Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ
1. Review sách Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ
J. M. Coetzee không phải là một nhà văn đại chúng. Sách của ông chưa từng đứng nhất trên những bảng xếp hạng sách bán chạy. Tên tuổi ông cũng không phủ sóng rộng khắp các mạng xã hội (như Margaret Atwood). Hình ảnh của ông trước công chúng là một trí thức xa cách, cao ngạo; người chối từ đứng trước đám đông ở những buổi lễ tôn vinh mình. Dù không ẩn mình đến cực đoan như Thomas Pychon nhưng Coetzee cũng chẳng buồn làm gì để xua tan đi những ấn tượng đó; thậm chí, ông còn khuyến khích những phán đoán trên. Đa số độc giả tìm đến văn chương Coetzee sau những danh tiếng, giải thưởng mà ông nhận được. Hai giải Booker và một Nobel văn chương, vẫn có điều gì đó ở người đàn ông Nam Phi này làm người khác nghi ngại, bởi sự kín tiếng, bởi thói ẩn mình.
Đến khi Tuổi thơ ra đời như phát pháo đầu tiên cho bộ tự truyện – giả tưởng Những cảnh đời tỉnh lẻ, người ta mới bỗng chốc nhận ra Coetzee không đơn thuần là người kín tiếng, mà còn đáo để trong cách tự châm biếm bản thân mình. Động cơ đằng sau việc ra mắt ba tập tự truyện trong khi ẩn mình đến mức tối đa có lẽ ngoài bản thân ông ra thì không ai hiểu rõ. Nhưng với bộ ba này, ít nhiều một Coetzee yếm thế đã dần hiện ra: nhân vật chính, một nhà văn Nam Phi được đánh giá cao, hay phôi thai xanh xao chưa đủ sức bật… tất cả xoay vòng trong ba phần những trang viết này.
“Hắn sẽ giữ hết chúng trong đầu thế nào đây, tất thảy những cuốn sách, tất thảy những con người, tất thảy những câu chuyện này? Và nếu hắn không ghi nhớ chúng, thì ai sẽ làm?”
Một thoáng Coetzee.
Văn nghiệp của Coetzee bắt đầu khá muộn. Vào thập niên 70 tại Mỹ, khi phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam đang lên đỉnh điểm, ông cùng đồng nghiệp – bấy giờ đang giảng dạy tại đại học Buffalo – cảm thấy mình cần làm một điều gì đó. Sau khi bị chính quyền bắt và bị từ chối cấp lại thẻ xanh, tình trạng pháp lý của ông càng trở nên báo động, dẫn đến việc ông trở về quê hương Nam Phi, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid vẫn đang hoành hành.
Không khó để nhận ra điểm nhấn văn chương của Coetzee vẫn thường trở đi trở lại trong những tác phẩm của ông. Nhân vật chính hầu hết là người đàn ông trung niên, một chút luống tuổi, có vị thế và bị mắc kẹt trong bộ máy chính quyền công chính và những mối quan hệ nhục dục không biết đường tránh. Từ những mối quan hệ này, hình ảnh tàn tạ, đơn độc của người đàn ông được khắc sâu thêm. Văn chương Coetzee mang sắc thái lạnh, một giọng văn tỉnh táo, trưởng thành, nhẹ nhàng nhưng thiếu vận động và nhiệt huyết sáng tạo. Độc giả có lúc tự hỏi, liệu những ám muội này xuất phát từ đâu, để chúng đến với văn chương ông như phong vị riêng, nét độc đáo riêng mà chỉ Coetzee mới tạo được căn phòng ấy, mùi hương ấy, cái lạnh ấy và buổi chiều tàn hôm ấy. Những cảnh đời tỉnh lẻ như bộ ba giải mã những thắc mắc trên, từ chính thâm sâu ở tận gốc rễ.
Mẫu hình nhân vật đàn ông.
Mẫu hình nhân vật người đàn ông trở lại trong Những cảnh đời tỉnh lẻ. Nếu trong Ruồng bỏ là vị giáo sư đại học vướng vào lao lý tình yêu với cô sinh viên trẻ, trong Đợi bọn mọi là vị thẩm phán với cô thổ dân cùng nhau đối đầu với bộ máy công chính; thì ở đây là John – cậu bé da trắng, người Afrikan, yếm thế từ trong bản chất và rất dễ tổn thương. Khởi đầu bằng Tuổi thơ là quá trình lớn lên của John nơi bình nguyên Karoo đầy biến động. Tiếp đến là Tuổi trẻ tương ứng với giai đoạn giảng dạy tại Buffalo sau tuổi trưởng thành. Cuối cùng là Mùa hè, khi John trở lại Nam Phi những năm 71, 72. Bộ ba tác phẩm lần lượt lướt qua trường đoạn lớn lên của cậu bé John nơi thị trấn Worcester, để từ đó thấy được những ảnh hưởng sâu rộng đến tâm hồn nghệ sĩ. Sau thảm kịch Sharpeville và những biến động chính trị trong nước, John ôm mộng sang Anh trở thành một nghệ sĩ vĩ đại trong lĩnh vực thơ ca nối gót Pound, Eliot, Ford Madox Ford rồi bị dìm chết bởi những mánh khóe vật chất sinh tồn nơi đây. Cuối cùng về lại Nam Phi, trở thành một người đàn ông bình thường, trong căn nhà bình thường đến khi mất đi, và được thuật lại đầy đủ từ năm 71 bằng cuộc ghi chép một cuốn tiểu sử của Vincent.
Giai đoạn cuộn mình phôi thai trong Tuổi thơ, Coetzee tinh tế đưa John trở về thể dạng của một tạo tác dính nhớp, của một người bấu víu lấy mẹ, muốn bà hy sinh mọi khát vọng cho riêng mình và mắc kẹt trong tình yêu của bà. Đó còn là cậu bé sợ bị đánh roi vì lòng tự cao, yêu thích bãi cát hơn là dòng sông u ám, thích mang giầy hơn đi chân không… Coetzee chuyển hóa bản thân mình sang John bằng sự nhạy cảm đầy cuốn hút, để từ đó thế giới nội tâm dần dà phát triển, trở thành một nhân tế bào hình thành nhân cách của người đàn ông sau này theo nghĩa hẹp hay các nhân vật chính sau này theo lối nghĩa rộng.
Những cảnh đời tỉnh lẻ – Tuổi thơ
Thế giới nội tâm phát triển phong phú hơn mọi điều khác, đơm hoa kết trái, nhân bản theo cấp số nhân triệu triệu tế bào, hình thành nên thể yếm thế được máu nuôi dưỡng. Sự thiếu sót ấy, vẻ yếm thế ấy thể hiện ở cả hai mặt, về những ảo tưởng trở thành nghệ sĩ và những cuộc tình với những người khác. Coetzee hay John trong bộ ba này dường như mắc kẹt trong nỗi cô đơn và sự khốn khổ. Sự đùm bọc của người mẹ làm anh cảm thấy tuy đã 30 nhưng vẫn không hơn là một đứa trẻ. Việc phá trinh của Marianne rồi mặc kệ cô ra về với máu vẫn chảy từ giữa hai chân, về việc Sarah mang thai và anh hoảng lên để cô đi phá chỉ riêng một mình… Từ đầu chí cuối, John thử và lại mắc kẹt; thử lại lần nữa, và vẫn mắc kẹt. John là loại đàn ông không mang bất cứ sự cuốn hút nào đối với phái nữ: anh ngẩn ngơ, tuyệt vọng, rồi tự nghi ngờ để thử với bọn đàn ông, nhưng rồi mọi chuyện lại chẳng tới đâu.
Cái tự diệt ấy cũng đồng thời hiển hiện qua ảo mộng trở thành nghệ sĩ trong cuốn Tuổi trẻ. Rời xa Nam Phi khi bất bạo động chính trị mới vừa diễn ra để chứng minh rằng mỗi con người là một hòn đảo, không cần đến cha mẹ; nay anh sớm nhận ra con đường của Pound, của Eliot, của Picasso vốn không bằng phẳng. Giữa nỗ lực ở lại nơi đất khách quê người bằng việc cố định mình vào việc lập trình cho IBM hay International Computers, giấc mộng thơ ca đã tắt ngấm. Trong những ngày ngồi trước trang giấy trống rỗng không chứa một chữ, những tự vấn lương tâm trong cảnh chán ngán vật chất, nỗi luyến nhớ để lại đằng sau, còn Bộ Nội vụ đang ở phía trước, anh vặn mình rằng: Có gì bất ổn với hắn vậy? Tại sao hắn lại làm cho những điều bình thường nhất trở thành khó khăn là thế với mình? Nếu câu trả lời là bản tính hắn là thế, thì có ích gì khi mang một bản tính như vậy? Tại sao hắn không thay đổi bản tính mình?
Nhưng cái yếm thế một khi gắn vào không thể gỡ ra, nó bám vào ta như loài hà đá, như thép nung chảy, để hàn con người vào tình thế, để rồi rốt cuộc lý do rời khỏi Nam Phi không vì chính trị, không vì chiến tranh, mà bởi trốn chạy khỏi sự nhàm chán, khỏi sự phàm tục, khỏi sự teo tóp của đời sống đạo đức, khỏi nỗi hổ thẹn. Ở đó, John sẽ mãi là một bóng ma, là gã trai trẻ nhàn du quanh thành phố xa lạ, ăn dần khoản tiền để dành của mình, đĩ điếm, làm bộ mình là nghệ sĩ! Từ người chạy trốn bạo động trong nước, giờ đây trở thành chính người viết mã cho máy bay Anh trong Chiến tranh lạnh, lập trình Atlas ở những cuộc chiến rất vô nghĩa khác.
Từ cái yếm thế của nhân vật, Coetzee nhân rộng lên cùng với đại diện là chàng Ganapathy kỹ sư người Ấn không thể tự chăm sóc bản thân mình và cả cha John – người cha lụn bại, sặc sụa trong cơn trầm uất; để đến với đàn ông nói chung, đàn ông của dòng họ Coetzee trên bình nguyên Karoo bao đời để lại, mà nghĩa vụ đầu tiên của những phụ nữ dòng họ này là xoay xở tống dòng máu Coetzee ra khỏi những đứa con mình. Làm thế nào để tống dòng máu slap ra khỏi con người, chị không nói ngay được, ngoài việc mang họ đến bệnh viện cho bơm hết máu ra và thay thế nó bằng máu của người hiến tặng nghiêm khắc nào đó. […] Cậu ấy không có hoạch định. Cậu ấy là người nhà Coetzee, người nhà Coetzee không có hoạch định. Họ không có tham vọng, họ chỉ có những mong mỏi lười nhác.
Nhìn nhận một cách tựu trung, đây là lý giải của Coetzee cho toàn bộ vũ trụ nhân vật đàn ông trong tiểu thuyết của ông, những người lặt lìa trước đàn bà, trước cơn gió cuộc đời nhưng hàn chặt bản thân với nỗi yếm thế tự thân. Với riêng J. M. Coetzee, ông nhìn nhận thế nào về mình thì ta không hề biết. Nhưng ở điểm mấu chốt này, ít nhiều ta hiểu một cách sâu xa các tiểu thuyết này, nơi cái mắc kẹt, cô đơn, khốn khổ vẫn luôn trồi dậy. Một cách tự phẫu từ trong bản chất, Coetzee ít nhiều cung cấp cho ta lý giải nhất thời về văn chương, về con người ông, và trên hơn hết, về xã hội Nam Phi phân cấp vốn không ổn định.
*
Nam Phi với Coetzee như khung chống đỡ cho những giá trị nguyên bản nơi con người ông, nơi tiểu thuyết của ông. Xã hội Nam Phi đầy rẫy biến động trong sự đấu tranh giữa các sắc da, giữa người Da màu, người Bản địa và người Afrikan. Nếu trong Ruồng bỏ là cách mạng giành lại ruộng đất từ nông dân da trắng, trong Đợi bọn mọi là cuộc chiến với người bản địa – người Khoikhoi từ Hy Lạp di cư sang Nam Phi thế kỷ 17; thì trong Những cảnh đời tỉnh lẻ, mối chồng chéo ấy được khái quát hơn, hiển thị rõ hơn nơi thị trấn Worcester như mẫu nhặt ra từ một quần thể, nơi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khoa học vẫn đang diễn ra, mà các biểu hiện là dùng cảnh sát kiểm soát văn hóa, quân phiệt lớp trẻ, tín ngưỡng nhà nước…
Một trong những chủ đề thường xuất hiện trong văn chương của Coetzee giai đoạn sau này là quyền động vật. Trong Những cảnh đời tỉnh lẻ, đề tài này cũng tìm cách len lỏi vào nơi trang trại Voëlfontein, nơi John về chơi vào một mùa hè, loài cừu bị giết một cách man dại trong khi những con còn lại be be bình thản mà không biết gì, đặt trong bối cảnh đối nghịch – góc nhìn của một cậu bé như John lúc này, gợi lên những điều suy tư. Và người nghệ sĩ không thành ấy biến hóa bản thân tựa như loài cừu, chỉ đợi biến động chính trị giày nát bày đàn thế hệ; và cũng có khi, là những ám ảnh theo suốt khi anh trở về Nam Phi từ Mỹ trục xuất, đã không thể ăn những món từ cừu trong cuộc họp mặt.
Với bộ ba Những cảnh đời tỉnh lẻ, J. M. Coetzee lần đầu tiên mở khóa cho người đọc thâm nhập vào những gì đã cấu thành nên một Coetzee vốn từ trước đến nay ta vẫn quen thuộc. Bộ ba tác phẩm là vũ trụ thu nhỏ của những gì rất Coetzee, những gì thuộc về và những thứ chỉ Coetzee mới viết ra được; vừa giả tưởng như cuộc đời cậu bé vô danh John giữa những biến động chính trị, giữa tầm hồn quá ư nhạy cảm, giữa mộng nghệ sĩ không thành; vừa bán tự truyện như lời phân trần, giãi bày và mở rộng ra cho ai muốn hiểu thêm về nhà văn ấy, người có tầm cỡ trí óc và đặc biệt là năng lực tưởng tượng phát triển trên mức bình thường, và cái giá phải trả chính là phần “con” bên trong anh ấy. Anh ấy là Homo sapiens, thậm chí là Homo sapiens sapiens. Một bộ ba chao đảo, một bán tự truyện vô tiền khoáng hậu với bút pháp bậc thầy. Một Coetzee đã một lần và chắc chắn sẽ không bao giờ mở lòng như thế. Tuyệt đẹp.
2. Đánh giá Sách Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ
1 “Những cảnh đời tỉnh lẻ: Tuổi trẻ” là một cuốn tiểu thuyết tự truyện bán hư cấu của J. M. Coetzee, kể lại những cuộc đời của ông vào những năm 1960 ở London sau khi chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn chính trị của Cape Town. Câu chuyện bắt đầu với người kể chuyện sống ở Mowbray và học tại Đại học Cape Town. Sau khi tốt nghiệp toán học và tiếng Anh và sau vụ thảm sát Sharpeville, anh chuyển đến London với hy vọng tìm được cảm hứng trở thành nhà thơ và tìm thấy người phụ nữ trong mơ của anh. Tuy nhiên, anh không tìm thấy điều này và thay vào đó, anh nhận một công việc tẻ nhạt với tư cách là một lập trình viên máy tính làm việc cho IBM, công việc của anh bao gồm kiểm tra các thẻ đục lỗ. Anh cảm thấy xa lạ với những người bản xứ và không bao giờ nguôi ngoai, luôn nhận thức được sự khinh bỉ khi mà họ nhìn thấy anh. Anh tham gia vào một loạt các công việc, không ai trong số họ đáp ứng giúp đỡ anh dù là nhỏ nhất. Anh ta thấy sự bất lực khi mọi người không thể nhìn thấu vẻ ngoài buồn tẻ của mình để thấy được ‘ngọn lửa’ bên trong anh ta; Không ai trong số những người phụ nữ mà anh gặp gợi lên trong anh niềm đam mê mà theo anh, sẽ cho phép nghệ thuật của anh thăng hoa và do đó tạo ra những bài thơ hay. Tuổi trẻ là một cuốn tự truyện – giống như Coetzee đang kể lại bằng chính mình từ quá khứ? Giống như những người khác, tác giả ích kỷ, kiêu ngạo, bất an, cô đơn, tham vọng. Anh ấy muốn tránh sự tầm thường trong cả tuổi trẻ của mình, nhưng cuối cùng giống như bao người khác, anh ấy đã chấp nhận nó, khá mãn nguyện chỉ cần được sống yên ổn..
2 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.
3 Hàng giao đến rất nhanh, mình đặt trưa hôm qua mà trưa hôm nay đã có rồi. Sách được bọc một lớp seal, không móp gáy và góc bìa, mình rất thích. Về nội dung sách thì mình chưa đọc nên không thể đưa ra đánh giá, ai muốn mua thì hãy xem review trên mạng trước nhé!
4 Nội dung sách hay, bổ ích, được trình bày cẩn thận, giao hàng nhanh, gói bọc cẩn thận. Còn được tặng thêm quà là 01 quyển sách tự chọn. Dù là sách tặng nhưng chất lượng tuyệt vời nha
5 In ấn/màu sắc rõ nét, Khổ sách nhỏ gọn, dễ mang đi, Nội dung sách hấp dẫn, bổ ích, Trình bày/Bố cục dễ hiểu
3. Giới thiệu sách Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ – Tác giả J M Coetzee
Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ
Từ xưa đến nay không có nhiều nhà văn vừa được giới phê bình khen ngợi lại vừa chinh phục được đông đảo độc giả. J. M. Coetzee nằm trong số đó. Tuy nhiên, tác giả Nam Phi này hiếm khi nói về bản thân mình, cho đến khi Tuổi thơ được xuất bản vào năm 1997, hé mở những hồi ức chân thực về sự khởi đầu của nhà văn trẻ với lối tự thuật bậc thầy. Tiếp theo đó là những năm tháng dịu dàng và mãnh liệt của Tuổi trẻ và cách kể chuyện hài hước, khác thường ở Mùa hè.
Bộ ba tác phẩm hợp thành Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ như một bức chân dung buồn bã pha lẫn khôi hài về cuộc đời của một nghệ sĩ, người luôn phải xoay trở để tìm ra hướng đi của riêng mình giữa các mối quan hệ trong giới học thuật và chính trường Cape Town sục sôi dưới chế độ Apartheid.
———-
Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Thơ là một bản miêu tả sâu sắc và cực kỳ thuyết phục về một thời thơ ấu ở Nam Phi với lối kể chuyện mộc mạc và tiết chế như những bình nguyên bằng phẳng ở Karoo – nơi đã tạo nên bối cảnh cho câu chuyện.
(Daily Telegraph)
Thông tin chi tiết
- Tên sách: Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ
- Mã hàng 8932000131359
- Nhà Cung Cấp Cty Bán Lẻ Phương Nam
- Tác giả J M Coetzee
- Người Dịch Hương Châu
- NXB NXB Phụ Nữ Việt Nam
- Trọng lượng (gr) 260
- Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14.5 cm
- Số trang 240
- Hình thức Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
4. Mua sách Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ” khoảng 80.000đ đến 90.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ Fahasa” tại đây
5. Đọc sách Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ ebook pdf
Để download “sách Những Cảnh Đời Tỉnh Lẻ – Tuổi Trẻ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Khi “Tôi” Tỉnh Giấc
- Sổ Tay Điềm Tĩnh Và Nóng Giận
- Như Chờ Tình Đến Rồi Hãy Yêu
- Những Khung Hình Của Phố
- Những Lá Thư Từ Hốc Cây Kỳ Diệu
- Cuộc Đời Phía Trước
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free