Viết Khi Tâm Đắc

Giới thiệu sách Viết Khi Tâm Đắc – Tác giả Ngô Văn Giá

Viết Khi Tâm Đắc

Viết khi tâm đắc được chính tác giả, nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá giới thiệu là một “mẹt hàng xén” – nơi tập hợp những chắt lọc tinh hoa và tâm đắc trong sự nghiệp người viết chuyên nghiệp của mình. Cuốn sách thể hiện đầy đủ tâm thế xuyên suốt sự nghiệp của nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá: “Làm phê bình, không tâm đắc sẽ không thể viết được, nếu cố viết sẽ chỉ là những sản phẩm giả. Cụ Hoàng Ngọc Hiến sinh thời có viết: “Tôi viết phê bình để làm “sáng giá” và “sang giá” những tác phẩm tôi tâm đắc”. Tôi vẫn thường lấy câu ấy của thầy tôi làm phương châm khi viết phê bình.”. Vì thế, đây sẽ là một cuốn sách giá trị về phê bình văn học tại Việt Nam.

Viết khi tâm đắc là cuốn tiểu luận, phê bình văn học tập hợp hơn hai mươi bài viết trong khoảng thời gian 4 – 5 năm gần đây của nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá. Các bài tiểu luận viết về những tác giả, tác phẩm, vấn đề mà nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá cảm thấy thật tâm đắc. Cuốn sách tập hợp các bài viết chia làm hai phần: phần thứ nhất “Người xa về lại…” viết về những tác giả đã mất và tác phẩm, đóng góp của họ, những vấn đề văn học Việt Nam trong quá khứ (đóng góp của nhà nghiên cứu phê bình Kiều Thanh Quế, truyện ma và thiên hồi ký của Vũ Bằng, tác phẩm của Nguyễn Vỹ, Đoàn Văn Chúc, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Đồi thông hai mộ, tập thơ Vọng biển, tùy bút của Chu Văn Sơn, nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Đăng Mạnh, nữ nhà báo – nhà văn chiến tranh Dương Thị Xuân Quý); phần thứ hai “…Cùng người hôm nay” tập hợp bài viết về những tác giả còn sống, còn cống hiến những tác phẩm có giá trị cho đời sống văn học Việt Nam hiện nay, những vấn đề trong nền văn học Việt Nam ngày nay (vấn đề và những cách tân trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, đóng góp của Lã Nguyên, tác phẩm và đặc trưng sáng tác của Đoàn Ngọc Hà, Đức Ban, Nguyễn Thị Phước, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Hùng, Đỗ Trọng Khơi, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Trần Hưng, các tác phẩm Thầy Đàn, Cảm ơn người lớn, Phố Hoài, Yersin: Dịch hạch và thổ tả, và suy nghĩ về số phận văn chương thời đại 4.0).

Trích đoạn hay trong sách

“Nếu như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là thông điệp hãy trở về với tuổi thơ, được sống lại tuổi thơ, tuổi thơ như những vị thuốc thần tiên để giúp mỗi người lớn sống đẹp đẽ hơn, ý nghĩa hơn, nhân bản hơn; thì đến lượt Cảm ơn người lớn, vẫn có ý vị của những thông điệp trên, nhưng nhà văn tập trung vào ý tưởng: Làm người lớn cũng thật chẳng dễ dàng gì, người lớn vẫn cứ “ngốc nghếch” mãi; nên tuổi thơ ơi, hãy biết thương người lớn, biết cảm thông cho người lớn. Té ra cuộc đời này thật lạ lùng: người lớn thì mãi mãi “ngốc ngếch”, còn trẻ con thì mãi mãi “điên điên”. Hãy cố mà hiểu nhau, cảm thông cho nhau, thì cuộc đời này bớt khổ, và đầy lên nhân ái.”
Trích trong “Cảm ơn người lớn – hậu Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”

“Quan sát đời sống văn học hiện thời, thấy có một xu hướng đáng lo: dường như thiên nhiên ngày càng suy giảm, thưa cạn trong trang viết của các nhà văn. Cắt nghĩa điều này không hẳn dễ. Có thể do cảm thức đô thị đang ở thế thượng phong? Hay các nhà văn bị hút vào những câu chuyện gay gắt của đời sống thế sự và xã hội? Hay cảm quan về chủ nghĩa nhân loại trung tâm vẫn đang còn thống ngự? Hoặc cũng có thể, ở tầng ý thức, các nhà văn chưa có một thái độ rõ rệt và mạnh mẽ về vấn đề văn học sinh thái? Trong khi đó, trên thực tế, thiên nhiên, môi trường của chúng ta đang bị tàn hủy từng giờ từng ngày với đủ các loại động cơ khác nhau. Nếu không cẩn thận, rồi mai sau con cháu chúng ta sẽ trở nên trơ cằn và khánh kiệt về đời sống tinh thần, giá trị nhân văn, cả về kho tàng ngôn từ vô cùng giàu có được sinh ra từ cội nguồn thiên nhiên nhờ nỗ lực biểu đạt ngàn đời của cha ông.”

Viết Khi Tâm Đắc
Viết Khi Tâm Đắc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Viết Khi Tâm Đắc
  • Mã hàng 8936107812135
  • Tên Nhà Cung Cấp CÔNG TY TNHH SÁCH & TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
  • Tác giả: Ngô Văn Giá
  • NXB: NXB Hội Nhà văn
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 300
  • Kích Thước Bao Bì: 23.5 x 15 cm
  • Số trang: 276
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Viết Khi Tâm Đắc

Đánh giá Sách Viết Khi Tâm Đắc
Đánh giá Sách Viết Khi Tâm Đắc

1 Nội dung sách hay, tuy giao hàng có rách giấy bọc nilon nhưng không làm ảnh hưởng sách bên trong. Tốt.

2 Sách đóng gói cẩn thận. giáo hàng nhanh!

3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

4 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

5 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

Review sách Viết Khi Tâm Đắc

Review sách Viết Khi Tâm Đắc
Review sách Viết Khi Tâm Đắc

Hiếm có người đa tài lại chọn nghiệp nghề giáo. Văn Giá là một trường hợp hiếm.

Anh vừa là nhà giáo, giảng dạy tại Khoa Viết văn – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (tiền thân của khoa này là Trường Viết văn Nguyễn Du) vừa là nhà nghiên cứu, phê bình vừa là nhà văn. Nhưng tôi thích đọc anh nhất trong vai nhà phê bình, viết chân dung văn học. Nhiều chân dung văn học anh đăng tản mạn trên trang của anh rất cảm động và “lẩy” được cá tính nhà văn. Điều này không phải ai cũng làm được. Vì sao? Vì người viết muốn cho hay phải hội tụ đủ hai điều: đọc kỹ và gặp nhiều. Nghĩa là không chỉ đọc văn người ta kỹ mà còn phải trò chuyện, gặp gỡ, nghiền ngẫm từ văn đến người, vì câu “văn tức là người” nhiều khi không đúng đâu. Văn Nguyễn Huy Thiệp sắc, lạnh, rùng mình nhưng Nguyễn Huy Thiệp ngoài đời ít trò chuyện, không phải là người nói hay, nói giỏi. Thế nên, một người viết chân dung văn học hay, dành thời gian đọc đã đành, cũng phải có duyên kết bạn với nhiều nhà văn, nhà thơ, hiểu họ, rồi mới suy ngẫm từ tác phẩm đến con người.

Văn Giá là người như vậy. Anh hồn hậu, ân cần, nghệ sĩ, chu đáo với bạn bè, đồng nghiệp. Anh có thể ngẫu hứng đi chơi với bạn văn cả ngày, đón đưa cả những đồng nghiệp sơ giao, khi hứng chí có thể cầm đàn hát cả chục bài… Có như vậy, anh mới được giới nghệ sĩ yêu, đồng nghiệp mến, xem như tri âm…

Dĩ nhiên, phê bình có nhiều dạng. Có dạng chỉ ra những điểm chưa hay, chưa được, phê thẳng thắn. Có loại luôn phát hiện những hạt ngọc lóng lánh, những trân trọng mến thương trong văn bạn, văn người,… Đây không phải là PR, là khen nhau, mà bản chất của Văn Giá là thế, anh cảm thông với người viết văn nói chung (kể cả sáng tác, nghiên cứu). Anh hiểu nỗi cô đơn và sự bất toàn, bất hoàn hảo của họ, sự khó nhọc cho ra con chữ của đồng nghiệp và cũng là cảm khái cảnh ngộ bản thân, một sự đồng cảm và thấu cảm. Tôi cho đó là những trang viết của một người có tình.

Văn phê bình của Văn Giá đan xen giữa 3 yếu tố: chất phê bình tinh tế + chất nghiên cứu sâu + tình cảm dành cho đối tượng phê bình (mà trong tập sách này, anh tự nhận là “tâm đắc” thì mới viết).

Tập sách “Viết khi tâm đắc” của nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá (NXB Hội Nhà văn, 2020) chia làm 2 phần. Phần đầu viết về người đã khuất có tên “Người xa về lại” với chân dung hoặc tác phẩm của Kiều Thanh Quế, Vũ Bằng, Nguyễn Vỹ, Đoàn Văn Chúc, Nguyễn Minh Châu, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Đăng Mạnh, Chu Văn Sơn. Có những bài viết do một sự kiện nào đó (hội thảo, kỷ niệm…), có bài viết do thôi thúc của tình cảm (thầy Nguyễn Đăng Mạnh, bạn văn, bạn tâm giao Chu Văn Sơn…).

Phần 2 là viết về bức tranh văn học đương đại gần đây với tên “Cùng người hôm nay” với hầu hết những tác giả đáng lưu ý được nhắc tới cho thấy anh rất sâu sát với đời sống đương đại như Đoàn Ngọc Hà, Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trọng Khơi, La Khắc Hòa, Phạm Duy Nghĩa, Trần Hùng, Đức Ban, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Phước… Những hiện tượng của đời sống văn học tươi mới đang diễn ra rất cần có những phê bình kịp thời, cập nhật và để độ vài mươi năm nữa, những nhìn nhận lại của văn học nước nhà sẽ dựa vào các phê bình này rất nhiều. Tôi vẫn cho rằng cái thiếu của phê bình văn học hiện nay là chưa đi sát, đi kịp hơi thở thời đại, đi kịp những sáng tác của các nhà văn. Việc các nhà nghiên cứu phê bình “động tâm” đến mảng này là một tín hiệu tốt. Thậm chí, việc có bài phê bình những hiện tượng có vẻ “đại chúng” cũng không có gì là xấu cả, vì đó chính là nhịp sống của một bộ phận văn học.

Bài viết phê bình nào của Văn Giá cũng đầy tính cẩn trọng từ tư liệu, thông tin, con số… cho đến cảm nghĩ, nhận định. Đúng như tên tập sách, những dòng Văn Giá viết ra đều thật, đều dụng công, bất kể đối tượng là ai, chỉ cần chúng ta thích thì đó sẽ là những trang viết “tâm đắc”.

Trần Lê Hoa Tranh

Mua sách Viết Khi Tâm Đắc ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Viết Khi Tâm Đắc” khoảng 103.000đ đến 111.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Viết Khi Tâm Đắc Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Viết Khi Tâm Đắc Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Viết Khi Tâm Đắc Fahasa” tại đây

Đọc sách Viết Khi Tâm Đắc ebook pdf

Để download “sách Viết Khi Tâm Đắc pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 10/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *