Việt Nam Sử Lược

Giới thiệu sách Việt Nam Sử Lược – Tác giả Trần Trọng Kim

Việt Nam Sử Lược

“Sử là sách không những là chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này…

… Nay nhân sự học ở nước ta đã thay đổi, chữ quốc ngữ đã phổ thông cả trong nước, chi bằng ta lấy tiếng nước nhà mà kể chuyện nước nhà, ta soạn ra bộ “Việt Nam sử lược”, xếp đặt theo thứ tự, chia ra từng thời đại, đặt thành chương, thành mục rõ ràng, để ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người mình được tiện lợi hơn trước.”
(Trần Trọng Kim – Việt Nam sử lược)

“Viết như vậy mới đích thực là nhà Sử học. Có nói có. Không nói không. Sai nói sai. Đúng nói đúng. Dường như mọi diễn biến lịch sử trên đấy nước ta trước thế kỉ 20, tác giả không bỏ sót một sự kiện nào. Minh bạch, mạch lạc, rõ ràng trình ra trên từng dòng, từng trang sách. Tác giả không đứng về một họ chỉ để viết cho dòng họ ấy mà đứng trên cái chung để viết cho độc giả. Quan điểm riêng của người viết là ở phần nhận xét đánh giá và kết luận. Công bằng và khách quan đấy chứ. Điều đó khác với mọi cuốn sử, sách giáo khoa văn sử về sau.” (Mai Khắc Ứng)
Trần Trọng Kim (1883-1953) – Bút hiệu Lệ Thần, là một học giả uy tín đầu thế kỉ 20. Tên tuổi của ông gắn liền với công trình nghiên cứu về văn học và văn hóa như “Nho giáo”, “Việt Nam sử lược”, “Việt Nam văn phạm”, “Quốc văn giáo khoa thư”…

Việt Nam Sử Lược

Việt Nam Sử Lược

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Việt Nam Sử Lược
  • Nhà Xuất Bản Kim Đồng
  • Tác giả: Trần Trọng Kim
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Số trang: 620

2. Đánh giá Sách Việt Nam Sử Lược

Đánh giá Sách Việt Nam Sử Lược

Đánh giá Sách Việt Nam Sử Lược

“Cuốn sách viết đầy đủ về lịch sử Việt Nam với nhiều nguồn dẫn chứng chứ không bịa tạc viết sai sự thật như sách sử cộng sản viết. Người Việt nên tìm hiểu khai trí đầu óc chứ đừng để những tư tưởng mị dân cuồng Tàu làm hiểu sai sự thật”.

Review sách Việt Nam Sử Lược

Review sách Việt Nam Sử Lược

Review sách Việt Nam Sử Lược

1. Quyển sách mẫu mực – Nhận xét bởi Nguyễn

Về bản thân tác phẩm Việt Nam sử lược thì không có nhiều điều để bàn vì đây là một tác phẩm lịch sử đã trở thành mẫu mực. Sách chia làm 5 quyển, thời thượng cổ, thời Bắc thuộc, thời kỳ thống nhất tự chủ, thời kỳ phân tranh và thời cận kim (cận đại) chủ yếu là nhà Nguyễn và giai đoạn mở đầu xâm lược của thực dân Pháp. Lối viết giản dị súc tích, không sa đà vào biên niên và triều chính, mà có thêm cái nhìn mới so với thời đại về đời sống tập tục văn hóa dân gian, do đó dễ tiếp cận hơn những bộ như Sử ký toàn thư.

Tuy nhiên lẽ ra một NXB chuyên dành cho thiếu nhi như Kim Đồng thì ngoài việc tôn trọng nguyên tác (in năm 1954 bởi NXB Tân Việt) còn phải chú trọng đến phần biên tập. Nếu các em thiếu nhi lần đầu đọc sách sử mà lại va chạm với những khác biệt giữa xưa – nay và những từ ngữ hoặc kiến thức thực sự đã không còn phù hợp với ngôn ngữ và hệ thống chính sử nước ta ngày nay, ví dụ như những từ “Mọi”, “Chàm”, “Tàu” để chỉ các dân tộc, các tên địa danh, những từ cũ đã ít dùng… mà không có chú thích và chỉ dẫn cách đọc hiểu sao cho đúng thì lợi bất cập hại.

Ấn bản này còn có thêm Mấy lời nói đầu của bà Trần Thị Diệu Chương – con gái của học giả Trần Trọng Kim. Cuối sách có bảng chỉ mục tra cứu. Sách đóng bìa cứng, có bìa áo phủ ánh kim, giấy tốt, tuy nhiên chữ “bản đặc biệt” in hẳn trên bìa 1 có vẻ hơi thừa. Ấn bản 60 năm còn có đai sách kỷ niệm, bìa áo ánh kim, có màng bọc.

2. Sách đáng đọc – Nhận xét bởi Đức Anh

Về ưu điểm: phương pháp ghi niên đại, có thể nói Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim là một mẫu mực đầu tiên ở nước ta trong việc thể hiện ngày, tháng, năm một cách khoa học, rõ ràng nhất, bằng cách ghi kết hợp cả ba yếu tố năm âm lịch-năm dương lịch với niên hiệu các vua. Việc chua thêm nguyên văn chữ Hán sau những từ Hán Việt về tên người, tên đất, tên chức quan… cũng cần thiết, vừa đảm bảo tính chính xác, vừa giúp các nhà khảo cứu dễ dàng kiểm chứng, so sánh mỗi khi cần sử dụng đến những tài liệu cũ chữ Hán.

Về mặt nhược điểm của Việt Nam sử lược thì trước nay một số nhà nghiên cứu-phê bình cũng đã vạch ra khá rõ rồi. Đại khái: Cách phân kỳ lịch sử vài chỗ còn nhập nhằng chưa hợp lý (như Triều Nguyễn xếp vào Cận kim thời đại, trong khi vẫn có thể xếp vào Tự chủ thời đại trước đó…). Tài liệu tham khảo để biên soạn chưa được dồi dào lắm, chủ yếu chỉ sử dụng khoảng trên 20 cuốn sách cũ viết bằng chữ Hán và chữ Pháp, mà thiếu sự khảo sát thực địa các di tích, hiện vật lịch sử, cũng như chưa có sự phối hợp liên ngành bằng cách chú ý đến những công trình nghiên cứu về khảo cổ học, cổ tiền học, cổ sinh vật học…. Viết về giai đoạn Hậu Lê-Trịnh Nguyễn phân tranh và Pháp thuộc, tác giả còn ít sử dụng loại tài liệu báo chí và chưa khai thác đến những tập du ký, hồi ký, tài liệu ghi chép… vốn khá xác thực, sinh động của một số giáo sĩ thừa sai, doanh nhân, quân nhân… người Châu Âu đã từng có mặt ở Việt Nam vào những năm đầu và giữa thế kỷ 17.

Review sách Việt Nam Sử Lược

Review sách Việt Nam Sử Lược

3. Nên đọc – Nhận xét bởi Hoài

Đúng như cái tên của nó, “Việt Nam sử lược” là cuốn sách khái quát lại một cách đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu về lịch sử Việt Nam. Trần Trọng Kim quả thật đã phải có những tìm hiểu hết sức sâu rộng trong quá trình viết cuốn sách này. Nó đích thị là cuốn bách khoa toàn thư về lịch sử Việt Nam. Cuốn sách này phù hợp cho những ai muốn tìm hiểu thêm về lịch sử nước ta. Khi đọc sẽ có cảm giác như một cuốn sách giáo khoa dày cộp vậy. Điểm cộng là sách có sơ đồ của các vị vua cuối mỗi chương nên cũng dễ cho người đọc hình dung. Cuối sách cũng có nột bảng tóm tắt các mộc sự kiện chính của lịch sử Việt Nam và bảng tra cứu từ. Kim Đồng tái bản cuốn này với bìa rất đẹp, theo mình thì đẹp hơn bìa của Nhã Nam. Một cuốn sách mà những ai yêu sử đều cần đọc.

4. Đánh giá 4 sao – Nguyễn Hữu

Việt Nam sử lược là quyển sách khá hay của học giả Trần Trọng Kim. Quyển sách có thể dùng để tham khảo hay nghiên cứu đều được.

Về nội dung, sách không đào sâu chi tiết về những sự kiện hay con người lịch sử, sách chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức nền tảng hay cái nhìn khái quát về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Pháp thuộc. Về hình thức, sách được trình bày theo đề mục rõ ràng, ngắn gọn và văn phong gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu. Đọc xong quyển này, mình đảm bảo các bạn có thể dễ dàng nhớ những cột mốc chính trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Tóm lại, bạn có thể tìm đọc nếu bạn là học sinh, sinh viên hay là người yêu thích lịch sử, muốn có cái nhìn toàn cảnh về sử Việt. Nếu bạn mới bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Việt Nam, bạn cũng có thể bắt đầu với quyển sách này.

Mua sách Việt Nam Sử Lược ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Việt Nam Sử Lược” khoảng 138.000đ đến 154.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

  • Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 1 “Việt Nam Sử Lược Shopee” tại đây
  • Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 2 “Việt Nam Sử Lược Tiki” tại đây
  • Giá khuyến mãi – Ưu tiên số 3 Fahasa tại đây

Đọc sách Việt Nam Sử Lược ebook pdf

Để download “sách Việt Nam Sử Lược pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 03/04/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Chúng tôi rất vui khi nghe suy nghĩ của bạn về cuốn sách này

Leave a reply

Siêu thị sách 86