Lịch Sử Cái Đẹp

Giới thiệu sách Lịch Sử Cái Đẹp – Tác giả Umberto Eco

Lịch Sử Cái Đẹp

Cái Đẹp là gì? Nghệ thuật, thị hiếu, thời trang là gì? Liệu Cái Đẹp có phải điều gì đó có thể định nghĩa một cách lý tính, hay chẳng qua đó chỉ là một đánh giá thuần tính chủ quan? Công cuộc khám phá Cái Đẹp của Umberto Eco bắt đầu như thế đó. Với việc nghiên cứu chi tiết và cặn kẽ những tác phẩm quan trọng nhất trong văn hóa phương Tây, từ tượng Vệ Nữ Milo đến Marilyn của Andy Warhol, từ các quái thú của Jérôme Bosch đến tranh Đức Mẹ của Botticelli hay các cung tần của Manet, Umberto Eco đã dựng nên bức tranh trọn vẹn, phản ánh các gương mặt khác nhau của Cái Đẹp, tạo nên chuyến du hành đích thực suốt từ thời Hy Lạp cổ đại đến tận ngày nay.

Tác phẩm thú vị này hẳn sẽ bóp nghẹt mọi định kiến xưa cũ và qua mỗi chương lại vẽ nên một tấm bản đồ thực sự về sự dịu dàng của Cái Đẹp.

UMBERTO ECO sinh ngày 5 tháng Một năm 1932 tại Alessandra và mất ngày 19 tháng Hai năm 2016 tại Milano, Ý. Thiên hướng đã thôi thúc ông làm trái ý cha, từ bỏ khoa Luật, chuyển sang nghiên cứu Triết học và Văn học Trung cổ tại Đại học Turino. Trong thời gian này, Umberco Eco trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin, trở thành người vô thần và từ bỏ Giáo hội Công giáo. Năm 1954, ông bảo vệ luận văn về Thomas xứ Aquino, đạt học vị Tiến sĩ Triết học.

Umberto Eco là nhà văn, nhà lý luận, triết gia, nhà ký hiệu học lừng danh, đồng thời từng là biên tập viên các chương trình văn hóa của Đài Truyền hình Quốc gia Ý (RAI), bình luận viên tờ báo lớn nhất nước Ý L’Espresso, giáo sư ký hiệu học của Đại học Bologne, giảng viên mỹ học và văn hóa học tại các trường đại học Milano, Firenze, Turino kiêm tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học nước ngoài. Tờ Los Angeles Times đánh giá ông “là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất thời đại chúng ta”.

Các tác phẩm của Umberto Eco do Nhà Nam xuất bản:

  • – Tên của đóa hồng
  • – Con lắc Foucault
  • – Nghĩa địa Praha
  • – Số không
Lịch Sử Cái Đẹp
Lịch Sử Cái Đẹp

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lịch Sử Cái Đẹp
  • Mã hàng 8935235235595
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Umberto Eco
  • Người Dịch: Lê Thúy Hiền
  • NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 1350
  • Kích Thước Bao Bì: 23.5 x 17 cm
  • Số trang: 439
  • Hình thức: Bìa Cứng
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Lịch Sử Cái Đẹp

Đánh giá Sách Lịch Sử Cái Đẹp
Đánh giá Sách Lịch Sử Cái Đẹp

1 Sách xịn mà nhà sách bọc hơi ẩu hơi quăn bìa. Sách in tương đối đẹp.

2 Sách đẹp, mới, chưa đọc nên ko biết nội dung ổn ko.

3 Lúc đầu mua về thấy bìa cứng bị xước, gáy bị móp. Rất thất vọng nhưng tiki đã chấp nhận đổi sách mới ngay. Luôn yêu tiki.

4 Cuốn sách tuyệt vời. Mở mang hiểu biết. Nhã nam kì công in sách ảnh. Mỗi thời đại khác nhau có vẻ đẹp khác nhau. Kiến thức tổng hợp, ko chỉ trên Internet mà còn nhiều nguồn.

5 Chất lượng giấy tốt, in ấn/màu sắc rõ nét, nhiều kiến thức bổ ích, nội dung hay, hấp dẫn, dễ hiểu.

Review sách Lịch Sử Cái Đẹp

Review sách Lịch Sử Cái Đẹp
Review sách Lịch Sử Cái Đẹp

“Lịch sử cái Đẹp” – một cuốn bách khoa thư đồ sộ với hơn 200 bức tranh và tiểu họa, hơn 50 tác phẩm điêu khắc, bình gốm cùng rất nhiều hình ảnh tái hiện các công trình kiến trúc, khảo cổ, nghệ thuật thời trang… chiêm nghiệm về cái Đẹp qua nhiều thời kỳ. Thú vị là cuốn sách này đến từ Umberto Eco – cha đẻ tác phẩm đình đám “Tên của đóa hồng”.

Tờ Los Angeles Times đánh giá Umberto Eco “là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất thời đại chúng ta”. Ở Việt Nam, tên tuổi Umberto Eco gắn liền với cuốn tiểu thuyết đầu tay Tên của đóa hồng, cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1980. Tên của đóa hồng đã giúp tên tuổi Umberto Eco nổi tiếng toàn cầu khi được dịch sang 47 ngôn ngữ, bán được hơn 50 triệu bản.

Bên cạnh là một nhà văn, Umberto Eco còn là một nhà lý luận, một triết gia, nhà ký hiệu học lừng danh, đồng thời từng là biên tập viên các chương trình văn hóa của Đài Truyền hình Quốc gia Ý (RAI), bình luận viên tờ báo lớn nhất nước Ý L’Espresso. Ông còn được biết đến là giáo sư ký hiệu học của Đại học Bologne, giảng viên mỹ học và văn hóa học tại các trường đại học Milano, Firenze, Turino kiêm tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học nước ngoài.

Với hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực mỹ học và triết học, Umberto Eco đã cho ra mắt Lịch sử cái Đẹp – một cuốn bách khoa thư đồ sộ với hơn 200 bức tranh và tiểu hoạ, hơn 50 tác phẩm điêu khắc, bình gốm cùng rất nhiều hình ảnh tái hiện các công trình kiến trúc, khảo cổ, nghệ thuật thời trang. Trong cuốn sách này, độc giả còn bắt gặp một khối lượng lớn những bài luận của Eco, các trích dẫn tác phẩm văn học, nghị luận, triết học, âm nhạc và khoa học với nỗ lực kiến giải phạm trù cái Đẹp đa diện nhất.

Trong Lịch sử cái Đẹp, Umberto Eco đã dày công khai phá một chủ đề hiếm có khó tìm: Cái Đẹp dưới góc nhìn của phương Tây xuyên suốt từ thời Hy Lạp cổ đại tới ngày nay.

Hiếm có một cuốn sách nào có thể cắt nghĩa được phạm trù cái Đẹp tỉ mỉ và cẩn trọng như công trình của Umberto Eco. Từ những câu chữ đầu tiên, ông đã đặt cho độc giả của mình một câu hỏi: Liệu cái Đẹp và cái Tốt có phải là một? Đành rằng giữa Đẹp và Tốt tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau của con người, nhưng hai khái niệm này lại không thực sự đồng nghĩa. Hay nói cách khác, Tốt là những điều chúng ta muốn có cho bản thân, trong khi Đẹp là không mang trong mình sự tư hữu đó.

Đi ngược lại những khuôn mẫu cơ bản nhất của con người cho rằng cái Đẹp có liên quan mật thiết đến Nghệ thuật, thậm chí Nghệ thuật đại diện cho cái Đẹp, Umberto Eco khẳng định mối quan hệ này “hoàn toàn không hiển nhiên như chúng ta nghĩ”. Dù vậy, Lịch sử Cái Đẹp lại sử dụng phần lớn dẫn chứng minh họa là các tác phẩm nghệ thuật. Bởi vì trong nhiều thế kỷ qua, chính các nghệ sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia là những người nói cho chúng ta biết cái gì được họ coi là đẹp, và họ cũng để lại dẫn chứng về chúng.

Theo dòng thời gian, cuốn bách khoa thư Lịch sử cái Đẹp của Umberto Eco sẽ đưa độc giả đi từ thời Hy Lạp cổ đại tới tận ngày nay, để hé mở cánh cửa của sự Đẹp dưới quan điểm của thời đại. Trong thời Hy Lạp cổ đại, cái Đẹp được thể hiện bằng sự hài hòa của vũ trụ, trong thơ ca, nó được thể hiện qua kích thước tương ứng và sự đối xứng giữa các bộ phận, còn trong thuật hùng biện, nó được thể hiện qua nhịp độ phù hợp.

Còn nhắc đến cái Đẹp của thế kỷ 19, tác giả đi sâu vào cái Đẹp trong Chủ nghĩa lãng mạn. Ở giai đoạn chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, lịch sử ghi nhận những đối tượng đẹp mới mẻ và đột phá hơn, có thể kể đến là cái Đẹp từ sắt và thuỷ tinh (như Tháp Eiffel ở Paris hay Toà nhà pha lê của Joseph Paxton), nghệ thuật Deco, cái Đẹp từ kiến trúc “hữu cơ”.

Umberto Eco cũng chỉ ramột vấn đề của thời đại để độc giả của mình tự vấn: Khi đồ vật “ngon-bổ-rẻ”, sản xuất hàng loạt được ưa chuộng, đồng nghĩa với việc cái Đẹp có thể được tái tạo dễ dàng, nhưng cũng mang tính tạm thời và dễ hư hỏng. Liệu tính chất sản xuất hàng loạt có phải là số phận của cái Đẹp trong thời đại tái tạo kỹ thuật của nghệ thuật?

Mua sách Lịch Sử Cái Đẹp ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lịch Sử Cái Đẹp” khoảng 339.000đ đến 340.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lịch Sử Cái Đẹp Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lịch Sử Cái Đẹp Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lịch Sử Cái Đẹp Fahasa” tại đây

Đọc sách Lịch Sử Cái Đẹp ebook pdf

Để download “sách Lịch Sử Cái Đẹp pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *