Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Giới thiệu sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư – Tác giả Nhiều tác giả

Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Quốc văn giáo khoa thư từ lâu đã được coi là bộ sách giáo khoa Tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách do Nha học chính Đông Pháp xuất bản vào khoảng những năm 20, đầu thế kỉ 20, với sự tham gia của các soạn giả tên tuổi, đều tốt nghiệp trường Thông ngôn: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Ra đời với mục đích dạy chữ quốc ngữ cho học sinh cấp Sơ học yếu lược (tương đương với ba năm đầu tiểu học ngày nay) từ Bắc vào Nam, bộ sách gồm ba quyển:

  • Quyển dành cho lớp Năm (Ðồng ấu – Cours Enfantin): 34 bài đầu dạy trẻ các chữ cái và đánh vần, 55 bài sau là các bài tập đọc.
  • Quyển dành cho lớp Tư (Dự bị – Cours Préparatoire) gồm 120 bài tập đọc.
  • Quyển dành cho lớp Ba (Sơ đẳng – Cours Elémentaire) gồm 84 bài tập đọc.

Các bài tập đọc luôn lồng ghép nội dung về luân lí, lịch sử, địa lí, vệ sinh, tự nhiên… kèm theo phần giải thích từ ngữ, bài tập và tập viết.

Mỗi bài đều có hình minh họa, theo lối tranh khắc gỗ hồn nhiên, chân phương mà có tài liệu cho là của họa sĩ Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ.

Gần một thế kỉ đã trôi qua, nhưng những bài học trong Quốc văn giáo khoa thư vẫn còn nguyên giá trị, đọng lại rất nhiều ấn tượng và tình cảm đẹp trong lòng người học nhờ tính giáo dục và sư phạm cao, ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với tâm lí trẻ em. Một số bài tập đọc vẫn được dùng làm ngữ liệu cho một số sách giáo khoa và tài liệu giáo dục sau này.

Trong lần tái bản này, chúng tôi chủ yếu dựa vào bản in năm 1935, kể cả phần học vần và tập viết của quyển dành cho lớp Đồng ấu mà một số bản in khác đã lược bỏ. Một số bài có nội dung không còn phù hợp, chúng tôi xin phép lược bỏ. Với phần tranh minh họa, chúng tôi đồ lại và làm cho rõ nét hơn. Những cách viết theo kiểu cũ đều được chữa cho phù hợp với cách viết của tiếng Việt hiện tại, chẳng hạn, không dùng dấu gạch nối giữa các từ ghép; những lỗi in sai, nhầm lẫn đều được chỉnh sửa. Những chú thích của biên tập viên được để trong ngoặc vuông để phân biệt với chú thích của tác giả. Về các địa danh nhắc đến trong sách, chúng tôi để nguyên theo cách gọi cũ.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Quốc Văn Giáo Khoa Thư

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Quốc Văn Giáo Khoa Thư
  • Mã hàng 8935244846195
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhà Xuất Bản Kim Đồng
  • Tác giả: Nguyễn Văn Ngọc, Trần Trọng Kim, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận
  • NXB: NXB Kim Đồng
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì: 24 x 16 cm
  • Số trang: 328
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Đánh giá Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Đánh giá Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư

1 Sách dạy chữ quốc ngữ cho học sinh học Sơ cấp yếu lược, tương đương với 3 năm đầu của bậc Tiểu học bây giờ. Sách có các bài viết về chủ đề: lịch sử, địa lý, chăm sóc thân thể và đặc biệt là đạo đức. Dù trải qua thời gian dài, những bài học về đạo đức, về giá trị của con người, của giáo dục vẫn còn nguyên vẹn. Cuốn sách có tranh minh hoạ, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, có phần giải nghĩa các từ khó. Lần tái bản này, Kim Đồng cũng đã lược bỏ một số bài viết có kiến thức không còn phù hợp với hiện tại, đóng thành một cuốn khổ to thay vì để 3 tập và làm boxset như lần phát hành năm 2019. Mỗi phiên bản có ưu và nhược riêng, cũng phù hợp với các đối tượng khác nhau, nhưng bản thân tôi thích cuốn gộp khổ lớn hơn. Các nhà biên soạn bộ sách đều là những người có tên tuổi trong lĩnh vực ngôn ngữ thời bấy giờ.

2 Sách hay, trình bày rõ ràng có chọn lọc nên rất thích hợp cho các bé chuẩn bị vào lớp 1. Có nhiều bài đọc dạy nhân cách và giải thích rõ ràng.

3 Sách hay gis trị. Rất có ý nghĩa. Làm tư liệu dạy học rất tốt.

4 Quyển sách tuyệt vời, đẹp như mới, còn có cả giấy cảm ơn, đóng gói kĩ càng.

5 Đóng gói và giao hàng cẩn thận. Sách trình bày rõ ràng, chi tiết.

Review sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Review sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư
Review sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Nhóm Cánh buồm, dưới sự chủ trì của nhà giáo Phạm Toàn, tức nhà văn Châu Diên, từng biên soạn xong bộ sách lớp một, từ sự kế thừa các kết quả tích cực thực nghiệm Công nghệ giáo dục, do tiến sỹ Hồ Ngọc Đại dốc lòng thiết kế và tổ chức chu đáo hàng chục năm qua. Nên rất tự tin là “đúng hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn, dễ thực hiện hơn”. Toàn bộ bản thảo được chuyển tới nhà xuất bản Tri thức. Nhân dịp đó, nhà xuất bản bèn mời nhóm Cánh buồm dạy mẫu một số tiết theo đúng sách giáo khoa do chính họ dày công biên soạn để giới thiệu trên truyền hình, trên mạng, như một quảng cáo thực trực quan, thực thuyết phục. Nhưng thực tế học đường lại không chấp nhận vì nó chỉ nặng lí thuyết cách thức dạy và học mà thiếu vắng những nguyên lí cơ bản triết lí giáo dục.

Thế là mơ một Quốc văn giáo khoa thư ngày xưa. Đương nhiên, không ai dại gì lại vác chúng – gồm những tập cho lớp đồng ấu – enfantin (lớp một), dự bị – préparatoire (lớp hai), sơ đẳng – élémentaire (lớp ba), ra làm làm sách giáo khoa cho học trò thời đại hôm nay phổ biến mạng toàn cầu. Nó xuất bản năm 1935, với nội dung tương thích thời nước ta còn tăm tối thuộc Pháp. Thực tế, nó phải xếp sau sách học tiếng Pháp ở trường tiểu học dành cho trẻ con thuộc địa: Le livre unique de Francais.

Mơ ở đây là mơ một chừng mực biên soạn của các thày giáo giỏi lại hết lòng vì học trò thân thương của mình hồi đó: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận. Nhà giáo gạo cội Phạm Toàn hôm nay cho rằng “… sách Ta này cũng dùng văn chương để chuyên chở ngữ pháp, cũng dùng chủ điểm để cung cấp từ ngữ… và qua phần văn chương để kết hợp đem đến cho học sinh các kiến thức lịch sử, đạo đức, địa lý, khoa học thường thức hoặc văn hóa.”

Ở thời nửa đầu thế kỉ XX đó, một sách giáo khoa tiếng Việt như thế quả là quá tuyệt vời.

Về phương pháp học tập, nhà giáo Phạm Toàn trích nguyên xi bài khóa số 51: “Thằng Bút… đọc cả bài ngụ ngôn – văn vần hai ba lượt, rất có ý và nhận nghĩa cho thật hiểu. Nó đọc câu đầu, rồi không nhìn vào sách đọc lại không sai chút nào. Nó học sang câu thứ hai. Thuộc rồi, đọc lại cả với đầu. Rồi nó học luôn như thế cho đến câu cuối cùng. Sau Bút đọc lại cả bài năm, bảy lần. Lúc bấy giờ, gấp sách lại, đọc làu làu…” Nhưng cách học thuộc lòng như rứa lại bị các nhà sư phạm hiện đại ngày nay lên án là “tầm thường và sai lầm tai hại về khoa học”!?

Trong khi đó, nhà giáo – ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo lại một mực coi học thuộc lòng ca dao, tục ngữ là cách thích hợp nhất với trẻ nhỏ. Không học thuộc lòng, trẻ làm sao học nói được đây. Với lại, cách học ngoại ngữ được coi là tiên tiến và hiệu quả hiện nay là học thuộc lòng những câu mẫu, chưa cần biết văn phạm, cú pháp là gì. Hơn một lần, Cao Xuân Hạo chỉ ra rắng: “Trong mấy năm đầu tiểu học, nhiệm vụ của nhà trường là dạy cho bọc sinh biết đọc và biết viết. Thích hợp nhất với mấy năm đầu học chữ chính là kho tàng ca dao, tục ngữ, chứa đựng trăm nghìn những áng văn đẹp nhất, hay nhất, bổ ích nhất… trẻ cần thuộc lòng để thấm nhuần những mẫu mực về hành văn chứa đựng linh hồn tiếng Việt dưới hình thức giản dị và súc tích nhất.”

Có học thuộc lòng các bài ca dao, tục ngữ mà trẻ học chữ không phải thông qua “đánh vần” rối rắm a bờ cờ hôm nay. Đánh vần là lối học lạc hậu, thế giới đã bỏ từ lâu. Đố có ai học tiếng Pháp, tiếng Anh lại bắt đầu từ đánh vần đấy. Trong tiếng Pháp, o, oh, au, eau, aux, eaux, haut… đọc ráo là ô tất. Vô địch chung kết Đường lên đỉnh ô-lim-pia 2010 bị nghi vấn. Đáp án thợ sửa ông nước plumber là đúng, nhưng đọc “theo kiểu đánh vần tiếng ta” thành “plâm-bơ” là sai, vi b ở đây câm, đọc đúng là “plâmơ”

Vậy mà các sách giáo khoa tiếng Việt lại cứ như đoạn tuyệt ca dao, tục ngữ không bằng. Một là ca dao, tục ngữ không cho phép máy móc áp ngữ pháp châu Âu để phân tich văn phạm đâu là chủ ngữ đâu là vị ngũ… Nhất là lại không thấy các thời “đã, đang, sẽ” như các ngôn ngữ hệ Ấn – Âu. Cũng như nhiều tiếng trong vùng Đông – Nam Á, tiếng ta là một ngôn ngữ không có thời, a tenseless language.

Cái hay, cái đẹp của ca dao tục ngữ luôn được tự hào là hàm ý, hàm ngôn. Không chỉ không phân tích theo các tiêu chuẩn ngôn ngữ Ấn – Âu được, mà còn rất khó diễn nghĩa. Ví dụ, “Ăn vóc học hay” không phải ai cũng hiểu ngay được là ăn cho có sức vóc, học để hiểu để biết, để hay “Rắn mai tại lỗ, rắn hổ về nhà” là bị rắn mai cắn, chết ngay tại chỗ, còn bị rắn hổ mổ, còn lết được về nhà…

Chính nhà giáo Phạm Toàn cũng phải đặt câu hỏi thắc mắc là vì sao Quốc văn giáo khoa thư lại thành công đến thế: “Nhiều người là học trò thởi Quốc văn giáo khoa thư chỉ được học tiếng Việt trình độ cỡ thằng Bút. Lên tiếp bậc trung học, họ học toàn tiếng nước mẹ (tiếng Pháp)… Vậy mà sao lại có nhiều người sau này giỏi tiếng Việt. “

Rõ ràng là từ cái gốc cơ bản học Quốc văn giáo khoa thư mà yêu tiếng Việt rồi tự trau dồi mà thành… Vậy ra điều cốt yếu của sách giáo khoa là làm sao cho học trò hứng thú học, học chăm, học giỏi để cất cho mình lâu đài kiến thức, văn hóa, đạo đức, đặng lớn lên làm người văn minh, bác ái.

Mua sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” khoảng 107.000đ đến 126.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Fahasa” tại đây

Đọc sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ebook pdf

Để download “sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *