Yêu Thương Là Tự Do

Giới thiệu sách Yêu Thương Là Tự Do – Tác giả Trần Lê Sơn Ý

Yêu Thương Là Tự Do

Với lời đề từ: “Đừng nhốt tim mình trong một cái chai!”, những dấu vết của bước chân chiêm nghiệm ở một giai đoạn trong đời tác giả đã chậm rãi trải ra nhẹ tênh trên từng trang viết trong tập tản văn Yêu thương là tự do.

Nhẹ nhàng, cá tính, tản văn của Trần Lê Sơn Ý mang đến cho bạn đọc những góc nhìn riêng và thú vị. Nếu ví cuốn sách là một bữa cơm và tác giả là người lo bếp núc, thì tập tản văn này là một mâm hài hòa, bình dị trong ngôi nhà thành phố. Bằng sự nhạy cảm, tinh tế, giàu nữ tính, tác giả đã dọn lên những thực dưỡng thanh đạm, dễ chịu.

Mỗi bài viết ngắn là một nhát cắt rất mỏng từ trong cuộc sống, được nói mạch lạc, rõ ràng, như những bức hình có tỉ mỉ ghi chú kề bên, đọng lại biết bao là dư vị.

Dư vị của mùi hương mãi còn đó, xuân sắc và mê hoặc, dù thời gian có làm bao cuộc đổi thay.

VỀ TÁC PHẨM

Mỗi bài viết ngắn trong Yêu thương là tự do là một nhát cắt rất mỏng manh từ trong cuộc sống, được nói mạch lạc, rõ ràng, như những bức hình có tỉ mỉ ghi chú kề bên, đọng lại biết bao là dư vị. Dư vị của mùi hương mãi còn đó, xuân sắc và mê hoặc, dù thời gian có làm bao cuộc đổi thay.

Có nhiều chiêm nghiệm có thể chia sẻ, xoa dịu tâm trí trong những ngày trời “trở gió”, ví dụ: “Cái tình là thứ càng chia càng lớn lên”, “Dẫu thế nào mình cũng phải học cách tin để sống, để tiếp tục nuôi dưỡng yêu thương và hy vọng”, “Mình vẫn phải học cách tin vì không còn lựa chọn nào tốt hơn cho mình, cho cuộc sống vốn luôn tồn tại những điều xấu và tốt này”…

Tất cả đều hướng đến những tình cảm chân thành trong gia đình, bạn bè, những tâm tư dành cho con, cho những bức tranh đời đôi lúc lướt qua. Đối với những người đã lập gia đình, điều lo sợ nhất là sợi dây ràng buộc không ít thì nhiều, qua thời gian sẽ khiến mối quan hệ trở nên nặng nề hơn, bất chấp hơn. Như người ta thường bảo khi nắm một nắm cát, đừng nắm chặt quá kẻo cát trong tay sẽ chảy hết. Yêu thương của Trần Lê Sơn Ý cũng vậy, tuy nhiên, không chỉ là không cần nắm chặt mà còn hãy để cho mỗi người có một tự do riêng. Bởi ai cũng cần có một khoảng trời, một mong muốn, một con đường mà không phải lúc nào cũng cần hai người song hành. Đó là một cuộc hành trình. Cuộc hành trình đó, không chỉ để thỏa mãn cái tôi duy nhất, bản ngã riêng, mà là cuộc hành trình đi vào chính mình để cân bằng, giao hòa, chạm vào những miền thương của mỗi cá nhân. Để những yêu thương ấy, tự do ấy hòa nhịp cùng nhau hơn, chứ không phải để buông bỏ.

Từ chuyện gia đình đến chuyện xã hội thường tình, vẫn những rung rinh của một người phụ nữ nhạy cảm. Những dòng viết về những đứa con đứng bên đường gọi mẹ “Mẹ ơi. Đừng chết”, khi thấy mẹ đang đứng giữa đường với xe qua lại vun vút để nhặt nón cho con mà nghe nhói lòng.

Bên cạnh đó, bằng trái tim của người mẹ, tập tản văn dành hẳn một không gian để viết cho con. Nó như một hành trình của người phụ nữ, thời tự do vàng son, đến khi lập gia đình và khi có con. Có những yêu thương dịch chuyển, nhẹ nhàng và tự nhiên. Là góc nhìn của một người mẹ trong thời hiện đại, với những lo toan, suy niệm riêng.

TRÍCH ĐOẠN

“Ngắm nàng đọc sách, ngồi ngắm từng chuyển động của ánh mắt, của đôi môi, của cái trán nhăn nhăn, đôi mày cau lại. Anh biết, sau này, nếu về sống chung, nàng sẽ chẳng bao giờ sốt ruột hay cau có vì phải chờ chồng về, bởi nàng đã có sách bầu bạn.”

“Tiếc thay, nhiều người có thể liều mình đi những chuyến xe bão táp về quê, nhưng lại không đủ cảm thông trước một điều không như ý mình, không đủ nhẫn nại để ngồi xuống cho hết một câu chuyện năm nào cũng kể của ông bà, không đủ yêu thương để ôm lấy mẹ sau một lời than thở, thậm chí là bao dung trước một lỗi lầm nho nhỏ của đứa em trong nhà, nói gì đến việc tạo ra một không khí sum vầy thật sự.”

Yêu Thương Là Tự Do
Yêu Thương Là Tự Do

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Yêu Thương Là Tự Do
  • Mã hàng 8936144200018
  • Tên Nhà Cung Cấp Phanbook
  • Tác giả: Trần Lê Sơn Ý
  • NXB: NXB Văn Hóa Văn Nghệ
  • Trọng lượng: (gr) 250
  • Kích Thước Bao Bì: 13 x 20.5
  • Số trang: 216
  • Hình thức: Bìa Mềm

Về tác giả

  • Tác giả Trần Lê Sơn Ý là nhà báo, nhà thơ. Hiện sống tại Sài Gòn.
  • Sách đã từng xuất bản:
  • Cơn ngạt thở tình cờ (thơ, 2007)
  • Sao con hỏi mà kiến không trả lời? (tập nhật ký viết cho con, 2018)

2. Đánh giá Sách Yêu Thương Là Tự Do

Đánh giá Sách Yêu Thương Là Tự Do
Đánh giá Sách Yêu Thương Là Tự Do

1 Chặng đường dài mình đã đi qua, vẫn cứ dắt díu theo những khat khao ấy, mà đâu hay, thật ra, tất cả những gì mình cần có, đôi khi chỉ là nụ cười của mẹ, vòng tay của cha, cái ôm ấm áp của ai đó mình từng yêu thương, lời chia sẻ của một người thấu hiểu, hoặc chỉ cần một chiều nào đó, vội vã sau giờ tan ca, bế con vào lòng, nghe con nũng nịu kể chuyện lớp học, đó đã là một niềm an lành của đời mình. Người ta cứ mãi đi vạn dặm xa xôi để tìm một điều gần kề cạnh bên mình. Người ta cứ mãi đánh mất những điều mà mình trân quí. Chỉ cần mình hiểu, một khắc giây vui cũng đã là thanh thản. “Yêu Thương Là Tự Do” – một tâm niệm sống hướng đến hòa ái và bình an giữa buổi thời đầy xao động. Tự do hẫng nhẹ như một cơn gió, như một áng mây. Như nắng như mưa bao mùa rồi vẫn đến và đi theo vòng luân chuyển bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và rồi vẫn lại là xuân. Mình tìm gì cho chính đời mình? Chắc chắn bạn đọc sẽ tìm được câu trả lời trong cuốn sách này..

2 Không thể phủ nhận đã có rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và nỗi lòng của những người phụ nữ. Thế nhưng, để viết bằng sự trải nghiệm, viết bằng sự quan sát của một người phụ nữ hiện đại như Trần Lê Sơn Ý thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phải chăng chính cái “thực” của cuộc sống ấy đã giúp “Yêu thương là tự do” trở nên quyến rũ và cuốn hút trong mắt bạn đọc? Thông qua những câu chuyện mà mình được nghe, mình được chứng kiến, Trần Lê Sơn Ý đã viết bằng tất cả những cảm xúc, những suy tư về số phận của những người phụ nữ đang “lơ lửng” trước hoàn cảnh cuộc sống. Đó là câu chuyện mà bà má chồng “mình ên ngồi xích lô đi, mình ên ngồi xích lô về” để đẻ được thằng T; hay câu chuyện của chị H, chị P suốt ngày nghĩ đến chuyện tình yêu, chuyện vun đắp hạnh phúc gia đình trong khi chồng đã “xuôi đò đi qua bến khác”…Với những suy tư, những rung cảm trước những mảnh đời mà mình được chứng kiến, “Yêu thương là tự do” chính là tiếng lòng của Nguyễn Lê Sơn Ý, của những thân phận phụ nữ hiện đại.

3 Lời văn nhẹ nhàng, mang tình cảm nhẹ nhàng, yêu thương… Yêu thương để tự do, tự do trong yêu thương, để đến lúc tình yêu ấy tràn đầy, lắng đọng…

4 Những câu chuyện ngắn trong đời thường được tác giả gom lượm qua nhiều khía cạnh, đơn giản và nhẹ nhàng, có dí dỏm và hài hước…Cuốn sách này mang lại cái cảm giác thấu hiểu rất dễ thương^^ và sâu sắc đấy! (cũng tùy theo cảm nhận mỗi người thôi nhe:v). Mình thấy cuốn sách này rất đáng đọc ấy.

5 Một cuốn sách ý nghĩa rất đáng để nhẩn nha đọc những ngày cuối năm.

Review sách Yêu Thương Là Tự Do

Review sách Yêu Thương Là Tự Do
Review sách Yêu Thương Là Tự Do

“Yêu Thương Là Tự Do” – Những Dấu Vết Của Bước Chân Chiêm Nghiệm

Nhẹ nhàng nhưng đầy cá tính, đó là cách mà Trần Lê Sơn Ý đã mang đến cho độc giả những góc nhìn riêng về cuộc sống thông qua tập tản văn mới nhất của mình – Yêu thương là tự do. Từng con chữ, từng trang viết trong “Yêu thương là tự do” là từng dấu vết của bước chân chiêm nghiệm về chuyện đời, chuyện người của nữ tác giả sinh năm 1976.

1. Tiếng lòng của người phụ nữ hiện đại

Không thể phủ nhận đã có rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và nỗi lòng của những người phụ nữ. Thế nhưng, để viết bằng sự trải nghiệm, viết bằng sự quan sát của một người phụ nữ hiện đại như Trần Lê Sơn Ý thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phải chăng chính cái “thực” của cuộc sống ấy đã giúp “Yêu thương là tự do” trở nên quyến rũ và cuốn hút trong mắt bạn đọc?

Thông qua những câu chuyện mà mình được nghe, mình được chứng kiến, Trần Lê Sơn Ý đã viết bằng tất cả những cảm xúc, những suy tư về số phận của những người phụ nữ đang “lơ lửng” trước hoàn cảnh cuộc sống. Đó là câu chuyện mà bà má chồng “mình ên ngồi xích lô đi, mình ên ngồi xích lô về” để đẻ được thằng T; hay câu chuyện của chị H, chị P suốt ngày nghĩ đến chuyện tình yêu, chuyện vun đắp hạnh phúc gia đình trong khi chồng đã “xuôi đò đi qua bến khác”…

Với những suy tư, những rung cảm trước những mảnh đời mà mình được chứng kiến, “Yêu thương là tự do” chính là tiếng lòng của Nguyễn Lê Sơn Ý, của những thân phận phụ nữ hiện đại. Cũng trong cuốn sách, nữ tác giả cũng đã bộ bạch chia sẻ: “Chỉ là câu chuyện của những người phụ nữ ấy, chỉ là những giọt nước mắt ấy, những cảm xúc ấy đã chạm thẳng vào trái tim tôi. Những người phụ nữ mà tôi biết, rồi họ sẽ phải học cách làm việc với cảm xúc của mình, học cả cách làm việc với lý trí của mình, để đừng chỉ nghĩ đến chuyện tình yêu.”

2. Những suy niệm về cuộc đời

“Ở đâu đó trong những ngôi nhà, ngạch cửa, có những bé gái đang chơi một mình, thơ thẩn đầu đường chờ ba về ôm chân? Có bao nhiêu người uống rượu rồi để cho rượu uống mình, tạo ra bi kịch cho mình và cho người?” Xin phép được trích một phần trong “Yêu thương là tự do” để nói về những suy niệm của tác giả về cuộc đời.

Từ chuyện gia đình cho tới các vấn đề của xã hội, Trần Lê Sơn Ý đã gửi gắm những chiêm nghiệm của mình vào từng con chữ, từng nét bút một cách nhẹ tênh. Từ những chiêm nghiệm ấy, Sơn Ý đã đã khiến cho độc giả phải đồng hành, cùng suy nghĩ đến các vấn đề của xã hội: sống tử tế, nhiều người tự tử, trẻ em bị xâm hại… Trước thực trạng ấy, Sơn Ý tự hỏi: “Hình như, chúng ta – những con người đã sống thiếu tử tế với nhau, phải không?” Câu hỏi như xoáy sâu vào tâm can của người đọc, để rồi họ phải tự vấn ngược lại bản thân mình: liệu chăng, mình đã sống tử tế?

3. Nỗi lòng của một đứa con xa xứ

Sinh ra và lớn lên tại quê nhà Bình Định, có lẽ vì vậy mà Sơn Ý như trút hết nỗi lòng của mình vào từng câu chuyện trong “Yêu thương là tự do”. Các bài viết của nữ tác giả 7x đã chạm đến trái tim của độc giả bởi như gần gũi, chân thật trong từng câu chuyện.

Đọc “Yêu thương là tự do”, người ta dễ nhớ tới cái mùi thoang thoảng của mạ non, cái không khí thoáng đãng của miền quê dân dã, nhớ cả tiếng cười, tiếng khóc của những đứa trẻ quê vô tư lự. Cái gốc rơm, gốc rạ ngày nào dường như in hằn mãi trong tâm trí của những đứa con được sinh ra và lớn lên ở miền quê bát ngát đồng nội như Sơn Ý.

Nếu ai từng được sống ở miền quê, dù là ít hay nhiều thì chắc hẳn sẽ dễ dàng đồng cảm được với Sơn Ý trong từng câu chuyện. Cái nỗi lo xe cộ về quê ngày tết, cái nỗi trông ngóng của những ông bố bà mẹ chờ đợi con cái trở về sum họp ngày Tết, nghe sao mà đúng quá, thấm quá, gần gũi quá!

4. Câu chuyện về việc giáo dục con trẻ

Đã có rất nhiều tản văn viết về nhiều đề tài khác nhau: tình yêu, tình người, tình mẫu tử… Tuy nhiên, viết tản văn về cách giáo dục con trẻ như Trần Lê Sơn Ý thì rất hiếm gặp.

Đã có bao giờ bạn cố cho con ăn vội ổ bánh mì để còn kịp vào giờ làm? Đã có bao giờ bạn đón con và hỏi: “hôm nay con được bao nhiêu điểm?” Đã có bao giờ con bạn mừng rỡ khoe với bạn bức tranh vừa mới vẽ xong, mà bạn thì bễu môi: “con vẽ cái gì mà ghê quá”… những tình huống ấy, những trường hợp ấy dường như được Sơn Ý chú ý khá rõ. Thông qua từng câu chuyện, chị đã đem đến nhiều cách nhìn nhận mới lạ hơn của những người đã, đang và chuẩn bị làm ông bố, bà mẹ.

Không chỉ chú trọng vào việc bố mẹ nên cư xử như thế nào đối với con cái, Sơn Ý còn nhấn mạnh vào việc dạy con biết phản bác, đấu tránh lại những điều không hay, lẽ không đúng. Cho dù có đáng sợ đến đâu, Sơn Ý vẫn mong các con “cứ phải bước đi, cứ phải đương đầu, chấp nhận sai lầm, rủi ro, thậm chí trả giá. Nhưng phải hành động”.

5. Sự thay đổi của những ngày sau cưới

Trong không gian chật chội của sự phát triển đô thị, nhiều gia đình trẻ ngày nay dễ có bị mắt kẹt trong mớ hỗn độn của vật chất và công việc. Trần Lê Sơn Ý mong muốn sẽ đem đến những sẻ chia, hoặc giúp ích các cặp đôi thông qua những mẩu chuyện nhỏ mà mình chiêm nghiệm được.

Kết hôn, người ta sợ vướng phải sợi dây ràng buộc vào những mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Người ta sợ không còn tự do; người ta sợ phải lo lắng đến chuyện cơm, áo, gạo, tiền; người ta sợ cuộc đời quá ngắn mà bản thân thì phải tốn quá nhiều thời gian vào công việc và gia đình… Tất cả những nỗi sợ ấy đều được Sơn Ý thấu hiểu và mông muốn truyền tải những thông điệp có tính tích cực.

Người ta thường nói: yêu một người giống như đang nắm trên tay một nắm cát, nắm lỏng thì không xong, nắm chặt thì cát trôi tuột. Do vậy, câu chuyện của Sơn Ý lun có sự phóng túng nhất định. Nhân vật của chị không bị ràng buộc nhiều về các mối quan hệ trong gia đình, nhân vật của chị mệt thì nghỉ để nạp năng lượng, áp lực thì bỏ bê công việc một thời gian… Phải chăng đó cũng chính là thông điệp mà Sơn Ý muốn nhắn nhủ tới các gia đình trẻ: nên cho đối phương một không gian riêng, tự do riêng, đừng tự trói buộc mình và trói buộc người khác?

Mua sách Yêu Thương Là Tự Do ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Yêu Thương Là Tự Do” khoảng 61.000đ đến 72.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Yêu Thương Là Tự Do Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Yêu Thương Là Tự Do Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Yêu Thương Là Tự Do Fahasa” tại đây

Đọc sách Yêu Thương Là Tự Do ebook pdf

Để download “sách Yêu Thương Là Tự Do pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *