Mười Bảy Năm Ánh Sáng

Giới thiệu sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng – Tác giả Zen

Mười Bảy Năm Ánh Sáng

“Vậy thì hãy tạo ra một thế giới khác, thế giới chỉ có cậu cùng những điều tốt đẹp bên trong cậu mà thôi.”

Từng câu chuyện như cánh cửa dẫn sang những thế giới ấy, tập truyện tranh ngắn giống như chùm chìa khóa được đúc tạc bằng hình ảnh cùng ngôn từ, đưa bạn tới từng chiều không gian thời gian khác, nhỏ bé, tĩnh lặng, và dễ thấu hiểu hơn.

Mười Bảy Năm Ánh Sáng
Mười Bảy Năm Ánh Sáng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Mười Bảy Năm Ánh Sáng
  • Mã hàng 8936117743344
  • Tên Nhà Cung Cấp ZGROUP
  • Tác giả: Zen
  • NXB: NXB Dân Trí
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 230
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
  • Số trang: 280
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng

Đánh giá Sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng
Đánh giá Sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng

1 Giao hàng cực nhanh, mình đặt hôm trước mà hôm sau đã có rồi. Đóng gói cẩn thận và chắc chắn. Truyện có nét vẽ rất đẹp, nội dung khá buồn nhưng sâu sắc, các bạn nên mua đọc thử nha. Cơ mà đọc nhanh hết lắm, chắc phải ngồi đọc lại vài lần nữa.

2 Lướt tiktok thấy một vài lần và quyết định mua vì bìa đẹp, mua về cảm thấy nếu không mua sẽ hối hận kk. Vì siêu siêu đẹp luôn, truyện rất hay, nét vẽ này mình rất thích 100 điểm gút gút.

3 Lúc đầu tưởng truyện cũng nhỏ nhỏ nhưng không dày như tiểu thuyết đọc vậy mới sướng hehehe sẽ ủng hộ Zen nhiều nhiều.

4 Bìa sách nhìn thôi đã xỉu ngang nhưng nội dung vẫn có cái kết bùn ai có trái tim thiếu nữ yếu đuối thì sau khi đọc xog bộ này vẫn nên bổ sung thêm vitamin bằng bộ housemates nhá.

5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng

Review sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng
Review sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng

Housemates là cuốn truyện tranh Việt có lẽ đã không còn xa lạ gì với mọi người. Và mặc dù đây không phải là lần đầu review nhưng lần review này có để lại cho mình những cảm xúc hơi khác lạ, bởi có lẽ đó là một ấn phẩm truyện tranh xuất bản của Việt Nam, là đàn chị đi trước ngay trên cái con đường mà mình đang muốn theo đuổi.

Lưu ý một chút là đoạn đầu mình có kể lể tâm sự một tẹo và lỡ dành một khoảng hơi nhiều nói về 17NAS trước khi dẫn vào vấn đề chính là Housemates… Nếu ai có hứng thú thì có thể đọc qua về đôi dòng cảm xúc của mình hướng tới chị Zen, cũng như sự bù đắp nho nhỏ dành cho 17NAS vì hồi sách mới ra mắt đã không viết cho được một bài review tử tế. Còn nếu ai cảm thấy dông dài thừa thãi lạc quẻ quá thì có thể skip qua 3 đoạn phân cách “2 dòng 3 gạch” nữa để đến luôn với phần của Housemates nhé uhu

À thì đầu tiên nên chia sẻ một chút đã nhỉ.

Mình có một thói quen không hay lắm khi review là thường khá dông dài, và đôi khi cũng đan xen cả kể chuyện về bản thân và những kỉ niệm từng trải qua với đối tượng review nữa.

Người mua truyện của Zen có thể là có hai thành phần, một là đã là fan cứng của chị từ lâu và nay khi chị ra sách thì mua ủng hộ, và hai là không biết gì cả, mua sách về rồi mới bắt đầu đọc và tìm hiểu dần dần về những mẩu chuyện cũng như về tác giả. Và mình thì thuộc loại thứ hai.

Nói thật là mình biết đến Zen chỉ đơn giản là vì có một người bạn đã nhờ mình mua sách, xin chữ kí và postcard ở buổi off của 17NAS của Zen đợt đó. Thực sự là ban đầu mình khá thờ ơ, nghĩ chắc chỉ đi hộ bạn cho có rồi về thôi chứ cũng không ngờ là giờ đây bản thân rồi lại yêu thích những câu chuyện và những bức tranh của chị nhiều đến như vậy. À thì tất nhiên là nhiều bằng fan cứng của chị từ đợt mới chỉ post truyện online thì không dám, nhưng chắc chắn là nhiều hơn sự tỉnh bơ như ruồi cái hôm mới thấy Uranix đưa tin về buổi offline của 17NAS, một bộ truyện mà mình chẳng hề hay biết, rất nhiều rồi.

Và đợt vừa rồi thì mình cũng đã đến dự buổi offline thứ hai của Zen với sự ra mắt dành cho cuốn sách thứ hai là Housemates, mà chắc là cũng chỉ khá khẩm hơn một chút khi tất cả những gì mình biết về Housemates chỉ đơn giản là “thế giới song song, phiên bản hạnh phúc của Mười bảy năm Ánh sáng”. Hai lần ngồi ở buổi giao lưu và kí tặng của Zen, giữa những con người đã biết rất nhiều về chị và yêu quý chị từ rất lâu rồi, cũng thật khó để tránh khỏi cảm giác có chút hổ thẹn khi nghĩ đến việc liệu điều này có khiến mình trở nên giống một fan nửa mùa hay không. Và cho đến tận bây giờ mình mới bóc màng co, mới đọc lại Mười bảy năm Ánh sáng để nhớ lại về những mẩu chuyện mà mình đã quên đi không ít sau một quãng thời gian không đọc lại, và mới đọc Housemates lần đầu tiên.

Có lẽ mình thực sự là một fan nửa mùa rồi. Cơ mà thôi thì, nửa mùa cũng không sao, đọc muộn cũng không sao, mình đã nghĩ như vậy. Miễn là giờ đây, khi đang gõ những dòng này, hay quay ngược lại vài tiếng trước khi mới bóc màng co để chuẩn bị đọc sách, những cảm xúc của mình dành cho hai tác phẩm này của Zen là thật, cũng như niềm yêu thích, yêu mến và ngưỡng mộ của mình dành cho chị cũng là thật, vậy thì tất cả đều không sao cả.

Trước khi vào Housemates thì, bắt đầu một chút với 17NAS trước nhé (à thì cũng không hẳn chỉ là một chút đâu…).

Mình bắt đầu cảm thấy có hứng thú với những tác phẩm của Zen là vì nghe được rằng Zen toàn viết truyện buồn, và các câu chuyện thì hầu như đều không có kết thúc có hậu, mà mình thì thực sự, rất dễ bị cuốn hút bởi những câu chuyện buồn. Quả đúng là như vậy, Mười bảy năm Ánh sáng bao gồm sáu mẩu truyện ngắn, thì chỉ có hai mẩu truyện là có kết thúc có hậu. Zen cũng từng nói rằng, có thể sẽ có nhiều bạn không hài lòng vì Zen viết hường thì ít mà ngược thì nhiều, và điều này có thể rất đơn giản nhưng đã chợt khiến mình suy nghĩ.

Đúng là không phải tất cả, nhưng phần đông độc giả của bất cứ loại hình nghệ thuật kể chuyện nào cũng vậy, đa phần sẽ lấy việc câu chuyện đó có cái kết không được vui, không sáng sủa, không hạnh phúc để làm lí do không thích, không hài lòng và ngược lại, dễ chấp thuận, hay đánh giá cao những cái kết mà họ cho là đẹp hơn, với các nhân vật được hạnh phúc hơn. Mình thì không nằm trong số đó. Điều này mình cũng đã nói đi nói lại nhiều lần và có thể bạn bè ai biết gu mình rồi đều sẽ biết, nhưng với truyện của Zen thì mình nghĩ là nhắc lại không phải là thừa. Rằng thứ nhất, mình thuộc loại người mong muốn những cái kết hợp tình hợp lý với mạch truyện và mạch cảm xúc của nhân vật hơn là cứ gượng ép phải đi đến những cái kết đẹp và lí tưởng như trong cổ tích. Và rằng thứ hai, là có lẽ trong thâm tâm, mình thực sự yêu thích những cái kết có thể khiến tâm hồn mình lắng đọng lại trong suy tư nghiền ngẫm, và mình cũng cho rằng những cái kết buồn, nếu được xây dựng tốt, thì sẽ trở nên sâu sắc hơn nhiều và đọng lại được nhiều hơn trong lòng độc giả hơn là những cái kết vui. Điều này Zen cũng đã từng chia sẻ ở buổi off 17NAS, và đó cũng là một trong số những khoảnh khắc mình chợt cảm thấy đồng cảm với Zen, với những quan niệm mà chị đã chia sẻ.

Mười bảy năm Ánh sáng có một bầu không khí rất đặc trưng. Nó không đặc quánh đến nghẹt thở, không nặng nề đến quặn thắt ruột gan, cũng không âm u đến ớn lạnh, nhưng vẫn có thể dễ dàng cảm thấy được. Không khí của nó trầm lặng, mang trong mình man mác những nỗi buồn mỏng manh, tựa như cái tiết trời se se lạnh dưới một bầu trời không có nắng. Mình cũng đã từng đọc và review một số đầu truyện, đầu sách khác có không khí tương tự, và mình cực kì thích nó, nhưng quả thực là mình thấy rằng ngôn từ của mình vẫn còn quá nhiều hạn chế, không biết phải lựa chọn, viết lách ra sao để có thể diễn tả được hết tất cả những cảm thụ mà mình có được. Đối với mình, nó là một bầu không khí vô cùng lí tưởng để triển khai những mẩu truyện có thể đi sâu vào lòng người. Luồn lách từ từ vào bên trong lồng ngực, nhẹ nhàng chăng dây quanh trái tim, và rồi không siết chặt nó một cách đột ngột đến đau rát, quặn thắt và muốn nổ tung, mà sẽ từ từ siết lại, nhẹ nhàng những dai dẳng, tưởng như chỉ thoáng qua một cách nhẹ bẫng nhưng thực chất lại lưu luyến một cách âm ỉ rất bền lâu.

Đi kèm với bầu không khí đó là những khuôn mặt, những ánh mắt đã lặp đi lặp lại, giống nhau mà vẫn mang sắc thái riêng, mang từng cá tính riêng những vẫn có chung một điểm nhấn rất rõ ràng. Đó là những ánh mắt nặng trĩu. Nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn quả không sai, Zen đã đặc tả những đôi mắt vô cùng tỉ mỉ, để từ đó mà toát lên biết bao nhiêu ưu sầu, suy tư và nỗi niềm khó bày tỏ đang trũng xuống dưới hai khóe mắt của từng nhân vật. Tùy vào từng câu chuyện, từng hoàn cảnh cũng như từng cá tính mà những nỗi trăn trở đó không hề giống nhau, song cách mà họ phải chịu đựng, đứng giữa cái thế giới và thân phận mà mình không thể làm chủ, để rồi kết thúc bằng việc không thể tìm ra được một lối thoát đẹp, rực rỡ như đóa hoa hướng dương hay như chính màu sắc của cái nhan đề Mười bảy năm Ánh sáng trên bìa, có lẽ cũng không khác nhau lắm. Hình ảnh những đôi mắt đã trở nên thân thuộc, treo nặng một bầu trời không nắng, ướt đẫm đến giàn giụa những cơn mưa, có lẽ là đã in sâu vào tâm trí mình như một dấu ấn thật đặc biệt, khiến chúng nổi bật hẳn lên giữa bạt ngàn những bức tranh của cả trăm ngàn người họa sỹ. Zen lúc nào cũng tỉ mỉ và cầu toàn như vậy, và mọi nỗ lực chị bỏ ra đã vun đắp lại thành những thành quả vô cùng xinh đẹp, và không uổng phí chút nào.

Có lẽ có một chút khác biệt tồn tại ở hai mẩu chuyện có kết thúc có hậu, đó là dù se lạnh nhưng đâu đó vẫn hửng nắng, dù cả hai con mắt nhiều khi trĩu xuống nhưng cũng có rất nhiều lúc khóe miệng nở nụ cười. Có lẽ đó là hai mẩu chuyện mà khi tình yêu được giải thoát và đi theo những gì mà nó muốn chứ không phải bị gò bó trong cái mà người ta gọi là số phận đã định. Không quá vui tươi, lãng mạn hay sến súa, mà có lẽ chỉ đơn giản là hai tầm hồn tìm thấy được nhau và may mắn tới được với nhau, nắm tay nhau và ở bên nhau không rời.

Ngoài ra thì việc bản in sử dụng giấy có màu ngả vàng cũng góp phần không nhỏ tạo nên sự trọn vẹn cho bầu không khí này. Mình không phải một người am hiểu về in ấn, tên gọi hay màu sắc, chất liệu của từng loại giấy. Mình chỉ đơn giản là một người đọc truyện, và cảm thấy rằng màu giấy ngả vàng như phần nào khiến cho bầu không khí của truyện trở nên cũ kĩ, như có một cái gì đó cổ kính, ưu sầu, trĩu xuống trong cái sắc thái trầm lắng nhưng không quá đục của màu giấy.

Và có lẽ cũng không thể không kể đến cái bìa, với bìa cũ là hình ảnh hai nhân vật lẻ loi nằm nửa người dưới chút ánh sáng yếu ớt chiếu rọi qua cửa sổ, và bìa mới là những bức tranh trắng toát nặng nề thiếu vắng nụ cười. Trái ngược với bìa ngoài nhợt nhạt là bìa trong rực rỡ như ánh mặt trời, tạo cảm giác như đó là những tia nắng ấm hiếm hoi từ những khoảnh khắc ngọt ngào mà ấm áp hiếm hoi trong suốt cả cuốn sách vậy. Từ bìa đến ruột đều quyện hòa với nhau, từng chi tiết đều vun đắp cho nhau, tạo nên một tổng thể hài hòa, một tác phẩm đậm chất Zen, một cuốn sách đẹp về mọi mặt, từ tranh tới truyện, từ nhân vật tới ngôn từ. Thực sự là rất đẹp.

Okay chỉ định nói qua một chút về 17NAS (chứ không đi sâu vào từng câu truyện) để dẫn vào Housemates thôi mà sao kết cục nó lại dài thế này…
Đại để là, đó là những gì mình cảm nhận được từ cuốn truyện này, và dù có hơi dài hơn một chút so với dự định cơ mà… mình cũng cho rằng vì nó có liên quan mật thiết với Housemates, nên nếu không nói qua trước về nó thì mình không thể diễn tả được trọn vẹn những gì mình đã thấy được ở Housemates.
Được rồi, kết thúc phần này ở đây, và giờ thì mình sẽ chính thức chuyển sang viết về Housemates.

Ban nãy với 17NAS thì mình có nói từ trong ra ngoài, tức là từ nội dung trước rồi mới tới hình ảnh, giấy rồi tới bìa. Giờ thì với Housemates, chắc là để phần nào tạo nên sự đối lập trong bài viết nhỉ, mình sẽ nói theo trình tự ngược lại ha, và cũng giống như là cách để tiếp cận một cuốn sách mới từ ngoài vào trong đó.

Nói về bìa trước ha. Có thể nói là ngay trên bìa, tức là hình ảnh đầu tiên mà độc giả có thể tiếp cận được, đã là một bầu không khí khác hẳn với 17NAS. Nó ngập tràn những sắc màu, không quá rực rỡ, đậm đà và chói chang, nó đủ điểm nhấn để tạo nên sự ấm áp nhưng cũng đủ nhẹ nhàng để tạo nên một bầu không khí thư thái dịu dàng, đem đến sự thoải mái và bình yên kì lạ dù chỉ là từ cái nhìn đầu tiên (ít nhất với mình là như vậy). Tiếp nối bìa ngoài là phải nói liền tới bìa trong, và nói thật là ban đầu mình có hơi choáng một chút trước sự dày đặc của nó. Cơ mà nhìn kĩ lại thì, bìa trong cũng tạo cảm giác ấm áp y như bìa ngoài vậy, bởi nhìn vào ta có thể thấy các nhân vật bên nhau vô cùng khăng khít, từng mảng thế giới của riêng họ, vốn từng tách biệt nay đã hòa quyện vào nhau như một gia đình rộng lớn. Cả bìa ngoài và bìa trong, gương mặt ai cũng nở nụ cười, rạng rỡ có, nhẹ nhàng có, và tất cả đều đem lại cảm giác thư thái, ấm lòng tới kì lạ sau tất cả những gì mà họ đã phải trải qua trong 17NAS. À suýt thì quên mất thứ quan trọng không kém, đó là chiếc bìa áo to bự bao bọc cho cả hai cuốn truyện ở phiên bản combo. Các nhân vật đứng xếp thành hàng ngang, mặc áo phông với từng chữ cái tương ứng với chữ Housemates. Cảnh nền là cắt ghép lại từ những khung truyện bên trong ruột, đổ màu vinage cảm giác như những thước phim được ghép lên nền của tấm ảnh gia đình to bự vậy.
Ngay từ những ấn tượng đầu tiên nó đã đem đến một dự cảm tốt lành, đúng như những gì mà ta được biết ở từng câu từ đơn giản giới thiệu về nó: Housemates – thế giới song song, phiên bản hạnh phúc của Mười bảy năm Ánh sáng. Sau bìa thì hãy kể đến giấy. Như đã nói ở trên, mình chẳng am hiểu gì về giấy in ấn đâu, nên cảm thấy thế nào thì mình nói như vậy, và sang Housemates thì giấy đã được đổi sang màu trắng sáng. Mình cảm thấy là, nó như một bầu trời sáng sủa hẳn lên vậy, mặc dù không có nắng to, bầu trời vẫn râm mát, nhưng nó đầy những cụm mây bồng bềnh trắng muốt, mang không khí thanh thoát mát mẻ chứ không phảng phất nét âm u trầm buồn như trước nữa.

Đóa hoa hướng dương cũng là một hình tượng đã được lặp đi lặp lại rất nhiều trong hai cuốn sách của Zen, có nở rộ và có úa tàn, một bông đứng lẻ có mà cả cánh đồng cũng có. Hình ảnh đóa hướng dương éo úa giống như một mặt trời đã kiệt quệ và tắt nắng, có lẽ là để tượng trưng cho “thế giới cũ”, nơi hạnh phúc chỉ là một cái gì đó hết sức nhỏ nhoi trước sự nghiệt ngã bị trói buộc với từng nhân vật và ánh nắng ấm áp thì trở nên thật xa vời. Hoa hướng dương thì có nhiều ý nghĩa, và mình không dám khẳng định mình có hiểu đúng ý Zen hay không, nhưng một trong số những biểu trưng của nó là sức sống mãnh liệt, sự vươn lên và tin tưởng vào tương lai, vậy đặt một bông hoa hướng dương ở ngay trên bìa, có lẽ nào ý là ở “thế giới này”, các nhân vật đều đã được sống lại, và được đặt vào một “thế giới” mà người ta có nhiều sự tin tưởng hơn cũng như hướng về nhau nhiều hơn? Mình cũng không biết, hay có thể chỉ đơn giản là Zen thích như thế thôi, nhưng mình vẫn cho rằng dù vô tình hay hữu ý thì mỗi hình ảnh mà mỗi một tác giả vẽ ra vẫn ẩn chứa những biểu tượng gì đó, và nó có thể tác động đến động giả với những ý niệm của riêng họ. Chắc đó là lí do mà người ta thường nói rằng từng cuốn sách sẽ dần trở nên hoàn thiện hơn khi chúng được đưa qua tay nhiều độc giả khác nhau, và cách cảm nhận, tình cảm của mỗi người sẽ khiến câu chuyện mà tác giả muốn kể được trọn vẹn tròn đầy hơn.

Đi vào từng câu chuyện cụ thể, các nhân vật quen thuộc lại lần lượt xuất hiện, vẫn là họ thôi nhưng khác biệt thì vô cùng nhiều. Mà khác ở đây có lẽ không phải vì họ đã thay đổi, mà bởi vì họ đã được đặt trong một thế giới cho phép họ được thể hiện ra những cảm xúc đó, những bộ mặt đó mà ở bên thế giới nghiệt ngã kia họ đã không có cơ hội để làm được.

Zen có chia sẻ rằng Trúc Anh và Kỳ Anh là nhân vật mà chị thích nhất, và mình thấy quả đúng là như vậy khi ở Housemates chị đã dành cho hai nhân vật này một lượng đất diễn không hề nhỏ, mà đặc biệt là Trúc Anh vô cùng được ưu ái. Vì xuất hiện đầu tiên nên có lẽ mình sẽ nói về họ trước. Trúc Anh vẫn là Trúc Anh, một cô gái phần nào bướng bỉnh, và Kỳ Anh thì cũng vẫn là Kỳ Anh, một chàng trai yêu thương Trúc Anh hết mình và dường như cả thế giới trước mắt chỉ có Trúc Anh. Trúc Anh trước kia đặc biệt yếu đuối về thể trạng, tâm tình ưu sầu, lựa chọn hi sinh để nhường lại cơ hội sống cho Kỳ Anh, nhưng bản thân lại mong muốn được mãi mãi ở bên nhau phía dưới một chiếc ô như ngày nào. Giờ đây tính tình cô trở nên năng động hơn, tự làm việc nhà, có một công việc ổn định, tâm tư dường như bướng bỉnh hơn qua mỗi lần ngủ nướng buổi sáng nhưng cũng mạnh mẽ hơn, biết nghĩ cho người khác hơn qua câu chuyện nhỏ với hai cậu bé bên cửa tiệm cà phê. Tạo hình của Trúc Anh cũng rất đặc trưng, thân hình mảnh mai, gầy gò với mái tóc rối, lòa xòa trước mặt thật khó mà nhầm lẫn được. Kỳ Anh thì đã ra dáng trưởng thành, vừa đảm nấu nướng mà mặc vest khi đi làm cũng rất ngầu, và cái cá tính yêu thương Trúc Anh như nâng hoa vẫn không thay đổi. Nhớ ở 17NAS cảnh Kỳ Anh bế Trúc Anh, Trúc Anh ôm chặt cổ Kỳ Anh dưới trời mưa nó thấm lắm, như thể là dù bầu trời có trút xuống đầu họ bao nhiêu gánh nặng và lạnh lẽo thì cũng không thể buông nhau ra được. Mối quan hệ của họ lần này thì đôi khi cũng khiến mình hơi lúng túng, lúc thì như một người anh trai lớn đảm đang và một cô em gái nhỏ bướng bỉnh, luôn tìm ra kẽ hở dể chọc ghẹo người kia, khi thì lại như người yêu, thương nhau bọc nhau như trứng. Nhưng dù có là gì đi chăng nữa thì mình cũng rất thích cách Zen xây dựng, mối liên kết giữa họ vừa trở nên sáng màu hơn mà cũng vẫn vô cùng bền chặt, bảo là con cưng của tác giả quả không sai, đọc mà cũng thấy cưng lắm.

Sau Trúc Kỳ thì cặp đôi thứ hai xuất hiện là Thiên và Đậu Đen, cặp đôi mà có vẻ như ở kì trước là hường phấn nhất và HE nhất. Người khổng lồ và người tí hon khác biệt lớn đến vậy ấy thế mà lại cực kì hợp nhau, chắc một phần là do quy luật bù trừ, hấp dẫn đối nghịch nhỉ, cơ mà có lẽ cốt vẫn là do cùng hứng chịu hoàn cảnh khác biệt với thế giới bên ngoài mà họ trở nên đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau, tìm thấy được nhau trong biển người. Nhưng khi hai người đến share house thì không hề gặp phải sự chú ý đặc biệt, hiếu kì hay những châm chọc về vấn đề chiều cao mà chỉ là một chút ngạc nhiên rồi nhanh chóng không còn bận tâm nữa. Thật tốt là họ đã không còn trở nên lạc lõng và bị đẩy ra một thế giới riêng mà đã có thể nhanh chóng hòa hợp với Trúc Anh và Kỳ Anh, dường như khi tới share house thì đó không chỉ đơn giản là chia sẻ một ngôi nhà mà còn là sẻ chia và hòa hợp vượt qua khỏi những rào cản. Thiên cao kều vẫn giữ nguyên vẻ hiền từ, là do mình cảm thấy thế hay có cả chút ngô nghê nhỉ, và chính cái dáng cao của cậu chàng lại tạo nên một cảm giác rất vững chãi, chắc chắn và an toàn. Về phần bé Đậu Đen nhỏ xíu, thú thực là ban đầu mình cứ đinh ninh là cậu là con gái (vì mái tóc dài), cắt tóc đi rồi thì tự nhủ là giống con trai quá, vậy mà hóa ra lại là con trai thật. Cậu đã trở nên vô cùng chu đáo, quan tâm tận tình và đảm đang, với những món ăn hấp dẫn từ hình thức tới đẹp ở hương vị. Đen cũng có một lượng đất diễn vô cùng ưu ái, nổi bật ở cậu là dáng vẻ nhỏ nhắn như một đứa trẻ, nom như người em út trong nhà nhưng thực ra lại rất trưởng thành và chín chắn, những lúc xưng “anh” nghe cũng ngầu ghê. Cách hai người đến đã góp phần tạo nên sự vững bền và đem lại thêm nhiều niềm vui cho ngôi nhà quá rộng rãi của Trúc và Kỳ, và cũng giống như là lấp thêm vào những khoảng trống cho mái ấm chung của họ được đầy lên.

Cặp đôi thứ ba là Alan và Chad, cặp đôi có thời lượng ngắn nhất của 17NAS và mình nghĩ cũng là cặp đôi “bí ẩn” nhất. Câu chuyện cũ của họ ngắn, chỉ có một chút quá khứ của Chad với cậu chủ cũ là được nói rõ chứ với Alan thì gần như mình không biết được gì về thân phận của anh cả. Mình chỉ biết được rằng anh rất thương cảm Chad, và mặc cho mọi người khinh rẻ đánh đập, không coi Chad ra gì thì anh vẫn cưu mang nó, muốn được bao bọc nó và vớt nó lên. Sang tới Housemates, Chad thực sự đã trở thành một người bạn đồng hành đáng yêu của anh, luôn vui vẻ với cặp mắt sáng rỡ, dù là ở hình dạng người hay hình dạng một chú cún thì vẫn rất ngoan ngoãn và dễ thương. Alan thì bản thân anh vẫn rất “bí ẩn”, có lẽ do lớn tuổi nhất (và thì, là người có công ăn việc làm và lương bổng ổn định nhất khấm khá nhất) nên ban đầu khiến cho những bạn trẻ chạc tuổi nhau kia có chút gượng gạo. Nhưng rồi bằng cá tính thoải mái, không câu nệ mà anh cũng đã làm thân được với mọi người, không quá dễ dàng nhưng cũng không phải là khó khăn, mà có lẽ quan trọng nhất để hòa hợp được là có cơ hội để mở lòng với nhau, cắt đứt sợi dây gượng gạo vô hình.

Kế tới chúng ta sẽ nói về Nell và Grei, hai nhân vật đầu tiên của Zen mà mình biết đến. Thú thực là trước đó mình đã từng đọc Bọt biển, nhưng là bản tiếng Anh nên lúc đó mình đã tưởng là của họa sỹ nước ngoài, nhưng rồi cũng không like page Housemates nên lại quên bẵng di mất. Mãi cho đến khi đọc 17NAS, mình mới nhận ra rồi giật mình nhớ lại, vậy nên bằng một cách nào đó thì, cũng có thể nói là Nell và Grei là hai nhân vật quen thuộc với mình nhất. Trước kia hai người được đặt trong bối cảnh chiến tranh, bối cảnh nặng nề nhất của cả cuốn sách, mình thì thực sự không hiểu nhiều về chiến tranh, nhưng có lẽ đúng như Grei nói, những cái mất mát đầy bất công của nó thì đến trẻ con nhìn vào cũng hiểu được. Có cái gì xứng đáng hơn sức khỏe, tự do, gia đình và người để yêu thương kia chứ, có cái gì lớn lao hơn đến mức phải đánh đổi biết bao nhiêu thứ như vậy. Mình thấy được ở Nell không chỉ là một cá nhân mà còn là một đại diện cho những người sống sót được qua chiến tranh nhưng không còn gì cả, và Grei là đại diện cho tình thương, là tất cả những gì còn sót lại nhưng rồi cũng bị tước đi vào phút cuối cùng. Sang tới Housemates, cả hai người họ đều đã có những hình tượng khác hẳn, Nell thì đã trở thành một ông chủ, từ thế bị động trên xe lăn, bị cầm tù mọi giác quan kết nối bản thân với thế giới bê ngoài vươn lên thế chủ động, có thể đi lại, cười nói vui vẻ cũng như thật hài hước mỗi lần trêu em gái. Và Grei, cô em gái có phần nam tính mà mình đã từng lầm tưởng là một cậu em trai, giờ đây đã ra dáng thiếu nữ với một phong cách rất cá tính, từ hoa tai thập giá tới vòng cổ đều không giống một đứa trẻ con chút nào, tính cách cũng trưởng thành hơn. Thật ra, mình thấy có chút tiếc nuối vì cặp đôi này ở Housemates ít đất diễn quá, mặc dù sự khác biệt của họ khi được đặt vào một bối cảnh mới khá là rõ ràng (bởi bối cảnh cũ của họ quá là khốc liệt) nhưng trong thâm tâm, mình vẫn muốn được biết nhiều hơn về họ. Mình trân trọng những câu chuyện của Zen cũng như quyết định không viết tiếp Housemates nữa của chị, cơ mà phận làm độc giả vẫn khó tránh khỏi những lúc “giá mà”, giá mà Housemates chỉ cần dài thêm một chút thôi, giả dụ như một phân đoạn vở kịch mà Grei có tham gia trình diễn chẳng hạn, để lượng đất diễn của họ không bị thiệt thòi quá so với những nhân vật khác.

Cặp đôi tiếp theo của bài review đã hơi bị quá thừa chữ này cũng chính là cặp đôi mà mình thích nhất, thích từ 17NAS đến Housemates, thích thì tạo hình cho đến tính cách, thích nhất và cũng là ấn tượng nhất: Blanche và Lam. Câu chuyện cũ của họ mình là cực kì ấn tượng, không chỉ đi sâu vào lòng mà còn im hằn vào tâm tưởng của mình ấy, mà có lẽ cũng chỉ có thể giải thích một cách đơn giản nhất là 141108 là mẩu truyện hợp với fetish của mình nhất. Dù cho thí nghiệm đã thành công thì con người cũng chỉ đang “tồn tại” chứ không phải là “sống”, hai người bị gắn vào nhau nhưng đồng thời cũng lại bị tách xa mãi mãi khỏi nhau, chỉ có thể luân phiên thức dậy như hai mặt nhân cách của cùng một người chứ không thể chạm đến nhau được. Lí do Blanche muốn tự tử có lẽ là vì cho rằng mình được sống còn Lam thì chết thì có sống cũng không còn ý nghĩa gì nữa, còn hành động đập vỡ gương và tự rạch mặt thì mình vẫn chưa đủ tự tin lắm để đưa ra một giả thiết về nó, có lẽ là vì không muốn đối diện với chính bản thân mình nữa chăng, rằng dù không tự tử thì cũng không thể ngừng khiến bản thân bị đau được. Blanche từ 141108, okay nói sang một vấn đề khác nha, dù chỉ khoác trên người lớp áo bệnh nhân mỏng tang, mình đã cảm thấy ở cô có một vẻ đẹp rất cuốn hút rồi, đẹp một cách kì lạ mà chính mình cũng không thể hiểu được. Tuy nhiên lúc cô mặc thường phục về nhà thì mình thấy nó khá lạc quẻ, không hợp với cô chút nào, và rồi khi đọc hết truyện thì mình đã hiểu ra là vì phong cách ăn mặc nam tính đó vốn là của Lam chứ không phải của Blanche. Vậy bình thường Blanche ăn mặc thế nào? Cũng có chút tò mò không tránh khỏi ha, và rồi tới khi đọc Housemates thì mình đã vô cùng ngỡ ngàng đến độ tim hụt mất mấy nhịp. Blanche trang điểm đậm, mặc đồ gothic đúng là chân ái!!!!!! Blance thực sự rất đẹp, rất đẹp, rất đẹp rất đẹp rất đẹp trời ơi rất đẹp!!!!!! Blanche ở 141108 thực chất là Lam, biểu cảm và tác phong cũng là của Lam, đầy quan tâm và đầy tình cảm nhưng cũng có phần vụng về, sang tới Housemates thì cô đã tỏa ra một thần thái khác hẳn qua lớp trang điểm đậm, đậm chất thiếu nữ và đâu đó có cả sức liên tưởng tới một tiểu thư. Blanche đẹp quá, Blanche thực sự đẹp lắm luôn, dù có nói bao nhiêu lần cũng không đủ, Blance đẹp lắm, Blanche thực sự đẹp quá mà. Và okay, có lẽ mình đã hơi bỏ qua Lam một chút mất rồi, vậy giờ chuyển sang cô nàng nam tính như đàn ông này ha. Sang tới đây, được thoát khỏi bầu không khí âm u trắng toát của bệnh viện, Lam đã thể hiện là một cô gái năng động, tràn trề sức sống, có niềm đam mê với nhiếp ảnh và khát khao được nắm độc quyền chụp ảnh người mẫu Blanche xinh đẹp. Những trang truyện Lam ôn thi đại học quả thực khiến mình rất hoài niệm tới quãng thời gian đó của bản thân, khi sức trẻ nông nổi nhất trong một trong những quãng thời gian ngắn ngủi mà vất vả nhất của mỗi con người. Đúng như Blanche nói, ẩn dưới vẻ ngoài mạnh mẽ, có phần ngông và đầy cứng cỏi thì Lam là một cô gái giàu tình cảm và dễ ngượng ngùng, mà đúng là khi ở bên cạnh những người quan trọng với mình thì những mặt mềm mỏng đó được thể hiện ra rõ nhất nhỉ. Phong cách ăn mặc của Lam cũng rất đẹp và sáng tạo, đứng cạnh Blanche quả thực rất hợp đôi, để nói về vẻ đẹp của hai con người này khi tay trong tay với nhau thật khó mà có thể miêu tả cho hết được. Đọc Housemates mà mình mong nhất đến phần đất diễn của hai người, và thật tốt là họ cũng có một thời lượng không hề nhỏ đủ khiến mình vui đến khôn tả, phận làm shipper chỉ mong có thế. Nói mấy lần rồi mà vẫn muốn nhắc đi nhắc lại, đây là cặp đôi mình thích nhất của Housemates, thích cách Zen đặc tả hai người lắm luôn, và dù tài cán của bản thân cũng còn có hạn, nhưng nhất định một ngày nào đó không xa mình sẽ vẽ fanart hai người, và đương nhiên là cố gắng có tâm nhất có thể.

Được rồi, giờ là cặp đôi cuối cùng đây, bạn nào có cảm thấy mệt mỏi vì bài review này thì các bạn cũng sắp được thoát khỏi nó rồi đó uhu. Daiki và Shun, cặp đôi mới nhất xuất hiện ở cuối 17NAS, và cũng là một trong hai cặp đôi có được kết thúc có hậu thoát khỏi ngòi bút BE của Zen. Một chuyện tình về khoảng cách, sử dụng những hình ảnh ẩn dụ về âm thanh và ánh sáng, tiếng pháo nổ và sự rực rỡ của pháo hoa trên bầu trời để mô tả về sự xa cách giữa hai người. Ở buổi off của 17NAS, Zen có chia sẻ về tiêu đề của câu chuyện này, thực sự mình cũng không nhớ rõ hết từng câu từng chữ của chị, những gì mình nhớ được là nếu sử dụng “năm ánh sáng” thì nó sẽ tạo cảm giác đặc tả vô cùng mạnh mẽ, gây cảm giác xa xôi cách trở, mà ngay trong truyện khi Daiki nhẩm tính khoảng cách về thời gian bằng “năm ánh sáng” nó đã là một con số vô cùng khổng lồ rồi. Và đúng là, “Mười bảy năm Ánh sáng” không chỉ là tiêu đề vô cùng sâu sắc dành cho một trong sáu tựa truyện, không chỉ là một tiêu đề chung cho cuốn tuyển tập của Zen mà nó còn bao hàm lên cả những mẩu truyện khác. Chuyện tình của họ có trắc trở, có trốn tránh, khó lòng đối diện, nhưng cuối cùng cũng có thể đi đến một kết thúc đẹp, hai người không còn bị khoảng cách của ánh sáng chia xa, vượt qua mọi rào cản cao nhất mà tìm được nhau và chạm được tới nhau. Và có lẽ là, cũng chính bởi câu chuyện từ hồi 17NAS của họ đã quá trọn vẹn, nên sang Housemates Zen không cần phải khai thác quá nhiều về họ nữa. Trước khi nói về bản thân mỗi nhân vật ở Housemates, mình thường nhắc lại những gì đã xảy ra ở 17NAS để làm đòn bẩy so sánh, củng cố chắc chắn hơn cho sự nhìn nhận của mình về những gì đối lập giữa hai thế giới. Nhưng với Daiki và Shun, sau khi nhắc lại chuyện cũ thì mình bỗng cảm thấy không còn gì để nói về họ nữa, họ đã tới được với nhau rồi, chuyện tình của họ quá đẹp và mãn nguyện rồi, thực sự là không cần phải khai thác thêm nhiều nữa. Và đây cũng là lí do mà dù thời lượng của họ trong Housemates rất ít, song mình vẫn không có cảm giác thiếu thốn hay lại làm câu “giá như” về vấn đề đất diễn của họ. Bởi khi được biết rằng, sang tới Housemates thì họ vẫn bên nhau, vẫn dịu dàng, vẫn thương nhau như thế thì mình đã vô cùng an tâm và an lòng, và chắc là như vậy đã là đủ rồi.

Nếu như mình có nói điểm chung của các nhân vật ở 17NAS là đôi mắt nặng trĩu ưu tư và khóe môi mím chặt không nở nụ cười, thì ở Housemates lại hoàn toàn ngược lại, đôi mắt nào cũng rạng ngời, đôi mắt nào cũng ánh lên đầy những tia sức sống, và những gương mặt cười tươi đã trở thành một hình ảnh quen thuộc xuyên suốt cuốn sách này. Đúng như Zen nói, Housemates không chỉ đơn giản là nhặt lại các nhân vật cũ từ 17NAS, cho mặc quần áo mới, nhét chung vào một khu phố nhỏ và cho họ tương tác với nhau trong một cốt truyện mới. Ở đây, các nhân vật được gắn bó với nhau, rũ bỏ nhưng vẫn có những kết nối với quá khứ, để lại niềm đau và mang theo niềm vui.

Mặc dù lời giới thiệu có nói là Housemates là một thế giới song song, nhưng mình lại thấy rằng đây giống như là kiếp sau, khi tất cả được tái sinh vào một thế giới tốt đẹp hơn và sáng bừng hơn cái sắc màu ngả vàng cũ kĩ nặng nề của 17NAS. Và còn một lí do nữa cho giả thuyết này của mình, tất nhiên mình cũng không cho nó là cao siêu hay gì đâu, mà chỉ đơn giản là tâm tưởng của mình cảm thấy như thế cũng có chút gì đó hợp lí mà thôi, đó là ở lời ngỏ và lời kết của Housemates.

“Cậu có thích thế giới này không? Thế giới hiện diện rõ ràng dưới ánh sáng ngay cả khi chúng ta nhắm mắt, nhưng ngập ngụa trong hàng loạt âm thanh mơ hồ dù là lúc đã bịt chặt đôi tai. Thế giới mà người chấp nhận bản ngã của cậu chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi những kẻ sống hời hợt vô tâm lại như hằng hà sa số. Thế giới mà người cậu thương yêu nhất, trân trọng nhất, lại dễ dàng rời xa cậu nhất. Một thế giới khi lướt qua toàn chỉ thấy những điều mệt mỏi, đau buồn, khó chấp nhận như vậy. Thật lòng nhé, cậu có thích nó không?”

“Tôi không thích thế giới này. Giống như triệu triệu con người sống trên quả cầu bám đầy bụi bẩn và nỗi buồn này, tôi không thích nó. Nhưng biết làm sao được, ngoài nó ra tôi đâu còn thế giới nào khác? Ngoài nó ra chúng tôi đâu còn thế giới nào khác? Tôi không tài nào có thể không yêu thương những tạo vật, những con người này. Cũng như thế, nên tôi cũng chẳng thể nào căm ghét nơi duy nhất mà thượng đế cho tôi gặp họ. Tại thế giới tuy tàn nhẫn, nhưng cực kì, cực kì xinh đẹp này.”

Mở đầu là lời hỏi, kết thúc là lời đáp. Những câu mở đầu chính là để gợi lại những chuyện đa xảy ra ở Mười bảy năm Ánh sáng, và những câu kết thúc chính là để khép lại cuốn album chứa đầy những tấm ảnh ngọt ngào của Housemates. Từ cách nói chuyện, cách hành văn, cách dùng từ đó, mình chợt nghĩ rằng, Housemates không phải là một thế giới song song lý tưởng, nơi chỉ có nắng ấm và ngập tràn hạnh phúc như trong mơ đâu, mà nó vẫn chính là cái thế giới buồn bã, mệt mỏi và đong đầy tuyệt vọng của Mười bảy năm Ánh sáng đó. Vẫn chung một thế giới, nhưng là kiếp sau, vậy có nghĩa là gì? Có lẽ nghĩa là, không có thế giới nào là hoàn toàn hoàn hảo, không có buồn mà chỉ có vui, nhưng cũng không có thế giới nào hoàn toàn bất hạnh, chỉ có khổ chứ không có phúc. Thế giới mà chúng ta đang sống, dù hạnh phúc đến đâu, thì cũng không thể thiếu những mảng màu nhợt nhạt, rủ rũ và tối sắc, hay thậm chí là âm u đến độ không để lọt xuống được bất cứ một tia nắng nào. Nhưng đồng thời, thế giới mà chúng ta đang sống, dù có nhiều buồn đau, chia xa cách trở, bất công hay gục ngã đến đâu, thì ở đâu đó, hi vọng vẫn tồn tại, niềm vui vẫn không bị mất đi và hạnh phúc thì không thể bị giết chết hoàn toàn. “Thế giới tuy tàn nhẫn nhưng cực kì, cực kì xinh đẹp”, nó quyện hòa cả hai thái cực trái ngược hẳn nhau như thế, nhưng “cực kì” được nhấn hai lần trước “xinh đẹp”, vậy nên chắc chắn “tàn nhẫn” một khi đã được đặt sau chữ “tuy”, thì dù có mạnh đến đâu cũng không thể đánh bật và áp đảo được sự “xinh đẹp” được đặt ở cuối câu.

Mình nói rồi đó nha, mình không chắc Zen có dụng ý sâu xa như vậy không hay chỉ đơn giản là chị thích thì chị làm như thế, nhưng nó không ngăn được cách một độc giả như mình suy nghĩ và cảm nhận về những gì mà chị đã thể hiện, bởi mình tin rằng dù vô tình hay hữu ý, mỗi hình ảnh mà mỗi một tác giả vẽ ra vẫn ẩn chứa những biểu tượng gì đó, và nó có thể tác động đến động giả với những ý niệm của riêng họ. Đối với mình, Mười bảy năm Ánh sáng, và đặc biệt là Housemates, không phải là những câu chuyện quá cầu kì phức tạp, hay có dụng ý vĩ mô to lớn nào đó, nhưng chúng thực sự có ý nghĩa vô cùng, là những mẩu chuyện mà ai cũng nên một lần thưởng thức, là những mẩu chuyện mà tuy là vô cùng tàn nhẫn, nhưng đồng thời cũng cực kì xinh đẹp.

Được rồi xin lỗi đã để mọi người chờ lâu, bài review của mình đã chính thức đi đến hồi kết uhu

Lí do mình thường lảm nhảm dài đến vậy là vì… mỗi khi đọc xong một đầu sách mình luôn có rất nhiều điều muốn nói về nó, và viết là cách để mình giải tỏa cảm xúc, chứ không được viết ra mà cứ phải giữ khư trong đầu thì khó chịu lắm. Và cũng còn một lí do nữa là sau mỗi lần review xong, mình lại cảm thấy gắn bó hơn với cuốn sách mà mình vừa thưởng thức, yêu thích nó nhiều hơn cũng như có cảm tình nhiều hơn với tác giả. Nó khiến mình vui lắm, nên dù biết bản thân cứ quen thói dông dài, song mình vẫn không bỏ được.

Mười bảy năm Ánh sáng và Housemates đã kết thúc trong êm đẹp rồi, và mình cũng nghĩ là không cần thiết phải viết thêm gì nữa, bản thân chị Zen cũng đã quyết định như vậy, câu chuyện này đã vô cùng trọn vẹn tròn đầy rồi. Thay cho lời kết thì mình chỉ muốn nói là hiện chị Zen chính là họa sỹ vẽ truyện tranh của nước nhà mà mình yêu thích nhất, và mình sẽ tiếp tục ủng hộ Zen trên những tác phẩm tiếp theo của chị.

Cảm ơn chị rất nhiều, và mong một ngày nào đó không xa chị sẽ trở lại với những câu chuyện mới, cũng như cùng Uranix tiếp tục cho ra mắt con dân tụi em những cuốn sách càng ngày càng xinh đẹp.

Mua sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Mười Bảy Năm Ánh Sáng” khoảng 81.000đ đến 89.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Mười Bảy Năm Ánh Sáng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Mười Bảy Năm Ánh Sáng Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Mười Bảy Năm Ánh Sáng Fahasa” tại đây

Đọc sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng ebook pdf

Để download “sách Mười Bảy Năm Ánh Sáng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *