Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm
Giới thiệu sách Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm – Tác giả TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm
Giữa vô vàn nỗi đau của chúng ta trong cuộc sống, có một cơn đau trầm lặng nhưng liên lỉ, ảnh hưởng sâu đậm đến tất cả những ai chạm đến nó. Không chỉ kẻ mang nỗi đau này mới là người vác thánh giá mà cả bố mẹ, anh em, bà con, và bạn bè cũng cùng sẻ chia trên đường khổ nạn. Nỗi đau đó, Nguyễn Thị Phương Hoa, một chuyên gia tâm lý và là một người mẹ, đã chia sẻ cùng bạn đọc trong tác phẩm, “Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm”.
Vốn quen thuộc với các loại sách tâm lý viết cho người đọc phổ thông, tôi khá ngạc nhiên nhưng thích thú với bố cục của tác phẩm mới nhất của tác giả Phó Giáo Sư Tiến Sỹ hiện đang làm trong một cơ quan nhà nước này. Với vai trò chuyên môn, tác giả có thể cho chúng ta những trích giảng và dẫn giải khoa học và học thuật. Với vai trò một nhà lý luận, tác giả cũng có thể cho chúng ta những phân tích và đánh giá hàn lâm. Nhưng trong “Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm” tác giả đã tự chọn một cách viết khác, giữ cho mình không rơi vào lối mòn của nghề nghiệp, để đến với độc giả tác phẩm của mình một cách thật nhẹ nhàng và đơn giản nhưng không kém tính thuyết phục.
Tác phẩm chia làm ba phần: Khi mây đen kéo tới, Bình an đi qua cơn đau và Sau mây đen là nắng ấm. tổng cộng với 65 chương ngắn kể về trải nghiệm của tác giả với căn bệnh trầm cảm của con trai. Những bài học rút từ những kinh nghiệm cá nhân riêng tư của tác giả được củng cố bởi những thông tin có chứng cứ khoa học đã giúp người đọc hiểu được những phương cách cụ thể lẫn những nguyên lý khái quát khi đối mặt với những đám “mây đen” của người thân.
Xuyên suốt tác phẩm, điều tồn đọng đối với người đọc không chỉ là những lời đề nghị chân thành của một chuyên gia mà còn là tình thương yêu và sự kiên nhẫn của một người mẹ, một người mẹ đi tìm sự sáng suốt và định tĩnh thông qua việc chuyển hóa chính mình để cùng chia sẻ khổ nạn cho con, để cả hai cùng đồng hành đến bến bờ bình yên nắng ấm.
Những kết luận từ những chuyện đời giữa mẹ và con, mà tác giả khiêm tốn gọi là “ghi chú”, vốn mang tính triết lý nhưng ít ai để ý nó cũng hàm chứa một nội dung khoa học hay lâm sàng rút ra từ ngành tham vấn và điều trị tâm lý. Bạn có thể mở bất cứ ghi chú nào trong cuốn sách để nhận được bài học cho chính mình và những người thân của mình trong vòng trầm cảm, chẳng hạn, “Chúng ta sẽ học nhiều điều trong cuộc sống này trong suốt những tháng năm mình sống. Không vội vã, quan trọng là hiểu, chấp nhận bản thân mình, và cảm giác bình an chính là hạnh phúc”. Trong hai câu ghi chú đơn giản đó, tôi nhận ra bóng dáng của Liệu pháp Nhận thức [Cognitive Therapy], Chấp nhận và Cam kết [Acceptance and Commitment Therapy] và cả một chút kỹ thuật của Thân Nghiệm [Somatic Experiencing]. Hay chẳng hạn đơn giản hơn, “Trong quá trình chiến đấu với tâm bệnh đòi hỏi đánh giá khách quan và có cái nhìn đầy đủ nhất về tiến triển của bệnh. Do đó hãy tìm cách ghi chép lại diễn tiến của bệnh…”, thông thường cảm xúc chúng ta dễ dàng trở thành con tin trước những biến động tâm bệnh của con cái hay người thân; tâm trạng chúng ta bị dập vùi trong những đợt sóng vui buồn thương giận, mà mỗi ngày biển im sóng lặng lại chẳng thấy bình yên mà nơm nớp chờ đợi đợt bão tố sắp đến. Nhật ký hải trình như tác giả đề nghị sẽ giúp chúng ta bình tâm nhận ra hướng đi của gió bão bên cạnh những vùng biển lặng, không chỉ để giúp con vượt qua những ngày khổ nạn mà còn để bên nhau mẹ và con tận hưởng bình yên của giây phút hiện tại này.
Tôi hân hạnh được tác giả chia sẻ một số câu chuyện của con trai và chính mình trong năm qua. Trải nghiệm của tác giả một lần nữa củng cố thêm điều tôi luôn thâm tín, chỉ có sự bình yên trong tâm hồn cha mẹ mới đưa con được đến bến bờ bình yên. Và qua cuốn sách này, tri thức có thêm một chức năng mới. Tri thức không chỉ đem đến sức mạnh mà còn đem đến sự bình yên. Mong cuốn sách này sẽ mang đến sự bình yên cho người đọc.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm
- Mã hàng 9786046859277
- Tên Nhà Cung Cấp Cty: Anbooks
- Tác giả: PGS TS Nguyễn Thị Phương Hoa
- NXB: NXB Văn hóa – Văn nghệ
- Trọng lượng: (gr) 300
- Kích thước: 13 x 19 cm
- Số trang: 280
- Hình thức: Bìa Mềm
Về tác giả
PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa là Tiến sĩ Tâm lý học xã hội tại Đại học Tổng hợp Moscow. Chị có một khoảng thời gian khá dài là Thực tập sinh Tâm lý học lâm sàng tại Trường Tâm lý học Thực hành Paris, thuộc Đại học Catholic, Paris, Pháp. Sau đó, có 3 năm hợp tác hướng dẫn thực tập sinh người Pháp tại Việt Nam.
Chị được phong học hàm Phó Giáo sư vào năm 2010 và từng là Nghiên cứu viên, Giám đốc Trung tâm ứng dụng và thực nghiệm Tâm lý học, Viện Tâm lý học Việt Nam từ năm 1995-2001.
Chị hiện đang là cố vấn của diễn đàn Beautiful Mind VN, tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích cung cấp kiến thức về: Tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology); Sức khỏe tâm lý (Mental Health); Các rối loạn về tâm thần (Mental Disorders) cũng như các phương pháp điều trị cho người Việt Nam. Đồng thời, tổ chức này cũng hỗ trợ rất nhiều cho các bạn trẻ gặp khó khăn về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Trong hơn một năm qua, chị cũng thực hiện các buổi chia sẻ, tư vấn, tham vấn cho nhiều người thân của người đang bị trầm cảm và cả những người đang bị bệnh trầm cảm.
2. Đánh giá Sách Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm
1 Đã từng có thời gian mình nuôi ước mơ trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý, vì quan điểm của phần lớn mọi ng còn tiêu cực và sai lệch về bệnh quá. Mình từng trầm cảm nặng, từng bị xa lánh rất nhiều, hiện mình đã hết bệnh và sống rất tích cực. Mình nghĩ chúng ta nên là ng giữ vững quan điểm, tìm hiểu và có kiến thức để giúp đỡ những ng cần.. Đọc quyển sách này giúp mình hiểu rằng mình không cần sự ủng hộ của người không hiểu mình. Quan trọng nhất vẫn là tư duy tích cực và sống cho chính bản thân mình, không cần để ý đến những chuyện khác.
2 Đọc để thấy rằng mình có một đứa con bình thường đã là hạnh phúc. Và đọc để thấu hiểu vì sao P.Yiddish đã nói: “Chúa không thể có mặt ở mọi nơi, nên ngài đã sinh ra người mẹ”.
3 Dịch vụ giao hàng bên tiki rất tốt! Không có gì để phàn nàn. Về nội dung sách dành cho những bạn đang vật lộn với TC cũng như gia đình hay người có bạn bị TC nên đọc cuốn này. Sách có nhiều lời khuyên hữu ích, vừa có thể áp dụng thử nghiệm và cảm thấy được đồng cảm rất nhiều. Bởi người viết là người mẹ có con bị TC nên bản thân mình cũng cảm thấy có ai đó quan sát mình rồi viết cho mình đọc vậy.
4 Một cuốn sách rất hay dành cho những ai đang bị tram cam hoặc có người thân của mình bị trầm cảm. Chăc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Thán phục gia đình của tác giả. Với ý chí nghị lực kiến thức đã họ đã cùng con của mình chiến đấu với căn bệnh ác liệt này.
5 Tôi mua quyển này cùng với quyển Khi Mây Đen Kéo Tới, cùng tác giả PGS TS Nguyễn Thị Phương Hoa. PGS có cậu con trai không may mắc bệnh trầm cảm, những lời cô viết từ góc nhìn chuyên môn và tình yêu của người mẹ, thật làm lay động trái tim và sự đồng cảm của tôi như người trong cuộc. Trầm Cảm không chừa một ai và nó không biểu hiện vật lý ra bên ngoài như cảm mạo hay chảy máu. Nhưng nó hành hạ nạn nhân trong đầu và trong tim. Nếu bạn có biết ai đó bị trầm cảm, hãy đọc quyển sách này để biết cách yêu thương đúng và hỗ trợ cho họ. Nếu bạn là nạn nhân như tôi, hãy đọc quyển sách này để thấy mình được cảm thông, để thấy chính mình trong đó, từ những biểu hiện ra ngoài đến cả những điều khó nói. Còn nếu bạn may mắn không liên quan gì đến căn bệnh này, riêng tôi thiết nghĩ bạn cũng nên mua và thử đọc xem, như là một bước chuẩn bị từ ban đầu, dẫu gì, kiến thức vẫn luôn cần thiết phải không. Chúc những độc giả của quyển sách này luôn bình an, và chúng ta sẽ mau khoẻ lại.
Review sách Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm
Niềm hy vọng từ “Có một cơn đau mang tên trầm cảm”
“Có một cơn đau mang tên trầm cảm” là cuốn sách được phát triển tiếp dựa trên cuốn “Khi mây đen kéo tới” của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa. Vẫn bằng những chia sẻ của người mẹ có con trai không may mắc bệnh trầm cảm, cuốn sách tiếp tục mô tả trung thực trải nghiệm của “người trong cuộc” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm đối phó với trầm cảm tới những người có bệnh và người thân của người bệnh. Từ đó, có được những hiểu biết căn bản về căn bệnh và liệu pháp điều trị bệnh. Những bài học rút từ những kinh nghiệm cá nhân riêng tư của tác giả được củng cố bởi những thông tin có chứng cứ khoa học đã giúp người đọc hiểu được những phương cách cụ thể lẫn những nguyên lý khái quát khi đối mặt với những đám “mây đen” của người thân.
Trong thời gian gần đây, có nhiều sự việc gây chấn động dư luận do căn bệnh trầm cảm gây ra khiến cho nhiều người bàng hoàng. Những dịch chuyển âm thầm của căn bệnh này vẫn ở đó, từng ngày, từng giờ trong lòng người bệnh, gây ra những hệ lụy nặng nề như: hạn chế về chất lượng học tập, làm việc; gây rối nhiễu, đổ vỡ các mối quan hệ; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất; thậm chí, ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Đáng lo ngại hơn, bệnh trầm cảm không dễ dàng nhận biết, dù đây là căn bệnh gây chết người thứ hai sau bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới WHO, cứ mỗi giờ có 45 người chọn cách từ giã cõi đời vì căn bệnh này; có hơn 400.000 người tự tử mỗi năm do trầm cảm.
“Có một cơn đau mang tên trầm cảm” gồm 3 phần, là những ghi chép hằng ngày của người mẹ, ghi nhận những phản ứng của con trong những tình huống hằng ngày. Và hơn hết, đó là tình yêu thương, sự kiên trì của mẹ đồng hành với con trong suốt 6 năm qua.
“Khi mây đen kéo tới”, là tựa đề gồm 15 bài viết về những ngày “giông bão” ập tới. Những triệu chứng, những lần con tự hại, những khó khăn tâm lý liên tục diễn ra, những lần “thót tim” của cả gia đình. Có khi, bất thình lình, mẹ nhận được điện thoại của con: “Mẹ ơi, con không kiểm soát được nữa, con bực mình quá” hoặc con đột ngột tuyên bố “Con sợ quá mẹ ơi”, “Con đi chết đây”…
Những câu chuyện trong phần “Bình an qua đi những cơn đau” gồm 30 bài viết về những gì mà gia đình và người bệnh phải đối mặt, học hỏi, rút kinh nghiệm để bình tĩnh ứng phó. Những lựa chọn uống thuốc hay không uống thuốc, ghi chép, theo dõi tiến triển của bệnh, làm gì khi chúng ta thấy lo âu, kiềm chế nỗi lo của bố mẹ, cùng con tìm lại giá trị bản thân…
“Sau mây đen là nắng ấm”, là những “rút ruột” của người về khó khăn của chính mình, của cả gia đình để có thể đồng hành cùng con. Đó là cái ôm, khó khăn của bố mẹ, thời gian là thuốc chữa… Sau mây đen, sau những ngày bão giông, là những ngày bệnh đã thuyên giảm, có thể dự đoán và kiểm soát được.
Với những ghi chép rất thật, rất giản dị của PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa, người đọc như “vỡ” ra được nhiều điều về căn bệnh trầm cảm. Không quá xa xôi, khó hiểu, bệnh trầm cảm qua mô tả của một người mẹ được chia sẻ, dễ hiểu, dễ thấm. Đó là những kinh nghiệm rất hữu ích với những ai bị mắc phải căn bệnh này.
Nếu như những tư liệu khoa học giúp người đọc định nghĩa về căn bệnh trầm cảm, đưa ra các biện pháp chữa bệnh dựa trên cơ sở khoa học, thì trong “Có một cơn đau mang tên trầm cảm”, những vấn đề cụ thể về tình trạng người bệnh được đưa ra như: nỗi sợ rớt môn, nên hay không nên tham gia câu lạc bộ tranh biện, nên hay không nên nuôi một chú mèo… cho đến việc có nên ngưng điều trị bằng thuốc, hay những cơn la hét khi trầm cảm đã lên tới đỉnh điểm. Nhật ký của người mẹ đã mô tả chi tiết hình ảnh, cảm xúc cũng như sự giày vò về tâm hồn, thể xác mà người trầm cảm đang chịu đựng và biểu hiện mỗi ngày. Từ đó, người đọc có cái nhìn chân thực về chân dung người bệnh trầm cảm, giúp cho việc nhận biết người trầm cảm thông qua những lời nói, hình ảnh, cách hành xử trở nên dễ dàng và thực tế hơn.
Bức tranh của cuộc sống của người bị mắc bệnh trầm cảm bị đảo lộn ở các thái cực khác nhau. Mỗi buổi sáng, nếu bạn vẫn đang tràn trề về sự tự hào vì lọt vào cuộc thi lập trình quốc tế, thì tối đến, những nỗi lo âu vô căn cứ lại ập về. Mươi phút trước, bạn đang rất hào hứng về ăn tối cùng bố mẹ, mươi phút sau, bạn lại thấy bản thân là kẻ vô tích sự, thất bại, nằm co quắp trên chiếc giường phòng trọ vừa bế tắc, vừa khóc lóc, vừa nguồn rủa sự yếu đuối cuả mình. Cứ như thế, rơi vào vòng xoáy của những cảm xúc nặng nề.
Là những người bình thường, có lẽ ít ai hiểu được, cảm nhận được những đảo lộn cảm xúc thường xuyên ấy để hiểu được rằng, việc chiến thắng căn bệnh này cần rất nhiều ý chí, tình yêu thương và sự tin tưởng. “Những người mắc bệnh trầm cảm thực chất là những người dũng cảm, gan lì và kiên trì nhất”. Chỉ có những ngày ở trong mây đen u tối, bạn mới thật sự khát khao và hiểu rõ giá trị của ánh mặt trời.
Những kết luận từ những chuyện đời giữa mẹ và con, mà PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa khiêm tốn gọi là “ghi chú”, vốn mang tính triết lý nhưng ít ai để ý nó cũng hàm chứa một nội dung khoa học hay lâm sàng rút ra từ ngành tham vấn và điều trị tâm lý.
Sau 6 năm cùng con vượt qua biết bao ngày “giông bão” thì cái tết đầu tiên trong an bình đã đến với người mẹ, với cái ôm thật chặt và “Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ” từ cậu con trai cô tưởng chừng đã đánh mất trước kia.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa chia sẻ: “Khi con ốm, chúng ta chăm sóc chúng với tất cả sự yêu thương và sự tội nghiệp dành cho chúng. Tuy nhiên, nếu con chúng ta mắc tâm bệnh, hãy chăm sóc chúng bằng 2 lần yêu thương và không cần tội nghiệp. Nếu có thể, hãy luôn nói ra (hoặc nếu không có ai ở bên thì hãy viết ra) những lo lắng, sợ hãi của mình. Đây là một kỹ thuật giúp chúng ta đối phó hiệu quả với cơn trầm cảm, lo âu. Muốn giúp người thân kịp thời, hãy luôn luôn “bật đèn xanh” cho họ biết mình sẵn sàng lắng nghe. Lắng nghe tích cực, không phán xét là cách để chúng ta giúp con em mình đối phó với bệnh tật”.
Đúng như TS. Lê Nguyên Phương, tác giả bộ sách Dạy con trong “hoang mang” đã nhận xét về “Có một cơn đau mang tên trầm cảm”: “Nhật ký hải trình như tác giả đề nghị sẽ giúp chúng ta bình tâm nhận ra hướng đi của gió bão bên cạnh những vùng biển lặng, không chỉ để giúp con vượt qua những ngày khổ nạn mà còn để bên nhau mẹ và con tận hưởng bình yên của giây phút hiện tại này. Có thể khẳng định, qua từng trang sách “Có một cơn đau mang tên trầm cảm”, luôn lấp lánh thông điệp đầy hy vọng đối với những ai không may bị mắc bệnh trầm cảm và ngay cả những người thân của họ.
“Chúng ta sẽ học nhiều điều trong cuộc sống này trong suốt những tháng năm mình sống. Không vội vã, quan trọng là hiểu, chấp nhận bản thân mình, và cảm giác bình an chính là hạnh phúc”. Và, chỉ có sự bình yên trong tâm hồn cha mẹ mới đưa con được đến bến bờ bình yên.
Mua sách Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm” khoảng 72.000đ đến 74.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm Fahasa” tại đây
Đọc sách Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm ebook pdf
Để download “sách Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Giải Thoát Ung Thư
- Ung Thư Không Phải Là Chết
- 3 Phút Sơ Cứu
- Cơ Thể 4 Giờ – Bí Quyết Cân Đối, Khỏe Mạnh Và Đời Sống Tình Dục Thăng Hoa
- Ăn ít Để Khỏe
- Ngủ ít vẫn khỏe – 5 tiếng là đủ sao phải là 8
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
Em xin link pdf ạ
Cho e xin link ebook với ạ
Cho em xin link ebook cua cuon nay voi a.
Cho em xin link ebook cuốn này ạ
Cho em xin link cuốn sách này vs ạ
Cho mình link ebook đọc với ạ, mình cảm ơn.
Gmail của mình: hangthanh1212@gmail.com