Ẩm Thực Dưỡng Sinh

Giới thiệu sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh – Tác giả Bùi Quốc Châu

Ẩm Thực Dưỡng Sinh

  • Phần 1: Nói về mặt trái của một số thức uống phổ biến như nước đá lạnh, đá trà, nước ngọt, cà phê sữa, nước sâm và các loại trái cây phổ biến như: Cam, chanh, nước dừa…;
  • Phần 2: Trình bày sự phân loại theo tiểu chuẩn âm dương của một số loại thức ăn, thức uống thông thường;
  • Phần 3: Giới thiệu Toa âm dương thang (Toa tắc nghệ) và toa Nghệ + Hột gà + Mật ong trị được nhiều chứng bệnh..
Ẩm Thực Dưỡng Sinh
Ẩm Thực Dưỡng Sinh

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Ẩm Thực Dưỡng Sinh
  • Mã hàng 8935209630449
  • Tên Nhà Cung Cấp: Cty Văn Hóa Hương Trang
  • Tác giả: Bùi Quốc Châu
  • NXB: NXB Đà Nẵng
  • Trọng lượng: (gr) 160
  • Kích thước: 13 x 19
  • Số trang: 107
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh

Đánh giá Sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh
Đánh giá Sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh

1 Nên mua, nên đọc, nên thực hành, ứng dụng trong cuộc sống

2 Hài lòng, đóng gói cẩn thận, sách đẹp

Review sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh

Hiện tại chưa có review về cuốn sách này, hy vọng sẽ có trong lần quay lại tiếp theo của bạn. Xin cảm ơn!

Bạn có thể tham khảo bài viết về Ẩm thực dưỡng sinh sau

Ẩm thực dưỡng sinh – Ăn uống theo nguyên tắc âm dương

Ẩm thực dưỡng sinh giúp quý vị nội trợ biết thức ăn, thức uống nào thuộc Âm hay Dương, chúng tôi xin nêu dưới đây một số thức ăn thông thường ở gia đình với đặc tính Âm Dương của nó.

Cách phân chia này là kết quả của sự nghiên cứu lâu dài trên thực tiễn của chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi có tham khảo thêm cách phân chia của GS OSHAWA và cách phân chia thực phẩm theo Tây y, tuy nhiên ngoài nhiều điểm chúng tôi nhất trí với GS OSHAWA, có một số điểm chúng tôi đánh giá khác hẳn.

Nhằm hướng dẫn mọi người biết cách ăn uống theo nguyên tắc âm dương, bảng phân loại thực phẩm theo Âm Dương Hàn Nhiệt (Hàn, Nhiệt là biểu hiện của Âm Dương) dưới đây đã được chúng tôi nghiên cứu và thiết lập từ hơn 20 năm qua. Vì khuôn khổ của bài viết ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số thực phẩm thông thường chứ không ghi đầy đủ tất cả các loại thực phẩm cũng như không ghi đầy đủ các tiêu chuẩn để đánh giá biết thực phẩm nào Âm hay Dương, Lạnh hay Nóng được. Mong bạn đọc thông cảm.

Tuy nhiên căn cứ vào bảng phân loại này và bảng phân loại triệu chứng Âm Dương Hàn Nhiệt dưới đây, các bạn cũng sẽ biết mình thuộc tạng (bệnh) nào và biết được thức ăn, thức uống nào mát, lạnh (hàn) hay ấm, nóng (nhiệt) để từ đó chọn thức ăn thích hợp với cơ thể mình lúc ăn uống ngỏ hầu bảo vệ được sức khỏe (Ẩm Thực Dưỡng Sinh).

Quy tắc áp dụng thông thường để ít bị bệnh là làm sao cho cơ thể được quân bình âm dương tức là nóng lạnh trong cơ thể đừng chênh lệch nhau quá nhiều.

Cụ thể là người tạng Hàn hoặc bệnh Hàn thì tránh ăn, uống các thức ăn có tính lạnh.

Người tạng Nhiệt hoặc bệnh Nhiệt thì tránh ăn (uống) các thức ăn có tính nóng.

Ngoài ra còn phải biết ăn uống có điều độ. Ăn uống quá độ và bừa bãi rất đễ sinh ra bệnh tật. Tuy nhiên mọi phân loại dù sao cũng có tính tương đối mà thôi. Vì thực tế việc trị bệnh không phải đơn giản.

Đa số trường hợp bạn có thể sử dụng bảng phân loại này một cách có hiệu quả. Nhưng cũng có trường hợp khá nhức tạp ngoài sự hiểu biết của các bạn. Khi đó các bạn cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này.

Chúc các bạn gặt hái được nhiều kết quả sau khi nghiên cứu bài viết này của chúng tôi. Sau cùng mong được sự góp ý của các bạn để cho bảng phân loại thức ăn ngày càng hoàn chỉnh và chính xác hơn. Vì “Người ta có thể biết ít, biết nhiều chứ không ai có thể biết đủ”.

ÂM CHỨNG

  1. Thường cảm thấy lạnh, hay ớn lạnh, sợ nước.
  2. Thường ít khát nước (hay uống nóng).
  3. Thường ngủ sớm (dở thức khuya).
  4. Thường ngủ nhiều (dễ ngủ).
  5. Thường ăn ít, kém ăn.
  6. Thường chậm tiêu.
  7. Thường tiêu chảy, phân mềm, tiểu trong, nhiều.
  8. Thường yếu kém về tình dục.
  9. Hay nằm, ngồi, lười biếng.
  10. Da mềm, lạnh (mát) xanh.
  11. Mạch chậm, yếu, chìm, nhỏ.
  12. Huyết áp thường thấp.

DƯƠNG CHỨNG

  1. Thường cảm thấy nóng, hay bứt rứt trong người, không sợ gió, sợ lạnh: thích gió.
  2. Thường khát nước (hay uống lạnh).
  3. Thường thức khuya (giỏi thức khuya).
  4. Thường ngủ ít (mất ngủ).
  5. Thường ăn nhiều, ngon miệng.
  6. Thường mau tiêu.
  7. Thường táo bón, kiết, tiêu vàng, đỏ, gắt (đái láo). Đái vắt.
  8. Mạnh về tình dục.
  9. Hay đi, đứng, siêng năng.
  10. Da cứng, ấm (nóng), hồng.
  11. Mạch nhanh, nổi to.
  12. Huyết áp thường cao.

BẢNG CHẨN ĐOÁN ÂM TẠNG – DƯƠNG TẠNG

DẤU HIỆU ÂM TẠNG

1) Da tái xanh, nhợt nhạt, mịn màng, bủng, mỏng.
2) Mình mát, tay chân lạnh.
3) Da thịt mềm nhão, ít lông, lỗ chân lông nhỏ.
4) Xương cốt thường nhỏ nhắn, yếu mềm.
5) Tóc mềm, nhỏ sợi – đôi khi quăn – mày lợt.
6) Ánh mắt nhu hòa, êm dịu, kín đáo.
7) Tiếng nói êm ái, chậm chạp, nhỏ nhẹ.
8) Cử điệu chậm, đi đứng chậm, phản ứng chậm, ăn uống chậm.
9) Lãnh đạm, tiêu cực, thụ động, kém hăng hái, nhiệt tình.
10) Ít ăn các thức Cay, Mặn, Hăng, Nồng, Sống.

DẤU HIỆU DƯƠNG TẠNG

1) Da hồng hào, sậm màu, sần sùi, săn chắc, dầy.
2) Mình ấm nóng, tay chân ấm áp.
3) Da thịt chai cứng, nhiều lông, lỗ chân lông lớn.
4) Xương cốt thường to lớn, cứng chắc
5) Tóc cứng, to sợi, thường thẳng, mày đậm.
6) Ánh mắt mạnh mẽ, sỗ sàng, lộ liễu.
7) Tiếng nói rổn rảng, nhanh, mạnh.
8) Cử điệu lanh lẹ, đi đứng nhanh, phản ứng nhanh, ăn uống nhanh.
9) Nhiệt tình, tích cực, năng động, hăng hái.
10) Hay ăn các thức Cay, Mặn, Nồng, Sống.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÍNH MÁT HOẶC LẠNH (THUỘC ÂM)

NGŨ CỐC: Gạo trắng

RAU, ĐẬU, CỦ Cà tím, cà chua, đậu Haricot vert, đậu đũa, dưa leo, mướp, khổ qua, dưa gang, củ sắn, Artichaut, giá, nấm, rau xà lách, rau sam, mồng tơi, khoai lang, khoai tây, khoai tím, khoai từ, đậu petit bois, đậu xanh, đậu nành, rau muống, bầu, bí đao, rau dền, lá khoai lang (rau lang), rau cần, rau má, rau đắng, trái su, cải bắp, lá mơ, củ sắn, củ dền.

TRÁI CÂY Đu đủ, cam, chanh, chuối xiêm, me, dưa gang, lê, nho, bứa, đào, đào lộn hột, thanh long, măng cụt, bưởi, khế, lựu, anh đào, táo, dừa, mãng cầu xiêm, dâu, dưa hấu, dưa hường, dưa vàng.

SỮA – TRỨNG Sữa chua (yaourt/yogurt), sữa trâu, trứng vịt, trứng vịt lộn.

THỊT Trâu, heo, gà ác, vịt.

THỦY SẢN Lươn, cá thờn bơn (cá lưỡi trâu), cá thác lác, cá trê, cá xạo, cá bống, cá chạch, cá kèo, cá mè, cá tra cá vồ, cá bông lau, cá dứa, cá hồng, cá chốt, cá ngác, rắn, ba ba, rùa, ốc bươu, ốc lác, ếch nhái, cóc, nghêu, sò hến.

DẦU ĂN Dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương.

THỨC UỐNG Nước đá, nước đá lạnh, nưóc đá trà, nước sâm, trà Thái Nguyên (chè Bắc, trà tươi, trà Huế trà lài, trà Sói, trà Sâm, trà Vối, Nước Seven up, rượu chat, Cognac, Champagne, bia, nước mơ, nước tắc (trái quất), bột sắn.

NƯỚC GIA VỊ Nước tương, dấm thanh, dấm tiêu, tàu vi yểu (hắc xì dầu).

GIA VỊ Dưa cải, dưa giá, dưa leo ướp chua, dưa cà pháo.

CHẤT NGỌT Đường phèn, đường thốt nốt, đường cát mỡ gà, đường cát đen.

CHẾ BIẾN Nấu canh, luộc, hầm (ninh, tần), đun (chưng) cách thủy, ướp chua, phơi sương.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÍNH ẤM HOẶC NÓNG (THUỘC DƯƠNG)

NGŨ CỐC: Gạo lức, bắp nếp, bo bo.

RAU, ĐẬU CỦ Củ cải trắng, cà rốt, cà bát, cà pháo, rau cúc tần (tần ô), rau om, rau răm, rau húng cây, rau húng lũi, ngò gai, bắp chuối, thì là, húng chanh (tần dầy lá). Kinh giới, xà lách son (cresson), đậu ván, đậu ngự, đậu đen, đậu đỏ, bí đỏ, bí rợ, măng tre, hẹ, gừng, nghệ, riềng, tỏi củ nén.

TRÁI CÂY Thơm (dứa), khóm… sầu riêng, mít, vải, nhãn, na (mảng cầu ta). Xoài, sapôche (hồng xiêm), quit, hồng, vú sữa, chuối già (chuối tiêu), chối cau, ổi, chôm chôm, lê-ki-ma (quả trứng gà).

SỮA VÀ CÁC THỨC ĂN LÀM BẰNG SỮA TRỨNG Sữa bò, sữa dê, bơ (butter), phó-mách (fromage), cheese các loại.

TRỨNG Trứng gà, trứng ngỗng, trứng cút.

THỊT Thỏ, dê, bò, ngựa, chó, gà, cừu, chim sẻ, bồ câu, ngỗng, gà tây.

THỦY SẢN Tôm càng, tôm hùm, tôm tích, tôm thẻ, tép, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá tai tượng, cá trắm cỏ, cá chim, cá lóc, cá lóc bong, cá rô, cá nục, cá bạc má, cá chẽm, cá chày, cá cam, cá lòng tong, cá hú.

DẦU ĂN Dầu olive, dầu dừa, đậu phọng, dầu cá.

THỨC UỐNG Coca-cola, Pepsi-cola, tribeco, café, cacao, rượu mạnh (rượu đế, Whisky), sirô, trà sen (loại trà có ướp mùi hương sên nhân tạo), trà Lipton, nước khoáng, Soda.

NƯỚC GIA VỊ Nước mắm, nước muối.

GIA VỊ Hành, tiêu, tỏi, ớt, muối hột, muối bột, bột ngọt (mì chính), dưa kiệu, dưa hành, dưa tỏi, kim chi (của Đại Hàn), dưa chua.

CHẤT NGỌT Đường cát trắng, mật ong, đường hóa học.

CHẾ BIẾN Nướng, phơi khô, ướp muối, kho mặn, kho khô.

Mua sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Ẩm Thực Dưỡng Sinh” khoảng 16.000đ đến 24.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Ẩm Thực Dưỡng Sinh Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Ẩm Thực Dưỡng Sinh Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Ẩm Thực Dưỡng Sinh Fahasa” tại đây

Đọc sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh ebook pdf

Để download “sách Ẩm Thực Dưỡng Sinh pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Ẩm Thực Dưỡng Sinh”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *