Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

Giới thiệu sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không? – Tác giả Philip K. Dick

Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

Đời săn tiền thưởng có thú vị không? Hãy hỏi Rick Deckard, chuyên gia ngồi ngáp vặt ở văn phòng trong khi người đồng sự kỳ cựu gặt hái vinh quang và tiền bạc. Cộng thêm ông sếp khó tính, hôn nhân nhạt nhẽo, tài chính khó khăn, cuộc đời gã cũng u ám chẳng kém gì bầu không khí tràn ngập bụi phóng xạ của Trái Đất. Không có điều kiện di cư lên sao Hỏa, mơ ước của gã chỉ gói gọn trong làm sao kiếm đủ tiền mua một con cừu bằng xương bằng thịt thay cho cừu điện ở nhà. Rồi cơ hội đến: sáu tên người máy bỏ trốn thuộc loại tối nguy hiểm vừa trà trộn vào Trái Đất, cần gã thu hồi. Nếu chúng không “thu hồi” gã trước.

Trên nền cốt truyện ly kỳ hấp dẫn dần mở ra một câu chuyện nhân sinh giàu triết lý và phảng phất màu tôn giáo. Khi “thấu cảm” là ranh giới mong manh duy nhất giữa người và máy, liệu Ta có lỡ chân bước sang bên Kẻ Khác trong cuộc đấu tranh quyết liệt để sinh tồn? Một cuốn sách phải đọc của một bậc thầy khoa học viễn tưởng thế kỷ 20.

Print

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?
  • Tác giả: Philip K. Dick
  • Dịch giả: Triều Dương
  • Nhà xuất bản: Văn học
  • Số trang: 300
  • Kích thước: 14 x 20.5cm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

Đánh giá Sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?
Đánh giá Sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

1 Vừa mới tậu sách Tiki về. Đẹp thì đẹp nhưng mà giao nhanh quá đến nỗi làm hỏng hết bọc quyển Achilles luôn. Thôi thì bạn nào có trong GA của mình thì xin thông cảm chút nha. Bọc hơi bị rách một tý nhưng mà xin đảm bảo là 100% nguyên seal đó .Nói chung thì đây cũng là năm hiếm hoi mình phải lên Tiki đặt sách về chứ mọi lần vào tầm giờ này là đã có 77 49 cái hội sách để đi hốt rồi. Thôi thì con COVID nó cứ âm ỉ mãi không hết thế này cũng không mong là được tổ chức sớm.Chúc các bạn một ngày tốt lành.

2 Nếu để ý theo dõi các sản phẩm điện ảnh và hoạt hình của phương Tây, ta có thể dễ dàng nhận ra thói quen "đếm cừu" để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Thêm vào đó, một chứng cứ khoa học rất đáng cân nhắc là khi con người tư duy, các nơ-ron thần kinh sẽ dẫn truyền các xung điện, nhờ đó giấc mơ được hình thành bởi một hệ thống xung điện lan truyền từ các nơ-ron thần kinh bị kích thích liên tục. Từ một khía cạnh nào đó, chẳng phải những chú cừu mà con người mơ thấy hằng đêm không quá khác biệt so với những chú cừu điện?⁣⁣ ⁣⁣ Philip K. Dick sử dụng một hình ảnh rất quen thuộc trong văn hóa của mình để đặt ra câu hỏi: liệu người máy có đếm cừu điện trước khi ngủ? Liệu chúng có mơ thấy những con cừu giống như con người thường làm?⁣⁣ ⁣⁣ Xuyên suốt cuốn sách, tác giả thường xuyên khiến Rick Deckard tự vấn đề chính triết lý sống của mình. Hắn luôn coi người máy chỉ là một lũ máy móc vô tri, chúng không thể thấu cảm, dù chúng có tân tiến đến đâu cũng không bao giờ có thể là một dạng sự sống. Vì thế Rick coi công việc của mình chỉ là "thu hồi" những mẫu người máy nổi loạn chứ không phải giết chúng. Chẳng ngờ khi tiếp xúc với những mẫu người máy tân tiến này, Rick đã bị đẩy vào vòng triết lý hiện sinh, khiến hắn hoang mang về chính những định kiến vững chắc nhất của mình. ⁣⁣ ⁣⁣ – Nếu người máy có thể mơ thì người máy khác con người ở chỗ nào? ⁣⁣ – Nếu chúng có thể suy nghĩ và ước mơ thì chúng có phải một dạng của sự sống không? ⁣⁣ ⁣⁣ Người máy có mơ về cừu điện không? Câu trả lời nằm ở mỗi độc giả.

3 Điều đầu tiên mình cảm nhận khi đọc "Người máy có mơ về cừu điện" là truyện mang một bối cảnh đáng buồn. Một thế giới đã tàn lụi vì bụi phóng xạ, con người di tản lên Sao Hỏa, ở lại chỉ là những kẻ vật vờ tồn tại, sinh vật sống quý hiếm tới mức một con thú nhỏ cũng đáng giá cả gia tài. Nhân vật chính là một thợ săn tiền thưởng, anh nhận nhiệm vụ truy bắt 6 tên người máy siêu thông minh bỏ trốn nhằm kiếm tiền mua một con vật thật. Loại người máy giống con người tới mức chỉ có thể phân biệt nhờ thiết bị đo thấu cảm. Người máy thì không thể thấu cảm, con người thì có. Nhưng sẽ thế nào nếu những người máy này không có gì "người" hơn còn con người như những cỗ máy mất dần sự thấu cảm? Rick liệu có thể cứ thoải mái triệt hạ chúng? Cuốn tiểu thuyết đầy những trăn trở về con người, về đời sống, đậm chất viễn tưởng nhưng cũng thực tế tới ngỡ ngàng. Có gì đó u uẩn và tuyệt vọng. Có gì đó gì khiến ta phải nghiền ngẫm thật lâu.

4 Nội dung không chỉ đơn thuần là một câu chuyện khoa học giả tưởng về người máy và thú máy. Con cừu điện cũng có vai trò rất mờ nhạt trong truyện. Tôi nghĩ điều tác giả muốn truyền đạt là khía cạnh đạo đức của con người khi đối xử với các sinh vật khác, đặc biệt là những sinh vật mà con người cho rằng hạ đẳng hơn mình. Nếu con người đã chế tạo ra những người máy tối tân để phục vụ cuộc sống của chính mình, thì khi những trí thông minh nhân tạo đó đạt đến mức mà con người không còn kiểm soát nổi, chẳng lẽ lại chuyển sang tiêu diệt chúng như những kẻ thù nguy hiểm. Theo ý kiến riêng của tôi thì có lẽ ngay từ đầu đã không nên nghiên cứu để chế tạo các AI quá mức thông minh. Nếu đầu óc con người kỳ diệu như vậy thì có thể tận dụng lượng chất xám đó để giúp đỡ lẫn nhau và bảo vệ hành tinh mình đang sống, còn hơn là tạo ra những thứ mà thấy trước là chúng sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của mình.

5 Sách tuy không rách hay mất trang nào nhưng nhìn sơ qua sách đã cũ cứ như đã có người đọc rồi vậy.

Review sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

Review sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?
Review sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?

Ngôn ngữ của hội họa với màu vẽ vốn là ngôn ngữ im lặng, nhưng lại có những tác phẩm ngồn ngộn âm thanh, bức tranh The Scream (tạm dịch: Tiếng thét) của Edvard Munch là một ví dụ.

Ngôn ngữ của văn chương nằm ở câu chuyện bên trong tác phẩm, nhưng có những sáng tác mà chỉ nhan đề của chúng đã đẩy người xem đến cuộc phiêu lưu suy tưởng, Người máy có mơ về cừu điện không? – tiểu thuyết của Philip K. Dick nắm giữ sự khiêu khích như vậy.

Tác phẩm của Philip K. Dick đặt bối cảnh trong một tương lai gần: sau khi cuộc thế chiến bom hạt nhân kết thúc, con người phải di cư lên sao Hỏa để tránh những cơn mưa axit, trong khi một số ít ở lại Trái đất, còn động vật gần như bị tuyệt chủng.

Rick Deckard – gã thợ săn tiền thưởng đang muốn có đủ tiền để mua một con cừu thật thay cho cừu điện ở nhà – đã vướng vào vụ truy quét những con robot trốn từ sao Hỏa đến Trái đất. Cốt truyện diễn ra trong vòng 24 giờ, từ khi Rick phát hiện bọn người máy, tiêu diệt chúng cho đến lúc gã lạc lõng trong chính thế giới quan của mình.

Tạo ra mớ bòng bong về nhân tính, Philip K. Dick để Rick Deckard chao đảo liên tục trước câu hỏi liệu người máy có được quyền sống hay không, một con cừu thật sẽ cứu vớt cuộc đời gã ra sao và liệu con người có thấu cảm được lũ robot dây nhợ chằng chịt?

Nhịp điệu trong cuốn sách là sự đan xen kỳ lạ giữa tiết tấu chậm rãi khi nói về thú vui của con người, hay trong cách miêu tả thế giới ảm đạm, nhưng lại chuyển nhịp gấp gáp với cái chết của sáu người máy đào thoát. Điều đó tạo nên không khí kỳ ảo, siêu nhiên trong tác phẩm, nửa kéo người xem vào thế giới hư cấu, nửa khác lại quăng độc giả rất nhanh vào những chất vấn về mối quan hệ người – máy.

Thế nhưng tại sao cuốn sách này lại liên quan mật thiết đến bức tranh của Edvard Munch? Tác giả đã có một trong những trang viết hay nhất về bức Tiếng thét: “…sinh vật ấy gào thét trong cô độc. Bị cách ly bởi tiếng la hét của nó”.

Những bình phẩm về bức tranh của Edvard Munch cũng chính là lời ta thán của chính Philip K. Dick dành cho sự đơn độc của người máy. Trong thế giới văn chương của ông, dẫu sao con người vẫn có sự lựa chọn, có con cừu điện hoặc mua một con vật thật, tiêu diệt người máy hoặc thấu cảm với chúng. Còn người máy, chúng nằm hoàn toàn ở phía của sự bế tắc.

Bức tranh của Edvard Munch và tiểu thuyết của Philip K. Dick đã tạo nên một giao điểm trong nghệ thuật, nơi sự cô độc được đẩy lên mức cao nhất bằng cả tranh vẽ lẫn câu chữ. Đó cũng chính là câu trả lời đanh thép (dù gián tiếp) của Philip K. Dick khi hỏi người máy có mơ về cừu điện không? Không. Họ mơ về những con cừu thật.

Người máy có mơ về cừu điện không? (Triều Dương dịch, Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn) là tác phẩm quan trọng bậc nhất của nền văn học viễn tưởng.

Tiểu thuyết đã gợi cảm hứng cho bộ phim Blade Runner (1982) của đạo diễn Ridley Scott ra đời. Bản thân bộ phim cũng đã thay đổi hoàn toàn nền điện ảnh giả tưởng. Bất kỳ một phiên bản nào của Blade Runner hay chính cuốn sách cũng đều tạo nên một sức hút đặc biệt cho công chúng và tạo ra những tranh luận gay gắt về đạo đức trí tuệ nhân tạo.

Mua sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không? ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không?” khoảng 74.000đ đến 92.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không? Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không? Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không? Fahasa” tại đây

Đọc sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không? ebook pdf

Để download “sách Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện Không? pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 21/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *