguyên, tuy nhiên chất lượng bìa sách không chất lượng. Với lại sách đc xuất bản năm 2016 rồi.
Review sách Tự Truyện Một Người Tu
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: “Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ”.
Đời sống của một người xuất gia là một đời sống cao đẹp nhưng rất đầy dẫy những thử thách và cám dỗ. Người xuất gia ở Việt Nam phải chịu đựng sự thử thách với cái khó khăn và nhiều khổ cực trong chùa. Người xuất gia ở hải ngoại thì lại chịu đựng nhiều cái quá tiện nghi và bề bộn công việc trong chùa. Ở hai mặt đều có những tính chất tiêu cực của nó, vì theo tôi đời sống của người xuất gia là đời sống của văn, tư và tu. Văn là sự học hỏi Phật pháp, tư là sự tư duy và chiêm nghiệm những điều đã nghe và học và tu là thường xuyên quán tưởng và đem áp dụng những điều mình đã tư duy chiêm nghiệm ấy vào sự tu tập hành trì của mình trong đời sống hàng ngày. Ba pháp văn tư và tu ấy đòi hỏi bên cạnh một thời gian thư thái, quang cảnh nhẹ nhàng và một vị thầy đầy lòng bi mẫn, thương xót khuyên nhấc đệ tử gắng công tu học. Người ta có thể cho rằng tu thì trong trường hợp nào tu cũng được, dù cực khổ, khó khăn hay bận rộn đến đâu. Nhưng dẫu biết rằng chịu khổ cực cũng là tu, khó khăn cũng là tu, bề bộn công việc cũng là tu, cái gì cũng là tu hết nhưng biết cách tu hơn một chút, có thời gian tư hơn một chút, sống nhẹ nhàng thánh thoát hơn một chút, được nghe Phật pháp, được dạy bảo, khuyên răn nhiều hơn một chút thì sự tu hành sẽ có lẽ tốt đẹp hơn, đỡ nhàm chán hơn và người đó sẽ đủ vững niềm tin hơn để có thể đi suốt đoạn đường tu hành của họ.
Rồi bên cạnh là trăm thứ cám dỗ khác mà người tu phải giáp mặt trong đời sống hàng ngày giữa một xã hội vật chất Tây phương. Cám dỗ thì vô vàn, nhưng đại loại không ngoài những cái chính như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghĩ tình yêu, tình dục.v.v… Đây là những thứ làm ngươi tu sa ngã và thất bại nhiều nhất trong đời sống tu hành của họ dù người đó có chính thức hoàn tục hay không, nhưng nếu bị đắm nhiễm và vướng vào thì cũng xem như là thất bại rồi.
Những thứ cám dỗ mà tôi viết ra trong sách này không phải là những chỉ trích: chê bai khi mà tất cả con người chúng ta đang sống và đắm nhiễm trong đó. Tôi chỉ viết với những nhận định và cảm tưởng cá nhân của một người tu như tôi khi nhìn về nó. Đây là cách nhìn và quán chiêu để tu tập, giữ tâm hầu tránh sự việc là bị đắm nhiễm và vướng mắc vào. Dĩ nhiên trong sự tu hành của một người tu tôi cần phải nhìn những thứ cám dỗ ấy càng tiêu cực, càng xấu xa càng tết vì như vậy nó sẽ không che mắt được tôi và quyến rũ tôi dưới bất cứ hình thức nào. Vậy nên cái nhìn và sự quán chiếu những thứ cám dỗ ấy là xấu xa, tội lỗi sẽ không phải cái nhìn, quán chiếu và xem những người đang vướng vào những cám dỗ ấy là xấu xa, tội lỗi và đáng khinh thường. Một khi biết rằng tôi đã và đang tróc vây trầy da khi cố gắng vượt thoát những cám dỗ ấy và bao nhiêu người chưa thể vượt thoát được, thì tôi sẽ có lòng cảm thông để tìm cách chia xẻ, khuyên lớn và ban bố những kinh nghiệm khó khăn mà tôi đã vượt qua. Lời thầy Nhất Hạnh nói: “có hiểu mới thương” có lẽ rất đúng trong trường hợp này.
Mục tiêu tối hậu của đời sống xuất gia là sự giải thoát, giải thoát ngay trong đời này chứ không phải là chỉ qua những lời cầu nguyện giải thoát và nghĩ rằng giải thoát chỉ có thể đến với mình vào những kiếp sống tới. Một người xuất gia mà không tin mình có khả năng giải thoát và có thể giải thoát ngay trong đời này là một người xuất gia đáng bị la rầy và khiển trách. Nhưng đối với mục tiêu tối hậu là giải thoát của người xuất gia thì trên con đường đi đến mục tiêu ấy, những công việc mình làm mình nói, mình suy tưởng cũng phải mang những ý nghĩa, giá trị và lợi ích cho mục tiêu giải thoát của mình. Không hàm mang tất cả những điều này thì có thể là ta đã đi chệch hướng mà ta từng phát nguyện lúc ban đầu.
Tôi muốn trình bày nơi đây trong tập sách này một chặng đường đã đi qua với bao thử thách cam go, mà tôi nếu không nhờ có sự hộ trì của chư Phật, của những nhân duyên lành trong quá khứ thì tôi đã sa ngã tự bao giờ. Sa ngã để trở về đời sống phàm tục như xưa thật ra cũng chẳng xấu; nó chỉ nói lên sự thất bại của mình đối với con đường thánh thiện mà mình một thời đã nhất quyết chọn cho được. Kinh nghiệm là một bài học cho ta học hỏi nhất là kinh nghiệm của nhiều sự sai lầm. Nhưng không hiểu sao cuộc đời tu của chính tôi lại có quá nhiều kinh nghiệm sai lầm. Thế nhưng trong nhiều cái sai ấy, tôi được đạo, được các bậc thầy soi sáng để nhìn lại, thấy mình hơn và trong sự nhận chân qua những ăn năn hối cải đó, tôi quyết chí muốn trở thành một con người lương thiện hơn, chân chánh và có phạm hạnh hơn trong .đời sống xuất gia tu học của mình.
Mua sách Tự Truyện Một Người Tu ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tự Truyện Một Người Tu” khoảng 30.000đ đến 42.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tự Truyện Một Người Tu Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tự Truyện Một Người Tu Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tự Truyện Một Người Tu Fahasa” tại đây
Đọc sách Tự Truyện Một Người Tu ebook pdf
Để download “sách Tự Truyện Một Người Tu pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 01/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Xin Lỗi, Em Không Đủ Tư Cách
- Ổ Buôn Người
- Tuổi Trẻ Là Để Tìm Nhau
- Từng Ngày Sống Sót
- Dark Matter – Người Chạy Xuyên Không Gian
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free