Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ
Giới thiệu sách Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ – Tác giả Andy Pan
Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ
Tôi vẫn nhớ cái ngày tôi tạo nên một tiếng vang trong thế giới ảo . Đó là một ngày sau khi tôi công bố kết quả khảo sát quy mô toàn quốc đầu tiên về “ Hạnh phúc tại nơi làm việc “ ở Singapore tới giới truyền thông . Andy đã gửi cho tôi một tin nhắn chúc mừng , đồng thời hỏi tôi về một cụm từ tôi đã dùng ể mô tả những kết quả khảo sát.
Cụm từ đó là “ Chẳng-vui- lắm “
Thật ngạc nhiên , cụm từ này đã trở thành hiện tượng
Một cụm từ đến với tôi một cách rất bản năng đã trở thành một trong những cụm từ được đưa lên mạng xã hội Twitter nhiều nhât trong tuần . Một trong những blogger nổi tiếng nhất của Singapore là Mr. Brown đã đặt hashtag cụm từ này trong rất nhiều bài viết để chia sẻ với những độc giả trung thành của mình về kết quả cuộc khảo sát toàn quốc và ý nghĩa của nó . Bất ngờ thay , ngày cả các trang web mua sắm trực tiếp cũng đã bắt đầu cho ra mắt những sản phẩm có dòng chữ “ Chẳng-vui-lắm”
Tuy nhiên , đã có rấy nhiều các phản ứng trái ngược từ công chúng : từ đồng ý đơn thuần hay không đồng ý đến hoài nghi , chỉ trích . Phản ứng và mối quan tâm ngập tràn cho cụm từ đó rõ ràng đã gợi ý cho chúng ta biết người dân Singapore quan tâm tới hạnh phúc trong công việc nhiều như thế nào . Chúng ta bất ngờ đuơc nhắc nhở rằng hạnh phúc không phải một giấc mơ bị lãng quên khi ta theo đuổi thịnh vượng và tiến bộ . Nhiều người trong số chúng ta không biết phải tìm kiếm hạnh phúc ở nơi nào , chưa nói gì đến chuyện sống với nó và theo đuổi nó , đặc biệt là trong địa hạt công việc .
Thực sự không may và đáng buồn khi chỉ có một số ít người Singapore có thể khẳng định rằng họ thích hoặc yêu công việc mình đang làm . Theo tôi , Andy là một trong những trường hợp ngoại lệ đó . Cuốn sách Công ty vui vẻ làm ăn suôn sẻ của Andy được xuất bản thật đúng lúc và thích hợp . Dù thông tin được trình bày trong sách không hoàn toàn mới mẻ , Andy đã làm xuất sắc việc tổng hợp tất cả các nghiên cứu quan trọng và kết hợp kinh nghiệm cá nhân cùng chuyên môn của mình nhằm mang lại lợi ích cho độc giả . Cuốn sách này là mối liên kết quan trọng giữa lí thuyết và thực hành về hạnh phúc . Với nhiều lời khuyên thiết thực , đời thường , cuốn sách mang lại hi vọng và khả năng tìm thấy hạnh phúc trong công việc cho độc giả , và tôi có thể khẳng định bất kì ai mong muốn hạnh phúc hơn tại nơi làm việc đều phải đọc cuốn sách này.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ
- Mã hàng 8936067600070
- Tên Nhà Cung Cấp Minh Long
- Tác giả: Andy Pan
- Người Dịch: Nguyễn Hải Đăng
- NXB: NXB Lao Động
- Trọng lượng: (gr) 360.0000
- Kích Thước Bao Bì: 13.5 x 20.5
- Số trang: 352
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ
1 Nếu bạn là một người học ngành Quản trị Nhân sự và yêu thích tâm lí học thì theo mình, cuốn sách Công ty vui vẻ làm ăn suôn sẻ của tác giả Andy Pan sẽ là một lựa chọn không tồi nhé. Cuốn Sách cho mình thấy được rằng cha hiewuj suất trong công việc gắn liền với hạnh phúc của nhân viên nơi công sở. Hạnh phúc trong công việc không phải là một giấc mơ viển vông hay xa vời, và chúng ta sẽ có thể đạt được nó mà không cần những nỗ lực phi thường. Cuoins Sách đem lại nhiều thông tin khá là bổ ích và giúp mình khá nhiều trong công việc. Hy vọng là các bạn cũng sẽ yêu thích cuốn sách này như mình nhé. Về chất lượng giao hàng thì giao hàng khá chậm (9 ngày) nên mình không thích l]ắm nhưng bù lại thì sách được gói rất kĩ, không có hư hỏng gì trong quá trình vận chuyển cả.
2 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.
4 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!
5 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!
Review sách Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ
Yếu tố nào được nhắc đến khi nói về công việc? Mức lương cao? Ổn định? Vị trí tốt? Hiệu suất? Bạn có thường xuyên nghe thấy mọi người nói “Tôi rất hạnh phúc với công việc của mình” không?
Hạnh phúc nơi công sở ngày càng được để ý đến hơn, các nhà tuyển dụng thường thêm môi trường làm việc thân thiện vào trong bản mô tả công việc. Có lẽ chúng ta đã nhận ra rằng có một mối liên hệ giữa mức độ hạnh phúc của nhân viên với hiệu suất làm việc và khả năng cống hiến của họ. Tuy nhiên, có bao nhiêu người trong số chúng ta có thể nói rằng mình cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với công việc của mình?
Andy Pan, một diễn giả người Singapore, đã dành một thập kỷ nghiên cứu để đúc kết ra được những chiến lược tìm kiếm niềm vui trong công việc dựa trên một lĩnh vực nghiên cứu của tâm lý học, đó là Tâm lý học tích cực. Kết quả nghiên cứu của Andy đã được anh ghi lại trong cuốn sách Công ty vui vẻ làm ăn suôn sẻ. Những kiến thức trong cuốn sách có lẽ không mới và bạn có thể đã bắt gặp ở đâu đó, nhưng bạn sẽ thấy chúng được sắp xếp và tổng hợp một cách có hệ thống để có thể dễ dàng nắm bắt và thực hành. Trong cuốn sách này, Andy luôn giải thích các phương pháp một cách khoa học, đưa ra những dẫn chứng và kết quả nghiên cứu cụ thể với Tâm lý học tích cực là nền tảng.
Tâm lý học tích cực
Tâm lý học tích cực có thể khiến bạn liên tưởng đến một cuốn sách self-help nào đó, bởi từ “tích cực” đã được sử dụng rất nhiều trong những cuốn sách khuyên bảo con người về việc thay đổi lối sống tốt đẹp hơn. Nhưng Tâm lý học tích cực không mang nghĩa là những suy nghĩ tích cực, đó là tên một lĩnh vực nghiên cứu suy nghĩ và hành vi của con người, nghiên cứu thế mạnh và đức hạnh, những gì tạo thành một cuộc sống dễ chịu, một cuộc sống có ý nghĩa.
Sau Thế chiến thứ Hai, tâm lý học chỉ tập trung vào việc chữa trị các bệnh tâm lý do có quá nhiều người phải chịu tổn thương vì sự tàn khốc của chiến tranh. Các mục đích khác của nghiên cứu bị lãng quên, như cải thiện năng suất và cuộc sống hạnh phúc, nghiên cứu và nuôi dưỡng những cá nhân kiệt xuất. Chỉ đến khi Martin Seligman chọn tâm lý học tích cực làm chủ đề cho nhiệm kỳ của ông với tư cách là chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ năm 1998, một lĩnh vực nghiên cứu mới trong tâm lý học mới được mở ra. Tâm lý học tích cực chính là con đường trái ngược với những nghiên cứu tâm lý tập trung vào “bệnh tâm thần”, những hành vi tiêu cực để hướng tới một phong trào nhân văn, nhấn mạnh việc giúp con người “bình thường” hạnh phúc, khỏe mạnh, và tích cực.
Một ngành nghiên cứu đã quay lưng với mô hình “chỉ tập trung tới người có bệnh”, trở thành một ngành coi người bình thường là trọng tâm.
Một lĩnh vực tâm lý đặt câu hỏi “Tại sao những cá nhân này thành công và chúng ta có thể học được gì từ họ?” thay vì “Tại sao những cá nhân này lại thất bại?”
Dựa trên lý thuyết của tâm lý học tích cực, Andy đã áp dụng mô hình PerMap – bao gồm sáu chiến lược về tâm lý học tích cực – để nâng cao hạnh phúc nơi công sở. Sáu chiến lược này là: P- Positive emotions (Cảm xúc tích cực), E- Engagement (Gắn bó), R- Relationships (Mối quan hệ), M-Meaning (Ý nghĩa), A- Accomplishments (Thành tựu) và Psychological capital (Vốn tâm lý). Các nghiên cứu cho thấy, những nhân viên hạnh phúc sẵn sàng cống hiến nhiều hơn, hiệu suất cao hơn và ít nghỉ làm hơn, cần chi phí y tế thấp hơn. Như vậy, niềm vui ở nơi làm việc có tiềm năng giúp các công ty “kiếm nhiều tiền hơn” đồng thời “tiết kiệm nhiều tiền hơn”. Những nhân viên tìm được niềm vui trong công việc sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, có một cuộc sống thành công hơn. Vậy thì, dù bạn là ông chủ hay nhân viên, làm thế nào để tạo ra được niềm hạnh phúc nơi công sở?
Chiến lược số một: Cảm xúc tích cực
Nếu phải miêu tả về cảm xúc hiện tại của bạn với công việc của mình thì đó sẽ là từ gì? Thất vọng, chán nản hay hào hứng, hài lòng? Nếu bạn có thể nói rằng bạn yêu công việc của mình, xin chúc mừng bạn. Nhưng nếu không thì sao? Nếu bạn có những cảm xúc tiêu cực trong công việc, bạn có thể bắt đầu thay đổi với việc quản lý tốt các trạng thái cảm xúc của mình.
Vào những năm đầu thế kỉ XX, nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga, Ivan Pavlov phát hiện ra rằng bộ não có thể bị “đánh lừa” để tin rằng điều gì đó là có thật thông qua quá trình phản xạ có điều kiện. Từ lý thuyết kích thích – phản ứng này, chúng ta có thể ứng dụng để tạo ra các mỏ neo cảm xúc. Bằng cách tạo ra những “mỏ neo” ghi lại những cảm xúc mà bạn muốn có, bộ não bạn sẽ bắt đầu ghi nhớ phản ứng này, và khi bạn giật “mỏ neo” (kích thích), bạn có có được những cảm xúc mà mình đã lưu giữ (phản ứng). Như vậy, chúng ta có thể tạo ra “mỏ neo” của những cảm xúc tích cực và sử dụng nó khi cần.
Chiến lược số hai: Gắn bó
Một trong những thách thức và mong muốn của các công ty, chính là làm thế nào để khiến nhân viên gắn bó, thấu hiểu và cống hiến vì mục đích chung của toàn doanh nghiệp. Ngược lại, nếu bạn là một nhân viên thì khi hiểu được ý nghĩa của công việc mình đang làm, bạn sẽ cảm thấy yêu quý công việc đó hơn, vui vẻ hơn với công việc của mình.
Tại sao cùng là một công việc nấu ăn ở căng tin trường học, có những người cảm thấy uể oải làm cho xong, có người lại thực sự tận tâm với công việc? Những người chú tâm vào công việc ấy đã tìm ra ý nghĩa riêng cho công việc mình làm. Có thể họ hiểu rằng mình đang chịu trách nhiệm cho sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng cho những em học sinh, giúp các em học tập tốt hơn, phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, chuẩn bị trở thành những chủ nhân của đất nước. Từ khóa tạo nên sự gắn bó này chính là Dòng chảy (flow).
Dòng chảy, theo Csikszentmihalyi định nghĩa, là “đắm chìm hoàn toàn vào một hoạt động vì chính hoạt động đó. Bản ngã biến mất. Thời gian trôi nhanh. Mọi hành động, hoạt động và suy nghĩ đều nối đuôi nhau, như chơi một bản jazz. Toàn thể con người bạn hòa vào hoạt động đó, và bạn sử dụng các kĩ năng của mình đến mức tối đa”.
Dòng chảy này cần có những điều kiện cụ thể để có thể xảy ra. Khi con người có thể hòa mình vào Dòng chảy này, họ đã đến gần hơn với chìa khóa của hạnh phúc.
Chiến lược số ba: Những mối quan hệ
Bạn có tin rằng, con người có xu hướng rời bỏ một tổ chức không phải vì công việc mà là vì những người trong tổ chức đó. Các mối quan hệ lành mạnh, hiệu quả với đồng nghiệp sẽ tạo ra một một trường thân thiện nơi mọi người có thể giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Sự thân thiết cũng tạo ra những phản ứng ăn ý trong công việc, giúp giảm thời gian và tăng năng suất. Một nghiên cứu cho thấy những người có mối quan hệ không tốt với sếp mình có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn 30%. Như vậy, những mối quan hệ lành mạnh trong công việc chính là một yếu tố cần được quan tâm để cải thiện hiệu suất và có được niềm vui.
Chiến lược số bốn: Ý nghĩa
Tác giả của cuốn sách Đi tìm lẽ sống, tiến sĩ thần kinh học người Áo Viktor Frankl, là một người sống sót sau nạn diệt chủng Holocaust. Cuốn sách của ông ghi lại chính những trải nghiệm khủng khiếp của ông tại một trại tập trung của Đức, nơi ông phải làm việc như một nô lệ. Làm thế nào để ông có thể sống sót qua thời kì khủng khiếp đó? Hơn nữa, làm thế nào ông có thể tiếp tục cuộc sống bình thường sau tất cả những gì đã trải qua?
Frankl tin rằng, con người cơ bản được thúc đẩy nhờ “nỗ lực tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống”. Ông đã phát triển và thuyết giảng về cách tiếp cận của chính mình trong lĩnh vực điều trị tâm lý. Ông lập luận rằng việc tìm kiếm ý nghĩa là động lực chính trong cuộc sống và khi chúng ta hướng đến ý nghĩa, chúng ta có thể thực sự tìm thấy hạnh phúc mà không bị giới hạn bởi quá khứ của mình. Steve Jobs cũng đã phát biểu về điều này trong bài diễn văn ở Đại học Stanford năm 2005:
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn, và cách duy nhất để thực sự hài lòng với bản thân, là thực hiện những điều bạn tin là vĩ đại. Và cách duy nhất để làm một công việc vĩ đại là yêu thích những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng ngơi nghỉ. Cũng như tất cả những chuyện tình cảm, con tim sẽ mách bảo khi bạn tìm thấy nó. Và, cũng giống như bất kỳ mối quan hệ tuyệt vời nào, công việc bạn yêu thích theo năm tháng sẽ chỉ trở nên ngày càng tuyệt vời hơn mà thôi. Vì vậy, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng ngơi nghỉ.
Nhưng đôi khi, việc theo đuổi công việc có ý nghĩa sẽ mâu thuẫn với nhu cầu cơm áo gạo tiền của bạn. Thường thì, theo đuổi đam mê thường được nghĩ tới như một việc đòi hỏi phải đánh đổi điều gì đó rất lớn. Tuy nhiên, Andy sẽ chia sẻ những phương pháp giúp bạn tìm ra ý nghĩa trong công việc của mình, đồng thời tạo ra lợi nhuận cao hơn, cả hữu hình và vô hình, cho bạn và đội ngũ của bạn.
Chiến lược số năm: Thành tựu
Không một tổ chức thành công nào lại hoạt động mà không có một tầm nhìn rõ ràng và truyền cảm hứng. Như đã nói ở các chương trước, mục đích dài hạn và sứ mệnh mà công ty đặt ra sẽ giúp nhân viên biết rằng mình đang cống hiến vì điều gì. Những sứ mệnh đó, khi được những người trong công ty ủng hộ sẽ giúp cho công ty hay tổ chức không bị lạc lối trước những khó khăn. Có những tổ chức liên tục thay đổi mục tiêu của mình, hay chẳng có bất cứ mục đích nào để cho nhân viên hướng tới, dẫn đến việc nhân viên của tổ chức đó chẳng hề biết mục đích, ý nghĩa thực sự của công việc là gì.
Trong chiến lược số năm này, Andy sẽ thông qua ví dụ về những gã khổng lồ như 3M, Disney và Sony để thảo luận về tầm quan trọng của những mục tiêu. Bạn sẽ hiểu được sự hữu ích của chúng và học được cách để thiết lập mục tiêu hiệu quả.
Chiến lược số sáu: Vốn tâm lý
Hi vọng, lạc quan, tự tin và kiên cường. Đó là bốn yếu tố cuối cùng để đưa tâm lý học tổ chức vào một tổ chức nhằm tạo ra các kết quả có lợi. Bốn yếu tố này còn được biết đến với cái tên Vốn tâm lý.
Vốn tâm lý cho chúng ta một khuôn khổ súc tích bao gồm những cảm xúc tích cực nhất, có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền giúp hình thành các cảm xúc tích cực khác trong công việc. Sự lan truyền niềm hy vọng và sự lạc quan làm nảy sinh niềm vui và hoan hỉ. Sự gia tăng nhanh chóng của tự tin sẽ kích thích niềm tự hào, trong khi sự kiên cường phục hồi lại tính tự lực sau những thách thức tổ chức gặp phải. Cần nhớ rằng những cảm xúc như vậy không nên là điều cấm kỵ và phải chịu thái độ khinh thị trong bất kỳ tổ chức nào, mà cần được khuyến khích để gây ra “cơn sóng thần” năng suất.
Lời kết
Cuốn sách Công ty vui vẻ làm ăn suôn sẻ, thoạt tiên, có thể khiến bạn nghĩ rằng đây là một cuốn sách dành cho các ông chủ công ty, những người đứng đầu tổ chức để tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ cho nhân viên của mình. Nhưng những nguyên tắc và chiến lược trong cuốn sách của Andy không chỉ dừng lại ở những người nắm quyền, mà có thể tác động tới bất kỳ ai đang có một công việc và tin tưởng rằng sự thay đổi có thể đến từ chính bản thân mình.
Mua sách Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ” khoảng 84.000đ đến 87.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ Fahasa” tại đây
Đọc sách Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ ebook pdf
Để download “sách Công Ty Vui Vẻ Làm Ăn Suôn Sẻ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Đã Thi Là Phải Giật Giải
- Content Bạc Tỷ
- Làm Thế Nào Để Sống Một Đời Tốt Đẹp
- Chiếc Thang Cao Màu Xanh
- Nhà Máy Sản Xuất Niềm Vui
- Thói Quen Xấu Ơi, Chào Mi
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free