Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc

Giới thiệu sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc – Tác giả Tô Hoài

Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc

“Đọc Truyện Tây Bắc, chúng ta có cảm tưởng đó vừa là một bản cáo trạng, vừa là một khúc tình ca: cáo trạng đối với phong kiến miền núi và thực dân, tình ca ngợi khen cảnh đẹp, tập quán hay, tinh thần cách mạng, quan hệ giữa người và người Tây Bắc, như bản tình ca viết với một bút pháp trữ tình nồng đượm và nên thơ.

”Giáo sư HUỲNH LÝ“

Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình.”

Phó Giáo sư, Tiến sĩ LÊ TIẾN DŨNG

“Câu chuyện Vợ chồng A Phủ là câu chuyện hoàn toàn có thực. Tức là nguyên mẫu ở ngoài đời sống. Đợt ấy tôi đi công tác từ Tà Sùa sang Phù Yên (Sơn La). Ở Tà Sùa, tôi gặp một cặp vợ chồng người Mèo vào đúng dịp Tết truyền thống của họ, tức khoảng tháng Mười Một âm lịch, trước tết Nguyên Đán của ta một tháng. Tết người Mèo kéo dài cả tháng. Tôi cùng đôi vợ chồng nhà kia đi ăn Tết từ bản này sang bản khác. Ăn Tết và uống rượu, rồi anh chồng kể chuyện. Anh kể về cuộc đời anh, cuộc đời chị vợ, về chuyện thống lý ở bản anh làm tay sai cho Pháp, rất tàn ác, cho nên anh phải đưa vợ chạy trốn đi nơi khác. Câu chuyện của đôi vợ chồng nọ cộng với vốn hiểu biết của tôi về đời sống người Mèo làm cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần. Và tôi bắt tay vào viết…”

Nhà văn TÔ HOÀI

Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn bộ sách Văn học trong nhà trường.

Bộ sách sẽ lần lượt giới thiệu tác phẩm của các tác giả thuộc nhiều trào lưu, thể loại, thời kì…

Ngoài giá trị tư liệu học tập, hi vọng bộ sách còn giúp bồi dưỡng thêm tình yêu văn học, khích lệ tư duy sáng tạo giúp người đọc có được cho mình những nhận định khách quan và hợp lí.

Văn Học Trong Nhà Trường - Truyện Tây Bắc
Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc
  • Mã hàng 8935244843637
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhà Xuất Bản Kim Đồng
  • Tác giả: Tô Hoài
  • NXB: NXB Kim Đồng
  • Trọng lượng: (gr) 200
  • Kích Thước Bao Bì: 19 x 13 cm
  • Số trang: 180
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc

Đánh giá Sách Văn Học Trong Nhà Trường - Truyện Tây Bắc
Đánh giá Sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc

1 Tập truyện của nhà văn Tô Hoài trong đó tôi yêu thích nhất là tác phẩm vợ chồng A Phủ là tác phẩm văn học xuất sắc của nhà văn Tô Hoài về đề tài cuộc sống của người dân miền núi phía Tây Bắc thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật mà sau này sẽ nên duyên vợ chồng là chàng thanh niên A Phủ và Mị. A Phủ vốn là một chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ nhưng trong một lần đi chơi hội đã xung đột với A Sử là con trai của thống lý Pá Tra khét tiếng độc ác trong vùng, sau đó bị A Sử cùng lũ bạn bắt được và đánh đập, nhốt giam. Trong khi đó Mị, một cô gái xinh đẹp bị ép gả làm vợ A Sử nhưng cũng phải chịu cảnh giam cầm, đánh đập và bóc lột như người ở nhà thống lý. Bố con thống lý Pá Tra sử dụng quyền lục của mình để hà hiếp, bóc lột tàn bạo người dân. Không chịu được cảnh sống không bằng chết, Mị giải thoát cho A Phủ và cùng nhau chạy trốn, hai người sau đó đi theo tiếng gọi của Cách mạng và nên duyên vợ chồng, cùng nhau đứng lên giải phóng cho đồng bào khỏi bọn thực dân phong kiến.

2 Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài đã hoạt động văn nghệ thuật ở Việt Bắc. Gắn bó với những con người ở nơi đây, Tô Hoài đã viết nên tập truyện "Truyện Tây Bắc" với câu chuyện nổi tiếng nhất "Vợ chồng A Phủ". Bên cạnh những số phận đau thương như Ảng, Mỵ, Mát, Yên, Ính điều mình ấn tượng với tập truyện này là những trang viết về phong tục tập quán, về vẻ đẹp của đất trời Tây Bắc. Từ tục đi ở cuông ở rể, chơi hang, tắm suối nước nóng, từ cảnh cúng trình ma nhà thống lý, cảnh các quan xử kiện, cảnh hầu đồng đến những cảnh sinh hoạt như đi chơi xuân, đánh pao, thổi sáo, thổi kèn…Những trang viết về thiên nhiên Tây Bắc của Tô Hoài sống động như một bài thơ, một điệụ nhạc, một bức tranh. Để rồi khi trang sách khép tại, tiếng sáo vẫn vang vọng trong tâm trí, lời bài hát vẫn lẩm nhẩm trên môi… Một cuốn sách không những đậm chất tình mà còn đậm chất thơ của con người nơi đây.

3 Sách đẹp, tiki bảo quản hàng rất tốt ạ, có điều có 1 vài trang in bị lỗi chắc do nhà sản xuất nhưng mà có thể bỏ qua.

4 Máy phà ke màu bị phai ik kệ nó. học vợ chồng a phủ xong phải mua ngay về đọc. tô hoài là tác giả quen thuộc rồi chất lượng khỏi bàn. tiki giao hàng nhanh nhưng mà bìa sách vẫn như mọi khi, bị móp ở góc

5 sách mới và rất đẹp. Nội dung thì hay miễn chê rùi, lại thêm điểm cộng vì có phần lời bình đánh giá về giá trị tập truyện, dù có mỗi 3 truyện ngắn nhưng sách khá dày nhé.

Review sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc

Review sách Văn Học Trong Nhà Trường - Truyện Tây Bắc
Review sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc

“Truyện Tây Bắc” mang cái tên mộc mạc và chân chất như giọng văn của Tô Hoài trong tác phẩm, ấm áp và gần gũi như tấm lòng của những người con Tây Bắc.

Cuốn sách gồm 3 truyện ngắn đặc sắc, ông viết bằng tình yêu sâu đậm với núi rừng cùng phần phụ lục, phê bình văn học tha thiết, thấu hiểu của giáo sư, dịch giả Huỳnh Lý. Tập truyện nhỏ bé mà chứa đựng xiết bao tâm tư 2 nhà văn gạo cội của nước nhà.

3 truyện ngắn Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ khắc hoạ chi tiết và sinh động cuộc sống của những người dân miền núi trước và trong thời kỳ cách mạng chống Pháp. Những trang viết dạt dào cảm xúc, đầy ắp nỗi đau thương của chiến tranh, của áp bức mà vẫn ngời sáng lấp lánh tia nắng của hi vọng, của tình người, tình yêu đôi lứa và của sự giác ngộ.

Tây Bắc hiện lên qua ngòi bút của Tô Hoài thật đẹp đẽ, tinh khôi với cảnh vật thiên nhiên ngút ngàn, với sản vật trù phú, với con người hồn hậu, thế nhưng, dẫu tác giả không đi sâu vào chi tiết, người đọc vẫn thấy nhói lòng trước những mảnh đời cơ cực nơi đây. Cô Ảng một thời đẹp nức tiếng đất Mường Cơi, cái đẹp để cha mẹ “sinh lo, sinh bệnh” rồi “buồn khổ” mà chết, chết trong cay đắng và tủi cực khi con gái phải “hầu quan”, “không hầu riêng ai” mà hầu khắp quan lớn quan bé. Hai đứa con lang là của các quan lớn quan bé ấy mà nào ai chịu nhận, theo lệ mường, để có tiền nộp phạt vạ cho các quan, bà phải bán đứa con trai và rồi một lần nữa, đau đớn nhìn con gái đi vào cuộc đời hờn tủi như mình.

Suốt cả cuộc đời, đến cuối cùng bà mới được một chút hạnh phúc cỏn con: được trông nương, trông kho thóc cho mường mà bà làm với trách nhiệm như nương, như thóc của mình. Bà sống và chết với niềm vui, niềm tin tưởng vào một cuộc đời mới, tươi sáng hơn, rực rỡ hơn cho con cháu bà.

Mẹ con bà Ảng trong Cứu đất cứu mường, Mát, Yên trong Mường Giơn, Mị trong vợ chồng A Phủ là đại diện, tượng trưng cho thân phận những người phụ nữ nghèo và khổ đến tận cùng cơ cực lúc bấy giờ. Nghèo, đói, áp bức đến rã rời, họ còn phải chịu trăm nghìn cay đắng, tủi nhục mà không được phép chết, bởi chết đồng nghĩa với bất hiếu, trút hết gánh nặng lên đôi vai gầy guộc của mẹ của cha.

Đau thương là thế, nhưng Tô Hoài không viết Truyện Tây Bắc để than nghèo kể khổ. Những câu chuyện thương đau được kể với sự dịu dàng, êm ấm, như một lời thì thầm rằng mọi chuyện đã qua rồi, “trời xanh” đã “thành tiếng hát”, cuộc sống đầy sức trẻ đang sinh sôi, rạo rực chuyển mình. Những bản tình ca vẫn vang lên thắm thiết, vi vút trong tiếng sáo, tiếng khèn, trong tiết tấu rộn ràng của điệu múa, điệu xoè. Tô Hoài viết về tình yêu thật đẹp đẽ, tình tứ mà trong trẻo, vui tươi. Những ánh mắt lúng liếng, những câu hát thắm thiết, đắm say, những câu chuyện kể đậm chất dân gian như vấn vít, giao hoà cùng trời đất mùa xuân tràn trề nhựa sống. Con chim kỳ xanh biếc chân đỏ cất tiếng hót rộn ràng, như là dấu hiệu của những điều may mắn, tràn đầy hi vọng.

Tác phẩm được Tô Hoài ấp ủ và thai nghén trong quá trình ông cùng bộ đội tham gia vào chiến dịch giải phóng Tây Bắc, khi cùng ăn, cùng ở, cùng sống, cùng chia sẻ với đồng bào. Chính vì thế mà những phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, suy tư của đồng bào được tác giả mô tả chi tiết, kỹ lưỡng mang đậm chất hồn hậu của núi rừng. Quá trình vùng lên giải phóng cuộc đời lầm than đến với cách mạng cũng được khắc họa, phân tích tâm lý sắc sảo và tinh tế. Chân dung nhân vật hiện lên rõ nét qua những đoạn tự sự: là sự vùng lên của Mị trong vợ chồng A Phủ, là sự tiếc thương những người bạn láng giềng của Sạ Khi đoạn suối vắng bóng người Dao.

Truyện Tây Bắc vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng biên soạn và giới thiệu trong bộ Tủ sách văn học trong nhà trường – bộ sách đa dạng về thể loại, được đầu tư, lựa chọn chỉn chu, kỹ lưỡng lấy nền tảng tính thẩm mỹ và tinh thần nhân bản làm giá trị cốt lõi. Ngoài phần nội dung chính, mỗi cuốn sách đều có phần phê bình văn học sâu sắc, có lẽ sẽ hữu ích nhiều cho nhiều đối tượng, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên.

Mua sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc” khoảng 35.000đ đến 36.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc Fahasa” tại đây

Đọc sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc ebook pdf

Để download “sách Văn Học Trong Nhà Trường – Truyện Tây Bắc pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *