Kinh Tế Học Cấm Đoán

Giới thiệu sách Kinh Tế Học Cấm Đoán – Tác giả Mark Thornton

Kinh Tế Học Cấm Đoán

Từ xưa đến nay, rượu và ma túy vẫn là những chất gây nghiện bị cấm đoán ở mọi nơi trên thế giới bởi những hệ lụy mà nó gây ra. Không chỉ tàn phá cơ thể con người, những chất cấm này còn là tác nhân gây ra vấn nạn buôn lậu, tham nhũng và những tác động gián tiếp đến thế hệ mai sau. Vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao những hành động cấm đoán mạnh tay của chính phủ các nước trên thế giới vẫn không thể tiêu diệt được hoàn toàn các loại chất cấm này? Đầu thế kỉ XX, Mĩ đã từng ra Luật cấm rượu, có Liên minh bài trừ quán rượu và thậm chí là Đảng cấm rượu, thế nhưng những hành động mạnh mẽ đó lại chỉ tạo ra những tác dụng ngược. Thống kê cho thấy số lượng người phạm tội có liên quan đến rượu ngày càng tăng, tỉ lệ tham nhũng và buôn lậu cũng tăng cao chóng mặt. Chính những điều này đã khiến chính phủ Mĩ phải xem xét lại và hủy bỏ luật cấm kia. Vậy phải chăng chúng ta nên thay vì cấm đoán, hãy mở ra một lối đi khác để giảm bớt những hậu quả mà các quy định cấm đoán gây ra?

Cuốn sách này sẽ nói với bạn rằng về cơ bản rằng những cấm đoán, ngăn cản trong xã hội mà bạn vẫn cho là thật hợp lý về đạo đức, được luật pháp hay các phương tiện gần như luật pháp bảo hộ, hầu hết chúng đều không có tác dụng, nếu không muốn nói là phản tác dụng. Tức là chúng thường tạo thêm những điều tồi tệ hơn cho nhiều thành phần trong xã hội, hoặc làm phát sinh thêm những vấn nạn mới như tội ác khốc liệt hơn, dung dưỡng tham nhũng, đặc quyền và hình thành thêm các băng đảng.

Kinh tế học cấm đoán là một cuốn sách rất đặc biệt mà bạn phải đọc một cách cẩn trọng, đa chiều, cởi mở, và qua đó, hãy nhìn nhận các vấn đề dưới con mắt của một trí tuệ tự do – điều mà những người trong ngành kinh tế luôn tự nhủ phải giữ gìn. Có như vậy, bạn mới có thể tránh khỏi “chấn thương” khi tiếp nhận những thông tin thú vị mà cuốn sách đưa ra.

Chương 1: Các nhà kinh tế học và cấm đoán

  • Cội nguồn của “kinh tế học” về cấm đoán
  • Quan điểm bảo vệ sự cấm đoán
  • “Thứ hai mệt mỏi” của Luật cấm rượu
  • Kinh tế học của cấm đoán ma túy
  • Kinh tế học về nghiện ngập

Chương 2: Nguồn gốc của cấm đoán

  • Cấm rượu
  • Kinh nghiệm ban đầu của Mĩ
  • Cấm đoán ma túy trên toàn quốc
  • Cấm cần sa trên toàn quốc

Chương 3: Lí thuyết về cấm đoán

  • Phân tích cơ bản về cấm đoán
  • Kinh tế chính trị và cấm đoán

Chương 4: Hiệu lực của các loại ma túy bất hợp pháp

  • Kinh tế học về hiệu lực
  • Cấm đoán là một loại thuế
  • Tác động của cấm đoán đối với hiệu lực của ma túy
Kinh Tế Học Cấm Đoán
Kinh Tế Học Cấm Đoán

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Kinh Tế Học Cấm Đoán
  • Mã hàng 8936037798516
  • Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
  • Tác giả: Mark Thornton
  • NXB: NXB Lao Động
  • Trọng lượng (gr): 350
  • Kích Thước Bao Bì: 15.5 x 24
  • Số trang: 328
  • Hình thức: Bìa Mềm

Giới thiệu về tác giả:

Mark Thornton là nhà kinh tế học người Mĩ theo Trường phái Áo. Ông là chuyên gia trong các lĩnh vực: cấm đoán ma túy, kinh tế học của cuộc Nội chiến Mĩ và “Chỉ số nhà chọc trời”. Mark Thornton là giáo sư nghiên cứu cao cấp của Viện Ludwig on Mises tại Alabama kiêm giáo sư nghiên cứu của Viện Độc lập. Ông là tác giả/chủ biên của các công trình The Economics of Prohibition (Kinh tế học cấm đoán), Tariff, Blockades và Inflation: The Economics of the Civil War (Thuế quan, Phong tỏa và Lạm phát: Kinh tế học về Cuộc Nội Chiến Mĩ), v.v…

2. Đánh giá Sách Kinh Tế Học Cấm Đoán

Đánh giá Sách Kinh Tế Học Cấm Đoán
Đánh giá Sách Kinh Tế Học Cấm Đoán

1 Một cuốn sách xuất sức, tiếc là có quá ít người đọc. “Kinh tế học cấm đoán” cố gắng đánh giá chính sách công, nhấn mạnh cách tiếp cận thị trường tự do là giải pháp tốt nhất. Cuốn sách đề cập đến rất nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau: kinh tế chính trị, xã hội học, tội phạm học, tâm lý học, v.v. Có cả một chương dành riêng cho lý thuyết kinh tế, do đó có tiêu đề, một loạt các biểu đồ cung và cầu và một số đường bàng quan để minh họa các khái niệm cơ bản. Cuốn sách cũng có đầy đủ các số liệu thống kê, đồ thị / ed. Mark nói ngắn gọn về cách tiếp cận của người Áo, bằng cách giới thiệu thực dụng học. Một lịch sử kỹ lưỡng của các phong trào cấm đoán và tiết độ được bao gồm bắt đầu từ thời thuộc địa và kéo dài qua thời kỳ tiến bộ (1900-1920). Ngay lập tức, Mark phân biệt giữa hành vi "đòi tiền thuê nhà" và "tham nhũng" vì điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích các động cơ của tội phạm tràn lan đến từ các tổ chức chính phủ. Tóm lại: việc cấm đoán dẫn đến nhiều tội phạm hơn, các chất thay thế / thuốc thay thế nguy hiểm, tăng hiệu lực, chi phí ma túy cao hơn, gia tăng nghèo đói, nhiều người chết / giết người hơn, tham nhũng chính trị, nhiều cá nhân hơn trong tù, nhiều đô la nộp thuế hơn, sự gia tăng của tổ chức tội phạm v.v..

2 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay và ý nghĩa.

Review sách Kinh Tế Học Cấm Đoán

Review sách Kinh Tế Học Cấm Đoán
Review sách Kinh Tế Học Cấm Đoán

Đây là tác phẩm cực kì sâu sắc, nó đóng góp đáng kể cho bộ môn kinh tế học tội phạm.

Cuốn sách này sẽ nói với bạn rằng về cơ bản những cấm đoán, ngăn cản trong xã hội mà bạn vẫn cho là thật hợp lý về đạo đức, được luật pháp hay các phương tiện gần như luật pháp bảo hộ, hầu hết đều không có tác dụng, nếu không muốn nói là phản tác dụng. Tức là chúng thường tạo thêm những điều tồi tệ hơn cho nhiều thành phần trong xã hội, hoặc làm phát sinh thêm những vấn nạn mới như tội ác khốc liệt hơn, dung dưỡng tham nhũng, đặc quyền và hình thành thêm các băng đảng.

Cuốn sách này bắt đầu bằng việc phân tích kỹ Luật cấm rượu ở Mỹ vào đầu thế kỉ XX, chứng minh rằng những cấm đoán như vậy bỗng nhiên tạo ra một loạt hệ quả không dự liệu được, và về sau người ta đã phải huỷ bỏ đạo luật đó. Thường thì các ý tưởng cấm đoán như vậy bắt nguồn từ một lập luận hoặc cảm nhận về đạo đức rằng một hành động nào đấy là không đáng có. Ví dụ uống rượu hay hút cần sa. Quả là trong xã hội luôn có một nhóm nhỏ thích làm những điều không phù hợp với đám đông. Mà đạo đức thì lại thường do đám đông áp đặt. Nhưng khi đưa nó thành điều cấm đoán được luật pháp bảo hộ, họ không ngờ những hậu quả mới bỗng bùng lên. Ví dụ, các chất hay đồ uống gây nghiện lập tức tiến hoá để trở nên cô đặc, gọn nhẹ, và có sức phá huỷ cao hơn bao giờ hết. Khi cấm đồ uống có cồn, người ta không còn thấy bia, mà chỉ thấy rượu rất nặng được mua bán lén lút. Vì làm như vậy sẽ dễ giao dịch hơn. Còn ma tuý, trong suốt lịch sử cấm đoán lâu dài của nó trong thời hiện đại, các chất ma tuý đã không ngừng biến hoá để trở thành những đặc chất ngày cảng có sức công phá não bộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, được cô đặc và ngâm tẩm dưới những hình thức dễ tiêu thụ và tiện dụng nhất. Nếu không có sự cấm đoán khốc liệt đó, phải chăng loài người vẫn chỉ đang mơ màng với những loại cần sa nhẹ nhàng qua những ống hút mờ ảo đã tồn tại hàng trăm năm?

Thêm vào đó, như các bậc thầy của chủ nghĩa tự do, trong đó có Milton Friedman (giải Nobel Kinh tế 1976) đã chỉ ra, cấm đoán đã giúp tạo ra một thị trường thực sự của các chất gây nghiện. Cụ thể là, các băng nhóm sẽ hình thành và phân chia thị trường ngầm của mình, và trong mỗi thị trường đó, họ cố gắng mồi chài những thanh thiếu niên ngây thơ bằng cách phát không cho họ ma tuý để dùng lúc đầu. Đó là một động lực trực tiếp cám dỗ và huỷ hoại cuộc đời những đứa trẻ vô tội. Nhưng nếu không có cấm đoán, như ma tuý có thể bán ở các tiệm thuốc như thuốc lá hay rượu bia (cho những người trên một độ tuổi nhất định), sẽ không băng nhóm nào còn động lực mồi chài các em, vì khi mồi chài được, các em cũng sẽ không phải là khách hàng trung thành của chúng (vì ma tuý có thể mua được ở bất cứ đâu). Cũng như không có ai phát không cho chúng ta bánh mì để dụ ta mua bánh mì của họ vĩnh viễn, khi mà người ta có thể mua bánh mì từ bất cứ đâu. Do đó, những nhà kinh tế cũng như tác giả của cuốn sách này lập luận rằng số người nghiện hút vì bị dẫn dụ lúc còn thơ bé sẽ giảm xuống. Sẽ chỉ còn những người tự tìm đến ma tuý khi đã trưởng thành, với lí trí đầy đủ, như người ta đã lựa chọn hút thuốc và uống rượu vậy.

Còn rất nhiều phân tích và thảo luận thú vị trong suốt cuốn sách này, dựa trên các công cụ thuần lý trí và suy luận logic của kinh tế học, cho ta thấy những cấm đoán có thể bóp méo hành vi và thị trường thế nào, khiến tạo nên những kết quả hoàn toàn ngược với mong đợi, đồng thời, hình thành một tầng lớp tham nhũng đặc quyền ăn bám trên sự duy trì cấm đoán đó, cũng như tạo nền tảng kinh tế và tài chính cho các băng nhóm phi pháp tồn tại và phát triển.

Mua sách Kinh Tế Học Cấm Đoán ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Kinh Tế Học Cấm Đoán” khoảng 31.000đ đến 66.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Kinh Tế Học Cấm Đoán Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Kinh Tế Học Cấm Đoán Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Kinh Tế Học Cấm Đoán Fahasa” tại đây

Đọc sách Kinh Tế Học Cấm Đoán ebook pdf

Để download “sách Kinh Tế Học Cấm Đoán pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *