Tên Tôi Là Đỏ

Giới thiệu sách Tên Tôi Là Đỏ – Tác giả Orhan Pamuk

Tên Tôi Là Đỏ

Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc. Tác phẩm xuất sắc này của Orhan Pamuk đã đạt

Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte – một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chính.

Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif – người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang. Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra, phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái… Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là chàng Siyah và sư phụ Osman – một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khá phá vụ án bí ẩn đó. Chính điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.

Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.

Tên Tôi Là Đỏ
Tên Tôi Là Đỏ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tên Tôi Là Đỏ
  • Mã hàng 8935235221901
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Orhan Pamuk
  • Người Dịch Phạm Viêm Phương, Huỳnh Kim Oanh
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 600
  • Kích Thước: Bao Bì 16 x 24
  • Số trang: 584
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Tên Tôi Là Đỏ

Đánh giá Sách Tên Tôi Là Đỏ
Đánh giá Sách Tên Tôi Là Đỏ

1 Quyển sách rất ấn tượng với tớ. Bằng cách để cho các nhân vật thay phiên nhau kể lại câu chuyện (ở ngôi thứ nhất), tác giả đã có thể làm cho người đọc thấu hiểu tận cùng những thông điệp đầy tính nhân văn mà ông muốn truyền tải. Bởi khi làm như vậy, ông đã cho phép người đọc đi vào tận con tim, tận trí óc của từng nhân vật, để đặt mình vào vị trí của họ, vào trong hoàn cảnh của họ mà hiểu rằng họ đã cảm thấy thế nào, tại sao họ nghĩ và làm như vậy, chứ không đơn thuần là theo dõi diễn tiến bề ngoài của câu chuyện và nhận định, phán xét từng con người, từng hành vi của họ (như cách mà chúng ta vẫn luôn làm ở trong cuộc đời thực và biết bao lần phát hiện ra rằng mình thật hồ đồ). Tác phẩm này mặc dù có vẻ ngoài là một tiểu thuyết trinh thám nhưng nó hay ở chỗ là không kích thích người ta lật tiếp từng trang vì sự tò mò như khi theo dõi một vụ án mà lại lôi cuốn người ta bởi cuộc tranh đấu nội tâm của các nhân vật và cuộc tranh đấu giữa họ với nhau về những quan điểm trong cuộc sống, nghệ thuật và sự hạnh phúc, và qua đó hiểu hơn về chính mình cũng như học cách nhìn cuộc đời khách quan hơn.

2 Một quyển sách rất hay ạ. Cốt lõi của nghệ thuật là vị nhân sinh nên dù có ở bất kỳ một trường phái hội họa nào thì các tiểu họa vẫn đi chung một con đường tươi đẹp. Bởi hình mẫu lý tưởng của nàng Shekure không những tượng trưng cho người phụ nữ đạo Hồi mà dường nét đẹp hình thể cũng như nội tâm sâu sắc, tinh tế cũng tượng trưng cho rất nhiều hình tượng phụ nữ ở thế gian. Và cũng bởi vì những hình tượng đặc sắc khác ở kinh đô ấy cũng đều là nghệ thuật chung của cả nhân loại mà không ai có thể phủ nhận điều đó. Chính vì thế, nền văn minh Hồi Giáo không nên có những cuộc đấu tranh như vậy vì nghệ thuật không sinh ra cho những việc thấp hèn như thế. Tác giả như ẩn dụ những hiện tượng này một cách mềm mỏng nhưng đầy sâu cay. Để thấu cảm được những tâm tư và ý tứ của tác giả cần một thời gian chiêm nghiệm “Tên tôi là Đỏ”, nó không đơn thuần như hình thức và câu chữ nó thể hiện, tất cả đều phức tạp và tinh tế đến lạ thường. Tình yêu vị nhân sinh, vị nghệ thuật luôn là loại tình yêu rộng lớn và cao cả, nó thấm nhuần trong triết lý sống của những con người thích và tận hưởng những giá trị đẹp đẽ ở cuộc đời.

3 Câu chuyện với các chi tiết, nhân vật bủa giăng như một tấm mạng nhện khổng lồ. Tất cả các đầu mối sự kiện đều có quan hệ mật thiết với nhau. Và trung tâm khởi nguồn của mọi biến cố trong tác phẩm là sự kiện vua Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ XVI đã bí mật cho khởi thảo một cuốn sách vĩ đại để ca tụng đế quốc của mình và nó sẽ được trang trí bởi bàn tay tài hoa của những họa sĩ giỏi nhất thời bấy giờ. Chính mâu thuẫn giữa các trường phái hội họa Đông- Tây đã dẫn đến máu me, chết chóc. Hai mạng người đã bị sát hại. Chính những cái chết thảm thương của các nhân vật đã tạo nên sự kịch tính cho câu chuyện. Trong cái phông nền nghệ thuật hội họa, ta khâm phục, ngưỡng mộ sự hiểu biết uyên thâm của tác giả, người “làm cầu nối giữa chúng ta với một nền văn hóa khác” (Tom Holland). Những am tường về hội họa, lịch sử của ông như những mạch nước ngầm cứ rỉ rả mà tuôn ra trong ngừng suốt chiều dài tác phẩm, giúp ta có những cái nhìn mới mẻ, bổ sung thêm cho mình những kiến thức thú vị. Còn trong cái phông màn cuộc sống, Orhan Pamuk cũng khiến ta phải suy ngẫm rất nhiều về gia đình, tình yêu, hạnh phúc, khát vọng… qua cách kể sinh động, đan xen nhiều lời kể của các nhân vật. Tác phẩm sử dụng ngôi kể thứ nhất nhưng đặc biệt là lần lượt từng nhân vật sẽ xưng tôi và thuật lại những hành động, suy nghĩ, tâm tư của mình. Đây là lần đầu tiên tôi đọc một tác phẩm mà có nhiều nhân vật kể chuyện như thế. Điều đặc biệt ấy tạo nên một nét mới lạ, độc đáo cho tác phẩm đồng thời cuốn sâu người đọc vào đại dương bao la sự kiện của tác phẩm.

4 Một cái chết đầy uẩn khúc và kỳ lạ ngay phần mở màn khiến chúng ta đinh ninh đây chính là một tác phẩm “thuần trinh thám”. Nhưng không, tác giả Orhan Pamuk như đã đưa chúng ta vào mê cung lạc lối, khiến chúng ta lầm tưởng quá nhiều điều về quyển sách này. Những vụ án đầy bí ẩn ấy cũng chỉ như một bức màn hoa lệ mà tác giả cố tình vẽ ra để che mắt những người đọc không tinh ý. Đằng sau đó là giá trị của tình yêu và nội tâm sâu sắc mà Orhan đã cố tình cài cắm một cách khéo léo như một sợi chỉ tinh thần xuyên suốt câu chuyện phức tạp này. Những tầng tầng ý nghĩa và thông điệp nhân sinh, kèm theo đó là đủ các biện pháp nghệ thuật tu từ đã minh chứng cho một kiệt tác mà ở đó, một Istanbul cũng như một đế chế Ottoman ở cuối thế kỷ XVI hiện ra đầy sinh động và kỳ bí. Để thấu cảm được những tâm tư và ý tứ của tác giả cần một thời gian chiêm nghiệm “Tên tôi là Đỏ”, nó không đơn thuần như hình thức và câu chữ nó thể hiện, tất cả đều phức tạp và tinh tế đến lạ thường.

5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Tên Tôi Là Đỏ

Review sách Tên Tôi Là Đỏ
Review sách Tên Tôi Là Đỏ

Đây là một cuốn sách khiến mình muốn được giới thiệu nó, muốn mọi người biết đến nó ngay từ khi mới đọc xong nửa quyển.

Từ lúc đọc Những màu khác của Orhan Pamuk, mình đã cảm nhận được tình yêu quê hương Thổ Nhĩ Kỳ của ông. Cho đến khi đọc Tên tôi là đỏ thì lại càng thấy sự tha thiết, sâu sắc của tình yêu đó.

Nếu có ai hỏi mình, đâu là cuốn sách mà cả tác giả và dịch giả đều ổn, mình sẽ không ngần ngại nói rằng: “Tên tôi là đỏ – cuốn sách không thể tuyệt vời hơn để mở màn cho năm 2020 của mình.”

Tác phẩm của Orhan Pamuk không dễ đọc.

Kiến thức của ông trong Tên tôi là đỏ đặc biệt sâu và rộng. Mình cho rằng, hiếm có một ai đọc cuốn sách này ngay từ lần đầu tiên có thể hiểu hết nó mà không hề tra cứu bất cứ điều gì. Hơn hết, sách là thứ mà ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần. Và sau mỗi lần như thế, cách nhìn của ta có thể sẽ đổi khác, hoặc sẽ hiểu sâu hơn những vấn đề trước đó ta thấy được trong cuốn sách.

Không chỉ dừng lại ở đó, những câu chữ, những đoạn văn mà Orhan Pamuk diễn tả thật sự rất dễ dàng để ta mường tưởng về những điều mà ông muốn nói tới, để trí tưởng tượng của ta bay xa, như thể những khung cảnh trong câu chuyện đang ở ngay trước mắt ta.

Tên tôi là đỏ lấy bối cảnh Istanbul vào thời kỳ Hồi giáo đặc biệt phát triển. Ở đó, các nhà tiểu họa làm việc cật lực, vẽ và trang trí theo cách mà Đấng Allah nhìn – chứ không phải cách mà con người nhìn sự vật, hiện tượng. Chính vì thế, bi kịch được tạo ra khi họ phải đứng giữa lằn ranh của việc theo truyền thống xưa cũ, tức là tin phục theo những giá trị tôn giáo hay phá vỡ lối mòn và tạo ra phong cách như của những bậc họa sĩ phương Tây, tức là đã quay lưng lại với tín ngưỡng của chính mình.

Điều đó có nghĩa rằng các nhà tiểu họa không được phép sáng tạo những cái mới, không được thể hiện bản thân qua những nét cọ. Họ chỉ đi theo những gì họ được chỉ dạy từ những vị thầy xưa. Thế nên khi làm một việc khác đi, họ hoang mang và sợ hãi.

Họ đã từng tin rằng:
“Nơi nào có sự điêu luyện đích thực và nghệ thuật thực sự thì người họa sĩ có thể vẽ một kiệt tác vô song mà không để lại dù chỉ một dấu vết về lai lịch của họ.”

“Điều quan trọng là ở chỗ một bức tranh, qua vẻ đẹp của nó, hướng chúng ta đến sự sung mãn của cuộc sống, đến lòng cảm thông, lòng tôn trọng đối với những màu sắc của thế giới mà Thượng đế đã tạo ra, và đến sự chiêm nghiệm và đức tin. Lai lịch của nhà tiểu họa là không quan trọng.”

Có một chi tiết, khi “tên sát nhân” cầm tấm gương lên, nhìn mình trong đó và cố vẽ chân dung bản thân bằng việc cố bắt chước phong cách phương Tây nhưng không thể, đột nhiên mình muốn khóc.

Nếu xét ở thời đại ngày nay, ta có thể nhận ra một họa sĩ dựa trên những đường nét trong bức tranh, hoặc người ta thường đề tên của mình trên bức tranh đó. Nhưng những nhà tiểu họa Hồi giáo trong Tên tôi là đỏ thì không thể.

Cả cuốn sách thể hiện những cảm xúc rất mãnh liệt, những niềm vui sướng, những đau đớn được lộ rõ. Có lẽ chính lối viết ở ngôi thứ nhất đã khiến cho nội tâm nhân vật được bộc lộ rõ ràng và chân thật nhất. Và người đọc có thể cùng khóc, cùng cười với nhân vật, hiểu được nhân vật. Vì vậy, chúng ta sẽ bị cuốn vào từng câu chữ, hồi hộp điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Trong tác phẩm có một nhân vật là thầy Osman, Trưởng ban Trang trí. Thầy bài trừ phong cách phương Tây và yêu tha thiết những tuyệt phẩm của thế hệ trước. Thầy cứng đầu và cố chấp với phong cách của xưởng vẽ chứ không màng đến phong cách từng cá nhân.

Thầy không muốn thay đổi.

Thật mâu thuẫn khi mình cảm thấy bí bức vì các nhà tiểu họa đấu tranh tư tưởng giữa việc lựa chọn “Đông” hay “Tây” nhưng lại yêu quý thầy Osman nhất truyện. Có thể vì sự kiên định của thầy, vì tình yêu của thầy đối với lối vẽ xưa.

“Giờ ta hiểu rằng, bằng cách lặng lẽ và từ từ tái tạo những bức tranh giống nhau qua hàng trăm năm, hàng ngàn họa sĩ đã khéo léo thể hiện sự chuyển hóa dần dần thế giới của họ thành một thế giới khác.”

Cái khoảnh khắc thầy tự chọc mù mắt mình để không phải thay đổi khiến mình xúc động không thôi.

Con người ta có thể mang niềm tin tôn giáo lớn lao đến mức nào chứ?

Tên tôi là đỏ, sau Bóng hình của gió là cuốn sách mình ghét hầu hết các nhân vật nhưng lại bị hấp dẫn đến mức không thể ngừng đọc, không chỉ bởi tác giả viết quá xuất sắc, mà còn vì dịch giả thật sự rất có trình độ và cũng rất có tâm.

Xuyên suốt cuốn sách, mình luôn nhìn theo góc độ “hình sự”, tức là mong muốn tìm ra hung thủ. Nhưng khi đọc bình luận về sách của dịch giả, mình lại thấy được câu chuyện trong Tên tôi là đỏ theo hai cách khác nữa. Nếu đọc cuốn sách này ba lần theo ba góc độ khác nhau, có lẽ sẽ mang đến những xúc cảm và độ thú vị khác nhau. Mà không chỉ nói đến bình luận cuối sách, ở ngay những lời mở đầu, mình đã thấy được tình cảm của dịch giả đối với tác phẩm này.

Tóm lại, đây là một cuốn sách cực kì đáng đọc, không chỉ đáng đọc một lần mà có thể đọc nhiều lần bởi những kiến thức trong cuốn sách không phù hợp nếu đọc vội. Bạn có thể bị choáng ngợp ngay từ lần đầu tiên, nên hãy đọc cuốn sách chậm rãi, hoặc có thể đọc đi đọc lại. Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ không thấy thời gian bỏ ra là phí phạm.

Mua sách Tên Tôi Là Đỏ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tên Tôi Là Đỏ” khoảng 116.000đ đến 127.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tên Tôi Là Đỏ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tên Tôi Là Đỏ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tên Tôi Là Đỏ Fahasa” tại đây

Đọc sách Tên Tôi Là Đỏ ebook pdf

Để download “sách Tên Tôi Là Đỏ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 21/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *