Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật
Giới thiệu sách Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật – Tác giả Mã Bá Dung
Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật
- Đằng sau mỗi món đồ cổ, là tầng tầng lớp lớp lịch sử và văn hóa truyền thừa bao đời.
- Đằng sau mỗi món đồ giả, lại là mánh lới tính toán tinh vi cùng cạm bẫy khó bề tưởng tượng.
Hứa Nguyện, một chủ tiệm đồ cổ cỏn con ở Lưu Ly Xưởng, vào đúng sinh nhật tuổi 30 đột nhiên bị cuốn vào những rắc rối theo gã là “trên trời rơi xuống”. Gia thế bao đời đã lụi tàn, thân phận người ông không biết mặt, bí ẩn đằng sau vụ tự tử của cha mẹ tới tấp phơi bày trước mắt gã, nhưng đâu là giả đâu mới là thật?
Điểm mút của những búi dây ân oán chằng chịt không ngờ lại là món báu vật hiếm có người đời vẫn đồn đại. Ván cờ gã đang tham dự dường như đã được sắp đặt từ hàng chục năm trước, càng dấn sâu lại càng phơi bày diện mạo tối tăm, hiểm ác của giới cổ vật. Và để không bị nuốt chửng, chỉ dựa vào một thân tuyệt học phân biệt thật giả của Hứa Nguyện thì không đủ, bởi nhìn đồ thì dễ nhìn người mới khó
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật
- Mã hàng 8935235222052
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả: Mã Bá Dung
- Người Dịch: Tố Hinh
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Trọng lượng: (gr) 550
- Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5
- Số trang: 532
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật
1 Hứa Nguyện – một chủ tiệm đồ cổ cỏn con bị cuốn vào rắc rối của năm môn phái chuyên về giám định cổ vật, từ đó phát hiện ra bí ẩn về người ông quá cố và vụ tự tử của cha mẹ mình. Lên đường lần theo manh mối vụ án đầu Phật ngọc trong Minh đường của Võ Tắc Thiên, tầng tầng lớp lớp bí mật năm xưa dần được vén màn, kéo theo đó là sự thâm hiểm của lòng người và mối ân oán kéo dài nghìn năm. Đồ cổ là đề tài hoàn toàn mới lạ với mình, quyển này đề cập khá sâu đến những kiến thức Phật giáo và các thời đại cách mạng Trung Hoa. Nếu có chút hiểu biết nền thì sẽ thấm hơn mình í, tuy nhiên vì mình thích nền văn hoá lâu đời của Trung Hoa nên khá ấn tượng khi tác giả trích dẫn các điển tích, điển cố, chứ địa danh rồi thời nhà Minh nhà Đường mình ù ù cạc cạc lướt lướt thôi. Đọc quyển này làm mình nhớ tới Dan Brown, đó là khả năng làm người đọc không biết những cái tác giả viết là thật hay giả và mấy pha giám định cổ vật đọc thực sự mở mang tầm mắt ồ quao luôn, cảm tưởng Hứa Nguyện có nghề tay trái là thám tử, mắt quan sát rất tốt, để ý những chi tiết nhỏ nhặt mà suy ra bức tranh tổng thể. Nhân vật mình thích là Dược Bất Nhiên (nếu không có mấy trang cuối), ông này tấu hài, tsundere khiếp. Nội dung thể hiện được sự am hiểu và đầu tư của tác giả cả về Phật giáo, cổ vật lẫn lịch sử qua các thời đại, twist cũng khá ổn, dẫn người đọc cùng Hứa Nguyện hoá giải bí ẩn đầu Phật ngọc nhằm lấy lại danh dự cho ông nội mình. Điều mình không thích đó là yếu tố tình cảm trong truyện, thấy thừa thãi sao đó, thêm anh Nguyện mập mờ với cả hai cô làm mình hoang mang chập nữa, tính cách của nhân vật này cũng không được rõ ràng lắm, dù công nhận ảnh thông minh, khéo léo.
2 Ban đầu, khi mình đọc phần giới thiệu phía cuối truyện, mình tưởng được dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vô cùng gay cấn với những pha hành động hấp dẫn. Nhưng mình hơi thất vọng vì từ đầu đến gần cuối truyện, số lần hành động của Hứa Nguyện cũng như những người thuộc phe gã đều ít khiến cho nhịp truyện hơi chậm, phải đến cuối truyện mới có nhiều pha hành động hấp dẫn và những bước ngoặt làm mình khá bất ngờ. Tuy nhiên, điều mình thấy hay nhất ở quyển này là lượng kiến thức về cách giám định đồ cổ của tác giả rất đa dạng và phong phú. Cùng với đó là những từ lóng dùng trong ngành buôn đồ cổ cũng được tác giả chú thích trực tiếp trong truyện luôn. Tác giả cũng đã xây dựng hình tượng hình tượng nhân vật Hứa Nguyện khá thành công với tính cách cương trực, cùng với sự thông minh, nhất quyết không làm trái lương tâm mình. Trong suốt quá trình giải oan cho ông nội cũng như bố mẹ Nguyện, gã cũng gặp rất nhiều khó khăn, từ việc bị đe doạ bằng những bức thư nặc danh, đến việc bị bắt cóc, ép buộc nhưng cũng không làm trái với đức tính của mình cũng như danh tiếng của dòng họ Hứa. Điều mình tiếc nuối nhất có lẽ là chuyện tình của Hứa Nguyện với Kido Kana khi đã tự đính ước và trải qua vô vàn khó khăn trong suốt cuộc hành trình nhưng đến cuối cùng lại không đến được với nhau. Đây là cuốn đầu tiên trong bộ 4 tập của tác giả, hi vọng rằng những tập tiếp theo sẽ hay và hấp dẫn hơn.
3 Đây là quyển sách hợp gu với ai thích combo lịch sử và trinh thám giống như mình. "Danh gia cổ vật" (Kỳ án đầu phật) nói về hành trình chàng trai Hứa Nguyện đi tìm lời giải cho vụ án năm xưa ông nội anh bị khép tội Hán gian, bán văn vật quốc gia ra nước ngoài, hủy hoại danh tiếng Minh Nhãn Mai Hoa. Mọi ân oán từ thời xưa để lại đều xoay quanh đầu Phật bị đánh cắp ở minh đường Võ Tắc Thiên năm nào. Mã Bá Dung đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Với nhiều tuyến nhân vật xoay quanh Hứa Nguyện, mình đã nghĩ kiểu gì cũng sẽ có một ngụy quân tử Nhạc Bất Quần xuất đầu lộ diện nhưng đọc đến cuối cùng vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi biết bàn tay đứng sau mọi chuyện là ai. Chắc chắn thế giới cổ vật và dấu ấn văn hoá Trung Hoa sẽ khiến bạn đọc như đang trải qua những thước phim sống động. Hành trình ly kỳ phá án, cách giải quyết tình huống của nhân vật đôi khi làm mình liên tưởng tới S. Holmes nhưng vẫn đánh giá đây là cuốn sách đáng đọc và hóng những tập kế tiếp.
4 Biết đến tập truyện qua bản Audio của NSUT Phú Thăng, khi đọc đọc xong bản sách đã để lại cho mình nhiều cảm xúc. Một cỗ đầu phật mang trong mình câu chuyện ngàn năm là sứ mệnh bảo vệ của gia tộc họ Hứa cũng như nỗi oan khuất của ông và cha của Hứa Nguyện. Tập truyện không chỉ là cuộc hành trình tìm sự thật về đầu phật mà còn cho người đọc thấy được một thế giới huyền bí với những kỹ thuật tinh tế về giám định, làm giả của giới cổ vật. Nhận xét, về nhân vật chính là người đa nghi hấp tấp, nhưng rất thông minh và luôn giữ tinh thần của nhà họ Hứa: trừ giả, giữ thật. Trên cuộc hành trình này, nhân vật chính đối mặt với sự nghi kỵ với Minh Nhãn Mai Hoa, sự phản bội của Dược Bất Nhiên, sự cản trở của lão Triều Phụng. Cậu nói ý nghĩa của tập này là giám vật dễ, chứng người khó.
5 Lấy đề tài về việc giám định cổ vật, Mã Bá Dung làm mình say sưa đắm chìm vào hành trình đi tìm lại sự thật của cháu nội Hứa Nhất Thành – kẻ bị xem là Hán gian, là tội đồ dân tộc bị người đời nguyền rủa. Mọi thứ đều hồi hộp, lôi cuốn làm mình nín thở như đang theo dõi từng thước phim phủ đầy màu sắc văn hoá Trung Hoa, từ phật giáo cho tới các di tích, các nhân vật lịch sử. Phần 1 của truyện là "Kỳ án đầu phật", các nhân vật xoay quanh Hứa Nguyện đều lấy vụ án trộm đầu phật ở minh đường Võ Tắc Thiên năm nào làm trung tâm, khi theo dõi mình biết chắc trong số những bộ mặt đó sẽ có một ngụy quân tử như Nhạc Bất Quần nhưng vẫn không đoán được kẻ đó là ai, và đến khi mảnh ghép cuối cùng được hé lộ thì lại càng bất ngờ hơn nữa. Một số tình tiết và cách giải quyết tình huống của nhân vật chính làm mình có liên tưởng tới S. Holmes, tuy nhiên nhìn nhận khách quan truyện vẫn rất thú vị. Chỉ có một lỗi sai chính tả không đáng kể, và cách xưng hô của Kana với Hứa Nguyện khi đã thân mật gọi nhau là anh em, lúc sau vào rừng tự nhiên lại xưng tôi nên cảm thấy hơi gợn.
Review sách Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật
“Danh gia cổ vật – Kỳ án đầu Phật” có nhân vật chính là chàng thanh niên Hứa Nguyện, ông nội là một người có tiếng tăm trong giới khảo cổ nhưng lại qua đời với một vết nhơ khó gỡ, cha mẹ nhảy xuống hồ tự tử trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở TQ. Dựa vào quyển sách gia truyền Tố đỉnh lục, năm 30 tuổi, Hứa Nguyện đã là chủ tiệm đồ cổ nhỏ Tứ Hối Trai ở Lưu Ly Xưởng, chỉ mong sống yên ổn qua ngày. Tứ Hối Trai nghĩa là hối lỗi, hối người, hối việc, hối lòng – bốn chữ này do người cha truyền lại. Thế nhưng, đời có bao giờ được như mong muốn, ngày nọ cảnh sát Phương Chấn đến Tứ Hối Trai để vừa mời vừa ép Hứa Nguyện đi giám định cổ vật theo lệnh cục trưởng Lưu. Sau chuyến giám định này, Hứa Nguyện bị kéo vào vòng xoáy tranh đoạt đấu đá của Minh Nhãn Mai Hoa – năm môn phái lớn chuyên giám định cổ vật, “được truyền lại từ xa xưa, nắm giữ cả ngành cổ vật, thao túng giới giám định đồ cổ”. Sau CM Văn hóa, Minh Nhãn Mai Hoa từ từ khôi phục lại, trở thành Hội nghiên cứu giám định cổ vật Trung Hoa, gồm Bạch môn chuyên đồ kim thạch (đá quý và ngọc quý?), Huyền môn chuyên đồ gốm sứ, Thanh môn chuyên thư họa, Hồng môn chuyên đồ gỗ, Hoàng môn chuyên đồ đồng điếu và minh khí (đồng điếu là hợp kim đồng, minh khí là đồ tùy táng). Để trả lại danh thơm tiếng tốt cho gia tộc, Hứa Nguyện bước vào cuộc truy tìm đầu Phật ngọc từng được đặt trong minh đường Võ Tắc Thiên ở Lạc Dương, sau bị rơi vào tay người Nhật. Đồng hành với cậu có hai người thuộc Huyền môn và Hoàng môn. Chuyến phiêu lưu mạo hiểm này cũng liên quan chặt chẽ đến Kido Kana – một thiếu nữ Nhật có quan hệ ân oán mấy đời với Hứa Nguyện. Hành trình tìm đầu Phật ngọc đưa nhóm người đi từ vùng đất này đến vùng đất khác, gặp được vô số kỳ nhân, cũng không ít lần rơi vào hiểm cảnh.
Vì đặc biệt yêu thích thể loại trinh thám cổ đại, cách đây vài năm khi bộ Trâm của Châu Văn Văn được xuất bản, tôi đợi sách ra như đợi người yêu, mòn mỏi ngóng trông, cầm tập 4 trên tay mà vừa đọc vừa cười hạnh phúc. Đến bộ 81 Án Tây Du tôi mới tìm được cảm giác mãn nguyện tương tự. Lần đầu nhìn thấy bìa tập 1 “Danh gia cổ vật – Kỳ án đầu Phật”, tôi lập tức nghĩ mình phải đọc thử quyển này vì bìa quá đẹp. Thật may là nội dung cũng xuất sắc. Theo thông tin trên bìa gấp sau thì bộ này có bốn cuốn, mới được xuất bản tiếng Việt đến cuốn 2. Thế là tôi lại bước vào thời gian đợi sách như đợi người yêu.
“Danh gia cổ vật” có chút gợi nhớ đến bộ phim “Lão cửu môn” tôi từng xem, nhưng truyện này hay hơn bộ phim ấy gấp chục lần. Cảm giác của tôi khi đọc truyện này giống như lúc đọc bộ Ma Thổi Đèn của tác giả Thiên Hạ Bá Xướng, nhưng đọc “Danh gia cổ vật” thì tôi không hề buồn ngủ. Sự việc diễn tiến dồn dập, bối cảnh chuyển đổi liên tục từ tiệm đồ cổ hẻo lánh Tứ Hối Trai ở Lưu Ly Xưởng đến những tỉnh khác, thậm chí lên cả dãy núi Tần Lĩnh cheo leo phải bắc cầu bằng dây mây cột vào các mỏm đá. Đúng với tiêu đề Danh Gia Cổ Vật, cuốn sách này chứa nhiều thông tin về đồ cổ đến mức tôi gõ lại đầy hai trang Word. Tuy không biết kiến thức về cổ vật trong truyện này là thực tế hay hư cấu nhưng tôi đọc cảm thấy rất hứng thú, thêm tên địa danh / tên riêng trong truyện dịch của TQ dễ nhớ hơn truyện Nhật nên đọc càng cuốn hút hơn.
“Trước đây xem đồ cổ phải dựa vào sờ, nhìn, nếm, giờ chỉ cần một máy đo lường là xong tuốt, nên những tay chơi đồ cổ lão luyện đều hết sức quan tâm tới sự phát triển của khoa học kỹ thuật để bắt kịp”.
“Mua bán đồ cổ còn phải xét lai lịch. Tấm gương đồng quật ra từ mộ vương hầu thời Hán khác hẳn tấm nhặt được từ kháng đất nhà một người trong thôn, giá cả cũng chênh nhau trời vực, nên nhất định phải hỏi cho rõ ràng. Đồ mua từ nhà dân quanh vùng gọi là từ họ Tôn, mua lại của khách đem đến bán gọi là từ họ Tang, tự đào được dưới đất hoặc trong mộ gọi là từ họ Đồng. Đều là cách nói cũ, còn vì sao lại dùng ba họ ấy làm tiếng lóng thì chẳng ai giải thích được”.
“Nghề này đâu phải như tiểu thuyết võ hiệp, lấy đâu ra lắm tuyệt chiêu một kiếm đoạt mạng như thế, có bao nhiêu loại đồ thì bấy nhiêu cách giám định, viết lên giấy, in vào sách, ai ai cũng xem được, chẳng có gì bí ẩn. Quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm”.
Thật ra ở phần đầu sách, tôi có chút khó chịu trước nét văn hóa truyền thống đậm chất phong kiến của những người có tuổi ở TQ: ỷ vào tuổi tác để bắt hậu bối phải kính trên nhường dưới, ức hiếp hậu bối một cách vô lý, cảm giác khó chịu đến mức tôi bắt đầu nghĩ phải chăng mình không nên tiếp tục theo đuổi bộ truyện này. Nhưng rất may càng về sau, nhân vật Hứa Nguyện càng chứng tỏ bản thân không phải “thùng rỗng kêu to”, từng bước thận trọng và thông minh nhạy bén trên hành trình tìm kiếm đầu Phật ngọc, đồng thời cũng đào bới lại lịch sử gia tộc để giải mối oan cho ông nội và cha mẹ. Diễn biến cảm xúc của tôi khi đọc truyện chứng tỏ tác giả Mã Bá Dung đã thành công khi xây dựng cốt truyện nhiều cung bậc thăng trầm, không ít bước ngoặt bất ngờ, phải như vậy mới là một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, chứ cứ bình bình ổn ổn đi từ mở đầu đến kết thúc thì chả ai thèm đọc.
Số lượng nhân vật trong truyện vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít, mỗi nhân vật được xây dựng hình tượng và tính cách đặc trưng riêng biệt. Tôi hài lòng với tính cách của nhân vật chính Hứa Nguyện, tuy cậu ấy tự nhận xét về mình rằng “Tính tôi xưa nay cẩn thận, gặp việc hay người trái với lẽ thường đều cảnh giác cao độ” nhưng tôi thấy cậu ấy nói hoàn toàn chính xác chứ không huênh hoang kiêu ngạo. Trong tập 1 “Kỳ án đầu Phật” có chút motip tình tay ba giữa Hứa Nguyện, Kido Kana và Hoàng Yên Yên, chút tình cảm này chỉ góp phần giúp truyện đỡ khô khan (thay vì chỉ toàn đấu trí và săn tìm cổ vật) và là sự kết nối cần thiết cho các tình tiết truyện. Không chỉ trong thời loạn mà ngay cả giữa thời bình vẫn có thể tìm được những bậc kỳ nữ vừa mềm mại nữ tính vừa quả quyết kiên cường. “Yên Yên đẹp đến hồn xiêu phách tán, như ngọn lửa cháy rực giữa đồng hoang, còn Kido Kana lại như một tập thơ mở sẵn, âm thầm thơm ngát”.
Tuy thỉnh thoảng nhân vật chính vẫn gặp chút xíu may mắn trong hiểm cảnh nhưng tôi cho rằng các chi tiết ấy vẫn hợp lý chứ không đến nỗi ảo như trong những truyện siêu anh hùng phương Tây (tôi vẫn thích truyện siêu anh hùng phương Tây nha). Tôi vừa kinh ngạc vừa ngưỡng mộ khi biết tác giả Mã Bá Dung “chỉ” sinh trước tôi 2920 ngày, trên bìa gấp trước của sách ghi rằng anh “là nhà văn nổi tiếng TQ với bút lực dồi dào, văn phong đa biến, thể loại sáng tác phong phú bao gồm khoa học viễn tưởng, kỳ ảo, lịch sử, trinh thám…”. Người ta giỏi giang như thế, tôi phải làm gì mới có thể đạt được 50% như vậy nhỉ.
“Trong Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, Quan Công đều được coi là thần bảo hộ nên thường được dựng tượng thờ trong các chùa miếu như Hộ Pháp Già Lam, đây cũng là bằng chứng của việc Phật giáo Trung Thổ đã dung hòa với tín ngưỡng bản địa”.
“Muốn dựng bia đá, phải chôn một phần chân bia xuống đất. Trải hơn nghìn năm, phần trên dãi nắng dầm mưa, phần dưới bị đất nước xói mòn, trên dưới sẽ khác nhau, ở giữa tạo thành một lằn ranh phân cách. Lằn ranh này gọi là đường Âm Dương, tượng trưng cho sự phân cách giữa hai thế giới trên và dưới đất”.
Truyện có đoạn cảnh sát Phương Chấn ca ngợi Sherlock Holmes với Hứa Nguyện: “Khi nào rảnh thì đọc tiểu thuyết ấy, viết hay lắm. Holmes từng nói một câu rằng, khi bạn loại trừ tất cả những điều không thể, thì điều còn lại duy nhất, dù vô lý đến đâu, cũng là sự thực”. Tập 1 của Danh Gia Cổ Vật cuốn hút như vậy, tôi nghĩ không có gì lạ nếu tác giả Mã Bá Dung cũng là người hâm mộ Sherlock Holmes. Phải đọc + ưa thích + tìm hiểu nhiều về trinh thám mới có thể viết nên bộ truyện trinh thám xuất sắc như thế này.
Lúc đọc bộ Trâm của Châu Văn Văn, tôi tưởng dịch giả Tố Hinh là một lão tiền bối ngoài 60, sau tôi rất kinh ngạc khi biết Tố Hinh là một nữ dịch giả chỉ hơn tôi từ vài ~ mười mấy tuổi. Khi thấy Danh Gia Cổ Vật được dịch bởi Tố Hinh, tôi hân hoan như gặp lại bạn cũ (dù chưa gặp bao giờ!). Tuy thích thú đọc lại văn phong của dịch giả “quen” nhưng hoàn toàn không có cảm giác như khi đọc Trâm, vì Trâm là ngôn tình trinh thám còn Danh Gia Cổ Vật nghiêng nhiều về phiêu lưu mạo hiểm, tác giả là nam nên giọng văn cũng khác hẳn Châu Văn Văn.
Khi tôi viết review này thì Danh Gia Cổ Vật đã được xuất bản tập 2, hình như bìa màu vàng, chưa bán trên bất kỳ trang online nào. Bộ truyện này có bốn tập, mong rằng sẽ được dịch tiếng Việt đầy đủ chứ đừng vì mối bất hòa chính trị nào mà bị ngưng lâu hoặc bị bỏ dở. Cần nói rõ là Danh Gia Cổ Vật không phải trinh thám Cổ Đại mà là Hiện Đại, vì trong sách có xuất hiện ĐTDĐ cục gạch và cả Internet, nhưng hình như chưa có smartphone. Tuy hiện đại nhưng bầu không khí trong truyện y như phim cổ trang TQ, tương tự như đọc Vương Bất Kiến Vương nhưng Danh Gia Cổ Vật không phải đam mỵ. Lâu rồi mới có một quyển trinh thám TQ khiến tôi tận hưởng được quãng thời gian đọc chậm rãi và lý thú như thế này.
Không biết là do lỡ bỏ qua hay vì trong tập 1 chưa ghi nên Biển không rõ Thanh môn thuộc Minh Nhãn Mai Hoa chuyên về lĩnh vực nào, nhớ loáng thoáng nên Biển viết trong review là họ chuyên về thư họa, nếu sai xin bạn hãy hướng dẫn lại cho Biển.
Mua sách Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật” khoảng 105.000đ đến 120.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật Fahasa” tại đây
Đọc sách Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật ebook pdf
Để download “sách Danh Gia Cổ Vật – Kỳ Án Đầu Phật pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 24/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Góc Phần Tư
- Con Mình Chẳng Lẽ Lại Vứt
- Lễ Vật Kinh Hoàng
- Vụ Án Lerouge
- Cánh Đồng Bất Tận
- Google – Cách Quản Trị Một Công Ty Sáng Tạo
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free