Chiếc Lá Cuối Cùng

Giới thiệu sách Chiếc Lá Cuối Cùng – Tác giả O’henry

Chiếc Lá Cuối Cùng

O’ Henry tên thật là William Sydney Porter (1862 – 1910) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ với lối viết truyện ngắn độc đáo, hấp dẫn. Với 10 tập truyện đã được xuất bản, ông được xem là nhà văn có bút lực dồi dào và được so sánh với bậc thầy người Nga Anton Checkhov (1860-1904). Nhiều sáng tác của ông đã trở thành những truyện ngắn mẫu mực và kinh điển.

Tập truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” do Nhà xuất bản Văn học phát hành tháng 4 năm 2020 gồm 13 truyện ngắn đặc sắc của O’ Henry. Trong đó, truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”  được lấy làm tiêu đề cho tập truyện. Đây là phẩm quen thuộc với các thế hệ học sinh Việt Nam, được trích dạy trong chương trình Trung học cơ sở và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đáng nhớ bởi tính nhân văn trong truyện.

Đọc truyện ngắn của O’ Henry, người đọc dễ dàng nhận ra, trong cách kể chuyện hài hước là sự mỉa mai châm biếm mà ông dành cho xã hội thượng lưu Mỹ thời kỳ bấy giờ. Và ẩn sâu sau mỗi câu chuyện, là sự nâng niu, đồng cảm và sẻ chia của tác giả với những người lao động bình dân, những người sống dưới đáy của xã hội.

Đối với O’ Henry: “Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện”. O’ Henry đã sống một cuộc đời trầm lặng nhưng không bị quên lãng. Ông bất tử với những truyện ngắn của mình.

Chiếc Lá Cuối Cùng
Chiếc Lá Cuối Cùng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Chiếc Lá Cuối Cùng
  • Mã hàng 9786049895555
  • Nhà Cung Cấp Cty NXB Văn Học
  • Tác giả: O’henry
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 200
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
  • Số trang: 199
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Chiếc Lá Cuối Cùng

Đánh giá Sách Chiếc Lá Cuối Cùng
Đánh giá Sách Chiếc Lá Cuối Cùng

1 Câu chuyện kể về những hoạ sĩ nghèo, Sue, Johnsy,cụ Berhman, những con người vốn không chảy chung một dòng máu nhưng lại thân thiết và yêu thương nhau như người thân trong gia đình. Cả 3 đều dành một tình yêu chân thành cho nghệ thuật. Vậy mà trớ trêu thay, cô hoạ sĩ trẻ Johnsy không may mắc bệnh viêm phổi, khiến cô gần như bất lực, gần như mất niềm tin vào sự sống. Johnsy luôn nghĩ đến cái chết, và cô xem những chiếc lá thường xuân đang bám víu trên những mảng tường phủ đầy rêu là “thước đo cuộc sống” của mình. Cô đã có suy nghĩ ngu ngốc rằng khi những chiếc lá trên cây rụng xuống là khi ấy cô sẽ lìa đời. Nhưng không. Chính trong giai đoạn khó khăn đó, Johnsy đã cảm nhận được tình cảm yêu thương chân thành và mãnh liệt của những người xung quanh giành cho mình. Sue thương Johnsy đến mức “khóc ướt cả một tấm khăn trải bàn Nhật Bản”. Cụ Berhman thì đã phờ phạc hơn trông thấy. Rồi một đêm mưa bão ập đến, cứ ngỡ rằng chiếc lá cuối cùng còn sót lại trên cây sẽ rụng nhưng kì diệu thay, nó vẫn cố gắng chống chọi với cơn bão đêm qua. Johnsy nhìn chiếc lá đó thật lâu, và cuối cùng đã yêu đời trở lại. Cô muốn vẽ vịnh Naplo, muốn nhìn Sue nấu cháo. Nhưng lúc đó cô lại không biết rằng, chiếc lá đã hồi sinh cô chỉ là bức tranh do cụ Berhman vẽ trong đêm mưa bão, để rồi cụ ra đi cũng vì căn bệnh viêm phổi. Bức tranh mà cụ vẽ xứng đáng được coi là một kiệt tác. Một kiệt tác sinh ra từ một trái tim chân thành….Cuốn sách cũng rất xứng đáng để được xem là một “kiệt tác”, bởi giá trị nhân văn mà cuốn sách mang lại là vô cùng sâu sắc. Ai nói thế giới này luôn lạnh lẽo vô tình? Ai nói con người sống với nhau chỉ bằng sự lừa gạt và giả dối? Đây, chính cuốn sách này đã cho chúng ta thấy rằng, dù ở bất cứ đâu, dù hoàn cảnh nghiệt ngã đến chừng nào, tình người vẫn luôn luôn hiện hữu. Yêu quý tác giả O. Henry từ đây, tôi cũng đã tìm đọc thêm nhiều tác phẩm của ông và đương nhiên, cuốn nào cũng hay xuất sắc.

2 Hẳn là chúng ta đều biết đến tác phẩm này qua đoạn trích trong chương trình Ngữ Văn lớp 8. Nhưng thật là thiếu sót nếu ta chỉ đơn thuần học và đọc trong Sách giáo khoa. Về căn bản thì nội dung truyện cũng đã được tóm tắt hết, nhưng việc đọc đầy đủ từ đầu đến cuối thì tình cảm chúng ta sẽ chân thật hơn rất nhiều. Nếu đọc đoạn trích trong sách chưa làm bạn bật khóc hay cảm động, thì đọc toàn bộ truyện sẽ giúp bạn có 1 cái nhìn khác hẳn đấy nhé! Câu chuyện kể về những hoạ sĩ nghèo, Sue, Johnsy,cụ Berhman, những con người vốn không chảy chung một dòng máu nhưng lại thân thiết và yêu thương nhau như người thân trong gia đình. Cả 3 đều dành một tình yêu chân thành cho nghệ thuật. Vậy mà trớ trêu thay, cô hoạ sĩ trẻ Johnsy không may mắc bệnh viêm phổi, khiến cô gần như bất lực, gần như mất niềm tin vào sự sống. Johnsy luôn nghĩ đến cái chết, và cô xem những chiếc lá thường xuân đang bám víu trên những mảng tường phủ đầy rêu là “thước đo cuộc sống” của mình. Cô đã có suy nghĩ ngu ngốc rằng khi những chiếc lá trên cây rụng xuống là khi ấy cô sẽ lìa đời. Nhưng không. Chính trong giai đoạn khó khăn đó, Johnsy đã cảm nhận được tình cảm yêu thương chân thành và mãnh liệt của những người xung quanh giành cho mình. Sue thương Johnsy đến mức “khóc ướt cả một tấm khăn trải bàn Nhật Bản”. Cụ Berhman thì đã phờ phạc hơn trông thấy. Rồi một đêm mưa bão ập đến, cứ ngỡ rằng chiếc lá cuối cùng còn sót lại trên cây sẽ rụng nhưng kì diệu thay, nó vẫn cố gắng chống chọi với cơn bão đêm qua. Johnsy nhìn chiếc lá đó thật lâu, và cuối cùng đã yêu đời trở lại. Cô muốn vẽ vịnh Naplo, muốn nhìn Sue nấu cháo. Nhưng lúc đó cô lại không biết rằng, chiếc lá đã hồi sinh cô chỉ là bức tranh do cụ Berhman vẽ trong đêm mưa bão, để rồi cụ ra đi cũng vì căn bệnh viêm phổi. Bức tranh mà cụ vẽ xứng đáng được coi là một kiệt tác. Một kiệt tác sinh ra từ một trái tim chân thành…. Cuốn sách cũng rất xứng đáng để được xem là một “kiệt tác”, bởi giá trị nhân văn mà cuốn sách mang lại là vô cùng sâu sắc. Ai nói thế giới này luôn lạnh lẽo vô tình? Ai nói con người sống với nhau chỉ bằng sự lừa gạt và giả dối? Đây, chính cuốn sách này đã cho chúng ta thấy rằng, dù ở bất cứ đâu, dù hoàn cảnh nghiệt ngã đến chừng nào, tình người vẫn luôn luôn hiện hữu. Yêu quý tác giả O. Henry từ đây, tôi cũng đã tìm đọc thêm nhiều tác phẩm của ông và đương nhiên, cuốn nào cũng hay xuất sắc. Nếu được, bạn cũng tìm đọc nhé! Xin phép trích một câu của Claude Debussy: “Nghệ thuật là sự lừa gạt đẹp nhất giữa mọi điều dối trá”.

3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

4 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

5 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

Review sách Chiếc Lá Cuối Cùng

Review sách Chiếc Lá Cuối Cùng
Review sách Chiếc Lá Cuối Cùng

Cuộc gặp gỡ giữa những con người bất hạnh, ở ngoài đời, bên trong trang sách.

“ Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét đau khổ hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó”- Bêlinxki

Thật kì lạ, khi ngôn từ cũng có tâm hồn riêng của nó. Những con chữ nằm im lìm trên trang giấy, lại có khả năng khơi gợi ra cả một kiếp người. O. Henry, một cuộc đời giống như một truyện ngắn, truân chuyên và đầy vất vả. Không quá khi cho rằng mọi bất hạnh trên cuộc đời ông đều đã trải qua. Lớn lên không sự yêu thương của cha mẹ, ông phải làm đủ nghề kiếm sống, áp lực khiến ông tìm đến rượu để vơi đi nỗi buồn. Cuộc đời đó một lần nữa xuất hiện trong Chiếc lá cuối cùng, giống như hình ảnh thứ hai của nhà văn. Những người họa sĩ nghèo- Xiu, Giôn-Xi, Bơ-men đã gặp gỡ nhau nhờ sợi dây của số phận, họ cùng trải qua một cuộc sống nhàm chán, u tối. Đau đớn thay khi những lo toan về vật chất vắt kiệt sức sáng tạo nghệ thuật. Xót xa thay khi khát vọng lớn lao lại phải nhường chỗ cho những suy nghĩ bình thường. Họ cần phải sống trước khi có thể vẽ, là một người hoạt động nghệ thuật, O. Henry càng hiểu rõ quy luật nghiệt ngã đó.

Không quá khi nói rằng Chiếc lá cuối cùng là sợi dây kết nối hai số phận, bên thực bên ảo, song cùng gặp gỡ nhau ở bất hạnh. Hình ảnh của những họa sĩ trong thiên truyện cũng chính là hình ảnh của nhà văn, nặng nề nỗi buồn song đều có khát khao nghệ thuật cháy bỏng.

Tình huống truyện đặc sắc và giàu sức gợi

Chiếc lá cuối cùng không phải là cuốn sách dùng để đọc, mà để nghĩ, để khơi gợi tình thương và sự xót xa, căm hận và đồng cảm, khát vọng và ước mơ. Việc đặt Giôn- Xi vào hoàn cảnh bị mắc bệnh hiểm nghèo đã gợi ra rất nhiều hình ảnh bị lẩn khuất trong bóng tối mà chính những nhân vật đã tạo ra để che lấp đi phần ánh sáng trong họ. Những con người nghèo khổ, song lại có tâm hồn đẹp tựa như viên ngọc trai, bất chấp cái xấu xa của cuộc đời. Xiu, Giôn-Xi và Bơ-men đều là những con người có tấm lòng nhân hậu và bao dung, họ luôn chăm sóc và yêu thương lẫn nhau, họ thể hiện tình cảm đó một cách rất giản dị và chân thật. Và vẻ đẹp đó càng thể hiện rõ nét khi Giôn-Xi bị bệnh. Có thể họ là những con người nghèo vật chất, nhưng đồng thời cũng là những người giàu nhất về tinh thần.

Không nằm ngoài dòng chảy của cuộc đời, nhưng cũng chính cuộc đời thôi thúc O.Henry đi tìm cái trong ngần trong tâm hồn con người ở những thời khắc tối tăm nhất. Việc xây dựng tình huống Giôn- xi bị bệnh không nhằm mục đích khắc họa hiện thực khổ đau của những người hoạt động nghệ thuật nghèo, mà là đòn bẩy làm bật lên cái đẹp xung quanh chính cái chết. Chỉ khi cô bị bệnh, người ta mới thấy được sự quan tâm của cụ Bơ-men dành cho cô mà ta cứ ngỡ trước đó ông là một người thờ ơ, dữ tợn, cả ngày chìm trong rượu. Chỉ vào lúc mà Giôn-xi sắp lìa xa cuộc đời, ta mới thấy được sự hi sinh của Xiu, cũng như tình cảm to lớn của Xiu dành cho Giôn-xi. Nói về cái chết nhưng lại khơi gợi sự sống, nói về những điều giản dị nhẹ nhàng nhưng lại gợi về sự hi sinh cao cả, Chiếc lá cuối cùng là bản giao hưởng được dệt nên bởi niềm tin, khát vọng , và tình người.

Chiếc lá cuối cùng- kiệt tác của lòng trắc ẩn, sự hi sinh và nghệ thuật mang tên sự sống.

“ Bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường ấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Bơ-men đấy, ông đã vẽ nó vào đúng đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng…”

Rốt cuộc điều gì làm nên một kiệt tác? Nghệ thuật đặc sắc hay ngôn từ đẹp đẽ? Không! Kiệt tác nằm ở giá trị của một tác phẩm, chỉ khi nào nó có ích và sẽ có ích cho một ai đó, tác phẩm lập tức sẽ trở thành kiệt tác, bất chấp vẻ bề ngoài bình thường của nó. Thử hỏi liệu có mấy tác phẩm nghệ thuật trên đời này có khả năng cứu sống được tính mạng của một con người? Vậy mà bức tranh vẽ chiếc lá thường xuân của cụ Bơ-men lại làm được điều phi thường đó.

Giôn-xi vào những năm tháng bệnh trở nặng, đã mang cả sinh mệnh của mình đặt vào những lá thường xuân, vào giây phút chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống, cô sẽ tự buông bỏ cuộc sống của mình. Thật may mắn khi vào giây phút định mệnh đó, chiếc lá của cụ Bơ-men đã thế chỗ, chiếc là kiệt tác cả đời cụ vẫn hằng mong muốn vẽ được. Bởi nó đã được đánh đổi bằng cả tính mạng của cụ. Độc giả sẽ không thể nào quên hình ảnh của một ông cụ già yếu chân đứng không vững vượt mình trong bão táp để mà vẽ nên chiếc lá thường xuân. Cũng không thể nào quên giây phút con người ấy ngã xuống, mãi mãi đi về nơi vĩnh hằng để gieo mầm sự sống cho một người khác. Đau lòng thay, song cũng khâm phục thay!

Bức tranh được coi là kiệt tác còn bởi sự kì diệu của nó. Chiếc lá đã đem lại hi vọng trong Giôn-xi, cô bắt đầu khát khao được sống mà mạnh mẽ đương đầu với bệnh tật. Không còn dáng vẻ của một bệnh nhân ủ rũ, sức sống mới được thổi bùng lên trong nhân vật. Đó chính là sự kì diệu của một tác phẩm nghệ thuật chân chính, bắt nguồn từ lòng người, đi qua sự trắc ẩn, kết tinh bằng sự hi sinh rồi lại trở về với con người, để đưa họ về với thế giới của niềm tin và hi vọng. Chiếc lá cuối cùng không chỉ là câu chuyện, nó còn là bài học cho những người đang sáng tạo nghệ thuật, dạy họ làm ra những tác phẩm bằng cả trái tim.

Chiếc lá cuối cùng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích giọng văn nhẹ nhàng, giản dị nhưng tầng ý nghĩa lại sâu xa, khơi gợi nhiều cảm xúc.

Mua sách Chiếc Lá Cuối Cùng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chiếc Lá Cuối Cùng” khoảng 51.000đ đến 63.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chiếc Lá Cuối Cùng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chiếc Lá Cuối Cùng Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chiếc Lá Cuối Cùng Fahasa” tại đây

Đọc sách Chiếc Lá Cuối Cùng ebook pdf

Để download “sách Chiếc Lá Cuối Cùng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *