Tứ Diệu Đế

Giới thiệu sách Tứ Diệu Đế – Tác giả Võ Quang Nhân, Nguyễn Minh Tiến

Tứ Diệu Đế

Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 hiện nay là một trong số ít các vị lãnh đạo tinh thần được tôn kính trên toàn thế giới. Không chỉ giới hạn trong phạm vi tôn giáo, sự trân trọng đối với những hoạt động thực tiễn và nhân cách siêu tuyệt của Ngài còn được cụ thể hóa qua giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989 – một trong những giải thưởng cao quý nhất của nhân loại.

Không dừng lại ở sự tu tập hướng đến giải thoát tự thân khỏi mọi phiền não trong đời sống, Ngài còn nêu cao hạnh nguyện của một vị Bồ Tát trong tinh thần Phật giáo Đại thừa, luôn nỗ lực không mệt mỏi vì sự an vui và hạnh phúc của hết thảy mọi chúng sinh. Những lời dạy của Ngài đi thẳng vào lòng người, mang lại lợi ich lớn lao cho tất cả mọi người trước đủ mọi tầng lớp khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau, vì chúng luôn giúp ta giảm nhẹ những khổ đau trong cuộc sống.

Tác phẩm Tứ diệu đế, được dịch giả Võ Quang Nhân dịch từ bản Anh ngữ, là một trong những tác phẩm ghi lại những lời giảng dạy của đức Đạt-lai Lạt-ma được nhiều người biết đến nhất ở phương Tây. Giới thiệu tác phẩm này với độc giả Việt Nam, Tác giả hy vọng có thể chia sẻ những giá trị tinh thần lớn lao đã được Ngài ban tặng đến với tất cả mọi người trên tinh thần vươn lên hoàn thiện chính mình trong cuộc sống.

Tứ Diệu Đế
Tứ Diệu Đế

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tứ Diệu Đế
  • Mã hàng 8935209605096
  • Tên Nhà Cung Cấp: Cty Văn Hóa Hương Trang
  • Tác giả: Võ Quang Nhân, Nguyễn Minh Tiến
  • NXB: Tôn Giáo
  • Trọng lượng: (gr) 430
  • Kích thước: 20.5×14.5
  • Số trang: 391
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Tứ Diệu Đế

Đánh giá Sách Tứ Diệu Đế
Đánh giá Sách Tứ Diệu Đế

1 Sách hay nên đọc

2 Giao hàng nhanh, sách đẹp. Đọc xong sẽ đánh giá sau

Review sách Tứ Diệu Đế

Review sách Tứ Diệu Đế
Review sách Tứ Diệu Đế

Cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV tên thật là Tenzin Gyatso. Ông tự cho mình là một Tu sĩ Phật giáo đơn giản. Ông nổi tiếng với vai trò lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng. Đã đứng lên kêu gọi đấu tranh bằng phương pháp hòa bình nhằm đem lại tự do, hòa bình cho quê hương. Ông được xem là hiện thân của Đức Quán Thế Âm (Chenrezig), người đã vì tâm hướng thiện mà giác ngộ. Ông trở thành vị Bồ Tát hiện thân, tái sinh về lại thế gian để giúp đỡ nhân loại.

Sức ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

Năm 1989, ông nhận giải Nobel Hòa Bình cho những cống hiến và đóng góp của mình. Sự ảnh hưởng của ông đã vượt ra giới hạn của một quốc gia, mà đã trở thành một vị lãnh tụ tinh thần được tôn kính trên toàn thế giới. Không chỉ dừng lại cho việc tu tập của chính mình. Ông còn nỗ lực không mệt mỏi trong việc hướng mọi người tìm kiếm sự an lạc, hạnh phúc.

Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, cũng được nhiều học trò và ký giả ghi lại những buổi trò chuyện để chia sẻ rộng rãi. Tứ Diệu Đế là một trong những tác phẩm anh minh của ông, giúp đại chúng hiểu về Phật giáo một cách chuyên sâu.

Sách Tứ Diệu Đế nói về điều gì?

Tứ Diệu Đế tên nguyên gốc trong Phạn ngữ là Catuariyasacca. Nghĩa Hán Việt của từ này bao gồm: Tứ là bốn, Diệu là tuyệt vời, Đế là chân ngôn. Tứ Diệu Đế được hiểu đơn giản là Bốn chân lý tuyệt diệu của nhà Phật, bao gồm:

1/ Khổ Đế (Dukkha Ariyasacca)

Khổ Đế là chỉ sự đau khổ trên cuộc đời này. Nó không chỉ là cảm giác về mặt thể xác (đau đớn, mệt nhọc, thân xác rã rời…), mà còn về tinh thần (u uất, hụt hẫng, không thiết tha cuộc sống…). Tư tưởng nhà Phật cho rằng khi sinh ra là đã khổ, “Đời là bể khổ”, tiếng khóc lúc chào đời chính là báo hiệu cho triết lý ấy. Con người sống thường phải trải qua 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tức là:

“Sinh khổ – Lão khổ – Bệnh khổ – Tử khổ”
Sở cầu bất đắc khổ – Cầu mong vượt sức;
Ái biệt ly khổ – Yêu thương mà không đến được với nhau;
Oán tăng hội khổ – Oán hận mà sinh thù ghét;
Ngũ thụ uẩn khổ – Năm giác quan cảm nhận sự khổ đau.
Sự khổ đau là tất yếu, không ai có thể chối bỏ hay né tránh được, nên nó được gọi là Khổ đế – Chân lý của sự khổ đau. Ta khổ đau là vì chấp thủ năm uẩn này. Bởi thế, càng đi tìm hạnh phúc thì lại càng chịu nhiều khổ đau.

Tứ diệu đế trong phật giáo
Khi không hiểu được bản chất của Khổ, ta càng đi tìm hạnh phúc thì lại càng chịu nhiều khổ đau.

2/ Tập Đế (Samudayat Ariyasacca)

Tập Đế là nói về nguyên nhân của sự khổ đau. Chính là sự nhân quả của những hành động, nếu ta không hiểu được sự đau khổ thì sẽ rất dễ thờ ơ với những đau khổ, nó lại tích tụ, dồn dập liên tiếp. Chẳng mấy chốc mà ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình. Phật dạy rằng, vô minh che lấp nên không ngộ thực tướng vạn vật. Lại vì thế mà đắm chìm trong hư vinh. Đấy là nguyên nhân của khổ đau – Làm những điều vô nghĩa.

3/ Diệt Đế (Nirodha Ariyasacca)

Diệt Đế là sự giải thoát. Với người nhà Phật đấy là tịch diệt, hay Niết Bàn. Khổ đau là mầm mống của phiền não, nên khi nó được giải thoát thì ta cũng không còn phải gánh chịu lấy nữa. Sự giải thoát này đến từ tu tập, hóa kiếp hoặc buông bỏ. Học cách buông bỏ cũng là một điều hay, khi buông ta sẽ trút được muộn phiền, gánh nặng làm ta đau khổ. Người dám buông bỏ là người dám chấp nhận mất mát và đau thương. Nhưng khi trải qua rồi cơ thể này lại sạch sẽ, có thể đón nhận những cái mới an lạc và bình yên hơn cho chính mình.

4/ Đạo đế (Magga Ariyasacca)

Đạo Đế là phương pháp diệt trừ cái đau khổ. Đạo là luân lý, là con đường đi đúng đắn. Đạo còn có nghĩa là phương pháp, là hướng để phụ sinh. Phật chỉ ra rằng có tám con đường để ta đi, bao gồm:

  • Chính kiến – Nhìn thấy sự chân chính;
  • Chính tư duy – Suy nghĩ chân chính;
  • Chính ngữ – Lời nói cẩn thận, chân chính;
  • Chính nghiệp – Làm nghề đúng đạo đức, không sai trái;
  • Chính mệnh – Sống cuộc đời thanh liêm, minh chính;
  • Chính tinh tiến – Làm việc siêng năng, không biếng nhác;
  • Chính niệm – Tưởng nhớ, ghi ơn những người giúp đỡ mình;
  • Chính định – Tâm hướng thiện, chân chính không tà đạo.

Tám con đường ấy chính là Bát chính đạo. Trong sách Tương Ưng – V4 có viết: “Này Ananda, Con Đường Tám Chánh nầy là đồng nghĩa với cỗ xe tối thượng, là cỗ xe Pháp, là sự chiến thắng vô lượng trong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si”.

Lan tỏa những giá trị Phật pháp qua sách Tứ Diệu Đế

Sách Tứ Diệu Đế được dịch giả Võ Quang Nhân biên dịch từ tiếng Anh. Đây là tập huấn thị của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV, có tác động sâu sắc ở phương Tây. Cuốn sách là một tập hợp những cuộc trò chuyện và chia sẻ, cực kỳ đơn giản và dễ đọc, dễ tiếp thu với mọi người. Nội dung trọng tâm của cuốn sách đó là giáo pháp Tứ Diệu Đế – Đây là nền tảng cốt lõi lõi trong giáo lý Phật giáo.

Sách được trình bày song ngữ, nhằm cung cấp cách diễn giải gốc của tác phẩm. Để các độc giả có thể đối chiếu theo đó, đọc và hiểu một cách sâu sắc những thông điệp mà Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV truyền tải trong tác phẩm này. Bản thân ông, cũng khuyến khích việc phát hành cuốn sách này đại chúng, nhằm chia sẻ và cung cấp những hiểu biết về Phật giáo đến mọi người. Việc truyền bá cuốn sách, cũng như nội dung của tác phẩm này là một cuộc truyền bá Phật pháp.

Mua sách Tứ Diệu Đế ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tứ Diệu Đế” khoảng 62.000đ đến 73.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tứ Diệu Đế Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tứ Diệu Đế Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tứ Diệu Đế Fahasa” tại đây

Đọc sách Tứ Diệu Đế ebook pdf

Để download “sách Tứ Diệu Đế pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Tứ Diệu Đế”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *