Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh

Giới thiệu sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh – Tác giả Lưu Thuyền Dương

Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh

Thanh xuân là gì? Trưởng thành là gì? Khi vẫn còn chưa hoàn toàn hiểu rõ, chúng ta đã ở đoạn cuối của tuổi thanh xuân rồi. Còn chưa kịp nếm mùi thanh xuân, mọi thứ đã trở thành kí ức.

Chúng ta của những năm tháng thanh xuân đã từng mơ hồ, từng do dự, muốn thử thay đổi nhưng lại không biết làm cách nào để thay đổi. Ý chí chiến đấu sục sôi bị dội cho gáo nước lạnh, chúng ta liên tục nản lòng, nhụt chí. Vừa oán trách cuộc đời bất công, vừa trốn tránh mặt đối mặt, lao vào ăn chơi hưởng thụ, sống qua loa cho hết tháng ngày.

Cuốn sách này đề cập đến năm phương diện trong cuộc sống: Tình yêu, sự trưởng thành, cách ứng xử, tình bạn, lối sống. Kết hợp với ví dụ thực tế, gửi tới độc giả những triết lí sống tích cực, cố một số cách nghĩ thậm chí mang tính trái chiều, giúp bạn đọc trải nghiệm sự xung đột của những lối tư duy khác nhau. Tạo ra sự đồng thuận không phải là mục đích của cuốn sách. Ngược lại, chúng tôi mong muốn độc giả độc giả sau khi độc xong, sẽ có thể tích cực, lạc quan khi đối diện với thử thách, nhanh chóng thích ứng với cuộc sống.

Mỗi chương của cuốn sách đều có phần câu hỏi trắc nghiệm, giúp người đọc hiểu rõ hơn trạng thái hiện tại của bản thân, Bắt đầu từ chấp nhận bản thân, không gừng thay đổi bản thân, cuối cùng trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình.

Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh
Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh
  • Mã hàng 9786049324901
  • Tên Nhà Cung Cấp Bách Việt
  • Tác giả: Lưu Thuyền Dương
  • Người Dịch: Nguyệt Minh
  • NXB: NXB Lao Động
  • Trọng lượng: (gr) 300
  • Kích Thước Bao Bì: 16 x 24
  • Số trang: 288
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

Thông tin tác giả:

Lưu Thuyền Dương có bút danh là “Dụng thời gian nhưỡng tửu” (Dành thời gian ủ rượu), là tác giả được yêu thích trên trang mạng sáng tác Jianshu, đồng thời cũng là tác giả trên các trang Weibo, Douban, Jinritiaotou của Trung Quốc. Bài viết có tên “Bạn thân mến, đừng để trái tim mong manh hủy hoại bạn nữa” của anh được mua bản quyền đăng lại trên các diễn đàn Weixin như Thập điểm độc thư, Phi điệp thuyết, Thanh Hoa Nam Đô, và được tạp chí “Thanh niên văn trích” chọn lọc xuất bản, với hơn 1 triệu lượt đọc.

2. Đánh giá Sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh

Đánh giá Sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh
Đánh giá Sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

3 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

4 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

5 Truyện mới, không bị gãy gáy, nhàu giấy hay bị gấp nếp sách nên ưng ý lắm. Mỗi tội hơi bám bụi tý. Nội dung thì review thấy hay nên rất mong chờ

Review sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh

Review sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh
Review sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh

Chương 1 : “Thủy tinh tâm”, xin chào! (1)

“ Thủy tinh tâm” rốt cuộc là gì?

Hiện nay khái niệm “thủy tinh tâm” vẫn chưa có một định nghĩa chính thức. Có người quy nó thành sự nhạy cảm, mong manh, hoặc là thiếu khả năng chịu áp lực, nhưng đó không thể là định nghĩa hoàn chỉnh về “thủy tinh tâm”. Ngoài ra, “thủy tinh tâm” còn có quan hệ mật thiết với môi trường trưởng thành và năng lực kiểm soát cảm xúc của chúng ta. Muốn tránh khỏi rắc rối mà “thủy tinh tâm” gây ra thì chúng ta phải đi sâu tìm hiểu xem rốt cuộc “thủy tinh tâm” là gì.

Biểu hiện của “thủy tinh tâm”

Cuối tuần nhàm chán lướt mạng, cô em họ gửi đến một icon (biểu tượng cảm xúc) “tức giận”. Tôi vội nhắn tin hỏi cô em đã xảy ra chuyện gì, nhưng con bé mãi không trả lời. Nhìn trạng thái hiển thị “đang online”, nhất định có rất nhiều bực tức cần giải tỏa.

Nửa phút trôi qua, cuối cùng nhận được tin nhắn đầy những icon gương mặt buồn tủi, kéo lên mấy trang phía trước mới nhìn thấy dòng tin nhắn: “Trưa nay ở kí túc xá, em thấy hai người bạn cùng phòng vừa thì thầm to nhỏ vừa liên tục nhìn về phía em cười cợt, nhất định là họ đang nói xấu sau lưng em!”

Tôi không nhịn được cười, nói: “Không đến mức như vậy chứ, sao em biết người ta nói xấu em. Em như vậy là thủy-tinh-tâm rồi”.

“Anh mới thủy-tinh-tâm ấy! Nói với anh, anh cũng không hiểu!” Con bé vốn mong tôi về hùa với nó lên án những người bạn cùng phòng, không ngờ còn bị gán thêm mác “thủy tinh tâm”, đúng là đổ thêm dầu vào lửa.

Chúng ta luôn miệng nhắc tới “thủy tinh tâm”, rốt cuộc “thủy tinh tâm” là gì chứ? Đọc chữ có thể luận ra nghĩa, “thủy tinh tâm” chính là một trái tim mong manh, dễ vỡ giống như thủy tinh. “Thủy tinh tâm” theo cách hiểu thông thường của mọi người là chỉ nội tâm yếu đuối, dễ tức giận, quá nhạy cảm với những đánh giá từ phía người khác, bất cứ việc gì cũng dễ dàng liên tưởng theo hướng tiêu cực, thường suy diễn quá mức một câu nói hoặc một hành động của người khác. Chỉ một câu nói bâng quơ cũng khiến bạn buồn phiền rất lâu. Mắc lỗi nhỏ, người khác cảm thấy không đáng gì, bạn lại có thể tự suy diễn ra một loạt hậu quả đáng tiếc. Đây chính là biểu hiện thường gặp nhất của “thủy tinh tâm”.

Người khác nhìn về phía bạn khi họ đang cùng nhau nói chuyện, bạn liền cho rằng người ta đang nói xấu sau lưng bạn. Tôi nghĩ không chỉ cô em họ tôi, mỗi chúng ta đều có lúc sẽ không tránh được suy nghĩ lẩn thẩn như vậy, chỉ là mức độ khác nhau mà thôi.

Xuất phát từ yêu cầu của môn chuyên ngành, cũng vì đã từng cảm nhận sâu sắc những tổn thương mà “thủy tinh tâm” gây ra, các thành viên trong nhóm chúng tôi bèn thử làm một bài trắc nghiệm. Vừa hay có sẵn câu hỏi, thế là tôi gửi cho cô em họ để nó tự kiểm tra (câu hỏi trắc nghiệm nằm ở phía cuối bài viết).

Ba phút trôi qua, cô bé lớn tiếng trách móc: “Câu hỏi trắc nghiệm của anh thật chả ra làm sao, anh mới là đồ thủy-tinh-tâm nặng!”

Người “thủy tinh tâm” dễ nghĩ ngợi lung tung, thậm chí có chứng mơ mộng hão huyền ở mức độ khác nhau. Nếu ngày hôm đó bạn bỗng nhiên bị người khác nói là “thủy tinh tâm”, chắc chắn bạn cũng sẽ lập tức nhảy dựng lên, cảm thấy người ta đang sỉ nhục bạn. Nhóm chúng tôi tiến hành điều tra bạn thân của hơn 100 người tham gia trắc nghiệm, kết quả thu được nói chung là phù hợp với tình hình thực tế của người tham gia trắc nghiệm. Có thể nói, rất nhiều người cơ bản không nhận thức được mình có “thủy tinh tâm”. Lại càng có rất nhiều người không chịu thừa nhận mình có “thủy tinh tâm”.

Từng có một độc giả kết bạn Wechat với tôi, lúc đầu anh ta bày tỏ sự yêu thích với những gì tôi viết, đương nhiên tôi cảm thấy rất vui, bèn ngỏ lời cảm ơn.

Tiếp đó anh ta bắt đầu giãi bày những chuyện phiền não anh ta gặp phải gần đây, đương nhiên không phải một hai câu có thể nói hết. Lúc đó tôi đang đi tàu điện ngầm, hành khách rất đông, thế là tôi nhắn một câu: “Rất xin lỗi, tôi hiện đang ở trên tàu, không tiện trả lời, đợi tôi về nhà sẽ hồi đáp.”

Đến khi về nhà tôi mở điện thoại thấy tin nhắn trả lời của độc giả đó như sau: “Nếu anh không muốn nghe tôi lải nhải nhiều lời thì cứ nói thẳng, không cần phải lấy lí do”. Tôi vội vàng nhắn tin định giải thích, nhưng nhận ra anh ta đã sớm hủy kết bạn với mình. Tôi có chút khó xử, càng cảm thấy nực cười.

Chỉ vì người ta không thể trả lời ngay, bạn liền cho rằng người ta không thích bạn, thậm chí là ghét bạn, cũng không để cho đối phương có cơ hội giải thích mà lập tức đơn phương kết thúc cuộc đối thoại.

Người “thủy tinh tâm” sợ bị từ chối, càng sợ người khác xem thường mình, lạnh nhạt với mình.

Học lái xe, vì phạm lỗi, thầy hướng dẫn khẽ xua tay một cái, thế là bạn rơi vào vực sâu của “thủy tinh tâm”, kiểu như: “Có phải thầy hướng dẫn không thích tôi? Những học viên khác có cảm thấy tôi chậm hiểu không?” Thế là trong cả quá trình chờ đợi tập lái, bạn luôn trong tình trạng tự trách móc. Lần tiếp theo lên xe, bạn vẫn lặp lại lỗi tương tự, để rồi nhận về là những lời phê bình nghiêm khắc hơn. Nhưng nếu bạn xin thầy hướng dẫn hoặc học viên khác hướng dẫn kĩ lại ngay sau khi mắc lỗi, hiểu rõ chỗ sai của mình, tìm cách giải quyết vấn đề thay vì suy nghĩ linh tinh, thì tự nhiên bạn cũng sẽ chẳng còn thời gian cho “thủy tinh tâm” nữa.

Trong phim “Hoan lạc tụng”, Khưu Oánh Oánh sau khi bị “tên cặn bã” bỏ rơi, đã trở nên mê mẩn cái gọi là “thành công học”, Andy tốt bụng đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm và lỗ hổng trong cái gọi là “thành công học” mà Khưu Oánh Oánh theo đuổi. Khưu Oánh Oánh chẳng những không cảm kích, còn cho rằng Andy xem thường mình.

Người “thủy tinh tâm” sợ phạm lỗi, sợ không được mọi người công nhận, sợ bị người khác coi thường, càng sợ bị cô lập. Suy cho cùng, sự tự ti ở họ luôn được chôn giấu tận đáy lòng. Một khi người khác chỉ ra thiếu sót của họ, họ cảm thấy như đối phương đang phủ nhận mình, xem thường mình, thậm chí là lăng mạ mình.

Kí túc xá nào cũng đều có một kiểu bạn cùng phòng thích trêu đùa người khác, hoặc động một tí là đặt biệt danh cho đối phương. Nếu bạn vì điều đó mà bất mãn nổi giận, thì sẽ bị coi là “thủy tinh tâm”, bị gán mác người không biết đùa, người khó ưa.

Có một số người rõ ràng là phạm lỗi khiến người ta tức giận, nhưng lại nghênh ngang đi khắp nơi rêu rao người này người kia “thủy tinh tâm”, không ai ưa. Họ coi bản thân là biểu tượng của đạo đức, khi đối phương không chấp nhận sự vô cớ gây sự của mình, liền gán cho họ cái mác “thủy tinh tâm”.

Cái mác “thủy tinh tâm” này, thật ra bạn có thể ném nó đi. Đừng để sai lầm của đối phương trở thành công cụ làm tổn thương bạn. Bạn hoàn toàn có thể vạch giới hạn cho những trò đùa mà bản thân không thích, thậm chí không thể tiếp nhận. Khi người khác rõ ràng gây tổn thương cho bạn, bạn có quyền phản kháng lại.

Trường hợp của em họ tôi thì không giống như vậy. Bởi con bé cơ bản không thể khẳng định người ta có đang nhằm vào nó hay không. Chẳng qua trong lúc thì thầm to nhỏ, người ta nhìn về phía nó vài lần, có thể họ không có ý đó, con bé lại cho rằng họ đang nhằm vào mình rồi bực tức. Còn nếu như người bạn cùng phòng kia không chỉ nhìn về phía nó vài lần mà còn dùng tay chỉ trỏ nó, thì nó tức giận cũng là chuyện đương nhiên.

Hai trường hợp đặc biệt cần loại trừ

Môi trường trưởng thành của mỗi người là khác nhau. Sự nhạy cảm với một vài sự việc, câu nói nào đó do mặc cảm bệnh tật hay do chấn thương tâm lí thời thơ ấu không thể coi là biểu hiện của “thủy tinh tâm”.

Độc giả Tiểu Lí, muốn mình đẹp giống như tất cả các cô gái khác, nhưng vì di truyền, cô bẩm sinh có mái tóc bạc trắng. Có thể tưởng tượng ra thời học sinh, đặc biệt là lúc tiểu học, cô đã phải chịu đựng bao nhiêu sự trêu chọc, bao nhiêu sự chế giễu của đám bạn học sớm chiều bên cạnh.

Bây giờ Tiểu Lí đang học đại học, người bạn cùng phòng với cô nhuộm tóc màu khói xám, Tiểu Lí cãi nhau một trận to với cô bạn, vì cho rằng người bạn cùng phòng làm như vậy là chế giễu mình. Tiểu Lí khóc suốt mấy ngày, sau khi đọc được bài viết của tôi về “thủy tinh tâm” liền tìm đến tôi để giãi bày.

Tôi biết người bạn cùng phòng không có ác ý, chỉ là vô tình động chạm tới nỗi lòng của Tiểu Lí. Vậy Tiểu Lí là người có “thủy tinh tâm” sao? Tôi nghĩ không phải, tổn thương thời thơ ấu vẫn ám ảnh cô, nên cô đặc biệt nhạy cảm với màu tóc mà thôi.

Tôi từng có người bạn cùng phòng kí túc tên Tiểu Quang. Một biến cố xảy ra khiến cậu ấy mất đi bố mẹ, từ đó trở thành trẻ mồ côi. Thật khó tưởng tượng nổi khoảng thời gian đó, cậu ấy đã vượt qua như thế nào. Khi mới ở cùng nhau, mọi người đều không biết chuyện đó. Một người xa nhà, khó tránh khỏi nhớ món ăn mẹ nấu, buổi tối liền tụ họp nói chuyện hăng say, riêng mình Tiểu Quang đeo tai nghe xem phim. Tiểu Lục không hiểu nội tình, còn bắt Tiểu Quang kể những món sở trường của mẹ mình, nói rằng nghỉ hè mỗi người đều phải học một hai món, đến khi khai giảng thì mở tiệc trổ tài. Bị Tiểu Lục dồn ép đến khó chịu, Tiểu Quang gào lên một câu: “Tôi không có mẹ!”

Im lặng chết chóc. Không ai nói gì. Một lát sau, chúng tôi nghe thấy tiếng nức nở của Tiểu Quang vọng lại từ một góc.

Sự nhạy cảm, dễ nổi cáu mà mặc cảm bệnh tật và chấn thương tâm lí từ biến cố gia đình gây ra cho Tiểu Lí và Tiểu Quang thật sự không phải là “thủy tinh tâm”. Nhưng tôi vẫn muốn khuyên họ thử nhìn nhận sự việc theo hướng nhẹ nhàng hơn. Suy cho cùng chỉ như vậy mới có thể chữa lành tổn thương mà những việc đó gây ra cho bản thân họ.

Trắc nghiệm: Khảo sát mức độ “thủy tinh tâm” của bạn

Nếu có hứng thú với điều này, đừng ngại kiểm tra xem bạn có phải là người “thủy tinh tâm” không nhé.

Bạn có một tuổi thơ tươi đẹp không?

Quá tệ

Bình thường

Đẹp như truyện cổ tích

Bạn có vì một câu nói của người khác mà canh cánh trong lòng?

Trước nay chưa từng

Đôi khi có

Thường xuyên

Bạn có thể khiêm tốn tiếp thu ý kiến của người khác?

A. Hoàn toàn có thể

B. Đôi khi có thể

C. Không thể hoặc rất hiếm

Bạn có thể ứng biến với mọi tình huống xã giao hay không?

A. Hoàn toàn có thể

B. Ứng biến một cách khó khăn

C. Từ chối xã giao

Bạn có một kế hoạch cuộc đời rõ ràng không?

A. Có kế hoạch rõ ràng

B. Thỉnh thoảng lập kế hoạch

C. Không có

Bạn có phải một người dễ dàng hài lòng không?

A. Rất dễ dàng

B. Thỉnh thoảng không hài lòng

C. Không hài lòng

Bạn đã từng nghĩ đến việc coi thường mạng sống của mình?

A. Hoàn toàn không

B. Thỉnh thoảng nghĩ đến

C. Thường xuyên

Bạn có thể biểu đạt chính xác những điều mình nghĩ không?

A. Hoàn toàn có thể

B. Đôi khi có thể

C. Tôi luôn có suy nghĩ và lời nói không nhất quán

Bạn có thể thực sự độc lập về tài chính không?

A. Hoàn toàn có thể

B. Cần giúp đỡ phần nào

C. Không thể

Bạn có muốn theo đuổi sự hoàn hảo không?

A. Không

B. Đôi khi có

C. Mọi việc đều theo đuổi sự hoàn hảo

Bạn luôn lo lắng sẽ mang đến phiền phức cho người khác?

A. Không

B. Đôi khi cảm thấy như vậy

C. Rất lo lắng

Phân tích kết quả trắc nghiệm:

A= 1 điểm B= 2 điểm C= 3 điểm

(1) 1 – 10 điểm: Gần như không có triệu chứng “thủy tinh tâm”

Chúc mừng bạn, bạn có một trái tim cứng rắn, có khả năng điều chỉnh cảm xúc tốt, bất luận trong cuộc sống thường ngày hay trong tình yêu, tổn thương mà “thủy tinh tâm” gây ra đều sẽ không ảnh hưởng lâu dài tới bạn.

(2) 11 – 18 điểm: “Thủy tinh tâm” mức độ nhẹ

Bạn có triệu chứng “thủy tinh tâm” nhẹ, song đừng lo lắng, đây là biểu hiện rất bình thường, đa số mọi người đều sẽ có “thủy tinh tâm” mức độ khác nhau. Điều cần chú ý là, khi cuộc sống và tình yêu gặp phải biến cố bất ngờ, hãy kịp thời điều chỉnh, thể hiện khả năng gánh vác, tích cực đối diện với cuộc sống.

(3) 19 – 25 điểm: “Thủy tinh tâm” mức độ trung bình

Nhìn từ kết quả kiểm tra, bạn có triệu chứng “thủy tinh tâm” mức độ trung bình. Nhóm này trong tình yêu đa số nằm ở thế yếu, không phải vì tự ti, mà vì yêu quá sâu đậm nên sợ mất mát. Mức độ “thủy tinh tâm” của bạn trong cuộc sống luôn thấp hơn trong tình yêu. Học cách dùng tư duy lí trí để giải quyết vấn đề là có thể giảm triệu chứng “thủy tinh tâm” một cách dễ dàng.

(4) 26 – 33 điểm: “Thủy tinh tâm” mức độ nặng

Bản thân bạn có một bộ quy tắc ứng xử riêng, nhưng càng tiếp xúc với xã hội, bạn sẽ càng cảm thấy xã hội thực tại khác một trời một vực với những điều tốt đẹp trong tưởng tượng. Thời gian đầu bạn khó tiếp nhận, thường vì một chút đả kích mà buồn rầu, thậm chí ăn không ngon ngủ không yên. Bạn sợ bị cô lập, “thủy tinh tâm” đã gây ra cho bạn không ít ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng đừng lo lắng, bạn có thể cải thiện nó chỉ bằng một vài biện pháp thực tế đơn giản.

“ Thủy tinh tâm” rốt cuộc làm hại bạn đến mức nào?

“Thủy tinh tâm” hủy hoại tình yêu, tình thân, tình bạn,

cũng sẽ làm hỏng cả sự nghiệp, sự học… của bạn. Vì vậy, hãy kiểm soát “thủy tinh tâm”, nhận thức chính xác về “thủy tinh tâm” để thoát khỏi những tổn hại mà nó gây ra càng sớm càng tốt.

Ảnh hưởng của “thủy tinh tâm” tới công việc

Chúng ta đã biết “thủy tinh tâm” rốt cuộc là gì, biết vô số những biểu hiện của “thủy tinh tâm” trong cuộc sống, cũng như ảnh hưởng của nó. Nhưng bạn có biết “thủy tinh tâm” đem đến cho bạn bao nhiêu mối nguy hại không?

Điền Lâm là một sinh viên mới tốt nghiệp vừa bước vào môi trường làm việc. Giống như đa số sinh viên cùng khóa, sau rất nhiều lần bị từ chối, cuối cùng cô ấy giành được một cơ hội thử việc.

Công việc chủ yếu của Điền Lâm chính là hỗ trợ lãnh đạo tổng hợp, cân đối công việc của các bộ phận và giải quyết các thủ tục hành chính, nhìn chung là công việc văn thư đơn giản. Thường xuyên tiếp xúc với lãnh đạo, lại thêm công việc hằng ngày rất vụn vặt, người mới bước vào môi trường làm việc như Điền Lâm sẽ luôn phạm phải những sai sót cơ bản. May mà

Điền Lâm siêng năng, ham học hỏi, cô ấy rất ít khi phạm một lỗi đến lần thứ hai, lãnh đạo cũng khen ngợi cô ấy rất nhiều.

Nhưng có một lần do quá bận, cô ấy quên gửi tài liệu mà lãnh đạo yêu cầu cho một khách hàng. Đến khi khách hàng gọi điện thoại hỏi lãnh đạo, Điền Lâm mới nhớ ra. Lãnh đạo tỏ ra thông cảm, không phê bình Điền Lâm quá nhiều, chỉ yêu cầu cô lập tức gửi tài liệu cho khách hàng. Lãnh đạo nhanh chóng gọi điện xin lỗi khách hàng, thừa nhận sơ suất từ phía công ty, Điền Lâm lúc đó đứng một bên chuẩn bị xin lỗi vì sai sót của mình, lãnh đạo đang mải nghe điện thoại, còn chưa đợi Điền Lâm mở miệng đã xua tay ra hiệu cô ra ngoài.

Vốn là một hành động rất bình thường, nhưng một người đang phạm lỗi như Điền Lâm lại nhạy cảm thái quá, vội vàng cho rằng mình sắp mất việc rồi, trong lòng chỉ chăm chăm suy nghĩ có phải mình quá kém cỏi, có phải mình sẽ không được công nhận nữa, có phải mình sắp bị sa thải không…

Từ Dương không giống Điền Lâm. Từ Dương là một cán bộ kĩ thuật nòng cốt với khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, có vị trí nhất định trong công ty. Nhưng một lần vì sai sót đã khiến công ty thiệt hại một đơn hàng lớn. Lãnh đạo đương nhiên tức giận, trực tiếp phê bình đích danh Từ Dương ngay tại hội nghị tổng kết. Từ Dương đứng trước mặt nhân viên toàn công ty đập bàn hét lớn: “Tôi không làm nữa!” rồi “đĩnh đạc” rời đi.

Người mới bước vào công việc như Điền Lâm vì phạm lỗi mà hốt hoảng lo sợ, một biểu hiện nhỏ của lãnh đạo cũng khiến cô ấy đứng ngồi không yên. Còn một người làm việc kinh nghiệm như Từ Dương, lăn lộn nhiều năm nơi công sở như vậy mà vẫn chưa thể bỏ tính nóng nảy, bị lãnh đạo thẳng thắn phê bình đã lập tức phủi tay ra đi.

Ở những môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt, lãnh đạo phê bình nhân viên, thậm chí quát mắng nhân viên là chuyện không hiếm gặp. Gặp được một lãnh đạo tính tình ôn hòa thật sự là may mắn. Đa số lãnh đạo vì quản lí quá nhiều công việc, cấp trên của họ lại gây áp lực quá lớn, khó tránh khỏi sẽ vì một vài sai sót của nhân viên mà nổi trận lôi đình. Người chưa từng bị lãnh đạo mắng ở nơi làm việc kì thực là đếm trên đầu ngón tay.

Đã phạm lỗi, chúng ta cần có can đảm chịu trách nhiệm. Đừng vì một lời quở trách của lãnh đạo mà nhụt chí, nghĩ rằng lãnh đạo không coi trọng mình, thậm chí lập tức phủi tay bỏ đi. Làm như vậy không hay chút nào, chỉ cho thấy chúng ta không có tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực kém. Bị mắng đa số là vì sai sót của chúng ta khiến công ty phải chịu tổn thất không đáng có. Người phạm lỗi là chúng ta, điều nên làm là suy nghĩ xem nên bù đắp như thế nào.

Vì vậy mới nói, “thủy tinh tâm” khiến bạn ở nơi làm việc luôn phải nhìn trước ngó sau, không có sự quyết đoán, cũng khiến bạn không chịu được dù chỉ một chút đả kích, một lần phê bình công khai cũng có thể xô ngã bạn dễ dàng.

Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Ant Financial – Bành Luy1, trong một buổi hội nghị đã phát biểu quan điểm của bà về chủ đề “Thế nào là một nhân tài tiêu chuẩn?”, trong đó một điểm rất quan trọng chính là cần “mạnh mẽ”. Mạnh mẽ là gì? Trước tiên bà hi vọng các nhân viên có đủ khả năng chịu áp lực, có thể kiểm soát “thủy tinh tâm”. Khi vấn đề xảy đến, không tự trách bản thân vô dụng mà phải tìm cách giải quyết. Thứ hai là hi vọng nhân viên có một tâm thế tốt, biết tự điều chỉnh, duy trì thái độ làm việc tích cực, lạc quan.

Tương tự, rất nhiều học sinh cũng từng bị giáo viên nhắc nhở, khiển trách. Lúc đó chúng ta cũng cần dẹp bỏ “thủy tinh tâm”, lắng nghe kĩ lời giáo viên, biết bản thân mình rốt cuộc đã sai ở đâu, tìm ra nguyên nhân phạm lỗi, không ngừng trưởng thành từ những sai lầm.

1 Bành Luy: Nữ doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc, một trong số 18 người đồng hành cùng Jack Ma sáng lập nên tập đoàn Alibaba.

Ảnh hưởng của “thủy tinh tâm” tới quan hệ xã hội

Tôi nhận được một bức thư của độc giả nữ tên Tiểu Lam. Tiểu Lam không hỏi tôi làm cách nào để không còn “thủy tinh tâm”, mà hỏi cách làm sao chung sống với người “thủy tinh tâm”.

Tiểu Lam kể cho tôi rất nhiều ví dụ về bạn cùng phòng có “thủy tinh tâm”, trong đó có một chuyện khiến tôi ấn tượng khá sâu sắc, thậm chí không nhịn được cười. Tiểu Lam nói với tôi, bạn cùng phòng của cô ấy chính là một người “thủy tinh tâm” mức độ nặng. Cuối tuần mấy người bạn ở kí túc xá hẹn cùng đi ăn. Vốn đang rất vui vẻ, chỉ vì khi ra ngoài Tiểu Lam không để ý đã khoác tay một cô bạn cùng phòng khác mà không khoác tay cô bạn kia, cô ấy lập tức giãy nảy nói rằng Tiểu Lam tẩy chay mình. Cuối cùng mọi người mất hứng bỏ về.

Chỉ vì Tiểu Lam khoác tay người bạn cùng phòng khác mà không khoác tay cô bạn kia, cô ấy liền cho rằng Tiểu Lam tẩy chay mình – “thủy tinh tâm” như vậy, chắc chắn ngoài việc gặp trắc trở trong tình bạn, trong cuộc sống cũng sẽ gặp khó khăn chồng chất.

Tôi cũng từng là một người “thủy tinh tâm” mức độ nặng. Hồi mới lên đại học, tôi hân hoan với việc xây dựng mối quan hệ tốt với bạn cùng phòng, hi vọng có thể trở thành bạn thân của nhau cả đời.

Ngày đầu tiên nhập học, tất cả mong đợi của tôi đã tiêu tan. Bởi vì nhà xa, để giành được ví trí gần cửa sổ, tôi đến trường trước một ngày, khi đó chỉ có tôi và một bạn cùng phòng khác tới báo danh. Tôi chủ động chào hỏi cậu ấy, nhưng đổi lại chỉ là một cái quay lưng, một câu “ừ” đơn giản.

Tôi thu xếp giường đệm gọn gàng rồi tiễn bố mẹ ra bến tàu. Trên đường đi, tôi cố gắng kìm nén cảm xúc, nghĩ đến bốn năm tới phải chung sống với người bạn cùng phòng như vậy, tâm trạng vô cùng bế tắc. Nhưng hai năm qua đi, tiếp xúc lâu rồi mới nhận ra, cậu ấy không phải cố tình lạnh nhạt với tôi, chỉ là tính cách cậu ta vốn vậy, cư xử với tất cả mọi người đều như thế.

Nhiều khi người khác không có ý nhằm vào bạn, chỉ là cách cư xử cố hữu của họ chạm đúng đến phần nhạy cảm của bạn, bạn liền vội cho rằng người ta không thích mình.

Ảnh hưởng của “thủy tinh tâm” tới tình yêu

Doanh Doanh thuộc tuýp cô gái ngoan ngoãn điển hình. Thời trung học, nghe lời răn dạy của mẹ nên không yêu đương. Đến khi lên đại học, trái tim Doanh Doanh mới bắt đầu rung động, cô thích một cậu bạn cùng câu lạc bộ. Giống như nhân vật trong những tiểu thuyết thanh xuân vườn trường mà Doanh Doanh hay đọc thời cấp ba, cậu nam sinh ấy có chiều cao chuẩn một mét tám mươi ba, là cán bộ đoàn nên có phần chín chắn hơn hẳn các bạn cùng trang lứa. Doanh Doanh là một thành viên của câu lạc bộ, ngoại hình ưa nhìn, mái tóc dài qua vai được cột lại giản dị bằng một chiếc kẹp tóc xinh xắn. Điều khiến người ta yêu thích nhất là đôi má lúm đồng tiền “chuẩn mực” của Doanh Doanh, khi cô nở nụ cười quả thật làm say đắm lòng người, một vẻ đẹp hết sức ngọt ngào.

Doanh Doanh lấy hết can đảm, học theo những cảnh trong tiểu thuyết từng đọc, chủ động bày tỏ với cậu bạn kia. Cậu bạn kia cũng đã sớm có tình ý với Doanh Doanh, hai người nhanh chóng rơi vào bể tình.

Sau đó, Doanh Doanh vì bảo vệ tình yêu của mình khỏi sự xâm phạm của người khác mà muốn dính lấy cậu bạn đó 24/7, buổi tối cũng luôn giữ liên lạc qua điện thoại. Hễ lần nào cậu bạn kia không kịp nghe, cô ấy liền cho rằng cậu ấy không còn yêu mình: Nhất định là vì lúc đầu mình theo đuổi cậu ấy khiến cậu ấy cảm thấy mình không đáng quý trọng. Nhất định là cậu ấy có niềm vui khác rồi…

Mãi đến khi cậu bạn kia gọi điện thoại giải thích, Doanh Doanh mới có thể gạt bỏ nghi hoặc.

Tình yêu như vậy đã định sẵn sẽ không thể lâu dài. Quá lệ thuộc cảm xúc vào người khác, thậm chí muốn chiếm giữ đối phương, không cho đối phương một chút không gian tự do, cuối cùng cậu bạn kia không chịu nổi Doanh Doanh nữa, đã đề nghị chia tay.

Doanh Doanh từng thử cứu vãn mối quan hệ, nhưng đã muộn. Để tránh khó xử, Doanh Doanh quyết định rút khỏi câu lạc bộ. Sau một thời gian mất tinh thần, cô ấy cuối cùng đã bước ra khỏi bóng tối. Doanh Doanh nói, do bản thân cô có khao khát chiếm hữu quá mạnh mẽ, không có cảm giác an toàn, hay suy nghĩ vớ vẩn, mới dẫn đến mối tình đầu vốn đẹp như hoa nhanh chóng lụi tàn.

“Thủy tinh tâm” không chỉ hủy hoại mối tình đầu, nó có thể hủy hoại cả một cuộc hôn nhân.

Tiểu Mị sớm được như ý nguyện, kết hôn cùng “bạch mã hoàng tử”. Kết hôn xong, Tiểu Mị liền nghỉ việc, ở nhà chăm chồng dạy con. Ban đầu mọi thứ đều tốt đẹp, vận hành theo đúng quỹ đạo mà Tiểu Mị dự tính.

Nhưng ngày vui ngắn chẳng tầy gang, hai năm qua đi, Tiểu Mị cảm nhận rõ ràng người chồng không còn muốn trò chuyện với cô. Cô nói gì anh ấy cũng đều cảm thấy ấu trĩ, chuyện công việc càng không để Tiểu Mị hỏi tới.

Chuyện làm cho Tiểu Mị thay đổi hoàn toàn bắt đầu từ một bữa tối. Tối hôm đó, giống như mọi ngày, cô nấu cơm, làm vài món ăn chồng thích, háo hức đợi chồng về thưởng thức. Chẳng may anh chồng lại nhai phải hạt sạn to, anh ta rất tự nhiên nhổ cơm ra.

Lúc đó, trong lòng Tiểu Mị đã rối bời, giận bản thân ngay cả một chuyện nhỏ như thế cũng làm không tốt, khiến người chồng vốn “không ưa” mình, nay càng thêm chán ghét mình.

Người chồng nhận thấy sự thất vọng của Tiểu Mị, vội vàng an ủi. Nhưng Tiểu Mị đã chìm sâu trong sự khống chế của “thủy tinh tâm”, tủi thân khóc mếu, nước mắt đầy mặt.

Cuối tuần tụ tập với bạn thân, Tiểu Mị kể cho họ cảm nhận của mình, bạn bè khuyên Tiểu Mị ra ngoài tìm một công việc, dù sao con của cô cũng đã cai sữa rồi. Là phụ nữ, vẫn phải sống dựa vào bản thân mình. Chẳng phải để chứng minh điều gì, mà là cần độc lập về kinh tế, không ỷ lại vào người khác, dựa vào nỗ lực của bản thân để tự tin tỏa sáng.

Trở lại làm việc chưa đến vài tháng, Tiểu Mị đã có được cơ hội thăng chức, công việc ngoài giúp Tiểu Mị độc lập về mặt kinh tế còn mang lại cho Tiểu Mị cuộc sống hôn nhân như mong muốn.

Ngày tháng nghỉ việc ở nhà, tất cả tâm sức của cô ấy đều dồn vào chồng con, chỉ sợ ngay cả việc hậu cần mình cũng làm không tốt. Lại thêm thời gian dài rảnh rỗi, rất dễ suy nghĩ lung tung, tự mình dọa mình, nhiều việc phóng đại quá mức.

Người “thủy tinh tâm” đa phần đều có chút tự ti, thiếu cảm giác an toàn, luôn suy diễn quá mức về một câu nói hay hành động của người khác, cuối cùng làm tổn thương người thân, bạn bè và cả chính bản thân mình. “Thủy tinh tâm” hủy hoại tình yêu, tình thân, tình bạn, cũng sẽ làm hỏng cả sự nghiệp, sự học… của bạn. Vì vậy, hãy kiểm soát “thủy tinh tâm”, nhận thức chính xác về “thủy tinh tâm” để thoát khỏi những tổn thương do nó gây ra càng sớm càng tốt.

Mua sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh” khoảng 46.000đ đến 67.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh Fahasa” tại đây

Đọc sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh ebook pdf

Để download “sách Vứt Bỏ Trái Tim Mong Manh pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *