Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp

Giới thiệu sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp – Tác giả Tác giả Phan Ngọc

Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp

Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới trong lịch sử: giai đoạn tìm hiểu nhau để cùng phát triển. Giai đoạn này đặt ra một bài toán mới của toàn thể nhân loại: giao lưu văn hóa để cùng chung sống, phát triển trong hòa bình. Đây là bài toán mới và khó, mà để giải nó, cần xây dựng được một quan niệm mới về văn hóa, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, dẫu khó mấy chúng ta cũng phải giải. Sai sót của người đi trước sẽ là bàn đạp cho người đi sau để tìm ra đáp số chung.

Bố cục sách:

  • Chương I: những mốc tiếp xúc văn hóa phương Tây.
  • Chương II: tình hình triều chính Việt nam trước họa mất nước.
  • Chương III: tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Nho giáo, đúc rút những thay đổi, đối lập giữa hai nền văn hóa, làm cơ sở cho sự tiếp xúc với đạo Gia-tô.
  • Chương IV và V: xét quá trình diễn biến tư tưởng và tìm hiểu sự diễn biến tư tưởng tại Việt Nam trong gần một thế kỷ (1859-1945).
  • Chương VI: khảo sát quá trình tiếp thu văn hóa Pháp thông qua phân tích quá trình tiếp xúc văn hóa Việt Nam-Trung Hoa và sự khác nhau trong quan điểm văn hóa giữa nhà Nho hai nước, nhất là giai đoạn Tân thư, Đông Du.
  • Chương VII và VIII: đưa ra những lý giải nhiều khi đối lập nhau, đặc biệt trong ngôn ngữ và văn học để tiếp cận những việc làm mới mẻ và thành công trong đường lối cứu nước và đổi mới văn hóa của Đảng và Bác Hồ.
Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp
Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp
  • Mã hàng 8935270700256
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Phan Ngọc
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 250
  • Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5
  • Số trang: 218
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp

Đánh giá Sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp
Đánh giá Sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp

1 Việt Nam và các nước trên thế giới đã bước vào giai đoạn mới trong lịch sử, giai đoạn cùng tìm hiểu nhau để cùng phát triển. Có những vấn đề trước kia có tầm ảnh hưởng rất lớn, giờ đã và đang thuộc về quá khứ. Lại có những vấn đề mới đặt ra, nhưng sẽ thu hút toàn thể nhân loại. Ví dụ việc giao lưu văn hoá giữa các nền văn hoá khác nhau để cùng chung sống hoà bình, cùng phát triển trong hoà bình. Với quan điểm giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau để cùng chung sống hòa bình. Tác giả Phan Ngọc chọn giai đoạn tiếp xúc với pháp vì ông là người được trực tiếp chứng kiến và tham gia công cuộc giao thoa này. Đây là công trình được ông thai nghén và nghiên cứu, thu nhập tư liệu bản thảo từ những năm 1960. Gói gọn trong 8 chương sách, tác giả nhìn nhận văn hóa và tiếp xúc văn hóa qua lăng kính mới: lăng kính về những những mặt ưu việt của các nền văn hóa Trung Hoa, Pháp, Anh, Mỹ, Đông Nam Á… Từ đó đưa ra những mở đề về sự tiếp thu thích hợp, nhất là cách tiếp cận của Bác Hồ trong việc tiếp thu ưu điểm của các nền văn hóa đó và có những đổi mới cần thiết, phù hợp bối cảnh Việt Nam hiện nay. Cuốn sách nêu ra những thay đổi của văn hoá Việt Nam từ khi có dấu ấn của văn hoá phương Tây, khác biệt so với văn hoá phương Đông trước kia.

2 Một quyển sách hay. Việt Nam và các nước khác trên thế giới đã bước vào một giai đoạn mới trong lịch sử, thời kỳ hiểu biết lẫn nhau để cùng phát triển. Đã có những vấn đề ảnh hưởng lớn trước đây, bây giờ trong quá khứ. Có những vấn đề mới, nhưng chúng sẽ hấp dẫn toàn nhân loại. Chẳng hạn, giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau để cùng tồn tại hòa bình, cùng nhau phát triển trong hòa bình. Với quan điểm trao đổi văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau để cùng tồn tại hòa bình. Tác giả Phan Ngọc đã chọn thời kỳ tiếp xúc với pháp luật vì ông là người chứng kiến và tham gia cuộc họp này. Đây là một tác phẩm mà ông đã hình thành và nghiên cứu, thu thập các bản thảo từ những năm 1960.

3 Các nước và cả Việt Nam,Với quan điểm giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau để cùng chung sống hòa bình. Tác giả Phan Ngọc chọn giai đoạn tiếp xúc với pháp vì ông là người được trực tiếp chứng kiến và tham gia công cuộc giao thoa này. Đây là công trình được ông thai nghén và nghiên cứu, thu nhập tư liệu bản thảo từ những năm 1960. Gói gọn trong 8 chương sách, tác giả nhìn nhận văn hóa và tiếp xúc văn hóa qua lăng kính mới: lăng kính về những những mặt ưu việt của các nền văn hóa Trung Hoa, Pháp, Anh, Mỹ, Đông Nam Á… Từ đó đưa ra những mở đề về sự tiếp thu thích hợp, nhất là cách tiếp cận của Bác Hồ trong việc tiếp thu ưu điểm của các nền văn hóa đó và có những đổi mới cần thiết, phù hợp bối cảnh Việt Nam hiện nay. Cuốn sách nêu ra những thay đổi của văn hoá Việt Nam từ khi có dấu ấn của văn hoá phương Tây, khác biệt so với văn hoá phương Đông trước kia, Việt Nam

4 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

Review sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp

Review sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp
Review sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp

Trước khi tiếp xúc với văn học Pháp, Việt Nam có một truyền thống văn hóa chịu ảnh hưởng Hán, nên hết sức quan tâm tới thi ca. Nhưng nếu như văn học Hán có một truyền thống văn học thị dân phát triển từ thế kỉ VII tạo nên các thể loại truyền kỳ, tiểu thuyết, từ , kịch được in và phổ biến rất rộng rãi, thì văn học Việt Nam rất yếu ớt, phải đến thế kỉ XVIII mới manh nha một nền văn học có tính chất thị dân diễn đạt bằng chữ nôm dưới hình thức các truyện Nôm bằng thơ. Còn tiểu thuyết tiếng Việt bằng văn xuôi thì xuất hiện sau khi tiếp xúc với Pháp.

Nam Kỳ bị thực dân Pháp chiếm toàn bộ vào năm 1867 nên chịu ảnh hưởng văn học Pháp sớm nhất.

Trương Minh Ký (1833-1900) có thể xem là người đầu tiên giới thiệu văn học Pháp với độc giả Việt Nam qua các bản dịch tiếng Việt. Ông tên thật là Trương Minh Ngôn, không phải là người công giáo nhưng vì kính phục thầy mình là Trương Vĩnh Ký nên người ta hay nhầm lẫn hai người với nhau. Năm 1889, ông sang Pháp dự cuộc triển lãm thế giới ở PAris. Các tác phẩm của ông phần lớn được đăng tải trên tờ Gia Định báo trước khi được in thành sách.

Đó là những tác phẩm dịch chính. Điều đáng chú ý là tại sao một người vừa giỏi tiếng Pháp vừa giỏi tiếng Hán như Trương Minh Ký lại dịch chủ yếu bằng thơ, không phải bằng văn xuôi? Ngay cuốn NHư Tây nhật trình (1889) kể lại của hành trình của ông sang châu u và Bắc Phi cũng bằng song thất lục bát với 2000 câu (có lẽ là tác phẩm song thất lục bát dài nhất mà ta biết được)? Lí do là vì văn xuôi Việt lúc đó còn rất xa tiếng Pháp, dịch ra rất dễ lủng cung nên ông bắt buộc phải dùng thơ để tự do thêm bớt hơn. Điều đáng chú ý nữa là, mặc dầu không phải Công giáo, nhưng ông đã dựa vào Kinh Cựu ước soạn Tuồng Joseph. Joseph được cha là Jacob yêu quý nên bị các anh đem bán cho lái buôn nô lệ rồi lấy máu cừu để báo cho cha chàng rằng chàng đã bị thú dữ ăn thịt. Chàng được tiến cử với tể tướng Ai Cập, đã giúp ông ta làm Ai Cập giàu có và giúp dân tộc Do Thái thoát khỏi một nạn đói khủng khiếp. Đây là một trong những vở tuồng đầu tiên lấy đề tài Kinh Tháh, đã trình diễn năm 1887 và chứng tỏ một sự tiếp xúc giữa nghệ thuật truyền thống với một tôn giáo từ phương Tây đưa đến.

Tác phẩm đáng chú ý nhất về văn học của giai đoạn này là Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, 32 trang, xuất bản ở Sài Gòn năm 1887. Nguyễn Trọng Quản đã học trung học của Pháp ở Alger,, nó đánh dấu bước chuyển sang văn học hiện đại, khác lối sáng tác ngày trước, mà theo tiểu thuyết phương Tây. Lời tựa có những câu ai đọc cũng phải phục: “Đã biết rằng: xưa nay dân ta chẳng thiếu chi thơ, văn, phú, truyện nói về những anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí cả, mà những đấng ấy thuộc về đời xưa chứ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó, tôi mới dám bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trong mắt ta luôn…”

Nội dung của truyện này như sau:

Một viên thông ngôn (Lazaro Phiền) ở Bà Rịa đã có vợ. Vợ của viên quan ba pháp phải lòng người này nhưng không được đáp ứng. Tình yêu đến độ đam mê mà không được thỏa mãn dẫn tới oán thù. Hai bức thư giả của người đàn bà đam mê biến thầy thông ngôn thành kẻ giết người, giết bạn và vợ. Người vợ biết chồng mình là thủ phạm nhưng vẫn nhẹ nhàng tha thứ trước khi lìa trần.

Lazaro Phiền xin thôi việc và đi tu lên chức thầy mà niềm hối hận vẫn đeo đẳng dày vò triền miên đến nỗi thầy phải lâm bệnh. Trong những giờ phút cuối cùng, thầy nhận được thư thú tội và xin tha thứ của người đàn bà tội lỗi.

Rõ ràng về cốt truyện là một sự việc bình thường trong cuộc đời thực tế trước mắt, của những con người bình thường ta quen bắt gặp ở tiểu thuyết Pháp, không phải ở truyền thống Truyền kỳ mạn lục, truyện Nôm. Nó đặt con người vào những tình huống đối lâp và xét tâm lý của họ giữa những mâu thuẫn. Đây cũng là theo truyền thống phân tích tâm lý của Pháp. Ngôn ngữ của nó rất mộc mạc, đúng là ngôn ngữ tiểu thuyết, không tỉa tót công phu.

Từ đầu thế kỉ XX, do tiếp xúc với văn học Pháp, ngay những nhà Nho đã thấy chỗ yếu của văn học cũ. Tiến sĩ Ngô Đức Kế thừa nhận: “Văn học cũ chỉ tả được những cảnh cầu sương, điếm nguyệt, mục thụ, tiều phu mà không lấy gì cho lạ tai, mới mắt, thêm tri thức, thêm học vấn.” Lời phê phán này rất là đau và rất đúng. Văn học trước đây chỉ lo một chuyện là giáo dục đạo đức. Nó nêu lên những tấm gương, nhưng không cung cấp kiến thức để làm chủ thực tế, để làm chủ thế giới. Văn học phương Tây thì khác, nó cho ta thấy thế giới như nó tồn tại trước mắt ta, giúp ta lý giải thế giới này để xoay xở.

Sự tiếp xúc văn hóa với văn học Pháp diễn ra có những kết quả khác nhau đôi chút giữa Bắc và Nam. Sự hỗn dung văn hóa là kết quả của cái văn hóa bản địa tiếp xúc với văn hóa ngoại lai. Mà văn hóa không phải chỉ là cái người ta học, mà chủ yếu là cái người ta sống, rồi tiêm nhiễm vào vô thức. Chính vì sự khác nhau trong tâm thức của người Việt giữa hai miền nên nhìn chung miền Nam đi trước trong việc tiếp nhận văn hóa Pháp.

Mua sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp” khoảng 65.000đ đến 87.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp Fahasa” tại đây

Đọc sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp ebook pdf

Để download “sách Sự Tiếp Xúc Của Văn Hóa Việt Nam Với Pháp pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *