Hạt Nắng Bồ Đề

Giới thiệu sách Hạt Nắng Bồ Đề – Tác giả Văn Công Tuấn

Hạt Nắng Bồ Đề

Tôi luôn tin tưởng sâu sắc vào lý nhân duyên. Mười lăm bài tản văn trong tập sách này có được là nhờ những duyên lành sau một chuyến hành hương huân tu tại Ấn Độ. Cũng có thể gọi là du ký hay ký sự hành hương.

Số là trong một khóa tu Phật thất ở chùa Bảo Quang Hamburg, khi đang niệm Phật và lạy sám hối, tôi chợt nảy ra ý tưởng rằng, kỳ nghỉ năm tới sẽ không đi du lịch mà phải đi đến Bồ Đề Đạo Tràng. Giờ nghỉ trưa, tôi gọi điện cho người bạn đời và cắt nghĩa là chúng tôi cần một không gian như thế để tập trung tâm ý vào việc tu tập. Tuy bất ngờ nhưng ý kiến được hoan nghênh ngay. Tôi cũng mừng là mọi việc trôi chảy nhanh chóng.

Về nhà sau tám ngày ở khóa tu, tôi liền bắt tay chuẩn bị. Trước tiên là liên lạc với những vị có kinh nghiệm ở Ấn Độ để hỏi thăm. Sau khi gom góp vài chi tiết cần thiết, tôi báo cho sở làm lịch nghỉ và đặt mua vé máy bay đi New Delhi (vé nội địa Ấn Độ chưa có vì quá sớm, còn hơn một năm nữa). Làm gấp như vậy là để có thể dứt khoát, không cho một phương án B có cơ hội thành hình, để có thể chuyên chú chuẩn bị phần tâm linh cho chuyến đi. Nhờ vậy mà hai chúng tôi (sau đó hẹn thêm anh bác sĩ Long từ Úc) có mặt tại Ấn Độ vào ba tuần lễ cuối năm 2016.

[…]Nhân duyên là như thế. Tôi sắp xếp dàn bài, cố viết mỗi tháng một bài vì trong một tháng tôi chỉ có bốn ngày thứ Bảy tạm gọi là rảnh. Năm ngày trong tuần thì đi làm, Chủ Nhật đi chùa. Mà thứ Bảy có khi cũng còn có những việc vặt vãnh khác phải giải quyết như đi chợ, cắt cỏ vườn, thay cái bóng đèn vừa bị cháy… Tôi đã cố gắng không ghi vào tập sách này các chi tiết về lịch sử hay mô tả Phật tích mà nghiêng về những câu chuyện, những xúc cảm của mình khi về miền đất Phật. Mục đích chỉ là san sẻ chút lòng thành với các thân hữu đã, đang và sẽ về thăm đất Phật. Hay cả những thiện hữu đang hướng tâm về đó. Chỉ vậy thôi.

[…]Ngoài ra, việc bạn đọc cầm trên tay tập sách gồm mười lăm tản văn ký sự hành hương huân tu này để đọc cũng là một nhân duyên hy hữu. Hiếm gì những cây viết tài ba đã nổi danh, sao không xem mà xem chi những lời lẽ luộm thuộm này. Thật quá hân hạnh cho tôi. Tôi xin đoan chắc rằng, những lời này viết ra thật lòng như điều mình nghĩ, như việc mình trải nghiệm, như lòng mình cảm nhận. “Lời quê chắp nhặt dông dài.” (thơ Nguyễn Du)

Do những thiện duyên ấy mà cuốn sách này ra đời. Nếu độc giả có chút an lạc, chút thích thú thì đấy là những cảm ứng của mình với vùng đất Phật, với giáo lý vi diệu Phật Đà. Xin hồi hướng công đức ấy cho chúng sanh mọi miền. Có gì không phải xin bỏ qua vì tôi chỉ là cây viết “tay ngang”, chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết.

Hạt Nắng Bồ Đề
Hạt Nắng Bồ Đề

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Hạt Nắng Bồ Đề
  • Mã hàng 8936037710563
  • Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
  • Tác giả: Văn Công Tuấn
  • NXB: NXB Lao Động
  • Trọng lượng: (gr) 420
  • Kích Thước Bao Bì: 15.5 x 24
  • Số trang: 383
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Hạt Nắng Bồ Đề

Đánh giá Sách Hạt Nắng Bồ Đề
Đánh giá Sách Hạt Nắng Bồ Đề

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

3 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

4 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

5 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!

Review sách Hạt Nắng Bồ Đề

Hạt Nắng Bồ Đề
Hạt Nắng Bồ Đề

Ký sự hành hương của Văn Công Tuấn

Chữ bay từng cánh chim ngàn

Mỗi câu là mỗi Niết bàn hóa thân.

Xin phép được “tựa” vào hai câu thơ của cố Giáo sư Vũ Hoàng Chương, để bước vào thế giới văn chương của Văn Công Tuấn. Vì rằng, có lẽ, anh đã có nhiều duyên lành để dung thông với tư tưởng uyên áo của các bậc Thầy khả kính nơi ngôi trường Vạn Hạnh của ngày xưa Sài Gòn. Cũng như sau nầy có nhiều thuận duyên để tìm hiểu thêm về tư tưởng các danh nhân trên thế giới. Trong đó anh đã dành cảm tình đặc biệt với văn hào Hermann Hesse. Người đã được thừa hưởng “gia tài tâm linh” của một “ông lái đò” qua câu chuyện dòng sông. (“Khi dòng sông phẳng lặng thì bóng dáng chân như sẽ hiển bày”).

“Hạt Nắng Bồ Đề” là ký sự hành hương của anh, do nhà sách Thái Hà in ấn trên giấy hoàng kim, với phụ bản là hình ảnh rất nghệ thuật của tứ động tâm và các di tích lịch sử. Lời giới thiệu của Thầy Thích Phước An. Lời thưa và cám ơn của tác giả. Sau cùng là Nhân đọc Hạt nắng Bồ Đề của Nguyễn Hiền Đức.

Xin bước vào để dõi theo những bước chân đi tìm…

Hay nói khác là bước vào thế giới văn chương của anh Tuấn là để cùng học hỏi, chứ không phải để nhận định hay phê bình. Vì tôi cũng chỉ là kẻ sơ học về cả đời lẫn đạo. Chỉ ghi lại những cảm xúc của mình sau khi đọc sách, và cảm thấy đây là cuốn sách hướng dẩn khách hành hương về quê hương của Phật, được mang đầy đủ các yếu tố quan trọng từ hình thức đến nội dung, từ ngoại cảnh đến nội tâm một cách phong phú và khoa hoc. Chúng tôi không dám có lời gì nói thêm, mà chỉ muốn dõi theo bước chân… như ông Bùi Giáng:

Thưa rằng nói nữa là sai

Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào.

Vì từ “Cổ Thụ Lặng Bóng Soi”, đến “Hạt Nắng Bồ Đề” anh đã bước đi những bước thật dài, lắng sâu vào sự chiêm nghiệm. Suy niệm về lẽ vô thường, lý sắc không. Từ những nhận thức và cảm xúc về văn hóa Phật giáo rất sâu sắc. Đến lòng cầu học để ước mong được thâm nhập kinh tạng trong một kiếp hiện tiền nầy. Trải qua không biết bao những hiện tượng trùng trùng duyên khởi về ý niệm mâu thuẩn, được phủ trùm bởi màn lưới vô minh, thì hình như, anh đã bắt gặp một “dấu lặng” để một bước ngàn trùng thiên lý trong cuộc đi tìm những Hạt nắng Bồ Đề, đã trải vàng theo nhịp bước Chân Nhân.

Bước đầu tiên là giới thiệu một trong tứ động tâm, đó là Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật Thành Đạo. Anh đã ghi nhận nhiều sự kiện xẩy ra, như Phật chứng được Tam Minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) thành tựu Chánh Đẳng Chánh Giác. Như bài thuyết pháp đầu tiên Tứ Diệu Đế cho năm anh em Kiều Trần Như. Là một trong những sự kiện lịch sử vẻ vang của Phật giáo, trong đó với yếu tố quan trọng bậc nhất nầy không thể không ghi nhận:

“Lần đầu tiên – và cũng là duy nhất – trong lịch sử loài người, có một vị giáo chủ tự dấn thân đi tìm ra đạo giải thoát và sau khi hành đạo dám tuyên bố rằng, tất cả mọi người có thể chứng đạo như Ngài, có thể ngồi trên pháp tòa tối thượng như Ngài. Ấy là một sự kiện vĩ đại nhất của nhân loại, cho mãi cả đến ngày hôm nay”.(trích: Chứng đạo dưới cội Bồ Đề. Hôm ấy đã là quá khứ”. (trang 30).

Bước thứ hai là: Đọc Hoa Nghiêm dưới chân tháp Hoa Nghiêm. Là Phật tử thì chắc chắn ai cũng đã nghe quý thầy giảng về Kinh Hoa Nghiêm. Bộ kinh mà đức Phật sau khi thành đạo, đã từ trong thiền định giảng kinh cho các vị Bồ tát và Duyên giác trong vòng hai mươi mốt ngày. Là một bộ kinh vô cùng thâm diệu, khó nghĩ khó bàn, không có mấy người chạm chân vào bậc thềm của Hoa Nghiêm. Nên ở đây tác giả chỉ kể lại nguyên nhân tạo cơ duyên đọc kinh mà thôi:

Lý do thứ nhất: Ba chữ kinh Hoa Nghiêm với tôi đã khá thân thuộc, dù trước khi đi chưa hề tụng hết bộ kinh nầy. Tôi nói khá thân thuộc vì gần hai mươi năm trước đây tôi từng đọc say mê Thả một bè lau của thiền sư Nhất Hạnh…

Lý do thứ hai: Khi bắt đầu học Phật, tôi học theo sách Phật Học Phổ Thông của Hòa thượng Thiện Hoa . Sách ấy viết rằng: “Trong kinh Hoa Nghiêm có câu, Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai – Một phen sân hận nổi lên thì muôn ngàn chướng nghiệp nẩy ra.”

Lý do thứ ba: Cứ đọc kinh sách, luận văn Phật Pháp một hồi thế nào cũng có người nhắc đến Hoa Nghiêm. Bóng mát Hoa Nghiêm tỏa rộng bao trùm cả giáo lý Phật Đà như bóng của cổ thụ tùng bách. Có những câu kinh căn bản như: “Nhất thiết duy tâm tạo”.

Lý do thứ tư: Trước khi chuẩn bị đi Ấn Độ tôi đã tìm gặp Hòa thượng Như Điển để xin thầy một lời khuyên là nên đọc kinh gì trong những ngày ở Bồ Đề Đạo Tràng… Thầy phán ngay: kinh Hoa Nghiêm. Tôi hiểu ý thầy, vâng lời không hỏi gì thêm (trang 52).

Là những tư liệu làm hành trang để giúp cho anh có bước chân vững chải, hy vọng được thâm nhập kinh tạng, được dung thông với cảnh giới Hoa Nghiêm.

Bước thứ ba:“Vầng nhật nguyệt sáng ngời đỉnh núi Thứu”. Là ước mơ của anh từ lâu nay, được một lần ngủ lại trên đỉnh núi Thứu, đề ban đêm được ngắm trăng và sớm mai nhìn mặt trời mọc. Vì trăng mỗi nơi mỗi khác, mặt trời cũng khác ở đông tây. Vì có hiện thực, thì cũng có viễn mơ. Nếu trôi qua vùng tâm thức của siêu nhân thì sẽ trở thành huyền thoại.

Như huyền thoại trong chốn thiền môn thì có: “Bát Cơm Hương Tích, chén Trà Tào Khê, ngồi Thuyền Bát Nhã, ngắm Trăng Lăng Già”. Không biết ai đã có đủ hạnh duyên đó, để thưởng thức hương vị siêu nhiên? Nhưng có lẽ với anh Tuấn thì, hình như đã có một lần khi anh kể: “Có một lần viếng thăm quê hương của Phật, vượt qua bao thử thách vẫn cố gắng làm tròn tâm nguyện là được ngắm nhìn cả hai vầng nhật nguyệt. Và anh đã thấy: “Núi non vẫn nằm đó, cây cỏ còn đó, mỏm đá hình chim thứu vẫn đứng đó: Đã bao lần mặt trời từng mọc lên đã chiếu sáng ngọn núi thiêng nầy sau những đêm tối? Ai đếm cho hết, ai cất công ghi lại cho kham? Nhưng có một điều tôi đoan chắc: mặt trời kia chưa bao giờ ngưng tỏa sáng trên đỉnh núi Thứu nầy.” (trang 66).

Và anh đã gặp: “Một nhóm hành hương có bốn người có nguồn gốc từ bốn quốc gia khác nhau, họ cùng hẹn nhau đến núi Thứu. Đểm lạ là họ muốn đến ngủ để thưởng trăng trên vùng trời linh thiêng của chư Phật chư Tổ. Và không phải họ chỉ muốn đến đây để thưởng trăng, họ muốn đến đây để dốc lòng cầu nguyện, tụng kinh, thiền tọa, tu tập… Mỗi người cầu nguyện một cách. Có khi họ cùng lúc tụng kinh lớn tiếng bằng bốn loại ngôn ngữ khác nhau.” (trang 68).

Bước thứ tư: Duyên. Lần nầy mới thật là hạnh duyên khi đến “Đạo Tràng”, anh kể: “Nhân một buổi trưa ghé vào thư viện của trung tâm tu học Viên Giác. Gặp sư cô Liễu Pháp thật vui và dễ thương (sư cô là sinh viên du học đang theo học chương trình Master đại học Gaya và đang tạm trú tại Viên Giác). Câu chuyện dẫn đến chi tiết các thánh tích, các cuộc hành hương, rồi đến việc đảnh lễ xá lợi Đức Phật, về khóa tu xuất gia gieo duyên tại trung tâm Viên Giác nầy trong vài tháng tới. Sư cô nói cũng đã giúp nhiều cư sĩ xuống tóc gieo duyên ở thánh địa. Nói chuyện một hồi, tự nhiên bà xã tôi quay sang hỏi nhỏ tôi: “Hay là kỳ nầy mình hỏi sư cô nhờ giúp giùm chuyện xuống tóc gieo duyên, anh nghĩ sao?”…(trang 103).

Thật là “Được lời như mở tấc lòng”… nên anh đã nhờ sư cô liên hệ và giới thiệu với chùa Tích Lan để thỉnh sư đến tháp Đại Giác làm lễ xuống tóc. Sau đó về chùa cúng dường trai tăng, cũng như tặng quà cho 15 em thanh thiếu niên đang ở đây. Và được vị sư trụ trì hứa khả với giờ hẹn ngày mai lúc 9 giờ. Tất cả chuẩn bị đầy đủ và sáng sớm ra điểm hẹn chờ, nhưng đã quá giờ rồi mà sư vẫn chưa đến!. Chợt thấy một hội chúng khoảng 30 vị lạt ma, họ dựng nhanh một pháp tòa gồm nhiều pháp khí và họ chờ đợi một việc gì đó?

-Sư cô Liễu Pháp hỏi tôi: “Chắc có điều gì trục trặc ở chùa Tích Lan đây? Thường thì sư đúng giớ lắm mà. Hay là mình nhờ quý lạt ma nầy xuống tóc giúp, chú nghĩ sao?” “Dạ”, tôi cũng đã thầm mong được vậy.” (trang 108).

Và anh đã nhờ người đi thưa thỉnh, nhưng bị từ chối ngay ! Sư cô muốn thử thêm thời vận một lần nữa, liền đến chắp tay cung kính bạch Ngài. Nhưng Ngài cũng lắc đầu. Sư cô nói: “Lần nầy cô chú phải đích thân sang cầu Ngài đi, có thể Ngài từ bi hứa khả.” Tôi cũng nghĩ thế, thì bà xã tôi đã đứng bật dậy ngay, đi thẳng đến bên Ngài thủ tòa và chắp hai tay lạy phủ phục xuống. Chúng tôi chưa kịp thưa thỉnh gì cả thì Ngài đã cười và gọi vị lạt ma công văn của pháp hội lại và nói gì đó. Vị lạt ma nầy dịch lại là họ không mang dao kéo theo thì làm sao xuống tóc cho chúng tôi được… Thưa, chúng tôi có mang sẵn dao kéo theo đây, và giải thích cặn kẻ. Ai nấy đều vô cùng hoan hy…” (trang 109).

Bước thứ năm: Bát sửa Sujãtã. Kể chuyện nàng Su-jãtã ở trong ngôi làng cùng tên với cô. Thường hay vào rừng để cúng dường các vị đạo sư. Nàng chợt thấy một vị Sa môn nằm bất tỉnh dưới một gốc cây, nhìn dáng vẻ Ngài như một vị thần, nàng quỳ xuống khấn nguyện và lấy sửa trong bát nhỏ giọt vào miệng vị Sa môn kia. Ngài dần dần tỉnh lại, và sau đó hàng ngày nàng đều mang sửa đến cúng dường cho đến ngày Ngài thành chánh quả dưới cội Bồ Đề. Thật là một đại ân nhân của Phật giáo thế giới, vì nếu không có người thôn nữ ấy phát tâm cúng dường, thì không biết lịch sử Phật giáo có hiện diện hay không?

Nhân việc nầy, anh Tuấn đặt câu hỏi: “Có lactose trong bát sửa của nàng thôn nữ Sujãtã ấy không ? Rồi luận bàn về việc nầy thấy cũng rất hữu ích. Khiến tôi nhớ lại trước đây một người bạn kể rằng, mỗi lần uống sửa anh ta đều bị đầy hơi, tiêu chảy. Đi khám bác sĩ không tìm ra bệnh, chợt bác sĩ hỏi: anh có uống sửa không? Trả lời có. Ông ta giải thích có một số người cơ thể họ không tiêu thụ kịp lượng đường của sữa (lactose) nhất là những người ở xứ nóng. Và khuyên anh ta nên uống các loại sửa lactosefrei. Đây có thể nói là một đề tài về y học phổ thông rất có giá trị.

Bước thứ sáu: Cõi tịnh. Chắc nhiều người đã quen với nếp sống văn minh của người Âu Tây, nên đến hành hương tại Ấn Độ cũng gặp phải những điều bất ưng. Nhất là cảnh vào nhà vệ sinh cứ cảm thấy mùi hôi phảng phất mãi trong đầu. Không thể nào xóa đi được cái cảm giác cấu uế ấy. Riêng anh Tuấn thi: “Nghĩ hoài không xong nên tôi phải tìm đến Ngài Xá Lợi Phất. Tôn giả từng giảng cho tăng chúng thời ấy về ý nghĩa của cấu uế. Ngài dạy: Có bốn hạng người trên đời. Hạng có cấu uế mà không tự biết; hạng có cấu uế và thật biết mình có cấu uế; hạng không cấu uế nhưng không tự biết; hạng không cấu uế và biết mình không cấu uế. Tôn giả lại dạy rằng, hạng người có cấu uế mà lại không biết mình có cấu uế là hạng người hạ liệt. Hú hồn cho tôi! Lúc trước thì có khi ở trong xóm hạ liệt, bây giờ thì đã cắt hộ khẩu rời khỏi khu vực ấy”. (trang 136).

Bước thứ bảy: Học hạnh bố thí. Chuyện kể các đoàn hành hương khi đến Bồ Đền Đạo Tràng, thường hay dừng chân vài ba ngày để nghỉ ngơi, chiêm bái lễ lạy nơi Phật thành đạo linh thiêng và thăm viếng các chùa, tự viện tại thánh địa nầy. Và sau đó là công việc phát quà cho người nghèo. Người dân Ấn thì họ quá nghèo, mà người xưa thường nói: “Bần cùng sinh đạo tặc”. Ai cũng muốn nhận nhiều hơn, chưa kể đến những “tổ chức ảo” để đánh lừa khách hành hương!

Còn đối với người bố thí thì lại mang nhiều tâm phân biệt khác nhau, nên việc bố thí cũng đầy nhiêu khê. Thành ra anh đã hướng đến các câu chuyện xưa trong kinh điển để tiện thể học tập. Chuyện thứ nhất là: “Bà già cúng đèn” trong A Xà Thế Vương Thọ Quyết Kinh. Hai là: Chuyện vua Lương Võ Đế và Tổ Bồ Đề Đạt Ma bên Trung Hoa. Ba là: Chuyện Đại Đức Kusalachitta một vị sư Tích Lan đã nguyện đem tuệ giác làm ngọn đèn soi sáng cho bước chân non dại của tuổi trẻ tại nơi thánh địa của Phật, bằng công hạnh bố thí Pháp vì trong tất cả các phương tiện bố thí, thì bố thí Pháp là thù thắng, là tối thượng nhất.

Bước thứ tám: Đến Bồ Đề Đạo Tràng không phải chỉ để tìm Phật. Kể lại chuyện gặp một tượng Phật rất đặc biệt là không ngồi trên một tòa sen, mà lại tọa trên một cái bục như bó cỏ, nệm rơm. “Tôi thấy tượng Phật nầy quá gần gủi, quá thân quen. Cảm tưởng như đức Phật đang bước xuống khỏi tòa, đến gần tôi để trao cho tôi một ngọn đuốc và bảo tôi, con hảy thắp đuốc lên mà đi…(trang 166).

Bước thứ chín: Trên đỉnh Dungeshwari và Pico de Brandama suy niệm về con đường khổ hạnh: Nhân một lần đi tham quan ngọn núi lửa Pico de Bandama ở Tây Ban Nha, anh cảm thấy rợn người khi nhìn xuống. Thấy cảnh sống chết đang hiện hữu từng sát na trong những sinh vật trên trái đất nầy. Và rồi hôm nay anh nghĩ đến con đường khổ hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa, đi xuất gia cho đến ngày Ngài thành đạo Chánh Đẳng Chánh Giác dưới gốc cây Bồ Đề. Ban đầu thì Ngài nghĩ rằng, cuộc sống trong cung vàng điện ngọc đầy thú vui nhục dục. Quá nuông chiều thân xác của mình nên tâm không thấy an lạc. Nên Ngài đã thực tập theo các đạo sĩ tu khổ hạnh… Và trải qua sáu năm trong rừng già, Ngài thấy thân mình càng ngày càng tiều tụy, nhưng vẫn chưa tìm thấy sự giải thoát và giác ngộ. Một buổi sáng Ngài rời đồi Dungeshwari và hướng về làng Bakraur, trên đường đi Ngài đã kiệt sức nằm ngã quỵ bên gốc cây ở làng ấy. Tại đây Ngài nhận bát sữa của nàng thôn nữ Sujãtã dâng cúng. Khi tỉnh lại Ngài xuống sông Ni Liên Thuyền tắm gội sạch sẽ rồi đến cội Bồ Đề ngồi tham thiền. Cho đến một hôm Ngài chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền… Ngài chứng quả Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bước thứ mười: Chuyện hai Ông Đá. Kể lại sự tích của hai vị Bồ Tát hộ pháp. Vị thứ nhất là đại đế Asoka tên Việt gọi là A Dục Vương. Xuất thân là một vị vua tàn bạo, độc ác nên được gọi là Candasoka. Ông đã từng xuất quân đánh chiếm nước Kalinga chiến thắng nhanh chóng, nhưng đã để lại một chiến trường đẩm máu với hàng trăm ngàn người chết và mấy trăm ngàn người bị bắt làm nô lệ…! Nhưng sau đó không lâu thì xẩy ra một biến chuyển vô cùng đặc biệt là, trong lúc còn đang lẫy lừng trên ngai vàng thì nói theo ngôn ngữ nhà thiền Ngài “hoát nhiên đại ngộ”. Ngài quy y theo Phật và gìn giữ các giới cấm nên được gọi là Dharmasoka. Ngài đã cho xây dựng các trụ đá và khắc lên những sắc dụ, mang ý nghĩa như các giới cấm cho hàng Phật tử do đức Phật chế ra. Mong đem lại một đời sống hạnh phúc cho toàn dân, cũng như tôn trọng sự sống của mọi loài sinh vật khác… Nhưng những sự kiện ấy vẫn còn trong huyền thoại, vì các di tích bị chôn vùi dưới lòng đất, cũng như thế hệ sau nầy không đọc được cổ ngữ! Cho đến năm 1831, sau gần hai mươi thế kỷ sau Asoka, có người đã lần theo dấu vết đế khai mở sự thật. Đó là ông Sir Alexander Cunningham xuất thân một vị tướng lãnh, được gởi sang Ấn Độ, nhận nhiệm sở tại Calcuta. Ông cùng đồng nghiệp James Prinsep bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu về khoa học và khảo cổ học tại đây…

Bước thứ mười một: Bò ơi, cứ ăn cỏ! Nhận dịp đến thành phố Bà La Nại, một buổi sáng được người hướng dẫn viên khách sạn đưa đến sông Hằng để ngắm mặt trời mọc. Đường đi luồn lách trong các xóm lao động là dịp anh chứng kiến nếp sinh hoạt thực sự của xã hội Ấn Độ được thu nhỏ. Trên đường gặp những chú bò đang rúc đầu vào đống rác để kiếm thức ăn. Mà rác của cái xứ sở nghèo mạt rệp nầy thì kiếm đâu ra thức ăn. Khiến cho anh chạnh lòng thương cảm đến những chú bò được được tôn vinh là “Thần”, nhưng lại sinh ra trong một hoàn cảnh tối tăm như thế nầy! Rồi anh nghĩ đến thân phận của muôn loài, muốn thoát khỏi cảnh bi thảm nầy thì cần thắp lên một ngọn đuốc, ngọn đuốc trí tuệ của đức Như Lai.

Bước thứ mười hai: Nghe đâu đó quanh đây âm hưởng của Tagore. Trong những bước chân tìm về chân như, bổng dưng thấy bàng bạc trong không gian hình bóng của một vĩ nhân. Một thiên tài của văn học thế giới là thi hào Tagore, người đầu tiên Á châu nhận giải Nobel Văn học năm 1930. Nhưng đối với Phật tử thì lòng ngưỡng vọng không chỉ có thế, mà còn kính ngưỡng một tấm lòng và đức tin. Theo giáo sư Krishna Kripalani viết một tiểu sử bằng tiếng Anh về Tagore rằng:“Tagore vô cùng kiêu ngạo, suốt đời ông chưa hề quỳ lạy một người hay hình tượng nào. Thế nhưng Tagore nuôi lòng kính trọng sâu sắc với Đức Phật ở Bồ Đề Đạo Tràng Bodh Gaya, Saranath và những nơi thiêng liêng khác của đạo Phật. Ông bày tỏ điều đó với tình cảm sâu sắc: “Tôi là một đệ tử của đức Phật, quy y vì trí tuệ của Ngài, tôi vô cùng xúc động vì cảm thấy được gần gủi Ngài.” (trang 262).

Bước thứ mười ba: Taj Mahal – Đã qua rồi thời hoàng kim ấy. Ngôi đền được vinh danh là “Kỳ quan thế giới nầy” đã qua một thời hoàng kim, hay đã qua rồi một huyền thoại đau thương, chất chồng lên người dân Ấn. Đầy dẫy những chuyện phi nhân, những việc vô đạo, mà trớ trêu thay bây giờ “người hướng dẫn du lịch” lấy cái lịch sử bi thảm ấy để tôn xưng là “biểu tương của tình yêu muôn thuở” để trở thành một kỳ quan, thì khi nghĩ đến đúng, sai cũng khó phân biệt !

Bước thứ mười bốn: Chuyện ba con khỉ của Thánh Gandhi. Khi đến căn phòng lưu niệm của Thánh Gandhi anh đã thấy: “Kế bên chiếc bàn viết nhỏ và thấp có hinh ảnh ngộ nghĩnh đập vào mắt tôi ngay. Trên một cái bục nhỏ màu trắng có đặt một tượng nhỏ tạc ba con khỉ bịt mắt, bịt tai, bịt miệng…” (trang 290). Và anh nhớ lại những nơi trước đây anh đã đến và thấy cũng có hình ảnh nầy. Mỗi nơi giải thích theo một cách khác nhau. Tại Âu châu thì: “Nghe, nhìn và làm thinh, nếu bạn muốn sống bình yên (yên thân)”. Tại Á châu thì “Khổng tử dạy cho đệ tử: “Cái gì không hợp lẽ thì không nhìn, không hợp lẽ thì đừng nghe, không hợp lẽ thì đừng nói, không hợp lẽ thì đừng làm.” (trang 291). Rồi anh nghĩ đến lời dạy của Đức Phật con đường đưa đến hạnh phúc, an lạc là: Bát Chánh Đạo..

Bước thứ mười lăm: Dư âm. “Thường sau những cuộc đi, dù đi thăm, đi du lịch ngắn hay những chuyến đi dài ngày, lúc quay về tôi có thói quen ngồi yên lặng để nghĩ về cái “không gian và thời gian còn đọng lại” trong ký ức mình sau các chuyến đi ấy. Để rồi một ngày kia, mình sẽ đáp một chuyến tàu đi thật xa và thật dài ngày, đi đến tận cuối trời.” (trang 306).

Lời kết: “Hạt nắng Bồ Đề” là ghi nhận từng bước hành hương và tấm lòng mong cầu tu học mà anh Văn Công Tuấn đã thực hiện. Những nơi anh đến, những thắng tích anh thấy, những cảnh giới tâm linh anh đã cảm nhận, những triết lý về nhân sinh quan anh đã nghe, nhận định về văn hóa Phật giáo mà anh đã học. Tất cả đều được anh ghi lại bằng một lối văn giản dị, trong sáng. Một tác phẩm rất có giá trị về lãnh vực tâm linh cho những ai mong muốn đi tìm thế giới bình an.

Mua sách Hạt Nắng Bồ Đề ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Hạt Nắng Bồ Đề” khoảng 64.000đ đến 71.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Hạt Nắng Bồ Đề Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Hạt Nắng Bồ Đề Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Hạt Nắng Bồ Đề Fahasa” tại đây

Đọc sách Hạt Nắng Bồ Đề ebook pdf

Để download “sách Hạt Nắng Bồ Đề pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *