Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc

Giới thiệu sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc – Tác giả Daniel Immerwahr

Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc

  • Danh sách Sách hay 2019 của Chicago Tribune
  • Sách hay nhất 2019 của Publishers Weekly
  • Sách hay 2019 do các nhà phê bình của New York Times bình chọn
  • Giải thưởng Robert H.Ferrell của Hiệp hội Sử gia chuyên về Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ

Với người dân Mỹ nói riêng thì Hoa Kỳ là quốc gia có nền dân trị lớn nhất thế giới. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ từng là thuộc địa của đế quốc Anh nhiều năm. Với người dân Mỹ, “đế quốc” là một từ để áp dụng cho các nước khác chứ không phải Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã che giấu đế quốc của chính mình bằng cách nào, và tại sao họ lại làm như vậy? Đây là những câu hỏi cốt yếu mà sử gia Daniel Immerwahr cố gắng trả lời.

“Làm sao để che giấu một đế quốc có hai mươi hai chương, đầy những nhân vật sống động, những tình tiết hài hước và những sự thật gây kinh ngạc. Nó đầy tính giải trí và tác giả có ý làm như vậy. Nhưng mục đích của nó khá nghiêm túc: cố gắng làm thay đổi cách người dân nghĩ về lịch sử Hoa Kỳ… Immerwahr lập luận một cách thuyết phục rằng: Hoa Kỳ thay thế các thuộc địa bằng hóa học, và dùng ‘công nghệ thay thế cho lãnh thổ’ . Đó là những lập luận kinh tế mạnh mẽ và chói sáng… cuốn sách đã thành công ở mục tiêu cốt lõi của nó: tái hiện lịch sử Hoa Kỳ với tư cách là lịch sử của Đế quốc Đại Hoa Kỳ.”

– Patrick Iber, The New Republic –

Tiến sĩ Daniel Immerwahr là giáo sư lịch sử ở Đại học Northwestern. Ông chuyên về lịch sử Hoa Kỳ thế kỷ 20 trong bối cảnh toàn cầu.

Cuốn đầu tay của Immerwahr, Thinking Small: The United States and the Lure of Community Development (Tư duy nhỏ: Hoa Kỳ và sự cuốn hút của việc phát triển cộng đồng) từng giành giải Merle Curti của Tổ chức Các sử gia Mỹ dành cho lĩnh vực Lịch sử Tri thức)

Làm sao để che giấu một đế quốc là cuốn sách thứ hai của ông về lịch sử Hoa Kỳ và các vùng lãnh thổ của nó. Sách đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, lọt vào danh sách Sách hay năm 2019 do các nhà phê bình của New York Times bình chọn và đoạt giải Robert H. Ferrell của Hiệp hội Sử gia chuyên về Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ.

Immerwahr còn viết cho New York Times, The Guardian, The Washington Post, The New Republic, The Nation, Dissent và nhiều báo khác.

Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc
Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc
  • Mã hàng 8935235234611
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả Daniel Immerwahr
  • Người Dịch Trần Trọng Hải Minh
  • NXB Thế Giới
  • Trọng lượng (gr) 900
  • Kích Thước Bao Bì 24 x 15.5 cm
  • Số trang 584
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc

Đánh giá Sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc
Đánh giá Sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc

1 Vốn rất thích đọc về địa chính trị nên cuốn này ra là mua liền. Đọc để biết về một Đại Hoa Kỳ rất khác so với khái niệm nước Mỹ trong suy nghĩ của mọi người trước giờ. Sách dày và đẹp, ship cẩn thận từ HCM ra HN mà ko móp rách gì.

2 Mua sale 3/3 nên khá rẻ nhưng tiếc là k có mã giảm giá thêm nữa. Nội dung hay,hấp dẫn. Đóng gói cẩn thận,giao hàng nhanh.

3 Một đâu sách cực hay, cách đưa ví dụ điển hình của tác giả khiến mình đi từ wow này tới wow khác. Cách để che giấu một đế quốc là “hãy trả tự do vật lý về cho các thuộc địa”

4 Sách nội dung chi tiết về lịch sử nước Mỹ, giải thích được sự “suy yếu” của cộng đồng dân Da Đỏ trên đúng mảnh đất của họ.

5 Đóng gói tốt, giao nhanh. Cái tựa có vẻ hay hơn nội dung mình mới đọc lướt. Sách giá bìa mắc quá.

Review sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc

Review sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc
Review sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc

LÀM SAO ĐỂ CHE DẤU MỘT ĐẾ QUỐC – MỘT GÓC NHÌN PHẢN BIỆN LỊCH SỬ HẤP DẪN

Đã có hàng nghìn cuốn sách viết về lịch sử Hoa Kỳ, đề tài tưởng chừng như đã bão hòa như cát trong sa mạc. Ấy vậy mà cuốn sách Làm Sao Để Che Dấu Một Đế Quốc, xuất bản năm 2019, lại gây được tiếng vang lớn, lọt vào danh sách Sách hay nhất do nhiều tờ báo uy tín bầu chọn và nhận được những giải thưởng lớn. Có gì thú vị và khác hơn trong đó?

Cuốn sách bắt đầu bằng một góc nhìn phản biện về cách mà Hoa Kỳ muốn được hình dung kể từ thời điểm lập quốc cho đến thời hiện đại. Bằng những biện pháp khéo léo một cách vụng về, giới tinh hoa của Mỹ đã luôn che dấu tính chất đế quốc và “xa lánh” những người dân sống ở các vùng thuộc địa mà đáng ra họ cũng chính là những người dân Mỹ.

“Mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”, tuyên ngôn độc lập 1776 của Hoa Kỳ đã viết như thế. Tuy nhiên thực tế người Mỹ hiểu rõ hơn ai hết cách mà sự bình đẳng thực sự được “thực hiện”.

“Bình đẳng” hình như chỉ là khái niệm dành cho người da trắng. Những người Mỹ bản địa bị coi như đám man di mọi rợ và bị xua đuổi như thú dữ để rồi co cụm lại thành một nhúm đất nhỏ giam cầm họ như chuồng nuôi.

Cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã có trong tay mình Haiwaii, Puerto Rico, Guam, Philiphines. Tuy vậy tư cách của người dân những khu vực này chưa bao giờ được nhìn nhận công bằng. Câu hỏi những khu vực này có phải là đất của Mỹ hay không, có phải là thuộc địa của Mỹ hay không luôn lấp lửng. Giới tinh hoa che đậy nó trong những toan tính về chính trị, quân sự.

Sự phủ nhận đó đã tạo nên những cuộc bạo động ở các vùng lãnh thổ, những cuộc binh biến và cả những thảm sát nhơ nhuốc chôn vùi hàng trăm nghìn thi thể dân thường trong hố sâu của sự vô cảm.

Câu chuyện của Philiphines năm 1896 cho thấy rõ điều đó. Thời điểm này, Philiphines đang là thuộc địa của Tây Ban Nha. Những người khởi nghĩa dưới sự dẫn dắt của Aginaldo đã đấu tranh bất khuất. Khi nước Mỹ dẫn quân đến Philiphines, chính Aginaldo coi họ như những đội quân đại diện cho nhân đạo đến để cứu chuộc đất nước ông khỏi áp bức. Ông đã làm hết mình đã hai lực lượng hỗ trợ nhau. Mỹ nhanh chóng gạt bỏ Tây Ban Nha ra khỏi Philiphines một cách dễ dàng. Trái với những hi vọng ban đầu, Aginaldo và người dân của mình thất thần khi biết về thỏa thuận “bán” lại Philiphines của Tây Ban Nha cho Mỹ với giá 20 triệu đô la.

Khi Phát xít Nhật chiếm được Philiphines vào thế chiến II. Mỹ đã ra một quyết định ném bom hầu hết các tòa nhà nghi ngờ có quân Nhật trú ngụ để “hạn chế tối đa thương vong” nhưng không phải cho tất cả. Dân thường Philiphines bị gạt khỏi những tính toán. Cuộc oanh tạc bằng bom nalpan đã đạt được mục đích. Nhưng đổi lại, chua xót là cứ 1 sinh mạng lính Mỹ mất đi thì có đến 100 sinh mạng khác của dân thường Manila cũng tan biến dưới làn bom mù trời.
Đó là cách Mỹ đã che dấu một cách vụng về bản chất “đế quốc” của mình.

Phần I của cuốn sách tập trung chính về giai đoạn đầu cho đến khi thế chiến II kết thúc. Giai đoạn này do hạn chế của công nghệ quân sự và sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu phụ vụ kinh tế chính quốc và chiến tranh nên tham vọng của Mỹ cũng như các nước lớn là muốn tăng cường nhiều “vùng đất thuộc địa”. Bá chủ về địa lý sẽ làm một trong những sức mạnh để bá chủ thế giới. Đó là điều mà Mỹ đã làm nhưng không dứt khoát. Có một điều khác biệt giữa Mỹ và Anh (trước đó đã từng được mệnh danh là ‘Đế quốc Mặt trời không bao giờ lặn’), người Anh tự hào về bản chất đế quốc của mình trong khi người Mỹ cố gắng che đậy và không thiếu những tranh luận liên tục về việc đi theo nó. Nhưng dù cách này hay cách khác, đế quốc vẫn là đế quốc.

Ở Phần II, tác giả phân tích về những thay đổi từ sau thế chiến II diễn ra trong địa hạt của khoa học – công nghệ, kéo theo sự thất thế của yếu tố địa chính trị. Một đế quốc ở giai đoạn mới không nhất thiết phải sở hữu nhiều lãnh thổ nữa. Nước Mỹ đã trở thành một đế quốc điểm họa (tức là chiếm đóng không phải là những vùng đất mà là những điểm nhỏ trên bản đồ). Công nghệ không vận, các vũ khí tối tân cùng những rắc rối mà việc cai quản một vùng đất thuộc địa mang đến đã khiến Mỹ lựa chọn điểm họa như một chiến lược mới hợp lý hơn. Nước Mỹ giai đoạn này đã tạo nên quyền lực của mình theo những cách thức phi biên giới và thường được gọi theo một khái niệm hoa mỹ “toàn cầu hóa”.

Cuốn sách chứa đựng những góc nhìn mới về khái niệm Đại Hoa Kỳ mà lịch sử Mỹ đã cố gắng che đậy chính những người dân của mình. Một góc nhìn nhân văn của tác giả về những vùng đất trong đế quốc Hoa Kỳ. Bên cạnh đó là những phân tích hấp dẫn của tác giả về sự thay đổi của hình thức “đế quốc” mà Mỹ đang áp dụng. Cuốn sách này thực sự thú vị và có vô số chi tiết lịch sử hấp dẫn bạn. (Mình sẽ liệt kê ở phần cuốn bài viết). Giọng văn khi bi tráng khi trào phúng mà tác giả đã uyển chuyển thể hiện cũng khiến cuốn sách này thêm lôi cuốn bên cạnh cách kể chuyện đầy logic. Một điểm nữa không thể không nhắc đến ở ấn bản tiếng Việt là văn dịch khó có thể chê điểm nào. Nhã Nam chưa bao giờ gây thất vọng về dịch thuật cả.

Nếu bạn thích lịch sử, chính trị, đây có thể là một quyển sách nữa mà bạn không thể bỏ qua.
….
Một số chi tiết thú vị trong cuốn sách mình lượm lặt lại:

1. Tấm bản đồ thế giới hình chữ nhật được cho rằng đã làm cho nước Mỹ chủ quan và hoàn toàn bất ngờ khi Nhật Bản tấn công Trâu Châu Cảng. Trên tấm bản đồ kiểu cũ đó, nước Mỹ ở phía rìa bên Trái còn Nhật Bản ở rìa bên phải. Tuy nhiên Nhật gần Mỹ hơn thế. Đã có những đề xuất để điều chỉnh lại bản đồ thế giới ở Mỹ. Một tấm bản đồ mà trung tâm là cực Bắc đã được phê duyệt. Sau này tấm bản đồ này được vẽ lại giản lược để làm thành logo của Liên Hiệp Quốc.

2. Mục đích ban đầu của Mỹ trong việc thôn tính của đảo trên Thái Bình Dương là để khai thác 1 loại phân chim dùng làm phân bón cho nông nghiệp (gọi là guano).

3. Puerto Rico là nguyên nhân của sự ra đời thuốc tránh thai. Nước Mỹ cho rằng dân số quá đông là nguyên nhân gây nên những thảm họa về kinh tế ở vùng lãnh thổ này. Họ đã phái những bác sĩ đến để nghiên cứu và thử nghiệm những biện pháp tránh thai, điều mà không được phép tại lục địa. Một trong những bác sĩ làm việc tại Puerto Rico nổi tiếng với bê bối sử dụng việc khám chữa bệnh để giết hàng chục người mỗi ngày, sau này ông này về nước và sau này được vinh danh như một trong những nhà nghiên cứu ung thu tận tâm nhất lịch sử Hoa Kỳ.

4. Cao su có vai trò vô cùng quan trọng trong quân sự. Giai đoạn Nhật xâm chiếm Đông Nam Á đã thể hiện điều đó. Sự thiếu hụt cao su nguyên liệu đã khiến cho chính quyền Mỹ vận động một cuộc quyên góp cao su cũ của toàn dân. Con chó cưng của Tổng thống đã quyên góp cục xương cao su của mình. Thậm chí một người trong chính quyền còn đề xuất giảm chiều dài của bao su xuống một nửa.

5. Tiêu chuẩn hóa là một trong những thành tựu vĩ đại mà Mỹ đã đóng góp cho thế giới công nghiệp hiện đại. Trước khi tiêu chuẩn hóa xuất hiện, đã xảy ra những vụ hỏa hoạn lớn mà lực lượng cứu hỏa khi đến nơi xảy ra vụ cháy kịp thời cũng đành phải bất lực đứng nhìn vì đầu ống cứu hỏa không tương thích với vòi cứu hỏa. Nước Mỹ đã tiêu chuẩn hóa từ ốc vít đến biển báo. Tuy nhiên hài hước là khi cả thế giới đều chấp thuận các đơn vị đo kiểu Pháp làm tiêu chuẩn chung (mét, km, gram) thì Mỹ vẫn bảo thủ sử dụng đơn vị đo của riêng mình. Điều này đã gây nên một số vụ tai nạn hàng không và vũ trụ do các nhân viên Mỹ tính nhầm đơn vị.

6. Tiếng Anh không phải phổ biến do sự đơn giản của nó. Một số nhà khoa học (ví như Einstein) phát hãi vì sự vô lối của tiếng Anh. Nhiều nỗ lực cải tổ tiếng Anh, đơn giản hóa tiếng Anh đã được thực hiện nhưng không đến đâu. Tiếng Anh được toàn cầu hóa đơn giản là do quyền lực của Mỹ. Một số ngôn ngữ nhân tạo ra đời (như Quốc tế ngữ) để làm đối trọng với tiếng Anh và loại bỏ đặc tính văn hóa ra khỏi ngôn ngữ, tuy nhiên đã thất bại.

7. Để “ngăn chặn” hành động tiếp theo của Osama Bin Laden, Mỹ đã xây dựng một căn cứ giữa sa mạc Saudi. Đơn vị thi công mà chính quyền Saudi thuê là công ty của gia đình Bin Laden.

v.v.v…
Hiện tại thị phần đối với sách phi hư cấu (nonfiction) ở VN chưa thể so sánh được với các sách hư cấu (tiểu thuyết). Hi vọng có thể chia sẻ và khởi dậy đam mê sách phi hư cấu với các bạn để lĩnh vực này có thể được các nhà xuất bản để ý hơn, mang đến cơ hội tiếp cận với những cuốn sách hay hơn nữa.

Mua sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc” khoảng 218.000đ đến 224.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc Fahasa” tại đây

Đọc sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc ebook pdf

Để download “sách Làm Sao Để Che Giấu Một Đế Quốc pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Pdf, Ebook, Tải sách]

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *