Bãi Hoang

Giới thiệu sách Bãi Hoang – Tác giả Jean René Huguenin

Bãi Hoang

Một con ong chết

Nắng xế qua triền cửa sổ

Mùa hè đổi hướng

Jean-René Huguenin chết: tôi buồn lắm. Anh mới hai mươi sáu tuổi và chỉ mới xuất bản một tác phẩm: La Côte Sauvage (Bãi hoang) là quyển tiểu thuyết duy nhất của anh. Jean-René Huguenin sinh ngày 1-3-1936 tại Paris, làm báo viết văn từ rất sớm. Đã cộng tác với các báo, tạp chí: Le Figaro littéraire, Arts, Les Nouvelles littéraires, Les Lettres françaises, Réalités…

La Côte Sauvage xuất bản năm 1960, lúc Huguenin 24 tuổi. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này đã gây được tiếng vang lớn trên văn đàn Pháp, được các nhà phê bình đánh giá cao về lối viết và phong cách.

Pierre, nhân vật trong quyển ấy, là một chàng trai trẻ rất buồn, một người cô độc, một kẻ ích kỷ không tự thương mình. Pierre có yêu một người con gái…

Tuy nhiên, nhân vật chính của La Côte Sauvage (Bãi Hoang) là Olivier. Một chàng quân nhân trẻ giải ngũ trở về nhà với mẹ, chị và em gái. Quê hương của chàng buồn lắm. Biển. Gió. Đá cuội. Sương mù. Và điều đặc biệt, chàng rất yêu em gái của mình song lại cực kì ghét chị gái. Tâm tính chàng thay đổi kể từ khi trở về cuộc sống đời thường – chàng thấy cô đơn.

Anne – đứa em gái chàng yêu quý lại sắp kết hôn, hôn phu của nàng không ai khác chính là Pierre, bạn thân của chàng. Nhìn thấy hai người họ hạnh phúc bao nhiêu, Olivier lại càng thêm cô đơn bấy nhiêu. Đã nhiều lần chàng toan ngăn cản đám cưới của em gái, chàng khiến Pierre chán ghét mình và làm Anne chán ghét Pierre. Tại sao thế? Phải chăng Olivier muốn Anne mãi sống bên cạnh mình như những ngày xưa hay vì cuộc sống của chàng quá nỗi cô độc? Điều đó thực khó mà trả lời được. Sau cùng Olivier sống một mình cô đơn khi Anne và Pierre cưới nhau và rời đi nơi khác sinh sống.

Jean-René Huguenin đã viết La Côte Sauvage quá buồn. Nắng chiều. Đêm tối. Chứa đựng trong đó cả một cõi mênh mông nỗi cô đơn của Olivier, của Pierre.

Người ta không chết vì buồn chán.

La Côte Sauvage là một cuốn sách không phải để nói đến nhiều mà là để đọc, cảm và im lặng.

Bãi Hoang
Bãi Hoang

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Bãi Hoang
  • Mã hàng 8935207001371
  • Tên Nhà Cung Cấp Viện Quản lý PACE
  • Tác giả: Jean René Huguenin
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 250
  • Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5 cm
  • Số trang: 234
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Bãi Hoang

Đánh giá Sách Bãi Hoang
Đánh giá Sách Bãi Hoang

1 “Bãi hoang”là cuốn tiểu thuyết duy nhất được viết bởi một tác giả đã chết ở tuổi 26 trong một vụ tai nạn. Thông thường khi một nghệ sĩ qua đời ở độ tuổi sung sức, chúng ta có quyền tự hỏi liệu tác phẩm của anh ta trở nên nổi tiếng vì sự biến mất của anh ta hay tài năng của anh ấy. Không thể phủ nhận rằng tác giả thật sự là một người có tiềm năng văn học thực sự. Được Aragon và Mauriac ca ngợi khi xuất bản (1960), cuốn tiểu thuyết Bãi Hoang của Jean-René Huguenin đã được ca ngợi rất nhiều bởi sự thông minh trong việc xây dựng nội dung truyện và khả năng sử dụng từ ngữ sắc sảo. Nhân vật chính Olivier trở về từ nghĩa vụ quân sự sau hai năm cùng gia đình ở Brittany. Anh là một chàng trai trẻ bị tổn thương và u uất, đối xử với mẹ và những người bạn cũ của mình bằng sự thờ ơ. Chỉ có người em gái nhỏ tuổi nhất tìm thấy sự ưu ái trong mắt anh ấy. Nhưng tình yêu của anh dành cho cô không chỉ là tình anh em, nó có xu hướng nguy hiểm đối với một thứ gì đó mang tính sở hữu và xác thịt hơn. Và người đọc luôn cảm thấy câu chuyện bấp bênh bên bờ vực thẳm với một trái tim nặng trĩu vì sợ khi thấy câu chuyện này rơi vào một cái kết éo le.

2 Một quyển sách rất hay. Tình yêu khiến con người chìm đắm trong đó là gì? Và rồi những người trong cùng gây ra cho nhau những đau khổ, những vết thương âm ỉ. Các câu thoại và nhân vật trong câu chuyện khá chồng chéo, dường như không liên quan, nhưng tất cả đều đan xen và liên quan theo một cách kỳ lạ. Và điều tôi muốn đề cập nhiều nhất là cái kết, chỉ có 5 dòng cuối cùng của câu chuyện – cái kết bất ngờ đã xảy ra, và cái kết đó đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Trong cuộc sống này, thực sự tồn tại luật nhân quả. Và liệu nam chính có thể sống một cuộc sống bình thường mà không cảm thấy tội lỗi về những việc anh ta đã làm? Đó là những góc khuất của tình yêu, những tổn thương mà tình yêu mang lại, nỗi đau, sự ích kỷ, đôi khi là sự can đảm để đối mặt với những nỗi đau đó.

3 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

Review sách Bãi Hoang

Review sách Bãi Hoang
Review sách Bãi Hoang

“Một con ong chết

Nắng xế qua triền cửa sổ

Mùa hè đổi hướng”

Đó là lời tựa của Phạm Công Thiện. Tôi mua “Bãi hoang” cũng bởi đã trót phải lòng những dòng cảm nhận ấy. Hay quá, thơ quá, buồn quá mà cũng tinh tế quá. Chàng trai Jean René Huguenin chết ở tuổi 26, chàng viết “La Côte Sauvage” (Bãi hoang) vào 2 năm trước, cuốn tiểu thuyết duy nhất.

Tôi đã băn khoăn rất lâu trước khi đặt bút viết những dòng này, bởi Phạm Công Thiện đã làm điều đó một cách vừa gợi mở lại vừa đủ đầy, những dòng chữ lôi cuốn lấp lánh thứ ánh chiều hoàng hôn ảm đạm. Lúc nào cũng vậy, trong tôi thường trực nỗi sợ rằng bài cảm nhận của mình quá tầm thường – không, không phải sự tự ti đơn thuần, sự yếu hèn khiếp nhược khi mường tượng rằng những gì mình viết sẽ bị bình phẩm bởi ai khác. Nó là sự e ngại rằng sẽ làm hạ thấp giá trị của cuốn sách mình yêu quý và thán phục hết mực. Nó là sự bất lực khi người ta ao ước một cái gì đấy ngoài tầm với.

Olivier phải chăng cũng thế?

Chàng Olivier, trở về sau những năm tháng xa nhà. Chàng thấy người em gái xinh đẹp, thơ ngây của mình, “thấy khuôn mặt cô nhợt nhạt trong bóng râm – và màu xanh thẫm của hoa lá lốm đốm xung quanh.” “Tóc cô tung lên, rũ xuống trong khi cô nhìn thẳng vào mặt anh, chiếc cằm thanh tú ngẩng về phía anh:

– Olivier, em sắp lấy chồng.

Một đợt sóng đập mạnh vào bãi. Anh khẽ mỉm cười, đầu cúi thấp xuống.”

Jean René Huguenin quả thực là một tài năng. Có lẽ điều thành công nhất của “La côte sauvage” không phải ở chỗ nó đã kể cho bạn nghe những gì, cốt truyện là gì mà ở chỗ bạn đã cảm nhận những gì, trái tim bạn đã có những phút giây dồn dập hay đã chùng xuống nặng nề, đã hòa mình vào nhân vật hay đóng vai trò một người quan sát với ánh mắt vừa phức tạp vừa dịu dàng.

Chàng nghệ sĩ trẻ tài năng ấy đã vẽ nên một vùng đất u buồn với khói lam bốc lên, của sự lặng thinh bát ngát nơi miền thôn dã, của tiếng dế gáy ngoài cửa sổ, của ánh đèn hải đăng chiếu lên khuôn mặt người khuất chìm trong bóng tối, của đá, sóng và biển.

Sự u buồn hiện lên trong những phút tâm trí Olivier đi lang thang, trong cảnh sắc nước Pháp phản chiếu trong con mắt chàng, trong tiếng động của vạn vật lọt vào đôi tai chàng, và qua những phút lặng trong các cuộc đối thoại. Những câu thoại ngắn gọn, đơn giản, hình như người ta chỉ dạo bước trong sự tĩnh lặng và từng tiếng cất lên chỉ để tan trong thinh không.

“ – Anh đến bằng gì? Em không nghe thấy tiếng xe

– Anh để xe bên ngoài đường cái

Họ khẽ bước trên lối đi cát mịn ở đầu một hàng rào trắng với cánh cửa rung rinh. Lối đi giữa những thân cây. Mô đất bên ngã tư đường. Một cánh cửa xe hãy còn mở.

– Mẹ tưởng mai anh mới về.

– Còn em?

– Em không biết nữa.”

Tôi cứ ngỡ mình đang xem một bộ phim, tôi hình dung ra cả khung cảnh ấy, cách Olivier nói, cách em gái chàng nói, cách họ đi bên nhau. Quả thực hiếm có tác phẩm nào đậm chất điện ảnh đến thế.

Quả thực mỗi cuốn sách như cả một niềm bí ẩn, tôi đã đọc nó đến hai lần, một cách tỉ mỉ, mà vẫn không thể rõ hết từng câu từng ý, như Olivier đã dùng hết năm tháng tuổi trẻ của mình để đeo đuổi niềm tò mò day dứt trong anh, để rồi thốt lên: “Em mãi mãi chỉ chiếu sáng ở cái phía mà anh soi sáng em.” Đôi lúc tôi không hòa nhập được vào mạch tác phẩm nữa, tiếng nói của Pierre, của Olivier, Nicolas vang lên như thể chúng vọng lại từ nơi xa thẳm, nhẹ nhàng lướt qua, và chẳng mang chút ý nghĩa nào. Hẳn những trải nghiệm của tôi đến tận lúc này đã ngăn cản bản thân lặn sâu vào trái tim họ, hòa nhập vào đại dương sâu thẳm nỗi cô đơn của họ.

Lần đầu đọc “Bãi hoang”, tôi chỉ để ý đến nỗi cô đơn của Olivier, vì đây là nhân vật chính, vì sự cay đắng, cáu bẳn nhuốm màu mai mỉa nơi người thanh niên hiển hiện, Olivier buồn phiền vì em gái chàng sắp lấy chồng, và hơn hẳn thế, sắp đi xa và có thể chẳng bao giờ quay lại. “Anh nhìn họ sánh bước đi xa dần, xa dần khỏi chỗ đứng của anh, anh tiếp tục đứng lặng bên hàng rào, nghe tâm hồn mình tan nát trong cái ảo tưởng chia ly, xa cách.” Nỗi cô đơn của Olivier rõ nét khi chàng ngồi nghe Anne và Pierre trò chuyện về con cua mới tìm được; khi chàng từ đằng sau thấy đôi tình nhân sóng vai sải bước, thủ thỉ với nhau điều gì và im bặt lúc chàng sải bước đến nơi; khi đơn độc lẻ bước cuối đoàn người, nghe tiếng hụ phao tiêu kéo dài như tiếng thét vô nghĩa của người câm điếc hoặc một tên ngốc, tự hỏi “Đuổi theo bọn họ để làm gì? Ai đợi anh?”

Nỗi cô đơn của Pierre chìm khuất hơn, lạc mất trong thứ xúc cảm đặc quánh của người bạn thân, đến nỗi tôi đã bỏ lỡ mất nó, ngạc nhiên vì sao trong lời bình, Phạm Công Thiện lại đặc biệt chú ý đến nhân vật này như vậy. Có những khi tôi tưởng như anh là một cái bóng. Đôi lúc, tâm trạng xa vắng, quạnh hiu của Pierre được tạo nên bởi sự gắn kết kì lạ, sự thân mật riêng tư như chắn tất thảy mọi thứ khác ở ngoài giữa Anne và anh trai nàng, hệt như chính Olivier đã từng nếm trải, cái lạc lõng của kẻ dư thừa. Nhưng thường trực hơn là niềm cô đơn mênh mang cố hữu của anh, một Pierre lúc nào cũng buồn, một Pierre chẳng bao giờ cười mỉm. Có lẽ vì nó thường trực quá nên tôi đã không nhận ra. Pierre tách mình ra khỏi mọi cuộc vui, anh bảo Anne rằng anh đã chán những người bạn đã chơi cùng họ suốt mùa hè, anh hỏi Anne một cách trù chừ đợi chờ một sự thay đổi: “em có muốn đến đó không Anne? Hội chợ ấy mà?”, “Anne, em có muốn…”

“…Sao anh buồn bã vậy? Anh nhất định không thay đổi bao giờ hết à?”

Sự đơn độc của Olivier và của Pierre, chúng khác nhau, thậm chí còn trái ngược nữa. Olivier mang trong mình sức hút của một kẻ lãnh đạo, mọi người hoặc tôn sùng chàng, hoặc thù ghét chàng. Berthe tôn sùng chàng, vì thế mà thù ghét chàng, nhưng dù có cay độc thế nào, vẫn luôn nuôi dưỡng hỗn hợp của ngưỡng vọng và yêu thương. Olivier chịu ảnh hưởng sâu sắc từ kỉ niệm ấu thơ của mình, khi chàng cùng gia đình chạy nạn, chứng kiến cảnh người ta xin xỏ sự bố thí và đáp trả bằng nụ cười cảm ơn mà chàng nhìn nhận như một sự nhục nhã. Olivier bé thơ ngước nhìn đoàn lính Đức đi ngang qua với vẻ ngưỡng mộ, dù cho đó là kẻ xâm chiếm quê hương mình. Chàng mong muốn trở thành và vẫn luôn là kẻ điều khiển mọi thứ. Chính vì thế mà chàng không muốn ai nói xấu cha mình (dù ông là kẻ đào ngũ). Chính vì thế mà chàng cô đơn, thứ cô đơn của kẻ bề trên; lao xao tiếng cười nói của bè bạn khiến chàng khuây khỏa phần nào, nhưng cũng khiến chàng nhận thấy một tấm màn mỏng manh, hư ảo chắn giữa mình và kẻ ngoại giới. Pierre thì không như vậy, tôi ngờ việc anh tìm được sự an yên nhất định giữa đám đông. Anh nhạy cảm, đôi lần yếu đuối. Anh bị ám ảnh bởi sự chảy trôi của thời gian, đến mức nhận ra cái kết thúc của mùa hè ngay thời điểm khách du lịch bắt đầu nói đến việc mua đồ lưu niệm và kết thúc chuyến đi, ngay thời điểm tìm thấy một con ong chết trên triền cửa sổ – đó là một bộ mặt khác của mùa hè. Pierre bị giày vò trong nỗi ám ảnh kì dị với thời gian đến mức không còn sức quan tâm đến thế giới bên ngoài nữa. Nhưng thời gian thì không phải đối tượng cụ thể, và Pierre khổ sở quanh năm suốt tháng, khổ sở mà không trút ra được.

Pierre, lặng lẽ, bị động và nhẫn nhục, không ham thích gì ngoài thời gian, vì thế mà bị cuốn đi bởi Olivier, từ khi còn là lũ nhóc đến khi trưởng thành, từ chỗ người bạn thân quyết định nơi chốn mà cả hai sẽ khám phá cho đến hôn nhân – điểm mốc quan trọng của cuộc đời. Thế rồi anh thù ghét Olivier.

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu viết về “Bãi hoang” mà không nhắc đến thứ tình cảm kì lạ giữa Olivier và Anne. Không lời, không gì chắc chắn cả. Nhưng tôi cảm nhận được nó. Liệu người ta có thể coi đôi mắt thao thức và cánh tay buông lơi ôm một bên giường còn trống là ẩn dụ cho cái chết không? Bạn có thể coi sự ràng buộc giữa hai nhân vật trên không gì ngoài tình anh em, chỉ là gắn bó hơn mức bình thường một chút; hoặc nghĩ về sự níu kéo tuyệt vọng của Olivier như mong muốn giữ chặt lấy thời niên thiếu, sự vui tươi, con trẻ trong lòng bàn tay. Với tôi, tương tác giữa hai người họ đã dần thành hình thành dạng: một tình yêu bất khả. Tại sao Anne lại sợ khi mình cô và anh trai mình qua đêm chung phòng trong quán trọ? Tại sao Olivier mơ giấc mơ em gái chàng ngã xuống một vách đá, chàng ôm thân thể em đi chầm chậm nơi đường biên giữa ngày và đêm, tách biệt khỏi thế giới, không ai có thể gặp họ? Tại sao Pierre một ngày ngủ quá giấc lại vội vã, hộc tốc chạy qua nhà Anne và Olivier với suy nghĩ: sự vắng mặt của mình sẽ là niềm vui cho kẻ khác? Sao Berthe lại nhìn Pierre đầy cảm thương: cậu thật ngây thơ, như một người mù vậy? Còn Nicolas, dường như những người khác nữa, dường như họ biết điều gì đấy, nhưng không nói ra, nhưng mập mờ một cách tế nhị. Olivier thích chơi trò người chết với Anne, có lẽ không phải do chàng tàn nhẫn. Trên bờ biển, chàng đã quỳ xuống bên cạnh “xác” người thiếu nữ, hôn lên trán, lên cổ nàng, lảng tránh đôi bờ môi nũng nịu kia, để rồi thúc giục nàng cưới Pierre như một cách kháng cự lại thứ tình cảm cấm kị rộn lên trong ngực, như thể đang ra thông cáo chứng minh không phải mình đã ngăn cấm hôn nhân người em gái, như quyết định lựa chọn cống hiến thay vì niềm ích kỉ cá nhân.

Olivier cô đơn trong chính căn nhà mình, chàng dường như dửng dưng khinh miệt cả người chị lẫn người mẹ, bộc lộ nét trẻ thơ với mỗi người cha lúc nào cũng vắng nhà. Chàng đổ hết tình thương, sự kì vọng, ảo tưởng của mình vào người em gái mới ra đời. Anne đối với chàng, là một tồn tại đặc biệt.

Gập cuốn sách lại mà tôi vẫn cảm thấy lâng lâng không thực. “La cote sauvage” như áng thơ về một mối tình bất khả hay niềm đơn côi bàng bạc. “Bãi hoang” là mảnh đất rì rầm sóng biển nơi Olivier bị bỏ lại khi Anne đã bay về nơi phương trời xa thẳm, hay nó là vùng thinh lặng trong tâm hồn mỗi con người?

Mua sách Bãi Hoang ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Bãi Hoang” khoảng 49.000đ đến 50.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bãi Hoang Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Bãi Hoang Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bãi Hoang Fahasa” tại đây

Đọc sách Bãi Hoang ebook pdf

Để download “sách Bãi Hoang pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *