Công Lý Thảo Nguyên
Giới thiệu sách Công Lý Thảo Nguyên – Tác giả Ivan Manook
Công Lý Thảo Nguyên
Là một trong những tác phẩm văn học khá mới mẻ trong dòng trinh thám vốn đã xuất hiện từ lâu.
Truyện kể về hành trình điều tra vụ án mạng của một loạt những người dân trên đất Mông Cổ, trong đó có cả một bé gái mới lên năm. Cốt truyện khá tàn khốc, nhiều cảnh máu me, có cả những yếu tố mang phần triết lý như tinh thần yêu nước, chính trị.
Trong tác phẩm. Manook mượn các nhân vật để miêu tả xã hội Mông Cổ trong giai đoạn thế kỷ 21, một xã hội đã không còn như cái thời hoàng kim của Thành Cát Tư Hãn, bị Trung Quốc chèn ép và các truyền thống đang dần mai một.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Công Lý Thảo Nguyên
- Mã hàng 8935235210387
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả: Ivan Manook
- Người Dịch: Lê Đình Chi
- NXB: NXB Lao Động
- Trọng lượng: (gr) 600
- Kích Thước Bao Bì: 15 x 24
- Số trang: 534
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Công Lý Thảo Nguyên
1 Mình háo hức mua quyển này ngay khi được phát hành. Trước hết là vì mê truyện trinh thám. Thứ hai là vì đọc tóm tắt được biết bối cảnh câu chuyện là tại Mông Cổ – khá lạ vì mình chưa từng đọc qua truyện trinh thám nào có bối cảnh ở đây cả. Đổi lại là sự thất vọng. Người Mông Cổ trong phim….à quên, truyện này “Tây” quá, từ suy nghĩ hành động. Nếu ko đọc lại tên nhân vật thì cứ tưởng truyện đang viết về nhân vật Âu Mỹ nào đó. Tác giả là người Pháp, chắc có thời gian du lịch ngắn qua đất nước này nên cách ông viết về phong tục tập quán của người Mông Cổ hời hợt đến phát bực mình. Có mỗi cái phong tục bước vào lều phải bước bằng chân phải và lượn vào phía bên trái trong lều thôi mà tác giả lặp đi lặp lại đến cả gần 20 lần. Tôi nghĩ chắc thời gian ở đất nước này ít quá nên ông cũng tìm hiểu được chỉ bấy nhiêu phong tục của dân nước họ nên ông chọn giải pháp lài nhai đi nhai lại (vì hết thứ để nói rồi!).
2 Những câu chuyện ở trong cuốn sách này phản ánh mạnh mẽ phần nào hiện thực và góc khuất của xã hội mà chúng ta đang sống ngày nay, sự ích kỷ và lòng tham đã làm tha hoá đi tình thương cảm giữa con người và con người. mình đã thật sự phẫn nộ rất nhiều lần khi đọc cuốn sách này, mình luôn cầu nguyện cho Kushi, em bé với chiếc xe đạp cùng bố mẹ của mình sẽ luôn hạnh phúc và bình an dù là ở đâu đi nữa. điều mình thích nhất trong truyện là những nét văn hoá và truyền thống của con người Mông Cổ đã được làm nổi bật lên một cách đầy tinh tế và khéo léo bởi tác giả. Những căn lều, nơi cu ngụ của những linh hồn từ lâu đã không còn sống ở đây nữa, nhưng họ vẫn luôn nhận được sự tôn kính hết mực từ những người sống hay chỉ bước vào đây trong ít phút. Hay như việc những người phụ nữ Mông Cổ, vẩy sữa bò tươi, như một lời chào tạm biệt cũng như là lời chúc nguyện cầu cho các vị khách mà họ yêu mến, luôn bình an và may mắn với những việc sắp xảy đến với họ.
3 “Công lý thảo nguyên” cũng có ít nhiều yếu tố tâm linh khi tác giả kể về những vị ẩn sĩ nơi thâm sơn cùng cốc, có sự điềm tĩnh vô biên và sức mạnh kinh hồn; về những giấc mơ bí hiểm nhưng chứa đựng lời giải cho những rắc rối của con người; về những bài huấn luyện tàn nhẫn nhưng cần thiết để giúp rũ bỏ những sai lầm tầm thường và đạt đến sự cân bằng thân tâm. Câu chuyện được viết bởi một nhà văn Pháp nhưng vì bối cảnh là Mông Cổ nên văn phong vừa có chất trong trẻo của dòng tiểu thuyết Tây Âu vừa đậm đà bản sắc Á Đông (như các quyển Địch Công Kỳ Án của Robert Van Gulik). Cách đặt tên chương cũng là một nét riêng: dường như tác giả chọn những câu quan trọng hoặc tiêu biểu cho mỗi chương để làm tên chương, chúng không được viết hoa và chẳng theo một quy luật nào cả, nhưng vẫn không khiến quyển sách bị “loạn” hay bớt thú vị. Biển rất hài lòng khi đã đọc và xếp cuốn “Công lý thảo nguyên” vào nhóm những quyển sách hay nhất từng đọc trong đời.
4 Tác phẩm thể loại trinh thám đáng đọc, có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Bản dịch ổn. Cách miêu tả trong tác phẩm khá cuốn hút.
5 Một xã hội đã không còn như cái thời hoàng kim của Thành Cát Tư Hãn, bị Trung Quốc chèn ép và các truyền thống đang dần mai một. Truyện kể về hành trình điều tra vụ án mạng của một loạt những người dân trên đất Mông Cổ. Năm năm trước, Kushi, con gái út của cảnh sát trưởng Yeruldelgger đã bị bắt cóc và sát hại để buộc ông phải từ bỏ cuộc điều tra về tình trạng tham nhũng của những kẻ rất có thế lực ở Mông Cổ, có liên quan đến việc mua lại những vùng thảo nguyên của đất nước này.
Review sách Công Lý Thảo Nguyên
Cảnh báo: Bài viết dài, chứa đựng nhiều quan điểm cá nhân của Biển, các bạn cân nhắc trước khi đọc.
Khi đọc lướt quyển này ở nhà sách, Biển biết ngay rằng mình sẽ phải mua nó, và nó đã không hề khiến Biển thất vọng.
Cảnh sát Yeruldelgger được báo tin và tìm thấy xác một cô bé chưa đến 5 tuổi bị chôn cùng chiếc xe đạp màu hồng nơi vùng đất hoang vắng của thảo nguyên Mông Cổ. Cùng lúc đó, nhóm điều tra của ông cũng đang tiếp nhận vụ án 3 người Trung Quốc bị sát hại tàn bạo tại một nhà máy. Một bậc trưởng bối người Mông Cổ đã trao cho Yeruldelgger trách nhiệm nặng nề: chẳng những phải phá vụ án cái chết của cô bé mà còn phải đích thân đưa linh hồn cô bé về trời. Bên cạnh Yeruldelgger là 2 người phụ nữ xinh đẹp tài giỏi: Oyun – nữ cảnh sát thông minh và kiên cường hơn cả nam giới, Solongo – nữ bác sĩ pháp y mạnh mẽ sống trong ngôi lều truyền thống Mông Cổ giữa một khu vườn tự trồng. Cùng với những nhân vật thuộc chính nghĩa khác, họ quyết tâm điều tra để trả lại công lý cho cô bé con 5 tuổi phải chết oan uổng, để đưa ra ánh sáng những tội lỗi khủng khiếp của đám quyền chức lắm tiền nhiều của được che đậy dưới lớp vỏ phân biệt chủng tộc… Bản thân Yeruldelgger – vị cảnh sát gần trung niên lớn lên ở đất nước Mông Cổ – cũng đã có quá nhiều nỗi đau vì những mất mát trong gia đình ông. Cuộc điều tra của những con người can trường đó càng nhận thêm biết bao khó khăn khi đụng đến vấn đề ngoại giao, đánh động các nhà tài phiệt lấm máu, rồi cấp trên của họ cũng nhúng tay vào để đưa ra đủ thứ trở ngại rắc rối.
Tác giả Ian Manook (một trong những bút danh của Patrick Manoukian) viết quyển “Công lý thảo nguyên” khi ông hơn 60 tuổi, quyển sách được viết như một cách thực hiện lời hứa với con gái ông. Lời nói đầu đã thể hiện văn phong dễ đọc, có chút lãng mạn nhưng vẫn minh bạch, khiến độc giả cảm thấy tự tin hơn trước khi “bước vào” một quyển sách to, dày, nặng như thế này. Thật ra thì câu chuyện lôi cuốn từ những dòng đầu tiên, càng đọc cảm thấy hạnh phúc vì đối với một mọt sách thì Biển đã tìm được một kho báu nhỏ. Đọc câu chuyện này cũng giống như xem một bộ phim hoành tráng (cỡ Trò Chơi Vương Quyền) gồm các yếu tố hành động, phá án, pháp y, viễn Đông hùng vĩ hoang sơ với những hoang mạc mênh mông và những con người sống trên lưng ngựa thoải mái như thể người khác ngồi ghế bành. Tuy yếu tố giết người và những cảnh bạo lực được miêu tả khá ghê rợn nhưng lại không đáng sợ, vì độc giả đã bị hút hồn vào những đoạn tả cảnh vô cùng đặc sắc, hoặc ngưỡng mộ tài trí và lòng dũng cảm của các nhân vật, hoặc bâng khuâng hình dung đến những tập tục truyền thống cổ xưa đầy tính nhân bản của dân tộc Mông Cổ. Ngòi bút điêu luyện của Ian Manook đưa người đọc đi từ những đồng cỏ đầy thơ mộng đến đô thị nhộn nhịp nhưng vô cảm, đi từ những triền núi hiểm nguy và hẻm vực hun hút đến hệ thống cống ngầm âm u bẩn thỉu dưới lòng đất thành phố… Câu chuyện không phải kiểu giựt gân như các quyển của Sidney Sheldon nhưng cũng không chậm chạp và hàn lâm như sách của Dan Brown, “Công lý thảo nguyên” giống như một dòng sông đầy chữ mà người đọc cứ muốn tiếp tục, tiếp tục thả trôi mình theo mạch văn dồi dào đầy cảm xúc của nó.
Quyển sách có kích thước 24x15cm, dày gần 3cm với 534 trang nhưng không có mục lục chương, tuy vậy cũng chẳng gây trở ngại gì trong việc thưởng thức và ghi nhớ cốt truyện. Có vài chi tiết vô lý nhỏ không đáng kể. Tác giả đã thành công rực rỡ khi gieo vào lòng người đọc những cảm giác rõ rệt và cảm xúc mênh mang về một đất nước Mông Cổ hoang sơ hùng vĩ, những thảo nguyên ngút ngàn trải rộng 4 phía đến tận chân trời, những truyền thống cổ xưa tốt đẹp như rải sữa bò yak trước cửa lều để chúc bình an cho người khách vừa rời đi… Biển xin được nói chi tiết một chút về những món ăn truyền thống Mông Cổ được đề cập trong sách:
- Kuushuur: bánh làm bằng bột mì nhồi / cán mỏng, nhân thịt cừu băm, trộn hành tây, tỏi, thì là rồi chiên trong dầu
- Boodog: món ăn làm từ chuột chũi nhét sỏi nóng rồi nướng bên bếp lửa để chín cả trong lẫn ngoài
- Trà bơ muối nóng: rót nước sôi lên lá trà rồi cho sữa vào, rắc thêm nhúm muối, dùng nóng
- Rượu sữa ngựa: vắt sữa ngựa cái 8 lần mỗi ngày vào mùa hè, khâu túi da bò dùng để lên men sữa, dùng que khuấy đánh sữa 2 giờ mỗi ngày
Còn đây là một trong những câu trích dẫn mà Biển thích từ quyển sách này:
“Không phải hy vọng về một cuộc sống khác là thứ giúp cậu sống cuộc sống của mình tại đây. Mà cậu hãy biến cuộc sống hiện tại trở nên đáng để sống tiếp nó ở thế giới khác”.
“Công lý thảo nguyên” cũng có ít nhiều yếu tố tâm linh khi tác giả kể về những vị ẩn sĩ nơi thâm sơn cùng cốc, có sự điềm tĩnh vô biên và sức mạnh kinh hồn; về những giấc mơ bí hiểm nhưng chứa đựng lời giải cho những rắc rối của con người; về những bài huấn luyện tàn nhẫn nhưng cần thiết để giúp rũ bỏ những sai lầm tầm thường và đạt đến sự cân bằng thân tâm. Câu chuyện được viết bởi một nhà văn Pháp nhưng vì bối cảnh là Mông Cổ nên văn phong vừa có chất trong trẻo của dòng tiểu thuyết Tây Âu vừa đậm đà bản sắc Á Đông (như các quyển Địch Công Kỳ Án của Robert Van Gulik). Cách đặt tên chương cũng là một nét riêng: dường như tác giả chọn những câu quan trọng hoặc tiêu biểu cho mỗi chương để làm tên chương, chúng không được viết hoa và chẳng theo một quy luật nào cả, nhưng vẫn không khiến quyển sách bị “loạn” hay bớt thú vị.
Biển rất hài lòng khi đã đọc và xếp cuốn “Công lý thảo nguyên” vào nhóm những quyển sách hay nhất từng đọc trong đời. Khi Biển viết review thì cuốn này không còn hàng trên Tiki, có hàng trên Fahasa và trong hệ thống nhà sách Fahasa. Có thể trên mạng có vài ý kiến chê hoặc không đánh giá cao quyển này, nhưng cá nhân Biển yêu mến nó và muốn giới thiệu một câu truyện hay đến cho các bạn ưa thích tiểu thuyết trinh thám như Biển.
Mua sách Công Lý Thảo Nguyên ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Công Lý Thảo Nguyên” khoảng 88.000đ đến 94.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Công Lý Thảo Nguyên Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Công Lý Thảo Nguyên Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Công Lý Thảo Nguyên Fahasa” tại đây
Đọc sách Công Lý Thảo Nguyên ebook pdf
Để download “sách Công Lý Thảo Nguyên pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Thao Túng Cảm Xúc – Làm Sao Thoát Khỏi Chiếc Bẫy Vô Hình?
- 5 Nguyên Tắc Cha Mẹ Thường Xuyên Mắng Con Mà Không Biết
- Thế Là Tôi Đã Dựng Nên Công Ty Của Mình Và Trở Thành Ông Chủ
- Nguyên Lý 80/20 – Bí Quyết Làm Ít Được Nhiều
- Sống Sao Cho Đủ Đầy – Hành Trình Của Sự Mãn Nguyện
- Tối Đa Hóa Hiệu Suất Công Việc – Việc 12 Tháng Làm Trong 12 Tuần
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free