Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội
Giới thiệu sách Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội – Tác giả Thích Phước Tiến
Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội
Chúng ta đã đi qua thời phong kiến, nên việc xã hội còn chuyện hôn nhân sắp đặt là rất hiếm. Và, từ đây, tôi tin rằng, nền tảng của hạnh phúc gia đình đa phần đều bắt nguồn từ tình yêu. Có thể, trong cộng đồng xã hội vẫn có những trường hợp hôn nhân không thật sự là do mong muốn từ hai phía mà còn vì nhiều lý do khác nữa, ví như để trả ơn hoặc có thể vì vật chất, nhưng số này không quá nhiều. Và, cho dù có vì bất kỳ lý do gì, thì cuối cùng, sau hôn nhân, họ cũng đã tạo nên một gia đình. Thế nhưng, tại sao trong thời gian gần đây, tỷ lệ ly hôn lại quá cao? Tính trung bình theo khảo sát mới đây, tại Việt Nam, trong ba cặp kết hôn sẽ có một cặp ly hôn. Có phải trường hợp nào cũng đáng để dẫn đến kết cục chia ly? Tôi hoàn toàn không cổ vũ cho chuyện những người phụ nữ bị bạo hành âm thầm chịu đựng. Tôi tin rằng, có những trường hợp, ly hôn là sự giải thoát cho ít nhất một phía, dẫu có thể gây đau khổ cho những đứa trẻ, nhưng sẽ tốt hơn việc cố giữ một gia đình không thể có hạnh phúc trọn vẹn thực sự, đúng nghĩa. Nhưng, tôi cũng biết rằng, có những trường hợp không đến mức phải tan vỡ, chỉ vì bản ngã của chúng ta lớn, chỉ vì chúng ta quá đề cao cái tôi của mình nên lãng quên luôn giá trị gia đình. Chẳng hạn, có những cặp vợ chồng ly hôn không vì điều gì to tát cả, thậm chí có khi chỉ là những chuyện rất nhỏ nhặt – nhỏ nhặt đến mức tôi nghĩ không đáng để tranh cãi chứ đừng nói là đưa nhau ra tòa. Có quá nhiều cặp chia tay nhau chỉ vì một lỗi lầm nào đó còn có thể sửa chữa nếu được tha thứ, nếu biết quay đầu. Nghĩa là, một trong hai phía trong gia đình không nghĩ đến khái niệm tha thứ, hoặc tệ hại hơn nữa, có những trường hợp đánh cược cuộc hôn nhân của mình chỉ vì một phút nóng giận… Điều đó có đáng hay không? Những gì tôi chia sẻ ở đây, không phải chỉ dành cho phật tử, kể cả những ai chưa có duyên học Phật cũng nên nhìn lại mình hằng ngày trong cuộc sống, ngẫm về giá trị thật của hạnh phúc, của gia đình. Chưa tan vỡ thì đừng để tan vỡ, nếu còn có thể thay đổi để dung hòa, để giữ gìn hạnh phúc. Vì, hạnh phúc gia đình không phải chỉ là hạnh phúc của riêng cá nhân một mình ta.
Tình yêu – hôn nhân – gia đình là một chủ đề mà có lẽ quý vị sẽ hiểu rõ hơn, có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn so với chúng tôi, tuy nhiên, với kiến thức, hiểu biết giới hạn của mình, tôi xin hết lòng chia sẻ cùng phật tử. Vấn đề hạnh phúc lứa đôi không tách rời với Phật pháp, vì Đức Phật đã không xem hôn nhân như một điều nghịch lý trái lại Ngài còn xem đây là một việc rất quan trọng đối với phật tử cư sĩ, bởi gia đình họ có hạnh phúc bền vững thì mới có thể an tâm, vững tin hơn để mà học Phật và phụng sự đạo pháp. Thế nên, chính trong những bài giảng, bài kinh liên quan đến đời sống lứa đôi của phật tử tại gia, Ngài luôn nhấn mạnh về lòng thủy chung, sự thông cảm sâu sắc và tha thứ lỗi lầm cho nhau.
Lời kết
Trước khi kết lại tác phẩm về tình yêu – hôn nhân – gia đình này, tôi muốn mượn một thử nghiệm mới xuất hiện gần đây để cùng quý vị hình dung về mức độ tình cảm của bản thân. Thử nghiệm này được thực hiện như sau, quý vị gập hai ngón giữa của hai bàn tay lại, áp chúng vào với nhau, sau đó hãy áp các đầu ngón tay còn lại của hai bàn tay vào nhau. Quý vị thử tách từng hai đầu ngón tay trên hai bàn tay mình, sẽ thấy rằng, bất kỳ hai đầu ngón nào cũng có thể tách rời nhau dễ dàng, trừ ngón tay áp út – tức là ngón tay tượng trưng cho chữ tình. Ngón tay giữa là biểu trưng cho chúng ta và những ngón còn lại liên quan đến những mối quan hệ trong đời mình. Ngón tay cái là tượng trưng cho cha mẹ, nghĩa là có yêu thương cách mấy, thì đến khi trưởng thành, có gia đình riêng, chúng ta rồi cũng phải rời xa cha mẹ của mình. Ngón tay trỏ là ngón tượng trưng cho tình cảm anh chị em, nghĩa là, có là huyết thống thì chúng ta vẫn sẽ có ngày tách nhau ra để có cuộc sống riêng của mình. Ngón út là ngón tượng trưng cho tình bạn, dĩ nhiên giới hạn bạn bè chỉ là nhất định và chắc chắn vẫn có thể tách rời trong nhiều trường hợp. Chỉ duy nhất ngón tình là ngón mà mãi mãi chúng ta không thể tách ra được. Tôi thật sự thấy thử nghiệm này rất có ý nghĩa và thú vị, chính ở một thứ hữu hình là hai bàn tay mà có thể nói lên mức độ gắn bó của vợ chồng với nhau.
Cũng từ đây, tôi muốn nói thêm về ngón tay này. Quý vị gọi nó là “ngón danh”, “ngón tình” – được mặc định theo thần kinh học, theo tâm lý học là “ngón tình” vì có nhiều dây thần kinh cảm giác nhất – nhưng theo tôi, đây phải gọi là “ngón lễ”. Vì sao? Theo lễ nghĩa, theo văn hóa của người Việt Nam, khi ra đường, trên ngón tay này đã đeo một chiếc nhẫn, nghĩa là quý vị tự khẳng định mình là người đã có gia đình, để tránh đi những lời ong tiếng ve gây hiểu lầm. Nếu là một người Việt, nhìn vào chiếc nhẫn trên ngón lễ này mà không hiểu người kia đã có một sự ràng buộc nhất định, vẫn muốn tán tỉnh ong bướm thì người đó sẽ bị đánh giá là thiếu hiểu biết, là thất lễ.
Ở chương đầu tiên trong tác phẩm này, tôi đã đề cập đến sự khác nhau giữa “lễ cưới” và “tiệc cưới”. Tôi xin thêm một ít thời gian nữa để nói về một chữ “lễ”, một ý nghĩa rất sâu sắc trong hôn nhân mà có lẽ các bạn trẻ thời nay chưa hiểu hết được ý nghĩa sâu sắc, giá trị ấy, đó là về nhẫn cưới. Nhẫn cưới theo lễ thật ra chỉ có giá trị vật chất là năm phân – bằng vàng, bạc hay bất kỳ chất liệu gì phù hợp điều kiện mỗi gia đình chứ không nhất thiết phải là vàng, phải có giá trị vật chất nào đó – để mang ý nghĩa rằng mỗi người là một nửa của nhau, và quý vị đã tìm được một nửa còn lại của mình.
“Nhẫn vẫn trơ trơ vững trụ đồng/ Nhẫn này muốn luyện rất dầy công/ Nhẫn là thành sắt che tên đạn/ Nhẫn để cho người giụi lửa lòng” – đây là bốn câu thơ để nói lên ý nghĩa của nhẫn cưới. Nhẫn là mặc định về lối sống của hai người trong cuộc sống gia đình, là nhẫn nhịn, tha thứ, nhịn nhường nhau… Khi lồng nhẫn vào tay người bạn đời là quý vị đã tự đưa ra lời hứa đầy trách nhiệm với người kia và với chính mình, phải biết nhường nhịn để cùng nhau vượt qua mọi sóng gió trong hôn nhân. Nếu hiểu đúng về những “lễ” tuy đơn giản nhưng chứa đựng hàm ý sâu sắc này, nhắc nhớ mình mỗi ngày giá trị của hôn nhân, của gia đình, chắc chắn quý vị sẽ tìm thấy được con đường đi đến hạnh phúc.
Tôi mong rằng, qua những lời chia sẻ ngắn ngủi của tôi, mỗi người trong chúng ta có thể bình tâm, nhắc mình sống mỗi ngày sáng suốt, không để bản thân phụ thuộc vào một tư tưởng nào trái với đạo đức xã hội, trái với luật nhân quả, để đạt niềm hạnh phúc mà bản thân quý vị xứng đáng có được trong cuộc đời. Và tôi tin, mỗi con người khi hiểu thấu được rằng gia đình là nơi đáng trân trọng nhất, vì chỉ từ nơi này, chúng ta mới có thể có cảm giác ấm áp, hun đúc niềm tin, động lực cho chúng ta đi đến những thành công trong cuộc đời. Vậy nên, khi trân quý và bảo vệ gia đình mình, nghĩa là quý vị đã đặt chân đến được thiên đường hạnh phúc do chính mình tạo ra ở ngay tại thế gian này!
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội
- Mã hàng 9786045521175
- Tên Nhà Cung Cấp Cty CP MTV Hà Nội
- Tác giả: Thích Phước Tiến
- NXB: NXB Hà Nội
- Trọng lượng: (gr) 350
- Kích Thước Bao Bì: 12 x 20
- Số trang: 217
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội
1 Đại Đức Giảng Sư Thích Phước Tiến là người mà con rất hâm mộ ạ. Bài giảng của thầy rất hay, sách thầy viết đọc rất ý nghĩa. Sách là lối thoát cho những ai không tìm thấy đường ra giữa các mối quan hệ yêu đương và gia đình. Nhưng đến cuối cùng bạn vẫn sẽ thấy gia đình là điều đáng trân quý nhất ở cõi tạm này!
2 Sách là một lối thoát cho những người không thể tìm thấy lối thoát khỏi mối quan hệ tình yêu và gia đình. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn sẽ thấy gia đình là điều đáng trân trọng nhất trong thế giới tạm thời này! Quá nhiều cặp đôi chia tay vì một sai lầm có thể sửa chữa nếu được tha thứ nếu họ có thể quay đầu lại. Đó là, một trong hai bên trong gia đình không nghĩ đến khái niệm tha thứ, hoặc tệ hơn nữa, có những trường hợp bạn đặt cược cuộc hôn nhân của mình chỉ trong một phút giận dữ … Có đáng không? Những gì tôi chia sẻ ở đây, không chỉ với Phật tử, ngay cả những người không có duyên đi học Phật cũng nên nhìn lại bản thân mình hàng ngày trong cuộc sống..
3 Đại đức Thích Phước Tiến là người mà tôi rất ngưỡng mộ. Bài giảng của ông rất hay, cuốn sách viết của ông đọc rất tốt. Sách là một lối thoát cho những người không thể tìm thấy lối thoát khỏi mối quan hệ tình yêu và gia đình. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn sẽ thấy gia đình là điều đáng trân trọng nhất trong thế giới tạm thời này! Quá nhiều cặp đôi chia tay vì một sai lầm có thể sửa chữa nếu được tha thứ nếu họ có thể quay đầu lại. Đó là, một trong hai bên trong gia đình không nghĩ đến khái niệm tha thứ, hoặc tệ hơn nữa, có những trường hợp bạn đặt cược cuộc hôn nhân của mình chỉ trong một phút giận dữ … Có đáng không? Những gì tôi chia sẻ ở đây, không chỉ với Phật tử, ngay cả những người không có duyên đi học Phật cũng nên nhìn lại bản thân mình hàng ngày trong cuộc sống.
4 Rất hay.
5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
Review sách Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội
Hiện tại chưa có review cho cuốn sách này, hy vọng sẽ có trong lần quay lại tiếp theo của bạn. Xin cảm ơn!
Mua sách Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội” khoảng 35.000đ đến 46.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội Fahasa” tại đây
Đọc sách Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội ebook pdf
Để download “sách Chuyển Hóa Nỗi Đau Phản Bội pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Một Chuyện Tình Nhỏ Xíu
- Nghịch Lý Của Tình Yêu Và Số Phận – Xuân Quỳnh
- Yêu Thầm Mười Năm Chưa Dám Nói
- Nỗi Kinh Hoàng Ở Solitude Creek
- Văn Học Việt Nam Từ Đầu Thế Kỉ XX Đến 1945
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free