Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ

Giới thiệu sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ – Tác giả Charles Édouard Hocquard

Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu, bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam.

Ngay từ bìa sách, Charles-Édouard Hocquard đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.

Hành trình của Hocquard qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến…

Cuốn sách đưa chúng ta theo hành trình rong ruổi trên khắp các nẻo đường Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Nam Định, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đà Nẵng, Huế của Hocquard, bác sỹ quân đoàn viễn chinh Pháp những năm 1884 – 1886. Bên cạnh túi đồ nghề y tế, Hocquard còn mang theo mình chiếc máy ảnh như một người bạn đồng hành. Với tâm hồn của một nghệ sỹ, những điều mới lạ về cảnh vật và con người của vùng đất Viễn Đông xa xôi mà “ở Pháp biết bao người nhắc tới” đã được Hocquard khắc họa lại qua những câu chuyện lý thú và hàng trăm bức ảnh đặc sắc. Qua đó, Một chiến dịch ở Bắc Kỳ không chỉ là áng văn du ký hấp dẫn mà còn là nguồn tư liệu quý giá về xã hội Bắc Kỳ và Trung Kỳ cuối thế kỷ XIX với toàn cảnh địa dư, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghề nghiệp, nếp sinh hoạt cùng những đền chùa, thành quách hay những di sản mà nay đã trở thành quá khứ.

Để đưa tác phẩm trở lại với ngôn ngữ của chính nơi ra đời, chúng tôi mời dịch giả Đinh Khắc Phách, người có mối quan tâm sâu sắc đến văn hóa, lịch sử nước nhà, tiến hành chuyển ngữ. Nếu không có ông, tác phẩm đã không thể trở về với đúng giá trị của nó. Đồng thời chúng tôi cũng sao chụp, trình bày theo đúng ấn bản ban đầu của nhà Librairie Hachette năm 1892 với 230 hình khắc tinh xảo được in chính xác như màu nguyên bản. Đặc biệt, bản dịch còn bổ sung thêm 45 bức ảnh độc đáo do tác giả chụp, vốn không có trong bản gốc, nhằm giúp độc giả có được hình dung trọn vẹn hơn về đất nước đầu thời Đông Dương.

Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ… Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân… Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên…), giải trí (trò chơi, âm nhạc…).

Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ:

Charles-Édouard Hocquard sinh ngày 15 tháng Một năm 1853 tại Saint-Nicolas du Port, tỉnh Meurthe (nay là Meurthe-et-Moselle, Pháp), theo học và lấy bằng tiến sĩ tại viện quân y Val-de-Grâce. Trải qua các công việc tại bệnh viện quân y Lyon, trung đoàn kỵ binh, bộ binh, bệnh viện nhiệt trị Bourbonne-les-Bains, bác sĩ quân y trong chiến dịch Bắc kỳ (Việt Nam)… Ông qua đời tại Lyon (Pháp) vào ngày 11 tháng Một năm 1911.

Một số công trình chính:

Iconographie photographique appliquée à l’ophtalmologie (Hình ảnh ứng dụng trong nhãn khoa, 1881)

Effets du traitement hydro-minéral à Bourbonne-les-Bains (Các hiệu quả của trị liệu bằng nước khoáng tại bệnh viện Bourbonne-les-Bains, 1887)

L’Expédition de Madagascar, journal de campagne (Cuộc viễn chinh Madagascar, ký sự chiến dịch, 1897)

Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ, 1892)

THÔNG TIN THÊM

– Ai phù hợp với tác phẩm này?

Độc giả phổ thông, quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt nói chung và ở Bắc kỳ nói riêng.

– Điểm nổi bật của cuốn sách:

Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất về Việt Nam đã từng in, không chỉ đặc sắc về hình ảnh, nội dung cuốn sách là kho tư liệu khổng lồ về lịch sử – văn minh – văn hóa vùng đất Bắc – Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

——————

LỜI NGỎ

Trước hết, chúng ta cùng điểm qua một số niên biểu quan trọng về chính sách đối ngoại và chính sách thực dân của Pháp ở Việt Nam để làm rõ hơn bối cảnh khơi nguồn cho tác phẩm Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) của bác sĩ Hocquard năm 1884.

Ngày 20 tháng Mười một năm 1873: Francis Garnier hạ thành Hà Nội, cuộc công thành dẫn đến cái chết của Khâm mạng Bắc kỳ, Tổng thống quân vụ đại thần Nguyễn Tri Phương. Đúng một tháng sau, Francis Garnier bị giết (ngày 21 tháng Mười hai) khi lọt vào ổ phục kích của quân Cờ Đen. Ngày 15 tháng Ba năm 1874: ký Hiệp ước Philastre, tức Hòa ước Giáp Tuất. Hòa ước dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa một bên là Philastre (còn gọi là Hoắc Đạo Sanh) đại diện cho chính quyền thực dân Pháp; một bên là Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường, đại diện cho triều đình Huế. Hòa ước Giáp Tuất công nhận chủ quyền của Pháp tại Nam kỳ lục tỉnh (lãnh thổ đã bị Pháp chiếm đóng, theo điều 5). Ngoài ra, Hòa ước còn công nhận việc tự do theo đạo Thiên Chúa đối với người Việt Nam; quyền tự do đi lại và buôn bán đối với thương nhân Pháp; và lần đầu tiên, mô hình ngoại giao phương Tây được áp dụng tại Việt Nam. Hòa ước không mang lại sự yên bình ở Bắc kỳ và Trung kỳ khi mà nạn cướp bóc và giặc giã vẫn tiếp tục hoành hành; sự bất mãn và chống đối của quan lại, sĩ phu; sự hoạt động mạnh mẽ của quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc lãnh đạo… Tại Pháp, Chính phủ Freycinet quyết định tiến hành cuộc tấn công quân sự do đại tá hải quân Henri Rivière chỉ huy, mục tiêu là chiếm đóng và lập cơ sở của Pháp ở thượng lưu sông Hồng. Ngày 25 tháng Tư năm 1882, Henri Rivière công thành và chiếm được thành Hà Nội, sau đó chiếm thành Nam Định vào tháng Ba năm 1883, Henri Rivière bị giết ngày 19 tháng Năm năm 1883 trong khi truy đuổi quân Cờ Đen. Tại Paris, Chính phủ thứ hai của Jules Férry[1] quyết định tiến hành cuộc bình định, viễn chinh Bắc kỳ bằng một chiến dịch quân sự quy mô trên diện rộng. Ngày 25 tháng Tám năm 1883: ký Hòa ước Quý Mùi đặt chế độ bảo hộ ở Trung kỳ, hay còn gọi Hòa ước Harmand (lấy theo tên của François Jules Harmand – đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa Pháp), công nhận quyền bảo hộ (thuộc địa hóa) của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Ngày 30 tháng Ba năm 1885: Chính phủ Jules Férry sụp đổ vì vụ Lạng Sơn. Quân Pháp thất bại trước quân Thanh trong trận đánh Lạng Sơn (Pháp rút quân đêm 28 tháng Ba năm 1885), tin thất trận được cấp báo về Paris, Chính phủ Jules Férry sụp đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ngày 13 tháng Bảy năm 1885, Phụ chánh Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi sĩ phu, văn thân và toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Tại Việt Nam, Paul Bert có khoảng thời gian ngắn ngủi làm Tổng Trú sứ Bắc Trung kỳ từ tháng Tư đến tháng Mười một năm 1886, ông là “người được ủy thác mọi quyền lực của nước Cộng hòa” và “nắm quyền ra lệnh cho Tư lệnh thủy quân và lục quân, Tư lệnh hạm đội và tất cả các cơ quan của chính quyền bảo hộ”[2].

Có thể thấy khoảng thời gian trước khi ký Hòa ước Harmand (1883) cho đến khi có chức Tổng Trú sứ (1886) là giai đoạn bình định Bắc kỳ của người Pháp trước các lực lượng người Việt, quân Cờ Đen, quân Thanh… Hành trình của vị bác sĩ quân y Hocquard (từ ngày 11 tháng Một năm 1884 – ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19 tháng Tư năm 1886 – ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào thời điểm này. Tổng cộng, ông ở Việt Nam khoảng hai mươi sáu tháng (giữa tháng Hai năm 1884 đến giữa tháng Tư năm 1886).

Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu, bằng tiếng Pháp, trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam[3].

Ngay từ bìa sách, tác giả đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích.

Hocquard là một bác sĩ quân y, nhà nhiếp ảnh và là người thích phiêu lưu; không được xem là học giả như Gustave Dumoutier nhưng không vì thế tác phẩm của ông thua kém so với Essais sur les Tonkinois (Tiểu luận về dân Bắc kỳ)[4] của người đồng hương. Cùng thời gian đó, một công chức Pháp là Camille Paris phụ trách việc xây dựng đường điện báo nối Nam kỳ và Bắc kỳ công tác tại Huế, những quan sát và ghi chép của ông được xuất bản tại nhà xuất bản Ernest Leroux (Paris, 1889) với nhan đề Voyage d’exploration de Huê en Cochinchine, par la route mandarine (Chuyến thám hiểm từ Huế đến Nam kỳ bằng đường cái quan), bao gồm mười hai ảnh khắc và sáu tấm bản đồ về Việt Nam, thuật lại những điều trải nghiệm từ phía nam thành Huế đến Bình Thuận. Nếu đặt hai tác phẩm của Camille Paris và Hocquard cạnh nhau, chúng ta có một bộ sách giá trị mô tả sống động Việt Nam qua các tỉnh thành từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phan Rang và Bình Thuận. Mỗi người mỗi phương pháp, mỗi điểm nhìn, nhưng qua các tác phẩm của họ độc giả ngày nay có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin quan trọng về đời sống thường nhật của người dân Bắc kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung hồi cuối thế kỷ XIX.

Quay trở lại với Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) và Hocquard, vì là một quân nhân và đam mê viết lách, lại không hề nhắc đến vai trò nhiếp ảnh gia quân sự đo đạc địa hình ở Bắc và Trung kỳ, Hocquard có lẽ muốn đặt mình ra bên lề của quân đội. Ông tham gia chiến dịch quân sự một cách tự nguyện nhưng không tham chiến và chỉ kể về các cuộc hành trình của người bác sĩ cứu thương một cách khách quan nhất có thể.

Hành trình của Hocquard như đã nói, qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến…

Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ… Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân… Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên…), giải trí (trò chơi, âm nhạc…). “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thương và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất.”[5]

Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.

Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa – lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn. Nhan đề cuốn sách chưa cho thấy hết tầm quan trọng của giá trị nội dung: tìm hiểu/hiểu biết về lịch sử – văn minh – văn hóa vùng đất Bắc – Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX qua góc nhìn của một chuyên gia nhiếp ảnh nước ngoài – bác sĩ Hocquard, thiếu tá quân y.

Trong quá trình chuyển ngữ, biên tập ấn bản tiếng Việt này, chúng tôi gặp không ít khó khăn khi dịch các chức danh, tra cứu địa danh và nhân danh… Với những địa danh chưa tra cứu được hoặc tồn nghi, chúng tôi sẽ đánh máy theo nguyên bản tiếng Pháp. Dù đã rất cố gắng nhưng những sai sót là điều khó tránh khỏi, rất mong nhận được góp ý của bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sắp tới.

NGUYỄN QUANG DIỆU

[1] Jules Férry (1832-1893), hai lần làm thủ tướng Pháp, lần đầu năm 1880-1881, lần thứ hai năm 1883-1885. Vì chủ trương thôn tính Bắc kỳ, ông được gán cho biệt hiệu “Le Tonkinois”, tức “Người Bắc kỳ”. Jules Férry là một trong những nhân vật chủ chốt biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.

[2] Claude Gendre, Đề Thám (1846-1913) – Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc địa Pháp, Phạm Thị Thủy Triều và Dương Thị Thủy dịch, Omega+ và Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2020, tr. 77.

[3] Năm 1896, lần đầu tiên ảnh chụp được in trực tiếp trên tạp chí L’Illustration (Minh họa). Trước đó, chỉ có thể in tranh khắc, tức phải qua công đoạn trung gian của người thợ khắc, sau đó mới dùng sản phẩm khắc để in lên báo.

[4] Xem Gustave Dumoutier, Tiểu luận về dân Bắc kỳ, Vũ Lưu Xuân dịch, Omega+ và Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2020.

[5] Philippe Papin, trong: Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, “Introduction”, tr. 20. 

Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ
Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ

Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ
  • Mã hàng: 8935270702427
  • Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
  • Tác giả: Charles Édouard Hocquard
  • Người Dịch: Thanh Thư
  • NXB: NXB Đà Nẵng
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 620
  • Kích thước: 24 x 16 cm
  • Số trang: 604
  • Hình thức: Bìa Cứng

2. Đánh giá Sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ

Đánh giá Sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ
Đánh giá Sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ

1 Qua những người thợ điêu khắc tác giả dành cho chúng ta lời khen khi bảo những người thợ An Nam đều rất khéo léo, tài giỏi. Qua những người dân lao động, chúng ta là một dân tộc siêng năng, cần cù, qua những những cuộc kháng chiến ngày xưa, dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, dũng cảm và qua những cậu học trò ngày đêm dùi mài kinh sử, chúng ta là những con người trời phú thông minh. Nhưng bên cạnh đó, những thói hư tật xấu cũng được đề cập như nạn ăn cắp, thói tham quan ăn hối lộ, hút thuộc phiện, bài bạc,… diễn ra đầy rẫy trong xã hội ngày xưa. Thưởng thức tác phẩm, người đọc nên có một tâm lý khách quan nhất có thể, để nhìn dân tộc mình qua con mắt của người Pháp mà không gặp phải nhiều sự bực tức hay chạm lòng tự ái. Và cũng chỉ nên xem đây là một cuốn sách tham khảo, không quá đặt nặng vấn đề đúng sai vì một người Pháp sang An Nam 2 năm thì chắc chắn không thể nào hiểu rõ ràng, cặn kẽ phong tục, tập quán, vă hóa truyền thống con người An Nam được. Cảm giác khi đọc cuốn này của tôi cũng khá là bình thường, thấy hay hay vui vui, nhiều lúc không nhịn được cười khi đọc những đoạn văn mô tả hết sức ngô nghê của tác giả. Bản dịch lần này bản thân tôi cảm thấy đọc khá hay, dễ hiểu, và rất thích, duy chỉ có mấy chỗ tên địa danh người dịch để hẳn tên phiên âm ở trên và tên đúng bên dưới khiến nhiều lúc đọc thấy như mạch văn bị ngắt quãng.

2 Ngay từ bìa sách, Charles-Édouard Hocquard đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích. Hành trình của Hocquard qua tám tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiến… Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán thân, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ… Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân… Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiên…), giải trí (trò chơi, âm nhạc…). Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo.

3 Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong hơn 200 ảnh trên toàn cuốn sách thì có tới gần 100 tấm ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ… Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhân, phong cảnh, các tục lệ, … Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa – lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn.

4 Đầu tháng một năm 1884, bác sĩ Charles Édouard Hocquard tới Việt Nam trong vai trò là bác sĩ cứu thương. Từ những cuộc đồng hành cùng binh lính Pháp qua các tỉnh phía Bắc, ông đã ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe về dân An Nam như một nghiên cứu riêng của bản thân. Đây là sách kí sự nên tất cả phong tục, tập quán, thói quen, lề lối của dân ta lúc bấy giờ đều hiện lên hết sức sống động, chân thực. Tuy nhiên, đặt vào địa vị của tác giả là một bác sĩ người Pháp sang vùng đất thuộc địa để cứu thương cho binh lính thì đánh giá và góc nhìn của tác giả vẫn mang màu sắc chủ quan, là góc nhìn của thực dân dành cho bên bị trị lúc bấy giờ. Đọc cuốn sách này chúng ta cần phải bình tĩnh, nếu không lòng tự tôn dân tộc sẽ khiến chúng ta muốn xé đi những đoạn miệt thị trong cách gọi, khinh khi trong cách nhìn của dân Pháp và tác giả. Chiến tranh, sự đô hộ của Trung Quốc lẫn sự xâm lược của thực dân Pháp đã biến ta thành những kẻ đói nghèo, ngu dốt, bẩn thỉu, lạc hậu, mà đói nghèo thì trộm cắp, cướp giật và ít tự trọng. Qua lăng kính của Hocquard, người dân An Nam nhỏ thó, xấu xí từ ngoại hình đến tính cách, khôn lỏi, vặt vãnh và tìm mọi cách để mưu sinh bằng trăm thứ nghề từ tử tế cho đến hèn hạ. Bỏ qua cái nhìn ấy, thì tác giả vẫn dành cho ta sự khen ngợi ở những bàn tay tinh hoa, ở sự nghị lực, ở sức sống và chiến đấu mãnh liệt len lỏi trong từng làng quê. Đặc biệt, tác giả có hứng thú với mảnh đất cố đô Huế, chính vì vậy mà khi viết về nơi này, ông có đặt thêm tình cảm, ưu ái cho con người và văn hoá nơi đây. Ngoài những ghi chép thì tác giả còn đem đến nhiều bức ảnh có giá trị, khiến cuốn sách có phần minh hoạ sinh động và sát thực hơn.

5 Phải nói trước, Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là một dạng kí sự, chính vì vậy mà tất cả phong tục, tập quán, thói quen, lề lối của dân ta lúc bấy giờ đều hiện lên hết sức sống động, chân thực. Tuy nhiên, đặt vào địa vị của tác giả là một bác sĩ người Pháp sang vùng đất thuộc địa để cứu thương cho binh lính thì đánh giá và góc nhìn của tác giả vẫn mang màu sắc chủ quan, là góc nhìn của thực dân dành cho bên bị trị lúc bấy giờ. Tôi nghĩ, đọc cuốn sách này chúng ta cần phải bình tĩnh, nếu không lòng tự tôn dân tộc sẽ khiến chúng ta muốn xé đi những đoạn miệt thị trong cách gọi, khinh khi trong cách nhìn của dân Pháp và tác giả. Chiến tranh, sự đô hộ của Trung Quốc lẫn sự xâm lược của thực dân Pháp đã biến ta thành những kẻ đói nghèo, ngu dốt, bẩn thỉu, lạc hậu, mà đói nghèo thì trộm cắp, cướp giật và ít tự trọng. Qua lăng kính của Hocquard, người dân An Nam nhỏ thó, xấu xí từ ngoại hình đến tính cách, khôn lỏi, vặt vãnh và tìm mọi cách để mưu sinh bằng trăm thứ nghề từ tử tế cho đến hèn hạ.

Review sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ

Review sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ
Review sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ

Cũng đã lâu mới có một tác phẩm sử liệu được sự quan tâm lớn từ dư luận như Một chiến dịch ở Bắc Kỳ – ấn phẩm sách do Đông A phát hành trung tuần tháng 5-2020. Đây là nguồn sử liệu quan trọng và quý hiếm để tìm hiểu về nền chính trị, kinh tế, xã hội xứ An Nam cuối thế kỷ XIX.

Đây là một cuốn sách dạng ký sự – du ký, tái hiện con người, cảnh vật cùng những nét phong tục, tập quán, lối sống, nghề nghiệp và nếp sinh hoạt của xã hội Bắc Kỳ và Trung Kỳ qua những ghi chép lý thú và hàng trăm minh họa độc đáo của Charles-Édouard Hocquard (1853 – 1911) – một thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp. Bản dịch và chú giải Một chiến dịch ở Bắc Kỳ – cuốn sách đầu tiên nằm trong Tủ sách Đông Dương của Đông A, do dịch giả nổi tiếng Đinh Khắc Phách (90 tuổi) đảm nhiệm đầy nghiêm cẩn và với lòng yêu nước sâu đậm.

Bìa sách công phu

Bìa sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ do họa sĩ Trần Đại Thắng (Giám đốc Công ty CP Văn hóa Đông A) thiết kế công phu, tinh tế, “đậm chất Indochine”, lấy cảm hứng dựa theo bố cục của Frederick Starr, 1905, đặt Mã Mây (phố Cờ Đen), một trong những phố chính của Hà Nội xưa, ở trung tâm.

Các hình ảnh sử dụng trên bìa đều là hình ảnh về cảnh vật, con người Việt Nam từ các ảnh chụp của bác sĩ Hocquard. Thiết kế của bìa sách thể hiện tinh thần và nội dung chính của cuốn sách. Đó chính là góc nhìn của một người phương Tây trước một đất nước, một nền văn hóa, những con người và phong tục mới mẻ, xa lạ. Ngoài ra, ấn phẩm có tặng kèm một bộ postcard 12 tấm hình các bức tranh khắc tuyệt đẹp trong sách.

23 chương sách sống động

Dịch giả Đinh Khắc Phách cho biết: “Đặt tên sách là Một chiến dịch ở Bắc Kỳ, nhưng thực tế tác giả Hocquard tham gia bốn chiến dịch dài ngắn khác nhau, trong đó có ba cuộc đôi bên giao chiến ác liệt. Tuy vậy, tác giả không kể nhiều về các trận đánh mà tập trung viết về những gì tai nghe, mắt thấy, lượm lặt hoặc tìm hiểu được về vùng đất Viễn Đông xa xôi mà “ở Pháp biết bao người nhắc tới”.

Tác phẩm có bố cục 23 chương, với cách viết kiểu du ký, ký sự khiến những ghi chép trở nên thú vị và phù hợp nhiều lứa tuổi, đối tượng người đọc. Độc giả theo hành trình rong ruổi của bác sĩ Hocquard trên khắp các nẻo đường Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Nam Định, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Đà Nẵng, Huế trong khoảng thời gian hơn 2 năm (1884-1886).

Trên hành trình này, tác giả có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc đủ mọi hạng người, từ vua Đồng Khánh đến những quan lại, ký lục, thầy lang, nhà buôn, “cô me Tây”, thợ thêu, cu li, bọn trẻ bụi đời… bản xứ. Hocquard quan sát từ cảnh vật, kiến trúc đến con người, phong tục, trang phục nam nữ… và ghi chép, tìm hiểu chi tiết, cũng như chụp lại những hình ảnh quan sát được.

Khi miêu tả về “lễ hội tâm linh, cúng thần ở Bắc Kỳ” để địa phương hết dịch bệnh (chương XVIII), Hocquard viết rất tinh tường: “Nếu bệnh dịch chấm dứt, người bản địa sẽ cho rằng nhờ họ thành tâm cúng bái và thần của họ rất thiêng (…). Ngược lại, dù đã cúng bái, rước xách đủ điều mà dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành thì thần sẽ bị giáng cấp, bài vị bị đánh đòn, bị xiềng xích và quẳng xuống sông”. Hay khi kể về năm mới ở Huế, Hocquard chép: “Trong những ngày Tết, người An Nam ních thật nhiều thức ăn, mỗi ngày ba bữa và luôn dành một phần cúng tổ tiên”.

Quan sát tinh tường di sản

Từ địa dư, phong tục tập quán, tín ngưỡng, các làng nghề thủ công truyền thống đến con người, tổ chức xã hội, một số công trình kiến trúc quân sự và dân sự nổi tiếng một thời của xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều lọt vào đôi mắt quan sát tinh tường của ông Hocquard. Tác giả dựng lại cho người đọc bản đồ Hà Nội và Huế với những di sản vốn có của nó và cả những vàng son mà nay đã thành dĩ vãng như: điện Kính Thiên, quần thể chùa Báo Ân, cung Bảo Định…

Ấn phẩm đặc biệt quý ở rất nhiều bản đồ xưa, nhiều bức ảnh tư liệu mà tài năng nhiếp ảnh của Hocquard đã chụp lại và để dành cho hậu thế được chiêm ngưỡng. Sách được trình bày theo đúng ấn bản gốc đầu tiên Une campagne au Tonkin của NXB Librairie Hachette năm 1892 với 230 hình khắc tinh xảo trong đó có hơn 200 tranh khắc gỗ thớt và 4 bản đồ, được in chính xác gần như nguyên bản.

Đặc biệt, sách do NXB Văn học và Đông A ấn hành còn bổ sung 2 hình khắc và một phụ lục với 45 bức ảnh độc đáo do chính tác giả chụp, vốn không có trong bản gốc, nhằm giúp độc giả có được hình dung trọn vẹn hơn về đất nước Việt Nam thời đầu Đông Dương (Indochine).

Nhiều chi tiết lý thú như sự va chạm giữa hai nền văn hóa khác biệt mà thời nay đọc lại không khỏi bật cười. Ví dụ như Hocquard kể sĩ quan viễn chinh Pháp cho rằng hàm răng đen dù đều tăm tắp cũng khiến “mồm trông như miệng cống”. Ngược lại, vị quan An Nam khen phụ nữ Pháp đẹp nhưng chê “hàm răng trắng như răng chó”. Dẫu Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là nhãn quan của một sĩ quan viễn chinh nên không khỏi góc nhìn thực dân chủ quan, song đây vẫn là một tư liệu “độc nhất và không thể thay thế” với những chỉ dẫn rõ ràng, phong phú và bổ ích nhiều mặt về những nơi tác giả đã có mặt trên đất nước ta giữa những năm 80 thuộc thế kỷ XIX.

Tôi cũng có cuốn sách này nhờ anh bác sĩ “trung thương gia” mang ở Pháp về. Thấy tôi thích, anh rất “tình cảm” và chỉ “cứa” tôi rất nhẹ, chưa hề hấn gì. Cuốn sách này được xuất bản năm 1892 (118 tuổi), khổ 20cm x 28cm và dày 560 trang.

Trước khi đi vào chi tiết xin được nói vài dòng về tác giả Bs. Hocquard. Tên đầy đủ của ông ta là Charles-Edouard HOCQUARD, sinh ngày 15.2.1853 ở Saint-Nicolas (Meurthe) và mất ở Lyon ngày 18.1.1911. Ra trường năm 1875, ông được đưa về quân đoàn 4 bộ binh chiến dịch, và đã làm đơn xin được làm y sĩ trưởng trên xe cứu thương và tham dự chiến dịch diễn ra ở Bắc Kỳ, và ông đã sống ở Bắc Kỳ trong 2 năm rưỡi.

Cuốn sách dày 560 trang này được chia ra thành 23 Chương.

  • Chương I: Nói về các chuyện sau đây: Tác giả tới Bắc Kỳ – Vịnh Hạ Long – Thành phố Hải Phòng. Từ Hải Phòng lên Hà Nội – Ông Ba và lũ đầy tớ Annamites – Những người làm nghề khảm trai – Cách ăn mặc và trang điểm của phụ nữ Annam.
  • Chương II: Nói về nhiều chuyện lặt vặt khi tác giả sinh sống ở Hà Nội như: nhà người nhà giàu Annam trang trí như thế nào? Người họa sĩ vẽ hoạt họa, nghệ sĩ được đối xử như thế nào? Các người bán rong vv…
  • Chương III: Nói về các chuyện lặt vặt khi tác giả sinh sống ở Hà Nội và về các nơi chốn như Thành Hà Nội – Chùa Vua vv… Đặc biệt là chương này có mô tả việc tướng Millot tiếp các sứ thần mà vua Annam gửi đến – và việc một ông Quan Annam nhận xét thế nào về người Pháp. Trong chương này, tác giả cũng có nhắc tới tục nhuộm răng đen của người Annam.
  • Chương IV: Nói về việc tác giả sửa soạn đi Bắc Ninh về việc quân viễn chinh Pháp gặp khó khăn trong việc nuôi quân – về kế hoạch mở chiến dịch – và về các con đề ở Bắc Kỳ.
  • Chương V: Nói về bọn Giặc Cờ đen – việc chiếm thành Bắc Ninh – về các chiến lợi phẩm – về bọn trộm cướp bị trừng trị – và về thành lũy của bọn Tàu.
  • Chương VI: Nói về việc tác giả trở về Hà Nội trên con đường Cái quan – về việc cày cấy bằng trâu – về những khu phố cổ – về các món ăn Annam – về việc tác giả ghé vào một tiệm hút thuốc phiện – về tòa Công sứ Pháp.
  • Chương VII: Nói về việc tác giả đi Hưng Hóa – về các đồn canh – về căn nhà của một kỳ hào – về các món quà được tặng khi tới nơi.
  • Chương VIII: Nói về những chuyện như: mô tả thành Sơn Tây – một tuyên cáo của Lưu Vĩnh Phước – các con voi của quan Tổng Đốc – việc ăn trầu – ăn thịt chó – miếu Ngũ Hành – một người Bắc kỳ có thể ăn nhiều tới bao nhiêu đồ ăn.
  • Chương IX: Nói về các việc như: oanh kích Hưng Hóa – Giòng sông Hắc – các chuyện cướp bóc của bọn Tàu – Lên đường đi Bất Bạt – về con đường núi – về đi đêm trong rừng – về việc bọn Giặc Cờ Đen thuê lao động như thế nào – về việc bọn lính Pháp cư xử tử tế tốt đẹp với người bản xứ…
  • Chương X: Nói về việc tổ chức các doanh trại trong mùa hè – về các luật lệ về vệ sinh – về một đêm đầy xáo trộn nào là muỗi, kiến, gián, ếch nhái và rắn.
  • Chương XI: Nói về việc kiếm nước sạch uống được – các chợ – trại các ông đồ – thi cử: tú tài, cử nhân, tiến sĩ – đền thờ Khổng Tử: các bia đá tưởng niệm – việc làm que hương – một xưởng giấy của người Annam – thư viện của một ngôi chùa – ngôi đền các liệt nữ Bắc kỳ.
  • Chương XII: Nói về chuyến chuyển quân tới Nam Định – Đồn Tre – Bà Ti – sau thày dạy tiếng Annam – thành Nam Định – một trận bão.
  • Chương XIII: Nói về ngày cắt tó thui dê ở Bắc kỳ – múa rối – ca sĩ – diễn viên hài – cuộc chạy đua giữa heo và dê – các trò cờ bạc – thơ và nhạc – tiếng Annam rất khó – các thi nhân Bắc kỳ.
  • Chương XIV: Nói về Nhà thờ Công giáo, một cách cầu nguyện kỳ lạ – các linh mục Pháp và Tây Ban Nha – cách sống và làm việc của các linh mục – các tu sĩ bản xứ – vấn đề tôn giáo – y khoa và các y sĩ bản xứ – khí hậu rét và nóng – các thứ thuốc Bắc kỳ – làm sao có được khách tới khám bệnh – một vụ xử tử – đao phủ thủ người Annam – đời sống gia đình ở Bắc kỳ – vợ cả, vợ lẽ – hôn nhân…
  • Chương XV: Nói về tiếng đồn về chiến tranh – tác giả rời Nam Định – sông Đáy và chài lưới – Nhà thờ Kẻ Sở – Phủ Lý – Giặc Cờ Đen làm việc cho Pháp – một cuộc báo động.
  • Chương XVI: Nói về bọn Tàu tràn vào – kế hoạch của Tướng Chỉ Huy – con đường Phủ Lạng Thương – Từ Yêu Lệ tới Bảo Lộc: di chuyển cực kỳ khó khăn vì trời quá nắng – Trận Kép – một đêm trên xe cứu thương – đoàn xe thương binh.
  • Chương XVII: Nói về việc bất ngờ đi tới sông Đáy (Rivière Claire?) – về những tàu đắm thê thảm – về một trại hủi – các ngôi làng nổi – sự đồng mưu của những tên thông ngôn – một lò rèn – các nhà ảo thuật và phù thủy – người Chàm – cây cau…
  • Chương XVIII: Nói về tác giả ở trên tàu Éclair – các bản đồ Annam – một tang lễ – linh hồn người chết kết bằng lục – Bữa ăn của người chết – Đám tang – lên đường đi Tuyên Quang – chuyến về vui vẻ bằng thuyền nhỏ…
  • Chương XIX: Nói về việc tác giả lên đường đi Lạng Sơn – tấn công các thành lũy của Tàu – quân thù bỏ chạy – thành Lạng Sơn – chợ Kỳ Hòa – xưởng làm nến – cuộc rút lui khỏi Lạng Sơn – ký hiệp ước sơ khởi tái lập hòa bình – Tướng De Courcy tới: tổ chức lại lãnh thổ…
  • Chương XX: Nói về nạn cướp biển ở Bắc kỳ – tổ chức bang nhóm, chiến thuật, việc tìm đồng đảng – vũ khí – việc bán tù nhân sang Tàu – nguồn gốc chuyện buôn người này – sự đồng lõa của quan lại – sự cần thiết phải phổ biến tiếng Pháp trong xứ – các trường học của người Annam.
  • Chương XXI: Nói về cuộc phục kích ở Huế – cuộc trốn chạy của vua Hàm Nghi – Đồng Khánh lên ngôi – chuyến đi thám hiểm ở Hắc Giang – Núi Ba Vì – Người Mường: lịch sử và phong tục – một ông quan giỏi triết lý – thờ cúng tổ tiên – tới cư ngụ trong một ngôi chùa…
  • Chương XXII: Nói về Lên đường đi miền Trung – chuyến hải hành đầy sóng gió – tới Cửa Hàn (Tourane) – đi thăm Ngũ Hành Sơn – tục thờ cúng Thủy Thần – lên đèo Hải Vân – Lăng Cô – thuyền rồng của nhà vua – Thuận An – tới Huế – Lãnh sự Pháp – thăm Thương Bạc và Thành Nội – Cửa Ngọ Môn – Vườn Thượng Uyển…
  • Chương XXIII: Nói về LM. Hoàng – du ngoạn trong Hoàng Thành – Hồng Môn – Viện Bảo Tàng – lễ hội các Tiến sĩ – Tết Annam – sự mê tín và trào phục – thăm viếng quà cáp – Vua Đồng Khánh – lễ phục của các quan – Nhà tiếp riêng phái đoàn – viếng thăm các lăng tẩm – trở về Pháp.

Tác phẩm này có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều chi tiết lý thú trong các chiến dịch ở Bắc kỳ, đồng thời nó rất phong phú về mặt hình ảnh vì nó có tất cả là 247 minh họa rất đẹp và 2 bản đồ. Sau đây người viết xin chia sẻ với quý vị một vài hình ảnh, xin vui vẻ thưởng thức.

Mua sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ” khoảng 299.000đ đến 349.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ Fahasa” tại đây

Đọc sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ ebook pdf

Để download “sách Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *