Truyện Trẻ Con

Giới thiệu sách Truyện Trẻ Con – Tác giả A S Byatt

Truyện Trẻ Con

Là bà chủ thông tuệ và phóng khoáng của một ngôi nhà điền viên như cổ tích, nữ văn sĩ chuyên viết truyện thần tiên Olive Wellwood chẳng khác gì tinh thần hiện đại đang lan tỏa khắp nước Anh. Nhưng khi chú bé nghèo Philip được đón vào giữa gia đình bảy đứa con của bà rồi trở thành truyền nhân của một bậc thầy đồ gốm, cuộc đời hiện ra trước chú vừa hứa hẹn nhưng cũng vừa bất trắc, đầy những mối dây giằng níu giống như những câu chuyện của bà.

Truyện trẻ con, cuốn tiểu thuyết thứ chín và đồ sộ nhất của A. S. Byatt có thể đọc như một cuốn sử thi gia đình, mà cũng như cuốn lược sử về nghệ thuật, về xã hội, về đời sống của người phụ nữ khi thời kỳ Victoria dần nhường bước cho thời hiện đại. Câu chuyện bao quát ba thập kỷ dẫn ta đi từ cảnh lầm than của thợ thuyền đến sự ra đời của Công đảng, từ chủ nghĩa xã hội cải lương đến phong trào nữ quyền, từ Đại triển lãm Paris đến Thế chiến thứ nhất, và từ Rodin tới Peter Pan, Wagner cùng vô vàn cống vật cho cuộc tranh giành gay gắt giữa ước vọng nghệ thuật và đời sống con người.

Nhưng trên hết, đó là câu chuyện về những đứa trẻ ở nhiều độ tuổi hoang mang đi tìm lối cho mình, khiến bạn đồng cảm, khiến bạn cười, khiến bạn bừng ngộ, khiến bạn xót xa. Và bạn thấy mình, rất lâu sau khi đặt sách xuống rồi, vẫn muốn mở sách ra nhiều lần nữa, và mỗi lần lại giở ra những tầng lớp mới.

Truyện Trẻ Con
Truyện Trẻ Con

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Truyện Trẻ Con
  • Mã hàng 8935235225411
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: A S Byatt
  • Người Dịch: Lê Minh Đức
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 720
  • Kích Thước Bao Bì: 17 x 25 cm
  • Số trang: 700
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Truyện Trẻ Con

Đánh giá Sách Truyện Trẻ Con
Đánh giá Sách Truyện Trẻ Con

1 Sách giao đến mới nguyên mặc dù giảm 55% (thường nhiều sách giảm giá do là sách cũ ấy), bìa rất đẹp, cỡ chữ to rõ đọc thoáng. Đã có bản ngoại văn UK nhưng chữ hơi bé nên đọc bị mỏi mắt, phải mua kèm bản này của Nhã Nam.

2 Sách được chèn bìa bọc cẩn thận, bìa sách rất đẹp.

3 Lần đầu tiên Tiki giao hàng đến mình thì sách bị lỗi. Tiki đã hỗ trợ mình đổi lại sản phẩm này rất nhanh chóng. Sách cầm thích cực kỳ.

4 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

5 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

Review sách Truyện Trẻ Con

Truyện Trẻ Con
Truyện Trẻ Con

Viết lách theo nghĩa là niềm vui

“Cậu có biết các con bà ấy gọi mẹ là gì không?” một người bạn chung hỏi khi tôi kể sắp đi gặp AS Byatt. “Cậu sẽ không đoán được đâu. Có mà một triệu năm nữa cũng không đoán được.”

“Antonia? Mẹ?”

“Không,” người bạn cười nói. “Họ gọi bà là ‘AS Byatt’.”

Chuyện này vì sao lại buồn cười nhỉ? Tôi nghĩ bởi nó hùa theo hình tượng công chúng vẫn nghĩ về sự khắc khổ của bà Byatt. Đó cũng giống như chuyện cười người ta vẫn kể về nhà thơ ở Cambridge, Jeremy Prynne. Prynne được hỏi: “Vợ ông tên gì” và đáp lại: “Bà Prynne.” Câu chuyện định danh nỗi lo âu bằng cách chọc ghẹo nó. Ở Anh quốc, chúng ta luôn hâm mộ các nhà trí thức và cũng lấy làm sợ họ, và Byatt – một tiểu thuyết gia, nhà phê bình, soạn giả hợp tuyển văn học, và cây bút tiểu luận lừng danh – là một trí thức bốn sao không cần biện hộ.

Gặp ở ngoài đời, bà vừa đáng sợ vừa đáng mến; giọng nói của bà có đôi chút rung rung. Dường như đúng là mỗi người lại gọi bà theo một cách khác nhau. “Antonia”, “Nữ hiệp sĩ Antonia”, “ASB”, “AS”, hay chỉ đơn thuần – với một niềm kính cẩn sầu bi – “Nữ hiệp sĩ”. Tên thời con gái là Antonia Susan Drabble, bà viết dưới bút danh Byatt (họ người chồng đầu tiên) và ký tên trong email là “ASD” (người chồng thứ hai là Peter Duffy). Trong địa chỉ email bà tự nhận là “Arachne”. Và những đứa cháu nhỏ chạy ùa vào phòng vẫy vẫy những món đồ chơi bằng nhựa thì quả thật, đúng như đã hứa, gọi bà là “AS”.

Tiểu sử George Eliot do George Haight viết kể chuyện bà Bernard Shaw để ý thấy Mary Anne Evans[1] bé bỏng ngồi một mình ngoài rìa trong bữa tiệc của đám trẻ con.

“Cháu yêu ơi, trông cháu có vẻ không được vui cho lắm,” bà nói. “Cháu có thích bữa tiệc này không?”

“Không, cháu không hề thích tí nào,” Mary Anne nói. “Cháu không thích chơi với trẻ con. Cháu chỉ thích nói chuyện với người lớn thôi.” George Eliot – cùng với Robert Browning[2] – thuộc vào những vì tinh tú soi đường chỉ lối cho Byatt, và câu chuyện kể về Eliot cũng hoàn toàn thích hợp với người môn đệ này vậy.

“Hồi nhỏ tôi buồn bã khủng khiếp,” bà cho biết. “Tôi không thích làm trẻ con. Phải làm trẻ con có vẻ là một điều kinh khủng.”

Byatt lớn lên ở York và là con cả trong một gia đình có bốn người con đều hết sức thông minh và cạnh tranh nhau (em gái bà là Margaret Drabble[3]; họ không ưa nhau và bà đã chịu quá đủ những câu hỏi về chuyện này – tôi đã được cảnh báo tận hai lần trước khi đến gặp bà). Cha bà, John Drabble, là một quan toà cấp quận và mẹ bà là một học giả nghiên cứu về Browning luôn bức bối tù túng trong vai trò nội trợ. “Người mẹ bé nhỏ tội nghiệp của tôi,” Byatt nói gần như tự nhủ. “Bà liên tục quát tháo, quát hoài quát mãi.” Thời niên thiếu của Byatt rơi vào giai đoạn đỉnh điểm ức chế của người mẹ, và bà đã tìm thấy lối thoát cho mình trong văn chương và trong công việc học thuật tại Cambridge.

Theo Byatt, một trong những nhân vật trong Truyện trẻ con, tiểu thuyết mới nhất của bà, là “đại diện cho nỗi sợ hãi lớn nhất trong đời tôi, đó là đời sống nội trợ thuần tuý.” Nỗi sợ lớn nhất ư? Bà khẳng định rất chắc chắn: “Đúng. Tôi luôn hình dung ra cảnh từ bóng tối chui ra được nhìn thấy ánh sáng ban ngày một tẹo rồi bị nhốt vĩnh viễn vào trong bếp, chuyện mà tôi nghĩ đã hoàn toàn xảy ra với phụ nữ thế hệ chúng tôi.”

Mặc dù bản thân bà đã có bốn đứa con, chuyện nội trợ gia đình chưa bao giờ nuốt chửng được bà. Byatt đã dành hơn mười năm dạy ở University College London trước khi rời bỏ vị trí này để tập trung viết văn toàn thời gian. Các sáng tác hư cấu của bà, dù được ngưỡng mộ, vẫn được liệt vào dạng dành cho độc giả “chuyên môn” cho đến khi bà đoạt giải Booker năm 1990 với tiểu thuyết Chiếm hữu (Possession) – cuốn tiểu thuyết đã giúp thay đổi hẳn tên tuổi của bà, đem tác phẩm của bà đến với độc giả đại chúng (sau đó còn được chuyển thể thành một bộ phim Hollywood thành công), và giúp chi trả cho bể bơi trong căn nhà ở Pháp. Với phụ đề “tiểu thuyết lãng mạn”, tác phẩm là một thử nghiệm bậc thầy về truyện lãng mạn, trộn lẫn với những bài thơ phỏng theo thơ thời Victoria. Cuốn tiểu thuyết còn – một điều rất hiếm thấy cả trước đó và sau này – khơi gợi nên cảm giác về nỗi thú vị và say mê trong học thuật.

“Bà ấy rất kì lạ so với những người Anh khác,” người bạn Philip Hensher mô tả về Byatt như vậy, “ở chỗ bà ấy rất nghi ngờ hài kịch. Với đa số mọi người, sớm muộn gì thì mọi lập trường trí thức đều trở thành một trò đùa – nhưng với Byatt thì không. Tôi nghĩ đây là điểm gây xích mích giữa bà và Kingsley Amis[4].”

Tôi kể với bà rằng mình đã đọc Chiếm hữu nhiều năm trước, nhưng có một đoạn vẫn còn quẩn quanh mãi trong đầu tôi. Một nhân vật buông một lời bình luận giễu cợt người kia rằng “anh ta nhìn nhận mình quá nghiêm túc.” Người kia đáp lại rất nhanh lẹ rằng “Còn có nhiều hành động ở con người tồi tệ hơn là nhìn nhận mình nghiêm túc.”

“Đúng thế,” bà nói. “Tôi đã nói thế cả đời rồi.”

Byatt theo học tại trường của đạo Quaker[5] và lối tư duy đó còn để lại tác động nơi bà. “Tôi không theo đạo Quaker, tất nhiên rồi, bởi tôi phản đối Thiên Chúa giáo và Quaker cũng là một dạng Thiên Chúa giáo, thế nhưng tôn giáo của họ rất hay – anh chỉ đơn giản là ngồi đó và lắng nghe bản chất vạn vật.”

Bản chất của bà là không chế nhạo hay xem thường ai. Bà có thể nghĩ cái này cái kia không tốt – nhưng sẽ kiên nhẫn tiếp cận nó, xem xét thật công bằng, rồi đánh giá với tất cả sự thẳng thắn kiểu Giáo hội trưởng lão [6]. Đã từng có một vụ ồn ào lớn khi bà viết một bài điểm sách chê quyển Harry Potter và Hội Phượng Hoàng cho tờ New York Times. Người ta bảo rằng bà “chỉ ghen tị mà thôi”. Nhưng bà chỉ đơn thuần là miêu tả lại thật chi tiết, dù có thêm một chút bực bội, về những gì bà thấy: “một thế giới sao chép từ sao chép, được tạo dựng nên bằng những mô-típ chắp vá khéo léo rút ra từ chỗ này chỗ nọ trong đủ loại văn học thiếu nhi.” Nó rất “ấu trĩ” – một cụm từ được dùng không phải để chế nhạo, mà chỉ là một chẩn đoán hết sức thẳng thắn.

Tiểu thuyết mới của bà lấy bối cảnh trong một giai đoạn khác – khi thế kỷ 19 chuyển sang thế kỷ 20 – khi mà “nhiều người nghiêm túc cho rằng những tác phẩm văn học vĩ đại nhất thời đó là những câu chuyện viết cho trẻ em, mà người lớn cũng tìm đọc.” Truyện trẻ con kể câu chuyện về hai thế hệ trong một nhóm các gia đình sống gần nhau ở vùng quê nước Anh, trong đó hình mẫu người mẹ gần nhất mà họ có là Olive Wellwood, một nhà văn thành công trong lĩnh vực truyện thiếu nhi.

“Một quyển sách bắt đầu khi hai thứ bạn nghĩ là khác nhau hợp lại với nhau,” bà nói. “Tôi bắt đầu với suy nghĩ rằng việc sáng tác truyện thiếu nhi không hề tốt cho con cái của chính các tác giả. Có những chuyện hết sức đau lòng. Ít nhất thì Christopher Robin[7] còn sống. Con trai Kenneth Grahame[8] đã tự nằm xuống đường ray đợi xe lửa chạy qua. Rồi còn cả JM Barrie[9] nữa. Một trong những bé trai Barrie nhận nuôi hầu như chắc chắn đã trầm mình tự vẫn. Và tôi cảm thấy đây là một vụ việc cần phải được khảo sát. Và chuyện thứ hai chính là sự quan tâm của tôi đối với mô hình gia đình của E Nesbit[10] – tất cả bọn họ dường như đều là hội viên Fabian[11] và người viết truyện thần tiên.”

Truyện trẻ con ở một cấp độ là một tác phẩm theo trường phái hiện thực xã hội và hiện thực tâm lý nghiêm ngặt: dày đặc thông tin, theo dấu bằng một sự chính xác như viết báo cáo những cuộc đời của những gia đình có liên hệ mật thiết qua nhiều thập kỷ. Byatt lên các mốc thời gian trên những bảng biểu Excel để chắc chắn rằng các nhân vật của mình ở đúng tuổi vào mỗi năm. Bạn có thể học được rất nhiều từ quyển sách – từ cơ chế hoá học và lịch sử nghề làm gốm, về chính trị nhóm và văn chương của nhóm Fabian và các phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, cả về giai đoạn dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trên một bình diện khác, câu chuyện đầy ắp những mô-típ chuyện thần tiên: những bản sao, những đứa trẻ bị tiên đánh tráo, những căn phòng khoá kín cửa, những chuyến du hành dưới lòng đất, những cậu bé không chịu lớn lên. Hệt như Chiếm hữu, quyển sách lồng truyện trong truyện. Nó cố tình chơi đùa với những mô típ thần thoại như bạc và vàng, hay là nhả tơ giăng lưới. “Tôi không thể nhấn mạnh hết việc Angela Carter[12] phát biểu rằng ‘Tôi lớn lên nhờ những câu chuyện cổ tích – chúng còn quan trọng với tôi hơn là những tự sự hiện thực’ quan trọng với tôi như thế nào. Tôi chưa từng dám nghĩ như thế cho đến khi bà ấy nói lên điều đó, và vì vậy tôi nợ bà rất nhiều.”

Đây cũng là quyển sách vô trung tâm đến độ khiến người đọc không khỏi lúng túng. Có một lúc Byatt nói Olive là nữ nhân vật chính và ngay lập tức tự mình sửa lại: “Tôi nghe thấy mình nói ra từ đấy. Nhưng tôi nghĩ rằng không có nhân vật chính nào cả… Iris Murdoch[13] từng nói thế giới này có nhiều người hơn bạn có thể tưởng tượng nổi. Bà nói rằng mỗi khi hoàn thành xong cuốn tiểu thuyết nào bà đều muốn quay trở ngược lại và bắt đầu viết lại từ điểm nhìn của toàn thể những nhân vật phụ. Về mặt nào đó tôi nhận thấy rằng mình đã làm được điều này, bởi các nhân vật phụ được thăng cấp thành nhân vật chính khi quyển sách hướng ánh nhìn đến họ.”

Nếu Chiếm hữu là Mill on the Floss của Byatt, vậy thì Truyện trẻ con là Middlemarch của bà: cuộc đời không phải của một cặp đôi yêu nhau mà của một cộng đồng. Nó là một quyển sách chứa đựng nhiều nỗi lo âu hơn là lãng mạn – trong đó đầy rẫy những rối rắm, thoả hiệp, gia đình méo mó, những tình yêu bị dập tắt. Tính dục thâm nhập khắp nơi và trở nên đe dọa. Và trong đó luôn hiện diện một mối liên hệ giữa tính trẻ con với việc lạm dụng con trẻ (bậc thầy làm gốm mắc chứng hưng-trầm cảm Fludd có nhiều điểm giống với Eric Gill[14]).

Quyển sách cũng đề cập đến điều mà Byatt gọi là “một trong những chủ đề thường trực trong văn của mình mà tôi không tài nào hiểu nổi – trái ngược với một số chủ đề mà tôi hiểu. Không hiểu vì sao, trong sáng tác của tôi, việc viết lại luôn nguy hiểm đến vậy. Nó có sức công phá rất lớn. Những người viết sách là những kẻ huỷ diệt.”

Bạn dễ cho rằng Olive, nhà văn trong câu chuyện này, là một hình ảnh tượng trưng cho Byatt. Nếu vậy, mối quan hệ này thật vô cùng đáng tò mò. Một trong những người bạn của bà “nghĩ rằng ngoài [Olive] tôi chưa bao giờ viết ra một nhân vật nào mà chính mình không ưa, và anh ta cực kỳ sắc sảo.”

Chiến tranh thế giới thứ nhất như một cái máy chém rơi xuống đoạn kết Truyện trẻ con. Đó là một sự kiện lịch sử không tài nào ngờ đến, và cả tác giả cũng không lường trước được – “Tôi bắt đầu sáng tác về giai đoạn 1890 trở đi mà không nghĩ thấu đáo được rằng tất cả những đứa trẻ này sẽ chết trong chiến tranh… Tôi cứ phải cố bảo người ta bỏ chữ ‘đe dọa’ khỏi tất cả những tài liệu quảng bá.” Khi nghiên cứu cho tiểu thuyết, bà đã khám phá ra một chuyện quá hay – hoặc quá dở – không thể tin nổi: trong chiến tranh, binh lính đã đặt tên cho các chiến hào và đồn phòng thủ theo nội dung các truyện thiếu nhi: “Hào Peter Pan”, “Rừng Hook”, “Nhà Wendy”, v.v.

Truyện thần tiên và chính trị không tưởng đan xen và hoà quyện vào nhau trong quyển sách. “Tôi là một kẻ bi quan từ trong máu và những nhân vật này lại có sự ngây thơ bên trong mình. Họ đến sau thế hệ hoàng kim thời Victoria, những người mà tôi yêu, trong khi tôi không yêu ai trong thế hệ trong sách này. Tôi yêu Browning theo cái cách mà tôi không yêu ai hết trong giai đoạn lịch sử của cuốn sách, có lẽ là trừ Rodin[15]. Tôi cũng yêu Tennyson[16]. Tôi cảm thấy họ hiểu rằng thế giới này có thể đau thương, trong khi thế hệ Shaw, hay cả thế hệ Woolf thì…”

Bà cũng nhận ra tinh thần uỷ mị này trong nửa sau của thế kỷ 20: “Tôi cũng chẳng thích thập niên 1960 là bao. Cuốn tiểu thuyết lớn gần nhất mà tôi viết là A Whistling Woman và một mặt nó kể về chủ nghĩa không tưởng, mặt khác nó lại mang một thái độ lãng mạn chủ nghĩa thần bí khá nguy hiểm. Tôi không tin rằng nhân chi sơ tính bản thiện, nên tôi nghĩ mọi phong trào không tưởng rốt cục đều chịu cảnh thất bại, nhưng tôi lại rất hứng thú với những phong trào ấy.”

Byatt có thể nghiêm túc thật, nhưng tôi nghĩ sẽ thật sai lầm nếu cho rằng bà không biết đùa hay hợm hĩnh sách vở. Sau cuộc phỏng vấn với tôi, bà và chồng cùng cười trước sự tai quái của một nhóm cổ vũ bóng đá – các fan hâm mộ bóng đá Anh hô hào trước đội tuyển Bỉ rằng “Các anh tự biết mình là người Pháp nên đừng có chối làm gì.”

Điều làm bà trở nên khác biệt chính là tính hiếu kì bám rễ trong thực tại. Bà là một người hâm mộ và động viên thành tiếng các tác giả thế hệ sau như Hensher, Lawrence Norfolk, David Mitchell, Adam Thirlwell và Ali Smith. Sự ủng hộ của bà “không hoàn toàn không vụ lợi, bởi vì tôi ước mong về một thế giới văn chương mà trong đó người ta không chỉ viết sách về cảm xúc của con người. Nếu anh để ý, tất cả những tác giả tôi thích còn viết về các tư tưởng. Anh biết đấy, thường ta bảo nhau văn học Anh thì có nào là McEwan, Amis, Graham Swift và Julian Barnes – nhưng ngoài ra còn bao thứ khác diễn ra. Thật ra tôi có ngưỡng mộ cả bốn người này… và họ không chỉ viết về cảm xúc của con người, nhưng dù thế nó cũng đã hóa thạch rồi.”

Khi còn trẻ, Byatt làm bạn với Iris Murdoch, mặc dù “bởi vì hồi đấy tôi thật sự không tìm kiếm một người đỡ đầu nên tôi thấy rất khó xoay xở trong tình bạn ấy … bà ấy chỉ đơn thuần là dùng anh làm chất liệu. Bà ấy rất yêu anh nhưng cũng sẽ đưa anh đi ăn trưa và cứ hỏi liên tù tì như thể bắn bia.”

Bà có bất bình trước hồi ký của chồng Murdoch, ông John Bayley không? “Tôi nghĩ rằng điều ông ta làm hết sức xấu xa và tôi không ngại gì nếu anh viết thế lên báo. Tôi hiểu bà đủ nhiều để biết rằng bà chắc chắn sẽ ghét nó… Nó gây ảnh hưởng khủng khiếp lên cách mọi người nhìn nhận và suy nghĩ về bà. Bà là một tiểu thuyết gia tuyệt vời và là một tiểu thuyết gia không viết về bản thân mình. Cảm xúc luôn hiện diện trong văn bà nhưng nó không bị giới hạn chỉ trong cảm xúc. Trong đó còn có tư tưởng. Có kết cấu. Có một thế giới phức tạp và thông tuệ… Tôi nghĩ chuyện John làm là không thể tha thứ được.”

Dẫu vậy, sự thù ghét của Byatt đối với việc sùng bái “cảm xúc” dễ bị hiểu lầm. Truyện trẻ con chan chứa cảm xúc – và đan xen vào trong đó, một cách kín đáo và gián tiếp, là một trong những sự kiện tình cảm chính yếu trong cuộc đời của chính Byatt – việc đứa con trai 11 tuổi qua đời trong một tai nạn xe hơi.

Đó là một điều bà bất ngờ nhắc đến khi chúng tôi nói về thời kỳ dạy ở trường đại học của bà. “Đây là một câu chuyện hai câu, và thế là hết.” Bà đã muốn viết toàn thời gian, nhưng “nếu tôi có việc làm thì chúng tôi có thể gửi cháu đi học trường tư. Con trai tôi bị giết chết trên ngưỡng cửa nhà Frank Kermode[17], vào đúng cái ngày mà tôi gần như nhận công việc đó – và vì thế việc đi làm chẳng còn để làm gì nếu không phải vì tôi còn biết làm gì đây.” Kết quả là bà đã làm việc “bằng với quãng thời gian cháu sống, là 11 năm,” và khi kết thúc bà thấy “như thể được giải thoát khỏi một lời nguyền.” Một bài thơ bà viết mang tên “Dead Boys” miêu tả đứa con thơ đã chết vẫn luôn hiện diện bên người mẹ ở mọi lứa tuổi khác nhau. Hình ảnh tương tự cũng xuất hiện trong Truyện trẻ con.

“Tôi có lần xem David Cameron[18] kể chuyện người ta cứ viết thư cho ông và nói rằng sau một thời gian, bạn sẽ muốn ca tụng cuộc đời ai đó. Tất cả những gì tôi có thể nói là không, anh sẽ không muốn làm thế đâu. Nó thật sự kinh khủng. Nó cứ mãi như thế thôi.”

Dẫu vậy bà cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng viết lách đóng vai trò chữa lành hay trục xuất cảm xúc xấu. “Tôi nghĩ về việc viết lách chỉ đơn giản theo nghĩa đó là niềm vui. Tạo ra mọi thứ là điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Dù tôi rất yêu chồng và các con mình, tôi chỉ yêu họ bởi vì tôi là người tạo ra những thứ này.”

Tôi xin bà giải thích thêm: “Tôi,” bà nói, “định nghĩa về tôi, là cái người theo đuổi dự án tạo ra một thứ gì đó. À, nói thế thì có hơi khoe khoang – nhưng xây dựng gì đó. Tôi quả có nhìn nhận việc đấy dưới dạng những cấu trúc ba chiều. Và bởi vì cái người đó làm chuyện đó mọi lúc mọi nơi, nên người đó cả khả năng yêu thương tất cả những người bà ta yêu.”

Byatt nói về Byatt

“Tâm trí của những người yêu đá đã xâm chiếm lấy những tảng đá tựa như địa y bám chặt lên bề mặt với những mảng bám florua vàng kim hay xanh xám. Thế giới nhân sinh của đá bị kẹt lại trong những ẩn dụ hữu cơ như thể ruồi trong hổ phách từ xa xưa. Ngôn ngữ nảy sinh từ da thịt và tóc tai và cỏ cây. Hình thận, xoăn núm, dạng chùm nho, đuôi gai, máu. Ngọc carnelian nâu đỏ lấy tên từ carnal nhục thể, từ thịt da. Ngọc serpentin và lizardite là những loài bò sát bằng đá; phyllite xanh thẫm màu diệp lục. Ngay chính đất cũng một phần được tạo nên từ xương trắng, vỏ sò và tảo silic. Ines đang trở về với đất mẹ dưới hình dạng khác xa với những nắm tro và bột xương rực lửa của mẹ mình. Cô thích những phần cơ thể mình bây giờ đã biến thành đá vỏ chai hơn là phấn bụi trắng. Chabazit, từ gốc tiếng Hy Lạp dùng để gọi mưa đá, y như hệ tinh thể và thạch lựu, mang hình dạng một khối hai mươi mặt toàn mĩ.”

Đây là trích đoạn từ truyện “A Stone Woman” của tôi, một câu chuyện thần tiên kể về một người phụ nữ bị biến thành đá – hay là bị biến thành nhiều loại đá khác nhau. Đá ở đây là một ẩn dụ cho nỗi đau buồn và cho quá trình già đi và hóa thạch. Chúng ta luôn phải nghe bảo rằng ngôn ngữ không đủ sức miêu tả những điều này. Tôi nghĩ rằng khả năng sáng tạo của ngôn ngữ là vô tận nếu ta thật sự để tâm chú ý. Tôi yêu tất cả những ẩn dụ được chôn sâu trong tên gọi các loại đá. Suy nghĩ và viết lách tức là tạo ra liên kết. Tôi từng có một buổi đọc sách tại một trường đại học, nơi mà một sinh viên nói hết sức tự phụ rằng “Bà dùng một từ tôi không hiểu trong phần vừa đọc. Bà không nghĩ làm vậy là kênh kiệu sao?” Tôi trả lời rằng nếu tôi là cô ta tôi sẽ chạy ngay đi tra từ điển trong niềm sung sướng mãn nguyện.

Mua sách Truyện Trẻ Con ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Truyện Trẻ Con” khoảng 185.000đ đến 223.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Truyện Trẻ Con Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Truyện Trẻ Con Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Truyện Trẻ Con Fahasa” tại đây

Đọc sách Truyện Trẻ Con ebook pdf

Để download “sách Truyện Trẻ Con pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *