Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Giới thiệu sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp – Tác giả E M Standing

Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Maria Montessori Cuộc đời và sự nghiệp cung cấp cho độc giả những kiến thức nền tảng cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhà giáo dục vĩ đại nhất thế kỷ XX – Maria Montessori. Xuất thân trong một gia đình không giàu có với ông bố là một quân nhân nghiêm khắc, Maria không được chiều chuộng như một tiểu thư mà phải tự lập, tự lao động trong một nếp kỷ luật rất nghiêm. Dù cho cha mẹ hướng nghiệp trở thành một nhà giáo nhưng Maria mơ ước trở thành một kỹ sư rồi sau lại trở thành sinh viên y khoa – những nghề rất lạ lẫm với phụ nữ thời bấy giờ. Vượt qua bao nhiêu rào cản và định kiến, Maria là nữ sinh viên duy nhất được nhận vào học khoa Y của Đại học Rome vào năm 1890. Bà đã nỗ lực học tập và trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận bằng Bác sĩ ở nước Ý vào năm 1896 (khi bà 26 tuổi).

Từ một bác sĩ tâm thần chuyên giúp đỡ những trẻ em chậm phát triển trí tuệ, một cơ duyên tình cờ đã đưa bà đến với sự nghiệp giáo dục trẻ thơ và bản thân bà đã không ngừng khám phá, nghiên cứu và tự hoàn thiện một triết lý giáo dục: hãy tôn trọng trẻ em và tìm cách cư xử với trẻ em một cách tự nhiên nhất có thể. Tác giả Standing ví khám phá của Maria Montessori cũng vĩ đại ngang với Columbus khám phá ra châu Mỹ. Chỉ có điều, thế giới mà Columbus khám phá ra là bên ngoài; còn Montessori đã khám phá ra một thế giới bên trong – bên trong tâm hồn của trẻ em. Xin đừng hiểu lầm về điều này; nó là một khám phá thiên tài về một thứ cũng khách quan như Châu Mỹ đối với Columbus, như Luật Hấp dẫn đối với Newton. Thật sự thì khám phá này mới là thứ đem lại sự nổi tiếng cho bà chứ không phải phương pháp dạy trẻ của bà. Maria Montessori đã khám phá thấy những phẩm chất bình thường của trẻ em cho đến nay vẫn bị che giấu dưới vỏ bọc là những lệch lạc. Maria Montessori đã khám phá ra rằng trẻ em có những phẩm chất khác biệt và cao hơn những gì chúng ta thường gán cho các em.

Từ một ngôi trường đầu tiên mang tên Casa dei Bambini (Ngôi nhà Trẻ thơ) ở Roma năm 1907, sau hơn một thế kỷ đã có hơn 2.5000 trường học mang tên Montessori với đầy hấp lực từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi… Những ghi chép của bà được gọi với tên Phương pháp Montessori ngày nay đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng trên toàn cầu.

Maria Montessori - Cuộc Đời Và Sự Nghiệp
Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp
  • Mã hàng 9786045691335
  • Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
  • Tác giả: E M Standing
  • NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
  • Trọng lượng: (gr) 665
  • Kích Thước Bao Bì: 23.5 x 15.5 x 3 cm
  • Số trang: 622
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Đánh giá Sách Maria Montessori - Cuộc Đời Và Sự Nghiệp
Đánh giá Sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

1 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

2 Sách chất lượng in rất đẹp. Giấy màu rõ nét. Giao hàng siêu nhanh. Rất ưng so với mức giá.

3 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.

4 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè.  Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.

Review sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Review sách Maria Montessori - Cuộc Đời Và Sự Nghiệp
Review sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Bà Maria Montessori là ai?

TS. Maria Montessori sinh vào ngày 31/08/1870 tại một thị trấn nhỏ ở Chiaravalle nước Ý.

Bà có cha là quân nhân, mẹ là một người phụ nữ có học thức cao với niềm đam mê đọc sách. Vì không tán thành những định kiến về học hành và sự nghiệp đôi với phụ nữ thời bấy giờ, nên bà đã quyết định theo học ngành kỹ thuật vốn chỉ dành cho nam giới.

Con đường học hành của bà Maria Montessori cũng gặp nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên những khó khăn về định kiến xã hội không làm bà gục ngã. Sau khi theo học ngành kỹ thuật, bà tiếp tục theo học ngành Y và trở thành nữ bác sĩ đầu tiên tại Ý thời bấy giờ.

Vượt qua những rào cản xã hội và khó khăn trong quá trình học tập, bà liên tục nhận được học bổng và thu được nhiều kết quả đáng tự hào.

Năm 1896, bà tốt nghiệp đại học Rome (Italia) và trở thành người phụ nữ đầu tiên giành học vị Tiến sĩ Y khoa đầu tiên nước Ý thời bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp bà Maria Montessori

Sau khi tốt nghiệp bà làm việc tại bệnh viện ở thành phố Rome, tại đây bà dành phần lớn thời gian tiếp xúc với trẻ em nghèo. Trong thời gian này, bà thấy hứng thú với vấn đề chậm phát triển ở trẻ.

Thông qua tiếp xúc, quan sát, nghiên cứu những đứa trẻ chậm phát triển hay đần độn bà đã phát hiện ra rằng, hoàn cảnh của những đứa trẻ này đã kìm hãm sự phát triển của giác quan, cho nên mới nảy sinh hiện tượng này.

Bà bắt đầu đọc các tác phẩm của một học giả nổi tiếng người pháp tên là “ Itar et Sagan”, bà tin rằng: “Khiếm khuyết của tâm trí là vấn đề của giáo dục chứ không phải là vấn đề của y học”.

Năm 1897, bà tham gia nhiều công trình nghiên cứu về tâm thần ở đại học Rome. Vì công việc, bà thường xuyên đến khu ổ chuột ở Rome, nơi có nhiều bệnh nhân tâm thần cần sự nghiên cứu và điều trị của bà.

Trong thời gian đó, bà nhận ra rằng những đứa trẻ kém phát triển ở đây bị giới hạn những hoạt động về phát triển các giác quan và cử động đôi tay. Điều đó, đã khiến cho tình trạng bệnh trở nên tầm trọng hơn.

Từ đó bà tìm hiểu nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến trẻ em chậm phát triển, đặc biệt là công trình nghiên cứu mang tính đột phá của Jean-Marc Itard và Edouard Séguin.

Itard đã phát triền một kỹ thuật giáo dục qua giác quan để sau đó Séguin thử áp dụng và thực tế. Séguin nhấn mạng việc tôn trọng và thấu hiểu từng đứa trẻ, tạo ra những học cụ mang tính đột phá và ứng dụng cao để giúp phát triển các giác quan và kỹ năng vận động cho trẻ.

Sau này, bà Maria Montessori dựa trên nền tảng nghiên cứu này để phát triền chúng theo phương pháp mới, đó là phương pháp giáo dục Montessori mang tên của bà.

Năm 1897 – 1898, bà tham gia khóa học chuyên ngành về tâm lý sư phạm. Cũng trong thời gian này, việc nghiên cứu những đứa trẻ ở khu ổ chuột có nhiều khởi sắc. Bà được mời đi diễn thuyết tại Hội nghị Y học quốc gia tại Turin.

Tại Hội nghị, bà bày tỏ quan điểm ủng hộ một học thuyết đang gây nhiều tranh cãi về việc thiếu quan tâm đến những trẻ chậm phát triển chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày càng tầm trọng thêm.

Sau đó, bà tiếp tục được mời làm diễn giả tại các hội nghị về giáo dục khác.

Việc bà tham gia vào Hội đồng giáo dục quốc gia dành cho trẻ kém phát triển trí não đã tạo ra cơ hội để bà trở thành Giám đốc của trường Orthophrenic., một ngôi trường dành cho trẻ em chậm phát triển.

Bà có 2 năm làm việc tại ngôi trường này, cũng trong thời gian đó bà đã thử nghiệm và hoàn thiện những phương pháp và học cụ mà Itard và Séguin đã tạo ra.

Mỗi ngày, bà miệt mài làm việc tại trường từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối. Sau đó, bà tiếp tục làm việc đến tận khuya để chuẩn bị học cụ mới và ghi chép lại những quan sát của bà.

Bà xem đây là khoảng thời gia quý giá mà mình có thể thu thập được những kinh nghiệm giá trị nhất trong sự nghiệp giáo dục của mình.

Năm 1898, cậu bé Mario ra đời là kết quả tình yêu của bà với ông Guisseppe. Chính con trai Mario sau này cũng tiếp nối sự nghiệp của bà.

Năm 1901, bà rời khỏi trường giáo dục đặc biệt Orthophrenic, bà đã nghĩ tới việc giáo dục những đứa trẻ em bình thường. Để trang bị những kiến thức về lĩnh vực này, Montessori lại phải học một số môn học như: Triết học, Tâm lý học, giáo dục học và thần học…

Năm 1904 – 1908, bà Maria Montessori làm giáo sư tại trường đại học Rome, bà thường giảng dạy môn Nhân loại học, ngoài ra bà còn xuất bản cuốn sách: “Giáo dục nhân loại học”.

Bà luôn cho rằng, nếu áp dụng phương pháp giáo dục trẻ em chậm phát triển mà bà đã thực nghiệm thành công ở trẻ em bình thường thì có thể đạt được hiệu quả giáo dục rất cao.

Vào thời điểm đó, tại San Lorenzo có khá nhiều cặp vợ chồng phải đi làm suốt cả ngày và không có thời gian giữ con cái. Chúng nghịch phá khắp nơi khiến người dân nơi đây phải tìm đến giải pháp cho vấn đề này.

Bà Maria Montessori đã nắm bắt cơ hội này để làm việc với những đứa trẻ khỏe mạng bình thường.

Với những học cụ giáo dục và kinh nghiệm của mình, bà thành lập nhà trẻ đầu tiên vào tháng 1/1907 với tên Casa dei Bambini (hay còn gọi là Children House).

Bà tạo ra nhiều hoạt động giáo dục khác nhau cho trẻ, và cho trẻ được trải nghiệp các học cụ do bà tạo ra một cách phù hợp với từng lớp học. Bà nhận ra rằng những đứa trẻ tiếp xúc một cách rất hứng thú và tập trung một cách đáng kinh ngạc.

Đến năm 1908, đã có bốn nhà trẻ được mở ra tại Rome và một trường tại Milan.

Những đứa trẻ nghịch phá trước kia giờ rất lễ phép, ngoan ngoãn.

Chúng biết đọc, biết viết, biết chào hỏi quan tâm nhau và khá ngăn nấp, nhiều người đến thăm trường rất ngạc nhiên về sự thành công trong việc giáo dục của bà.

Trong vòng một năm, khu vực dân cư nói tiếng Ý tại Thụy Sĩ cũng bắt đầu áp dụng phương pháp của bà.

Trong khu nhà ổ chuột ở Rome, bà đã sống cùng 60 đứa trẻ nghèo khổ ở đó, nơi này bà tạo ra một mốc son mới trong lịch sử giáo dục trẻ em. Thông qua quan sát và nghiên cứu về trẻ em, Montessori đã phát hiện thấy trẻ từ 0 – 6 tuổi rất nhạy cảm.

Chúng có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường sống xung quanh rất nhanh. Những đứa trẻ có hiện tượng lạ như:

Chúng thích lặp lại, thích trật tự, thích yên tĩnh, thích làm việc hơn vui chơi, cảm thấy thỏa mãn với công việc mình làm mà không cần làm vì phần thưởng.

Chúng chọn tự do, chúng có kỷ luật mang tính tự phát; có danh dự cá nhân, có lòng tự trọng rất cao.
Những đứa trẻ từ 4 – 5 tuổi thì lại tự nhiên bộc phát cảm hứng viết chữ khi không có sự hướng dẫn của người lớn.
Mùa hè năm 1909 bà có khóa đào tạo đầu tiên về phương pháp Montessori cho khoảng 100 học viên. Những ghi chép trong giai đoạn này được bà lưu giữ lại toàn bộ trong cuốn sách đầu tiên của bà “The Montessori Method”.

Quyển sách đứng thứ 2 trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất tại Mỹ và nhanh chóng được dịch sang 20 thứ tiếng khác nhau, trở thành tác phẩm có sức ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực giáo dục.

Năm 1913, bà mang con trai Mario về Rome để sống bên cạnh bà. Sau đó là thời kỳ mà phương pháp Montessori được phát triển và phổ biến rộng khắp ra nhiều nước.

Bà Maria Montessori đi diễn thuyết tại nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên Thế chiến thứ nhất đã làm gián đoạn kế hoạch này.

Năm 1917, sau khi trở về Mỹ, con trai bà kết hôn. Bà chuyển đến sinh sống tại Barcelona, chính quyền nơi đây đã hỗ trợ bà xây dựng một học viện chuyên về nghiên cứu và giảng dạy Montessori.

Vợ chồng con trai bà cũng tham gia vào dự án với mẹ mình. Bốn người cháu nội của bà cũng được sinh ra tại đây, cô cháu nhỏ nhất, tên là Renilde về sau trở thành Tổng thư ký và sau đó là Chủ tịch Hiệp hội Montessori quốc tế AMI do bà Maria sáng lập vào năm 1929.

Năm 1933, sau khi Maria Montessori từ chối hợp tác với Mussolini (Thủ tướng độc tài phát xít Ý), tất cả ngôi trường của bà đã bị ông ta cho đóng cửa.

Cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha buộc gia đình bà phải chuyển đến nước Anh sinh sống vào năm 1936, sau đó gia đình bà tiếp tục đến Hà Lan.

Năm 1939, bà và con trai đến Ấn Độ để thực hiện khóa đào tạo kéo dài ba tháng về phương pháp giáo dục Montessori. Tại đây, hai mẹ con bà đã tổ chức huấn luyện và đào tạo cho hàng ngàn giáo viên ở đất nước này.

Vào những năm cuối đời, Montessori bận rộn với sự nghiệp của mình, bà đến các nước trên thế giới để giảng bài và diễn thuyết.

Năm 1947, khi đã 76 tuổi bà vẫn trình bày bài diễn thuyết với chủ đề “Giáo dục và hòa bình” trước Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNESCO).

Năm 1949, bà nhận giải thưởng Nobel hòa bình dành cho những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của bà.

Năm 1950, tại Đại hội của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc tổ chức tại thành phố Florence của Italia, Chủ tịch của tổ chức này đã tôn vinh Montessori là biểu tượng của giáo dục thế giới và hòa bình.

Tháng 5 năm 1952, Bà Montessori qua đời tại Hà Lan, hưởng thọ 82 tuổi.

Mua sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp” khoảng 159.000đ đến 164.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Fahasa” tại đây

Đọc sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp ebook pdf

Để download “sách Maria Montessori – Cuộc Đời Và Sự Nghiệp pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *