Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý
Giới thiệu sách Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý – Tác giả Jim Loehr, Tony Schwartz
Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý
Trong cuốn sách vừa được tạp chí New York Times bình chọn là sách bán chạy nhất, Jim Loehr và Tony Schawartz đã chứng minh rằng không phải quản trị thời gian mà chính quản trị năng lượng mới là then chốt để duy trì cả hiệu suất cao lẫn sức khỏe, hạnh phúc và cân bằng cuộc sống. Phương pháp Rèn luyện Toàn tâm toàn ý của họ dựa trên cơ sở 25 năm kinh nghiệm làm việc với những vận động viên thể thao hàng đầu thế giới, trong đó có vận động viên tennis vô địch thế giới Monica Seles và nhà trượt tuyết tốc độ đạt huy chương vàng Thế vận hội Dan Jansen. Phương pháp Rèn luyện Toàn tâm toàn ý đã giúp họ thi đấu hiệu quả hơn dưới áp lực khốc liệt.
Giờ đây, chương trình này sẽ giúp bạn:
– Phát huy bốn nguồn năng lượng chủ yếu
– Bù lại năng lượng tiêu hao bằng năng lượng hồi phục xen kẽ
– Tăng thêm khả năng theo đúng phương pháp mà các vận động viên nổi tiếng thực hiện
– Tạo ra những thói quen rất cụ thể để quản trị năng lượng tích cực.
Sức mạnh của toàn tâm toàn ý là phương pháp rất thiết thực và có cơ sở khoa học để quản trị năng lượng của bạn theo cách thông minh hơn. Nó cho ta một chỉ dẫn rõ ràng để trở nên mạnh mẽ hơn về mặt thể chất, gắn bó hơn về mặt tình cảm, tập trung hơn về mặt trí tuệ và liên kết hơn về mặt tinh thần – cả trong công việc lẫn trong đời sống.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý
- Mã hàng: 8935251408805
- Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
- Tác giả: Jim Loehr, Tony Schwartz
- Người Dịch: Đỗ Kiện Ảnh
- NXB: NXB Lao Động – Xã Hội
- Trọng lượng: (gr) 400
- Kích Thước Bao Bì: 13 x 20.5
- Số trang: 392
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý
1 Cuốn sách chủ yếu trình bày các nghiên cứu về vc quản trị năng lượng trong vc tập luyện thi đấu và cv cs.Chủ yếu sao cho đạt dc kết quả cao nhất trong 1 chu kì.Hơi có thiên hướng phù hợp với thi đấu
2 Sách bọc bookcare cẩn thận, giá tốt, giao hàng đúng hạn.
3 Đáng đọc, quản trị năng lượng là gốc dễ. Các bạn nên đọc để tạo và thành lập mọi sự việc trong cuộc sống, gia đình và công việc.
4 Mình đã nhận sách bản đẹp. Nôi dung thì tuyệt vời. Mình không hiểu vì sao nó không phải là best seller.
5 Hay, đáng để đọc. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.
Review sách Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý
Trong cuốn sách vừa được tạp chí New York Times bình chọn là sách bán chạy nhất, Jim Loehr và Tony Schwartz đã chứng minh rằng không phải quản trị thời gian mà chính quản trị năng lượng mới là then chốt để duy trì cả hiệu suất cao lẫn sức khỏe, hạnh phúc và cân bằng cuộc sống.
Phương pháp rèn luyện Toàn tâm toàn ý của họ dựa trên cơ sở 25 năm kinh nghiệm làm việc với những vận động viên thể thao hàng đầu thế giới. Hai người trong số đó là vận động viên tennis vô địch thế giới Monica Seles và nhà trượt tuyết tốc độ Dan Jansen, từng đạt huy chương vàng Thế vận hội. Phương pháp Rèn luyện Toàn tâm toàn ý đã giúp họ thi đấu hiệu quả hơn dưới áp lực khốc liệt của thể thao đỉnh cao.
Giờ đây, chương trình này sẽ giúp bạn:
- Phát huy bốn nguồn năng lượng chủ yếu
- Bù lại năng lượng tiêu hao bằng năng lượng hồi phục xen kẻ
- Tăng thêm khả năng theo đúng phương pháp mà các vận động viên nổi tiếng thực hiện
- Tạo ra những thói quen rất cụ thể để quản trị năng lượng tích cực
Rèn luyện Toàn tâm toàn ý là phương pháp rất thiết thực và có cơ sở khoa học để quản trị năng lượng của bạn theo cách thông minh hơn. Phương pháp này đưa ra cho bạn những chỉ dẫn rõ ràng để trở nên mạnh mẽ hơn về mặt thể chất, gắn bó hơn về mặt tinh thần, tập trung hơn về mặt trí tuệ và liên kết hơn về mặt tinh thần – cả trong công việc lẫn trong đời sống.
Trích dẫn:
Học cách kiểm soát năng lượng một cách hiệu quả và khôn ngoan là cách bạn nắm giữ sức mạnh biến đổi độc nhất vô nhị cho cả cá nhân và tổ chức.
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống và nhịp độ hít thở đều đặn, giấc ngủ cũng là một phương thức phục hồi năng lượng mạnh mẽ nhất đối với nhịp độ sinh học bao gồm nhiệt độ cơ thể, hàm lượng hoocmon, và nhịp tim. Đáng buồn thay, rất ít người hiểu được ảnh hưởng của thiếu ngủ đối với hiệu suất làm việc và cả mức độ nhiệt tâm với công việc cũng như cuộc sống gia đình (một người bình thường cần ít nhất 7-8 tiếng cho việc ngủ vào buổi tối mỗi ngày để đảm bảo các bộ phận chức năng hoạt động một cách tối ưu). Chỉ cần một đêm thiếu ngủ từ 1-2 tiếng cũng có thể gây ra những tác động to lớn và tiêu cực đối với sức khỏe, vấn đề tim mạch, tâm trạng và toàn bộ hệ thống năng lượng nói chung. Ví dụ như tốc độ phản ứng, sự tập trung, trí nhớ, khả năng phân tích logic sẽ đều suy giảm tỉ lệ thuận với mức độ thiếu hụt thời gian nghỉ ngơi thích đáng. Mức độ năng lượng, tình trạng sức khỏe và hiệu suất làm việc đều bị ảnh hưởng bởi thời gian ngủ của từng cá nhân. Các tác giả cũng lưu ý rằng thời gian và tần xuất làm việc ban đêm càng tăng thì hiệu quả công việc đạt được càng ít.
Năng lượng dự trữ của con người sẽ có dấu hiệu thụt giảm tại các thời điểm khác nhau trong ngày, thường vào giữa khoảng 3-4 giờ chiều, phần lớn mọi người sẽ đạt tới “Điểm cực hạn” theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản. “Điểm cực hạn” là giai đoạn khi con người cảm thấy mệt mỏi và chán nản nhất. Những nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy những giấc ngủ ngắn (ngủ trưa) có thể đem lại hiệu quả phục hồi đáng kể đối với cơ thể con người giúp duy trì sự tỉnh táo và năng suất trong suốt 24 giờ kể cả khi họ không có một giấc ngủ dài đúng nghĩa nào.
Những sự rèn luyện nhịp tim và sức mạnh cũng có tác động vô cùng tích cực đối với sức khỏe, mức năng lượng và hiệu suất làm việc. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng những bài tập thể dục ngắn cường độ cao, kèm theo một bài tập thư giản ngay sau đó có thể khiến cho cơ thể tăng khả năng phát triển năng lượng, sức chịu đựng đối với sức ép hay ức chế, và tăng tốc độ phục hồi nhanh chóng. Sự tăng cường rèn luyện thể lực cũng vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp tăng sự cân bằng và mật độ xương, mà còn thúc đẩy năng lượng, tốc độ chuyển hóa và điều hòa nhịp tim.
Năng lượng thể chất và tình cảm có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Khi năng lượng thể chất gần cạn kiệt, con người sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái tinh thần tiêu cực (sợ hãi, thất vọng, giận dữ, buồn rầu), xuất phát từ những mối đe dọa hay sự thiếu hụt vô hình. Những cảm xúc tiêu cực, thường liên quan tới một số loại hoocmon ức chế, có thể khiến nguồn năng lượng cạn kiệt một cách nhanh chóng và khiến con người không thể tiếp cận được niềm vui, sự thử thách, phiêu lưu và cả các cơ hội. Đối với trường hợp của những nhà lãnh đạo và quản lý, những cảm xúc tiêu cực của họ có thể đem lại hậu quả lớn hơn bình thường bởi lẽ nó tạo nên sự sỡ hãi, tức giận và những cảm giác không mấy tích cực đối với nhiều người khác, dần dần khiến cho hiệu suất làm việc suy giảm. Hơn thế nữa, sự giận dữ và tính trầm cảm kinh niên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều triệu chứng bệnh lý như đau lưng, đau đầu hay nguy hiểm hơn là bệnh tim và bệnh ung thu.
Những nhân tố then chốt có thể phát triển cảm xúc tích cực bao gồm sự tự tin, tự kiểm soát và sự đồng cảm. Một vài yếu tố có tác động hạn chế hơn đối với sự hình thành cảm xúc có thể kể đến sự kiên nhẫn, cởi mở, niềm tin và sự hưởng thụ. Khi những liên kết cảm xúc trở nên yếu ớt và mong manh, việc cần thiết là cố gắng tìm cách duy trì sự cân bằng giữa các liên kết cảm xúc này và thúc đẩy quá trình phục hồi. Bất cứ hoạt động vui thú và trọn vẹn nào cũng có thể đem lại dấu hiệu tích cực hình thành các cảm xúc tươi sáng. Vì vậy, để duy trì hiệu suất làm việc hiệu quả, việc thường xuyên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hay thể dục thể thao cần được ưu tiên và đầu tư thời gian một cách thích đáng.
Một mối quan hệ tốt đẹp – được đánh giá thông qua sự hài hòa qua lại giữa cho và nhận, giữa chia sẻ và lắng nghe, giữa việc đánh giá và được đánh giá – cũng được coi là một nguồn năng lược mạnh mẽ tạo nên sự tích cực và mới mẻ cho đời sống mối cá nhân. Thưc tế, các nghiên cứu cho thấy một trong những yếu tố tạo nên hiệu suất làm việc hiệu quả đó là có ít nhất một người bạn tốt tại nơi làm việc.
Mặc dù con người thường có xu hướng đánh giá cao sự tồn tại của một vài loại hình cảm xúc, trong khi lờ đi hoặc chê bai những cảm xúc còn lại. Thế nhưng, họ không hiểu rằng sự thể hiện sâu sắc nhất của nguồn năng lượng tình cảm đó là sự trải nghiệm tất cả mọi cung bậc cảm xúc. Mỗi cảm xúc đều có ý nghĩa riêng của nó và việc phân định rạch ròi hoàn toàn không có nhiều ý nghĩa, ví dụ như giữa khả năng tự kiểm soát và tính tự phát, lương thiện và lòng từ bi, rộng lượng và tiết kiệm, cởi mở và khép kín, đam mê và sự từ bỏ, kiên nhẫn và sốc nổi, cẩn trọng và táo bạo, tự tin và khiêm nhường nghe chừng có vẻ vô cùng mâu thuẫn với nhau. Thế nhưng sự thật là tất cả mọi cảm xúc đều tồn tại một mối tương quan đặc biệt với nhau. Sự trung thực thiếu đi lòng từ bi đôi khi sẽ trở thành sự độc ác. Bởi con người là một cá thể luôn chứa đầy những thứ phức tạp và mâu thuẫn, họ cần phải tập trung xây dựng nguồn năng lượng tình cảm của mình có thể dung hòa và duy trì sự cân bằng cảm xúc nội tại của bản thân.
Nguồn năng lược thể chất cũng có thể coi là sức mạnh thúc đẩy những khả năng trí tuệ. Làm việc một cách hiệu quả nhất và toàn tâm toàn ý với công việc của mình đòi hỏi khả năng duy trì sự tập trung và linh hoạt trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Khi sự tập trung và quyết tâm được đảm bảo, sẽ không có gì có thể khiến cho hiệu suất làm việc bị ảnh hưởng. Mọi người cũng cần phải biết đối mặt với tình huống tiến thoái lưỡng nan của việc tư duy lạc quan một cách thực tế – khả năng nhìn nhận đúng bản chất của mọi vấn đề nhưng cố gắng một cách lạc quan nhất để hoàn thành mục tiêu cuối cùng. Để có thể có được nguồn năng lượng trí tuệ tối thượng, mỗi cá nhân cần có được những nhân tố then chốt làm nên năng lượng trí tuệ bao gồm tầm nhìn, sự tự đánh giá bản thân, khả năng quản lý thời gian và sức sáng tạo.
Năng lượng thể chất, tình cảm và trí tuệ đều có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Cơ thể yếu ớt, thiếu ngủ, sẽ dẫn tới sự mệt mỏi và kết quả là sự mất tập trung trong công việc. Về phương diện tình cảm, sự lo lắng, khủng hoảng và sự tức giận sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự tập trung và tính lạc quan cần có trong công việc. Hơn thế nữa, đối với năng lượng thế chất và tình cảm, khả năng trí tuệ cần phải xuất phát từ sự cân bằng giữa năng lượng tiêu thụ và thời gian phục hồi. Thế nhưng, trong phần lớn môi trường làm việc, tất cả mọi người đều nghĩ rằng thời gian làm việc càng dài và liên tục thì hiệu suất làm việc sẽ càng cao. Tư duy thực chất tiêu tốn rất nhiều năng lượng (bộ não, chiếm tới 2% khối lượng toàn cơ thể, sử dụng tới 25% lượng oxy cung cấp một ngày). Khi trí não không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, những sai lầm trong việc đánh giá và thực hiện nhiệm vụ là không thể tránh khỏi, cùng với đó khả năng sáng tạo suy giảm, khả năng tính toán rủi ro có nhiều sai sót sẽ mang đến những hậu quả khôn lường cho toàn bộ tổ chức. Hiệu suất làm việc phụ thuộc rất nhiều vào nhịp độ sinh hoạt điều độ giữa lao động và nghỉ ngơi. Cũng giống như cơ thể con người, não bộ cũng cần thời gian để nghỉ ngơi, phân tích và ghi nhớ những thứ cần thiết trong bộ nhớ. Nếu quá trình này biến mất, trí não sẽ hoạt động một cách kém hiệu quả đi rất nhiều và mục đích học tập sẽ không bao giờ đạt được.
Thất bại trong việc giữ cho bộ não làm việc một cách hiệu quả cũng không có gì khác so với sự suy nhược bởi lẽ nó thường dẫn đến sự thuyên giảm chức năng ghi nhớ và dẫn tới sự thường xuyên mất trí nhớ. Cũng giống như khi bạn mới học một môn thể thao mới, các cơ bắp sẽ bị kéo căng và điều chỉnh thích ứng với cách chơi mới, việc học tập kỹ năng sử dụng máy tính, theo một khóa học ngắn hạn hay đơn thuần học thêm từ mới hàng ngày cũng đòi hỏi mỗi cá nhân phát triển não bộ của mình để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Những sự thử thách thường xuyên dành cho nào bộ như thế này sẽ giúp cho não bộ lão hóa với tốc độ chậm hơn rất nhiều.
Mặc dù lượng năng lượng bỏ ra trong từng thời điểm cụ thể là sự phản ánh thể chất sức khỏe của từng cá nhân, động lực mà anh ta hay cô ta chấp nhận bỏ ra lại hoàn toàn thuộc về vấn đề “tinh thần”. Yếu tố tinh thần ở đây đơn giản là bất cứ thứ gì có thể gây cảm hứng cho tâm hồn con người và khiến con người toàn tâm toàn ý, sử dụng tối đa mọi nguồn lược để thực hiện mục đích đang được hướng tới. Về cơ bản năng lượng tinh thần thực chất là một loại động lực hành động đặc biệt – một nguồn sức mạnh của sự kiên trì và kiên định trong mọi khía cạnh đời sống. Trong bối cảnh này, nhân tố cốt lõi của năng lượng tinh thần chính là tính cách, hay sự can đảm và niềm tin để sống xuất phát từ giá trị cốt lõi của từng cá nhân, ngay cả khi sự hy sinh là không tránh khỏi. Bởi vậy, để tạo ra nguồn năng lượng tinh thần mạnh mẽ cần phải nắm bắt niềm đam mê, sự gắn kết, tính toàn vẹn và sự trung thực.
Năng lượng tinh thần được duy trì bằng cách giữ vững sự cân bằng giữa việc đáp ứng đòi hỏi của người khác và nhu cầu cá nhân. Nói cách khác, khả năng sống bằng các giá trị sâu sắc nhất của một người phụ thuộc vào một sự đổi mới thường xuyên của tinh thần, thông qua các hoạt động nghỉ ngơi, khiến bản thân trở nên trẻ trung hơn, và tìm kiếm lại các giá trị tinh thần đã bị quên lãng trong quá khứ. Mặc dù việc thực hiện điều này hoàn toàn không dễ dàng, thậm chí nó còn khiến tiêu tốn năng lượng hơn mức bình thường và ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc thay vì đem lại giá trị tích cực.
Theo nguyên tắc thứ hai của nguyên lý quản lý năng lượng, việc lạm dụng hay sử dụng một cách không hiệu quả năng lượng đều dẫn tới sự suy giảm năng lượng nói chung, bởi vậy chúng ta cần phải duy trì sự cân bằng giữa nguồn năng lượng tiêu thụ và đổi mới một cách hợp lý”. Loehr và Schwartz đã khám phá ra sự thật rằng để có được một cuộc sống giàu có và hiệu quả nhất, con người phải học cách đưa ra những quyết định khôn ngoan, cần dành toàn tâm toàn ý cho công việc và thử thách khi cần thiết nhưng cũng biết cách buông tay và tìm kiếm sự đổi mới trong những hoàn cảnh đặc thù khác (ví dụ hãy coi cuộc sống như một đường đua nước rút, bạn cần biết khi nào đẩy nhanh tốc độ và khi nào gìn giữ năng lượng để đạt được mục tiêu cuối cùng). Tuy nhiên thật không may hầu hết mọi người đều sống một cuộc sống vô cùng tuyến tính. Bởi lẽ, nhu cầu phục hồi năng lượng thường được xem là một dấu hiệu yếu đuối và từ đó con người đánh giá một cách sai lầm ý nghĩa thực sự của nó đối với một cuộc sống bền vững. Năng lượng sẽ dần suy giảm theo cấp số nhân nếu nó bị liên tục bòn rút mà không được dành thời gian phục hồi. Ngược lại, có nhiều người lại dành quá nhiều thời gian để phục hồi hơn là sử dụng năng lượng một cách có ích. Bất kể là sự tích tụ dư thừa hay thiếu hụt năng lượng đều gây ra những hậu quả khôn lường khi nó phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của quy luật năng lượng khiến con người rơi vào trạng suy sụp, gục ngã, chán nản , bệnh tật thậm chí chết sớm.
Trái ngược với niềm tin thông thường, sự căng thẳng thực chất không phải là kẻ thù của cuộc sống, ngược lại đó là nhân tố chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển. Năng lực tình cảm, tinh thần, và tâm linh được xây dựng dựa trên nguyên tắc tồn tại của năng lượng vật lý thông qua việc phát triển các nhân tố năng lượng vượt quá mức giới hạn bình thường của chúng. Bởi vậy, nguyên tắc thứ ba của sự toàn tâm toàn ý đó là “Để phát triển nguồn năng lượng vốn có của mình, chúng ta cần phải vượt qua giới hạn chính bản thân mình, rèn luyện cật lực giống như những vận động viên thực thụ trên cả bốn nhân tố năng lượng”.
Nguyên tắc thứ tư có liên quan tới “những hành vi được suy tính một cách cẩn trọng và thực sự có ý nghĩa”. Sự thay đổi là điều không dễ dàng bởi lẽ con người luôn bị điều khiển bởi những thói quen tự nhiên và vô thức, và thực tế là các thói quen có sức mạnh to lớn hơn rất nhiều so với lý trí và kỷ luật. Khi các cá nhân phải su y nghĩ mỗi khi hành động, việc duy trì sự tỉnh táo trong một thời gian dài là quá khó khăn đối với họ. Do đó, “Thói quen sử dụng năng lượng một cách hợp lý là chìa khóa cho sự toàn tâm toàn ý và sự gia tăng hiệu suất làm việc”. Nguyên tắc này yêu cầu sự đảm bảo rằng năng lượng có ý thức được sử dụng một cách cẩn trọng và chỉ khi thực sự cần thiết. Điều này có thể khiến các cá nhân tự do sử dụng năng lượng có sẵn của mình một cách chiến lược, tập trung nó trong các hoạt động sáng tạo và tích lũy của cải.
Làm việc quá sức đang trở thành thứ ma túy có sức ảm ảnh trong cuộc sống ngày nay – một vấn nạn chưa được đặt tên… Cuồng công việc là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến cho con người không thể ngừng đặt ra những yêu cầu cho bản thân mình, đẩy con người vào trạng thái mất cân bằng trong thói quen làm việc và xuất hiện niềm đam mê quá mức dành cho công việc.
Mua sách Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý” khoảng 95.000đ đến 111.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý Fahasa” tại đây
Đọc sách Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý ebook pdf
Để download “sách Sức Mạnh Của Toàn Tâm Toàn Ý pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Sức Mạnh Của Văn Hóa Doanh Nghiệp
- Giải Phẫu Học Về Giãn Cơ Giãn Cơ Để Tối Ưu Sức Mạnh Cơ Bắp
- Con Là Sức Mạnh Của Mẹ
- Sức Mạnh Của Sự Công Nhận
- Hướng Nội Sức Mạnh Tiềm Ẩn Trong Bán Hàng
- Sức Mạnh Của Trí Tuệ Cảm Xúc
- Sức Mạnh Của Hiện Tại
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free