Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ
Giới thiệu sách Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ – Tác giả Nguyễn Hoàng Trung Hiếu, Hoài Hương
Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ
Sài Gòn – một thời hay một đời?
Trong cuộc đời này có biết bao nhiêu con người đã đi ngang qua mà chẳng dừng ở đời nhau? Và có bao nhiêu mối duyên tình yêu, tình bạn bắt đầu từ chỉ là một lần gặp gỡ để rồi dừng chân lại, đi vào đời nhau, thành nghĩa, thành tình? Tôi nghĩ đến điều đó khi cầm trên tay tập tạp văn Sài Gòn 7.000 đêm & thương… rồi nhớ của hai tác giả Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu, hai nhà văn mà tôi hết mực yêu mến. Cùng là thành viên của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, một chuyến đi thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long đã cho tôi được mối duyên hạnh ngộ cùng hai tác giả. Từ đó, tôi dõi theo những trang viết của hai tác giả, cũng như dõi theo cuộc sống đời thường không chỉ với tư cách một người làm công việc nghiên cứu văn học thuần túy, mà còn có thêm mối giao tình bè bạn chị em.
Trong mối quan hệ đời thường, nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu thân mật gọi nhà văn Hoài Hương là “cô” và xưng là “cháu”. Hai tác giả cùng ở chi hội Nhà văn Sài Gòn của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng tổ chức nhiều hoạt động văn học, xã hội, từ thiện sôi nổi. Tuổi đời khác nhau, thế hệ khác nhau, trải nghiệm cuộc sống khác nhau, thậm chí phong cách viết văn cũng khác, nay hai tác giả quyết định in chung một tác phẩm. Sự kết hợp từ những điều khác biệt này sẽ mang lại cho độc giả những điều gì? Với nỗi hồi hộp mong chờ ấy, tôi dõi theo từng trang của tác phẩm Sài Gòn 7.000 đêm & thương… rồi nhớ.
Và tôi đã không thất vọng. Tôi đã bâng khuâng, đã xao xuyến, đã dõi theo cảm xúc của trái tim mình cùng với lý trí của cái đầu để đọc từng dòng chữ và cũng khóc cười cùng những dòng chữ của Sài Gòn 7.000 đêm & thương… rồi nhớ.
Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu không chỉ là những nhà văn. Công việc của họ có lẽ không cần thêm cái danh hiệu nhà văn cũng là đủ để đảm bảo cho địa vị xã hội của hai tác giả. Nhưng khi viết văn, có vẻ như hai tác giả bỏ lại những hào quang của địa vị xã hội lại sau lưng mình, chỉ chuyên chú vào từng trang viết, chuyên chú vào những điều mắt thấy tai nghe và sự cảm nhận của tâm hồn. Hai nhà văn vốn có hai lối viết khác nhau. Nếu tác giả Hoài Hương tinh tế, lãng mạn, sâu lắng trong từng ngôn từ thì tác giả Nguyễn Hoàng Trung Hiếu lại dung dị, mộc mạc, đơn sơ trong từng câu chữ. Nhưng họ lại gặp nhau ở một điều, mà điều này tôi thấy rõ nhất khi đặt những sáng tác truyện ngắn và tạp văn của họ ở cạnh nhau trong tác phẩm Sài Gòn 7.000 đêm & thương… rồi nhớ. Đó là những dòng chữ viết của họ đều lóe lên ánh sáng của yêu thương và trí tuệ.
Vậy tác phẩm Sài Gòn 7.000 đêm & thương… rồi nhớ có gì? Tất nhiên là có thương và nhớ. Nhà văn Hoài Hương và nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu đều không phải là người sinh ra ở Sài Gòn. Nếu gặp nhà văn Hoài Hương, chúng ta sẽ thấy chị giống như một thiếu phụ Hà Nội vừa bước ra từ trong một bức tranh lụa, còn nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu sinh ra trên đất Đồng Nai. Nhưng hai tác giả đã trải qua những năm tháng đẹp đẽ nhất, thanh xuân nhất của họ trên mảnh đất Sài Gòn và bây giờ họ là những công dân Sài Gòn lâu năm, hay như người miền Nam thường nói là “người Sài Gòn chính hiệu”. Sài Gòn với hai nhà văn Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu là mảnh đất của tình yêu thương và nỗi nhớ vì mảnh đất ấy không chỉ dang rộng vòng tay che chở, bảo bọc họ, như đã làm đối với bao người, mà còn là mảnh đất mà họ đã sống, đã yêu, và chính họ đã góp phần làm cho Sài Gòn thêm sôi động, như nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu đã viết trong tản văn Sài Gòn, thoắt 7.000 đêm: “Nhiều người kỳ vọng rằng, Sài Gòn sôi động sẽ giúp tạo ra những con người năng động, mạnh mẽ… và như thế, họ đến, ngồi lì ra đó, chờ biến đổi. Nhưng nếu phải nói một điều gì đó, với những người đang chuẩn bị đến với Sài Gòn, thì tôi phải minh định rằng, chính những người năng động, mạnh mẽ mới có thể tạo ra một Sài Gòn sôi động. Và Sài Gòn, sôi động như hôm nay, nhờ vào những người đã đến và mặc cho vùng đất này chiếc áo sôi động”.
Sài Gòn thương và nhớ bởi vì có những con người lao động chân chất như bà cụ già ngoài 70 tuổi bán rau, như ông cụ già chờ bà cụ, nắm bàn tay gân guốc của bà đưa về gác trọ (Ngoại), có cô Mộng bán bưởi, anh Tài xe ôm, ông Hai vé số (Chợ Tết chung cư) hay thằng Mít sửa xe máy (“Nghề” mới)… Họ là những con người có thể nói là thuộc tầng lớp bình dân nhất của xã hội, làm nghề tự do, công việc vất vả, nhưng từ sâu thẳm trong lòng họ, vẫn toát lên vẻ đẹp của sự chân tình, lương thiện. Tình người được họ giấu đi sau những bỗ bã đời thường, sau những lo lắng mưu sinh, nhưng khi cần thiết vẫn tự hiển hiện ra, hồn hậu, ấm áp.
Công việc của nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu là một luật sư, nhưng dường như anh bỏ lại sự sắc sảo, lý lẽ của luật sư sang một bên để hướng đến những gì là đơn giản nhất, chân chất nhất, bình thường nhất. Anh viết nhiều về những con người đời thường bận rộn kiếm sống, viết về những con đường, miền đất ngoại thành của Sài Gòn, nơi tập trung đông đúc dân nhập cư. Bởi vì dù đã là công dân Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu vẫn không quên nơi mình sinh ra và lớn lên, mảnh đất Đồng Nai, mảnh đất của những ký ức tuổi thơ, mảnh đất của quê hương. Mảnh đất quê hương ấy phảng phất mùi thuốc rê trong tâm tưởng (Mùa thuốc rê), là vườn cây đầy rau trái dừa nước, cam, quýt, chanh, bưởi, cóc, xoài, ổi, mía,… rau lang, rau muống, rau đay, rau dền, ngải cứu, cải ngọt, xà lách, ngò gai… không thiếu thứ gì, là hương vị hũ nước mắm ngày xưa tự tay mẹ làm (Quê nhà và hũ mắm ngày xưa), là vị cơm cháy chân quê ngon đến nỗi “Bây giờ, cầm miếng cơm cháy Sài Gòn, rắc đầy chà bông các kiểu; mặc dù vẫn vàng ươm, vẫn giòn rụm đấy, thậm chí còn thơm hơn cơm cháy nhà quê nữa, bởi người ta ướp thêm vị mặn béo của mỡ hành, có khi còn dùng công nghệ khiến hạt gạo dễ vỡ hơn, để phù hợp với những người không có lợi thế về răng; nhưng thứ cơm “ngào quệt” bằng công nghệ ấy, sao ngon bằng cơm cháy của mẹ ở quê.” (Bịch cơm cháy).
Tôi nghĩ rằng Sài Gòn đối với những con người nhập cư giống như mẹ nuôi, còn quê nhà với họ là mẹ đẻ. Một bên có công nuôi dưỡng để họ trưởng thành, một bên có công sinh ra, cho sự sống. May mắn cho những ai có được cả hai người mẹ ấy trong đời. Nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu là một trong những người may mắn ấy và anh đã luôn nghĩ về hai người mẹ với tình cảm yêu thương và biết ơn chân thành, được thể hiện qua từng câu chữ.
Nếu nhà văn Nguyễn Hoàng Trung Hiếu bằng những câu chữ của mình đã tạo dựng nên một chân dung “Sài Gòn thương” của thời hiện tại và “quê nhà nhớ” trong tâm thức, thì nhà văn Hoài Hương lại thương và nhớ Sài Gòn theo một cách riêng, nữ tính và tỏa hương. Sài Gòn trước hết với nhà văn Hoài Hương là một tình yêu. Tình yêu ấy giúp chị nhìn ra được những nét thi vị của Sài Gòn mà chỉ có một tâm hồn dịu dàng, mơ mộng, một trái tim sẵn lòng rung động theo từng đổi thay của thành phố này mới nhận thấy. Đó là Sài Gòn cũng có mùa đông, cho dù mùa đông ấy chỉ thoáng qua trong giây lát, hay cũng có thể là chỉ thoáng qua trong tâm cảm của chính mỗi người. “Cây phố như bị một cây cọ nghịch ngợm vung vẩy hắt những đốm màu vàng lẫn vào màu xanh ngắt, thi thoảng theo làn gió, vài chiếc lá bay xuống, nửa vàng, nửa xanh, ngơ ngác hè phố. Và những cơn mưa rắc bụi nước mát lạnh, như có như không, chưa thành cơn mưa phùn, chỉ đủ ướt ít tóc mai, chẳng đủ ướt phố, đến thật mau, đi cũng thật mau. Mọi người ngỡ ngàng và mỉm cười. Mùa Đông có lẽ là như thế”. (Anh có hay mùa đông Sài Gòn). Đó là những khoảnh khắc mùa thu của Sài Gòn (Khoảnh khắc thu Sài Gòn). Đó là những cơn mưa Sài Gòn bắt đầu từ tháng Sáu, những cơn mưa đong đầy kỷ niệm (Mưa Sài Gòn không đầu nguồn cuối ngọn). Đó là những hàng cây kèn hồng nở hoa không chỉ hóa Sài Gòn thành nàng thơ mà còn làm hồng cả những không gian và thời gian sớm chiều thành phố (“Kèn hồng” hóa Sài Gòn thành nàng thơ). Đó là một mùa đặc biệt ở Sài Gòn, biến Sài Gòn thành một thành phố phương Tây, tái hiện lại hình ảnh “Hòn ngọc Viễn Đông” một thuở rực rỡ vàng son: Mùa Noel (Mùa Noel ở Sài Gòn).Đó là cái Tết ở Sài Gòn mà như hội tụ cái Tết của nhiều miền đất, không thiếu đặc sản của một địa phương nào (Tết Sài Gòn).Đó là sự góp mặt của một loài hoa xuân đặc trưng xứ Bắc: hoa đào, để cùng vui với Sài Gòn những ngày đón năm mới (Nhân diện đào hoa tương ánh hồng). Đó là thú vui uống trà tao nhã của người Sài Gòn cũng thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử (Người Sài Gòn uống trà). Đó là Bảo tàng Mỹ thuật, một nơi chốn lưu giữ dấu ấn thời gian, dấu ấn văn hóa của Sài Gòn và các vùng miền xa (Một không gian mê hoặc lưu giữ vẻ đẹp nhân gian)…Chỉ có người rất yêu Sài Gòn, rất chú ý quan sát Sài Gòn ở từng chi tiết nhỏ của đời sống mới có thể điểm chữ thêm hương cho lời văn miêu tả Sài Gòn như vậy.
Tình yêu với Sài Gòn giúp nhà văn Hoài Hương nắm bắt được hồn cốt phong tao của thành phố này, nhưng bề sâu của tuổi đời, kinh nghiệm sống, cùng với trí tuệ, kiến thức phong phú, còn giúp chị nhìn ra nét văn hóa ẩn sau những gì thi vị, nên thơ của Sài Gòn. Những nét văn hóa đó đến từ khung cảnh thiên nhiên, đến từ phong tục lối sống, đến từ kiến trúc,… và đến từ chính những con người Sài Gòn, đến từ chính những quyết sách của chính quyền thành phố. Sài Gòn không chỉ là thành phố của thương và nhớ, Sài Gòn còn là thành phố của văn hóa và trí tuệ. Sài Gòn là một trong hai trung tâm văn hóa lớn nhất của Việt Nam. Chỉ Sài Gòn mới có thể là nơi mà “Còn nhớ, năm 1990, khi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định bỏ ra 100.000 USD, tương đương 600 triệu VNĐ (khi giá vàng chỉ mới 20.000/ lượng), mua bức tranh khổ lớn, kích thước 200cm x 450cm, được ghép lại từ 9 tấm sơn mài: “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của Nguyễn Gia Trí, đã thành một sự kiện vô tiền khoáng hậu, có nhiều tranh cãi trái chiều về việc chi khoản tiền khổng lồ mua tác phẩm nghệ thuật không chỉ của Thành phố Hồ Chí Minh mà của Việt Nam đến thời điểm đó.
Nhưng có thể nói, việc mua tác phẩm này đã làm nên danh tiếng cho Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, bởi đã sở hữu “Báu vật quốc gia”. Và không chỉ có thế, Bảo tàng còn có cả kế hoạch lập một phòng tranh chuyên đề Nguyễn Gia Trí, hiện tại đã có 134 tác phẩm và phác thảo, tư liệu sáng tác của ông trong bộ sưu tập của mình, là nơi gìn giữ quan trọng nhất những di sản của bậc thầy nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam”. (Một không gian mê hoặc lưu giữ vẻ đẹp nhân gian).
Sài Gòn là mảnh đất có nhiều nét văn hóa hội tụ, là nơi mà mọi miền văn hóa đều ghi dấu của mình ở lại đây. Cho nên chúng ta, những công dân Sài Gòn ngày nay có những mùa Noel đắm ánh sáng nhiệm màu của Thiên Chúa, phảng phất phong vị Tây phương, “Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh những ngày này như một khung cảnh Âu châu thu nhỏ, trên đường phố, đèn trang trí nhiều mầu giăng mắc từng dãy ngang, dọc, trên các lùm cây, nhìn như sao sa lung linh, những hình ảnh tượng trưng cho đêm Noel – ngày Chúa giáng sinh cũng được trang trí khắp các mặt tiền phố lớn” (Mùa Noel ở Sài Gòn), và chúng ta cũng có những cái Tết Sài Gòn như hình ảnh thu nhỏ của mọi tỉnh thành Việt Nam “Người Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh “ăn” Tết cũng lạ lắm. Kể từ sau mùa xuân 1975, người thành phố “ăn” Tết không theo một phong vị, sắc thái riêng biệt nào, và đó chính là nét đặc trưng của Tết Sài Gòn – xuân Thành phố Hồ Chí Minh tạo nên sự hấp dẫn, quyến rũ đầy cá tính của thành phố. Không chỉ là Tết phương Nam với những tập quán phong tục của người Nam bộ, mà là sự hội tụ những tinh hoa truyền thống. Tết của các vùng miền đất nước từ Bắc vào Nam, từ miền núi cao đến đồng bằng châu thổ, từ rừng núi Tây Bắc mờ sương đến miền biển nắng tràn gió lộng…” (Tết Sài Gòn). Nhưng Sài Gòn cũng có những đặc sản của riêng mình mà từ đây truyền đi khắp nước, cho dù đó chỉ là một thứ đặc sản đơn sơ, bình dị nhất như trà đá Sài Gòn, hay lộng lẫy rực rỡ nhất như đường hoa Nguyễn Huệ ngày Tết. Thành phố trẻ hơn 300 năm xây dựng, nhưng mạch văn hóa thì đã có tự bao đời, đến tự bao đời cùng hội tụ về đây.
Với Sài Gòn, thành phố thương và nhớ còn là chưa đủ. Sài Gòn còn là thành phố của văn hóa và trí tuệ. Bằng hai giọng văn riêng biệt, dung dị đi với tài hoa, bằng hai phong cách ngôn từ, giản đơn đi với tinh tế, nhưng cùng gặp nhau ở tình yêu đối với Sài Gòn, hai nhà văn Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu đã cùng nhau viết nên tác phẩm Sài Gòn 7.000 đêm & thương… rồi nhớ. Tác phẩm này như là để viết cho những công dân Sài Gòn, bao gồm cả những người sinh ra hay nhiều thế hệ ở Sài Gòn và cả những người được bà mẹ nuôi Sài Gòn nuôi khôn lớn và bao bọc yêu thương. Đọc những dòng chữ của Sài Gòn 7.000 đêm & thương… rồi nhớhọ sẽ thấy bóng dáng chân dung của thành phố Sài Gòn ở trong đó, qua đó thấy được chính bóng dáng của bản thân mình.
Và tôi, một công dân Sài Gòn có gốc gác từ nơi khác, một người cũng được bà mẹ nuôi Sài Gòn chăm bẵm, yêu thương, cho tôi rất nhiều điều, tôi đồng cảm, khóc cười với những trang viết của Sài Gòn 7.000 đêm & thương…rồi nhớ.Tôi cũng thấy tôi trong những trang viết đó. Trong quá khứ tôi hay tự hỏi: Sài Gòn là một thời hay là một đời của mình? Một thời ở đây có thể hiểu là một hay nhiều đoạn thời gian, năm tháng, còn một đời là cả cuộc đời. Nhưng khi đọc xong tác phẩm Sài Gòn 7.000 đêm& thương… rồi nhớ,tôi cho rằng câu tự vấn của tôi không còn cần thiết nữa. Dù là một thời hay một đời cũng không còn quan trọng. Quan trọng là chúng ta đã sống ở Sài Gòn, đã được bà mẹ nuôi Sài Gòn cưu mang, chịu ân tình của Sài Gòn và chúng ta luôn yêu thương, nhung nhớ Sài Gòn.
Sài Gòn dù đi xa hay ở gần sẽ còn lại mãi trong trái tim, trong tâm tưởng của chúng ta. Tôi nghĩ, đó cũng là điều mà hai nhà văn Hoài Hương và Nguyễn Hoàng Trung Hiếu muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4-2020
TS – Nhà văn Hà Thanh Vân – Tác giả “Tôi cầm mặt trời & ném”
Trích đoạn “Sài Gòn, thoắt 7.000 đêm”
Ở dải đất Nam bộ này, hầu như, bất cứ thanh niên nào, cũng được cuộc đời sửa soạn cho một cuộc gặp gỡ với Sài Gòn hoa lệ, ít nhất là trong trí tưởng tượng nhờ những áng văn, hoặc thậm chí, ngay giữa sự mềm mại của những giấc mơ thời niên thiếu. Ai đã hiện thực, ai còn hoài mong, điều đó phụ thuộc phần nhiều vào cơ may và định mệnh.
…
Sài Gòn, những năm đầu, như ông thầy khó tính, bắt tôi trải qua bao cuộc mưa dập gió vùi. Vừa cho gặp người trong mộng đã vội đến lấy đi. Mới hăm hở bước vào thương trường đã cho bại trận. Nhân nghĩa chưa kịp, lý tưởng đã nhuộm hắc ín một màu. Cuối cùng, ông thầy khó tính cũng chừa cho tôi một khoảng trống, để tự bước vào, tung tẩy với bạn bè khắp bốn bể năm châu.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ
- Mã hàng 9786046864837
- Tên Nhà Cung Cấp NXB Văn Hóa Văn Nghệ TP.HCM
- Tác giả: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu, Hoài Hương
- NXB: NXB Văn hóa Văn nghệ
- Trọng lượng: (gr) 150
- Kích Thước Bao Bì: 19 x 13 cm
- Số trang: 144
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ
1 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận. Nội dụng hay và ý nghĩa.
2 Sách hay nên đọc.
3 Sách mới, hình thức đẹp.
4 Okeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee.
5 Mới nhận sách, hình thức đẹp, nội dung chưa đọc chưa biết, nhưng xem qua review đã thấy thích rồi.
Review sách Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ
Trích đoạn “Kèn hồng hóa Sài Gòn thành nàng thơ”
Sài Gòn, những ngày tháng Ba, tháng Tư, kéo dài sang tháng Năm, tháng Sáu, nắng gắt như hắt lửa, thi thoảng vài cơn mưa đầu mùa như dọn đường cho hạ trườn đến ẩm ương, đầy bực dọc và khó chịu, không khí đường phố hầm hập như trong một cái hồ lô nút kín, oi ả, nóng nảy, tức tối… Như để làm dịu đi những cơn cớ không nguồn không ngọn, sắc hồng tím của kèn hồng như một hò hẹn bí ẩn của mùa, biến Sài Gòn bỗng chốc thành nàng thơ.
Em áo hồng đưa anh qua những cung đường phố Sài Gòn ngợp sắc hồng tím hoa kèn hồng, để thoáng chốc trong anh dâng niềm xúc cảm. Em có phải là một bông kèn hồng đang biến hình, để cộng vào tương tư Sài Gòn của anh, không chỉ bằng lăng tím, hoa muồng vàng, lá me xanh, hoa dầu như nốt nhạc xinh, mà còn là mùa kèn hồng dịu ngọt như một nàng thơ, để thương, rồi nhớ…
Mua sách Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ” khoảng 52.000đ đến 58.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ Fahasa” tại đây
Đọc sách Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ ebook pdf
Để download “sách Sài Gòn 7000 Đêm Và Thương… Rồi Nhớ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Biệt Động Sài Gòn Chuyện Bây Giờ Mới Kể
- Sài Gòn Chuyện Xưa Mà Chưa Cũ
- Sài Gòn Năm Xưa
- Sài Gòn Tạp Pín Lù
- Vọng Sài Gòn
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free