Mùa Hè Dối Trá

Giới thiệu sách Mùa Hè Dối Trá – Tác giả Bernhard Schlink

Mùa Hè Dối Trá

Richard gặp Susan trên bãi biển vào cuối mùa nghỉ nhiều mưa. Anh yêu cô, nhưng phát hiện ra cô thuộc về thế giới người giàu. Một nhà biên kịch yêu Anne, qua đêm với Therese ở Baden-Baden, rồi dan díu cùng Dominique. Hay Nina ở tuổi xế chiều, trở về tìm lại người bà đã từng yêu ở tuổi thanh xuân khi nhận ra chọn lựa năm xưa khiến đời mình dường như vô nghĩ Đó chưa phải là tất cả những nhân vật trong tập 7 truyện ngắn tình yêu mới nhất của Bernhard Schlink – Mùa hè dối trá, nhưng họ, cũng như những người còn lại, đều không trẻ nữa, đều vẫn khát khao và mang trong mình những bí mật…

Mùa hè dối trá, với một văn phong tiết chế, sắc bén, nói về những người Đức đương thời, dù sống nơi đâu, cũng hơi sầu muộn, bi quan, băn khoăn giữa việc che giấu quá khứ và phơi bày sự thật riêng tư. Phải chăng bóng mây đen bao trùm lịch sử Đức vẫn luôn như một mảng tối ngăn trở họ đi đến hạnh phúc vẹn toàn? Hay trong tâm can, Schlink, dù thế nào cũng không xóa nổi ẩn ức về mối nợ lớn của nước Đức trong Thế chiến II mà thế hệ ông vô can? Bất luận thế nào, ông cũng chỉ là người nêu lên câu hỏi, để độc giả phải suy tư.

Mùa Hè Dối Trá
Mùa Hè Dối Trá

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Mùa Hè Dối Trá
  • Mã hàng 8935235222045
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Bernhard Schlink
  • Người Dịch: Lê Quang
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 320
  • Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5
  • Số trang: 304
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Mùa Hè Dối Trá

Đánh giá Sách Mùa Hè Dối Trá
Đánh giá Sách Mùa Hè Dối Trá

1 Dù ý thức hay không, chúng ta vẫn luôn sống chung với đôi lời nói dối, lắm lúc hoa mĩ, thi thoảng bình dị. Tự vẽ lên những viễn tưởng tươi đẹp rồi bấu víu vào điều mình cho là đúng. Mặc sức nuôi dưỡng, chìm đắm, huyễn mộng, vùng vẫy, đến cuối vẫn phải chấp nhận. "Mùa hè dối trá" gồm bảy mẩu truyện ngắn, không mở đầu, không kết thúc mà ập đến ngay tại thời điểm những lời nói dối được cất lên. Nhanh chóng đóng lại khi sự thật được phơi bày, để lại câu trả lời cho độc giả như thể Bernhard chỉ là người ra đề. Ngôn từ ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn gột tả được hết hạnh phúc mỏng manh, nỗi sợ chất chứa lẫn ân hận muộn màng. Mà liệu chỉ đơn thuần là gột tả thôi ư? Bởi cảm giác như những hạnh phúc thoáng qua, những nỗi sợ tiềm ẩn và cả những hối hận chưa muốn thừa nhận cũng được ông nhẹ nhàng đánh thức. Là câu chuyện của họ hay cũng chính mỗi người trong chúng ta? Thẫn thờ nhìn lại đâu là thật, đâu là dối gian? Mà như một lời thoại nổi tiếng của Westworld, nếu không thể phân biệt được sự thật thì thật giả có còn quan trọng gì. Trong tình yêu nếu đã có lừa dối thì tức là chẳng có tình yêu gì ở đây cả.

2 Quyển sách không phải là những câu chuyện về tình yêu của những người trẻ cuồng nhiệt đầy say mê mà ở đây tình yêu mang một nhịp điệu chậm rãi và chất chứa nhiều suy ngẫm. Đó là câu chuyện về một anh chàng vô tình gặp một cô gái trên bãi biển vắng trong kì nghỉ cuối mùa. Anh yêu cô tha thiết nhưng biết chắc rằng hai người sẽ không thuộc về nhau vì anh là một chàng nhạc công nghèo, còn cô là người được thừa kế cả một gia tài. Hay câu chuyện về một bà lão đã ngoài 80 tuổi, sống trong sự yêu thương, chăm sóc tận tình của con cháu nhưng vẫn mang một nỗi cô đơn trong lòng. Thế rồi bà quyết định về thăm lại nơi xưa kia bà đã có mối tình đầu của mình. Được sự giúp đỡ của cô cháu gái, bà đã gặp lại người đàn ông đó, được giãi bày hết bao ẩn ức trong lòng bấy lâu… . Tác giả dùng lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng chứa đựng bên trong đó là những thông điệp sâu xa về tình yêu. Ẩn sâu bên trong một con người luôn có những góc khuất với nhiều bí mật, nhiều khát khao bị đè nén khó thổ lộ với người khác và người ta phải che đậy bằng những lời dối trá, những hành động dối trá đôi khi chỉ để thoả mãn cảm xúc của chính mình.

3 Nó lạ và gây ám ảnh không tưởng. Có cái gì đó thật khó chịu  khi hình dung về những con người nhà Sinclair, nhất là khi câu chuyện được kể qua góc nhìn của nhân vật “tôi” – Cadence. Cadence đã hé lộ dần những góc khuất tối tăm phía sau bức màn hào quang đẹp đẽ đó. Ngôi nhà nào cũng có những bí mật. Phía sau huyền thoại của nhà Sinclair chính là những chiếc mặt nạ. Chính Cadence cũng đã thừa nhận rằng… “Chúng tôi là những kẻ dối trá” Những sự kiện diễn ra trong câu chuyện chẳng theo bất cứ một quy luật thông thường nào, thậm chí tôi thấy đôi chỗ thiếu logic, nhưng tôi vẫn có cảm giác bức bối muốn tìm hiểu sự thật về “những kẻ dối trá”, về câu chuyện mà Cadence đã lãng quên vào mùa hè năm ấy, về sự kiện bí ẩn đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình Sinclair.

Review sách Mùa Hè Dối Trá

Review sách Mùa Hè Dối Trá
Review sách Mùa Hè Dối Trá

Bảy truyện ngắn trong tập truyện “Mùa hè dối trá” của Bernhard Schlink đều là những chuyện xảy ra vào mùa hè. Người ta dễ lầm tưởng đó là những câu chuyện tình với dối gian, phụ bạc… khi đọc tiêu đề của cuốn sách. Không chỉ là những chuyện tình cảm lứa đôi với những tiếng sét ban đầu, những hẹn hò, đam mê, giận hờn…, “Mùa hè dối trá” còn có cả chuyện về tình cảm cha con, bà cháu, tình bạn. Nhưng sâu hơn những câu chuyện tình được kể nhẹ nhàng, tinh tế như thể chúng cứ tự nhiên diễn ra như thế cho người đọc chiêm ngưỡng là những triết lý nhân sinh mà tác giả đã gửi gắm qua các nhân vật của mình.
Mỗi câu chuyện đều khoảng 50 trang sách, nhưng gói ghém trong đó là rất nhiều số phận với những kết nối, xung đột, bên lề sự chia cắt hay hàn gắn mà tác giả không bao giờ đưa ra một cái kết đóng, để cho độc giả tự do tưởng tượng và tiếp tục suy tư tìm ra cách lý giải của riêng mình.

Thoạt tiên, truyện “Cuối mùa nghỉ” kể về một cuộc gặp định mệnh trong kỳ nghỉ hè của một cặp đôi nhiều khác biệt, giữa cô gái năng động, tự tin, quyết đoán được thừa kế nhiều tài sản của gia đình với một chàng trai nghèo rớt, tha hương và sở hữu một tương lai không chắc chắn. Họ tìm thấy ở nhau một sự đồng điệu trong tâm hồn, và tưởng chừng như số phận sinh ra họ là để cho nhau.

Nhưng khi kết thúc kỳ nghỉ hè, kế hoạch hòa hợp của họ đã bị trì hoãn vô thời hạn bởi chàng trai lại bị cuốn về guồng quay cũ, quán tính cũ với bối cảnh cuộc đời giản dị mà anh thấy thân thuộc đến mức không dễ dàng thay đổi, dù là để đến với người yêu. Câu chuyện không chỉ nói về một cuộc tình có nguy cơ dang dở, mà còn cho thấy sự khác biệt giai cấp, khoảng cách giàu – nghèo vẫn là một ám ảnh trong chủ đề tình yêu giữa con người.

Ở góc độ khác, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” cũng là một thông điệp mà “cuối mùa nghỉ” cho thấy qua trường đoạn chàng trai băn khoăn, dằn vặt khi phải quyết định có nên từ bỏ cuộc sống cũ để đến với người yêu giàu có hay không. Tình yêu đôi lứa dù mãnh liệt đến mấy cũng khó làm thay đổi bản tính vốn có của con người phải chăng là điều tác giả gửi gắm qua nhân vật này?

Truyện thứ hai, “Đêm ấy ở Baden – Baden” lại là một diễn thuyết nhẹ nhàng về việc liệu có hay không sự hòa hợp tuyệt đối giữa con người với nhau dưới lớp vỏ của một chuyện tình nhiều đam mê nhưng vẫn luôn dậy sóng nguy cơ đổ vỡ do thiếu vắng niềm tin. Sự nghi kỵ, hay chính việc mải mê kiếm tìm sự thật mà người khác muốn che đậy đã phá nát một mối quan hệ nhiều hứa hẹn.

Sự đòi hỏi phải luôn rõ ràng đen trắng trong tình yêu có lúc khiến nó tạo ra sự căng thẳng, bào mòn cảm xúc, thô bạo giết chết sự tự do bay bổng lãng mạn. Phải chăng tác giả muốn nhắn một điều rằng chỉ có sự thiện chí, chấp nhận lẫn nhau bao gồm cả việc tôn trọng những khoảng trời riêng tư, muốn làm tốt cho nhau vô điều kiện mới có thể giúp hai tâm hồn đồng điệu lâu dài.

Tình yêu luôn thúc đẩy sự khát khao chiếm hữu và kiểm soát lẫn nhau. Liệu sự kiểm soát để chiếm hữu trọn vẹn nhân danh yêu thương ấy có đủ sức để biện minh cho sự ích kỷ và tự ti của con người, hay nó làm cho người khá cảm thấy ngạt thở vì “bị” yêu? Câu trả lời được hé lộ một phần qua truyện ngắn thứ ba có tên “Nhà trong rừng”. Một gia đình nhỏ đẹp như mơ đã quyết định từ bỏ phố xá thị thành để về sống trong một vùng hẻo lánh. Nhưng dường như thói quen của “người phố” vẫn theo đuổi họ, khiến một mùa hè nữa trong tập truyện này trôi qua không êm ả.

Sự bình yên của không gian sống đối lập hoàn toàn với sự xáo động vật vã cùng cực trong tâm hồn người chồng. “Giòn cười tươi khóc” – có lẽ phần đầu câu chuyện viết ra đẹp đẽ, hào hứng, sung sướng và hoàn hảo bao nhiêu thì phần cuối tức tưởi bấy nhiêu. Rất giống trong các kinh sách nhà Phật, hạnh phúc một lần nữa cho thấy nó không phải đến từ bên ngoài, mà phải đến từ bên trong chính bản thân ta, từ sự hi sinh và cho đi trong sáng, chấp nhận và chờ đợi nụ cười của người mình yêu là hạnh phúc của chính mình.

Truyện thứ tư, “Người lạ trong đêm” là một lời nói dối do… hoàn cảnh xô đẩy gây ra. Người đàn ông bị mất đi người tình vào tay một người ngoại quốc trong hoàn cảnh trớ trêu do sự hiểu nhầm một thông điệp có tính liên văn hóa. Hóa ra ông ta đã bán người yêu lấy tiền mà không hề biết, khiến kết cục cô ấy bị chết bi thảm.

Câu chuyện được kể ra trong một chuyến bay đêm bão tố, khi cảm giác cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào như một lời thú tội muộn màng nhưng chân thành. Một lời nói dối vô tình đã gây ra hậu quả, nhưng nó đã được hiểu, được thương dưới ngòi bút nhân từ và tài hoa của Schlink.

Lời nói dối thứ năm trong “Mùa hè cuối cùng” khiến người đọc không khỏi cảm thương và day dứt về số phận của một người chồng, cha, ông thành đạt nhưng bị mắc bệnh hiểm nghèo phải quyết định dùng thuốc trợ tử. Mùa hè cuối cùng được lên kịch bản gọn gàng và nhân vật chính vừa là đạo diễn vừa là diễn viên cho vở kịch của chính mình để giã từ cuộc sống. Nhưng kịch bản ấy đã bị lật tẩy sau hơn 1 tuần diễn như thật, một cách quá lạnh lùng, sắc lẹm đến ghê người.

Diễn biến tâm lý nhân vật với những câu hỏi liệu mình đã hạnh phúc, sự hoài nghi về hạnh phúc đã từng trải nghiệm cứ quay quắt không thôi khiến người đọc bỗng phải tự ám vào chính mình. Đề tài “trợ tử” vốn đang thu hút sự quan tâm của xã hội, dưới ngòi bút của Schlink đã được diễn giải tỉ mỉ và sâu sắc trong diễn biến tâm lý của nhân vật chính, sự phản ứng của những người trong gia đình…

Lời giải sau cùng đã bị lộ với chi tiết rất đắt: người chồng vứt chiếc chìa khóa két cuối cùng chứa lọ thuốc độc xuống hồ nước, đặt toàn bộ sự quyết định sinh tử của mình vào tay người vợ, hay chính là định mệnh của cuộc đời ông ấy?! Có lẽ đây là truyện duy nhất trong cuốn này mà tác giả đã không để người đọc phải tự suy đoán quá lâu về kết thúc câu chuyện

“Johann Sebastian Bach ở Rugen” không phải là chuyện tình yêu nam nữ, và cũng không hẳn là một lời nói dối trong mùa hè bởi từ đầu đến cuối câu chuyện giữa hai cha con nhân vật chính chỉ có sự nỗ lực để thấu hiểu và chấp nhận lẫn nhau. Hàng loạt câu hỏi dồn dập được người con đưa ra như bị kìm hãm quá lâu đều không có lời đáp thấu đáo, nhiệt tình từ phía người cha lạnh lùng của anh.

Sự im lặng ngự trị ám ảnh nặng nề trong câu chuyện chỉ được hóa giải bằng dòng nước mắt nhạt nhòa trong câm lặng của người cha vào phút cuối hành trình hai cha con đi nghỉ hè.

Truyện chẳng còn mấy chữ nữa thì hết mà không gợi mở một kết luận nào. Chẳng lẽ Schlink lại kể ra một chuyện vu vơ, không ăn nhập trong mạch các truyện ngắn của cuốn sách này? Nó khiến người đọc phải suy tư rất lâu, thậm chí phải lần giở lại những câu nói hiếm hoi của người cha trong truyện để tìm tư liệu mà phán đoán.

Và đây rồi: “Đức tin là một thói quen”, “Tự các anh chị phải biết”, “Bước giác ngộ…” là những chìa khóa hiếm hoi mà sắc bén. Hạnh phúc không tự đến từ bên ngoài mà là sự tự nhận thức và trải nghiệm của cá nhân và cần có nghi thức để duy trì nó. Người con trai không chất vấn nữa mà chùng lòng đồng cảm và chắc hẳn sẽ chấp nhận tư tưởng của người cha kiệm lời.

Trong không gian chật hẹp của chiếc xe ô tô bị cầm tù bởi làn mưa đang dội xuống, giữa tiếng nhạc của Sebastian Bach, không còn sự thật nào quan trọng hơn sự xúc động chân thành đầy tính nhân văn ấy. Một lần nữa, tôi thấy ý của Schlink sao gần với triết lý của Phật giáo đến vậy?

“Chuyến đi xuống miền Nam” là câu chuyện cuối cùng của mùa hè. Trái với “Nhà trong rừng” được viết với bút pháp “giòn cười tươi khóc”, truyện này được bắt đầu đầy u uẩn và buồn bã với những dòng đặc tả tâm trạng của một bà già đang mất dần niềm ham thích sống từng ngày. Nhưng sự u uẩn ấy đã được giải phóng dần khi nhân vật được truyền năng lượng từ người cháu gái đang tuổi tràn đầy nhựa sống.

Những giấc mơ thuở thiếu thời bỗng trở về, cuộc gặp lại mối tình đầu ở tuổi gần đất xa trời… như tiếp thêm sức mạnh làm người ta thấy hi vọng, nhẹ bỗng và bay bổng. Tình yêu, có lẽ là không có tuổi, Schlink muốn nói thế chăng? Còn tôi, cứ xúc động mãi với chi tiết người cháu lúc nào cũng nắm tay bà, kể cả khi bà ngủ, kể cả khi lái xe chở bà đi về phương Nam…

Hình ảnh bàn tay nắm lấy bàn tay ấy như một biểu tượng kết nối và chia sẻ, chở che, truyền năng lượng yêu thương. Nhưng còn có một bàn tay vô hình mạnh mẽ hơn nữa, đó chính là sự tin yêu và chấp nhận lẫn nhau, một bàn tay tinh thần!!! Khi có nó trong tim, không cần nắm tay nhau một cách sinh học nữa mà người ta vẫn thấy kết nối và mạnh mẽ lên. Nếu không phải thế, thì vì sao tác giả lại để cho chàng trai luôn có mặt trong đợi chờ và giấc mơ vô tận của người bà bị mất một cánh tay???

Cả 3 tác phẩm của B. Schlink, gồm tiểu thuyết mang tính thời đại “Người đọc”, hay tiểu thuyết trinh thám “Người đàn bà trên cầu thang” và cuốn truyện ngắn này, đều được dịch sang tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn, tài tình bởi dịch giả Lê Quang, đã cho thấy sự tài hoa trong cách viết nhiều thể loại văn học của tác giả. Mỗi tác phẩm đều có cái hay riêng, nhưng “Mùa hè dối trá” (Nxb Hội Nhà văn, Cty văn hóa và truyền thông Nhã Nam) vừa ấn hành tháng 5.2019 đã hội tụ một cách hàm súc năng lượng tư duy và triết lý phong phú của tác giả vốn là một luật sư, giáo sư Luật ở Đức và Mỹ, một người sống giữa nhiều nền văn hóa.

Mua sách Mùa Hè Dối Trá ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Mùa Hè Dối Trá” khoảng 65.000đ đến 71.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Mùa Hè Dối Trá Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Mùa Hè Dối Trá Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Mùa Hè Dối Trá Fahasa” tại đây

Đọc sách Mùa Hè Dối Trá ebook pdf

Để download “sách Mùa Hè Dối Trá pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *