Xấu – Natsuo Kirino
Giới thiệu sách Xấu – Natsuo Kirino – Tác giả Natsuo Kirino
Xấu – Natsuo Kirino
“Bạn cho rằng cái chết của Yuriko sẽ làm tôi ngạc nhiên, sửng sốt? Không hề. Rằng tôi căm thù kẻ đã sát hại nó? Cũng không.”
Ngay từ đầu truyện, tác giả đã “ngửa bài” về cách nhìn và giọng kể chuyện của mình. Và cho đến cuối cùng, Natsuo Kirino – cũng như trong mọi tác phẩm đậm đặc chất đen tối của bà – tuyệt đối trung thành với một cái nhìn dửng dưng trước rất nhiều điều xấu xa của câu chuyện. Câu chuyện trong Xấu được kể lại qua giọng chị gái ruột của Yuriko xấu số.
Nhân vật Yuriko là một cái cớ tuyệt vời để Natsuo Kirino thực hiện một cuộc khảo sát khốc liệt vào mặt khuất tối tăm của tâm hồn những người phụ nữ đặc biệt đẹp nhưng cũng vô cùng lệch lạc, dựng ra một bức tranh xã hội Nhật Bản không một chút tô hồng và chứng minh rằng cái Đẹp có thể chứa đựng sự Xấu to lớn đến mức nào.
Nhận định:
“Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho một cuốn sách vô cùng khác biệt với mọi thứ chúng ta từng đọc trong mảng văn học trinh thám.” – The Independent
“Xấu không phải một cuốn tiểu thuyết trinh thám, mà là một nghiên cứu nhân học […] các nhân vật mang tính biểu tượng cao độ…” – The Los Angeles Times
“Nằm bên dưới câu chuyện này là những câu hỏi sâu sắc hơn: điều gì dẫn dắt phụ nữ tới nghề làm điếm, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội thì như thế nào, ngoài ra cũng có những suy tư triết học bất ngờ, chẳng hạn như về ý nghĩa của bản thể […] – The Independent
“Nằm ở trung tâm cuốn tiểu thuyết của Kirino là nghịch lý khủng khiếp này: tại Nhật Bản, nếu là một con quái vật, một kẻ xấu, ta có thể có được một chút tự do.” – The Washington Post
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Xấu – Natsuo Kirino
- Mã hàng 8935235220621
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả: Natsuo Kirino
- Người Dịch: Quỳnh Lê
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
- Trọng lượng: (gr) 450
- Kích Thước Bao Bì: 24 x 15 x 0.5 cm
- Số trang: 423
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Xấu – Natsuo Kirino
1 Một chiếc sách quá nhiều chữ mình đọc mãi mới xonggg. Cuốn này được xếp vào Trinh thám nhưng theo mình thì nội dung truyện nghiêng về Tâm lý xã hội đến 70-80%, chỉ có chút xíu là trinh thám thôi. ???? Khi đọc cuốn này một câu hỏi cứ thường trực trong đầu mình đó là: “Phải khổ thế nào thì những con người ấy mới méo mó từ nhân dạng đến suy nghĩ và lối sống như vậy?” Hình như trong truyện này chẳng có ai là bình thường, là vui vẻ hạnh phúc. Kẻ thì độc ác đến đáng sợ, người thì cô đơn đến quẫn trí, nếu không thì cũng dửng dưng vô cảm đến tê liệt hết cả cảm xúc. Kể từ sau Bạch Dạ Hành thì đây là tác phẩm khiến mình ám ảnh vì cái không khí cứ tuyệt vọng, đen tối và quá ngột ngạt. Kiểu cảm giác không có lối thoát nào cho các nhân vật luôn ấy. Cuốn này với mình khá ổn, không có gì giật gân kịch tính nhưng mình vẫn tò mò muốn đọc tiếp là vì muốn biết điều gì đã khiến các nhân vật làm những điều mà họ đã làm. Nhưng chắc là mình sẽ không đọc lại cuốn này đâu, một phần là vì nó quá dài, nhưng lý do chính là vì câu chuyện buồn và tiêu cực quá.
2 Cuốn sách hay và gợi nhiều suy nghĩ đến nỗi bí bách nếu không được nói ra cảm xúc của mình. Ấn tượng nhất đối với t trong truyện này đó chính là Kazue. Một nhân vật phụ khiến t đồng cảm nhiều nhất. Kazue sống trong gia đình không thuộc dạng khá giả, cũng không quá nghèo khó. Ngôi nhà rộng lớn nhưng đồ đạc toàn loại rẻ tiền. Với một ông bố làm công chức và bà mẹ nội trợ, thu nhập trong nhà hoàn toàn phụ thuộc vào ông bố. Cái thời đó ở Nhật Bản còn phân hóa giai cấp giàu nghèo thứ bậc ghê lắm. Kể cả trong nhà cũng vậy. Ông bố kiếm tiền nuôi cả gia đình nên xếp thứ nhất, tiếp theo đó là Kazue người có thành tích học tập hơn hẳn em gái thậm chí Kazue còn hơn cả mẹ của cô. Đến trong gia đình còn phân cấp theo học thức nói chi đến ngoài xã hội? Ông bố công chức của Kazue luôn tự hào rằng mình dù là dân quê nhưng tốt nghiệp đại học danh giá ở Nhật Bản, đến bây giờ thì làm việc cho công ty nổi tiếng, nên ông ta luôn nhồi nhét vào đầu con gái mình ý chí sắt đá rằng chỉ cần nỗ lực thì mọi thứ đều có thể làm được. Kazue từ đó quá thần tượng ông bố. Cố gắng chăm chỉ ngày đêm để học thật tốt và luôn tự hào vì điều đó. Vì thế mà khi thi đậu vào trường Q danh giá cô ta càng thêm tự mãn. Luôn hau háu phấn đấu để đứng đầu. Nhưng ai ngờ cuộc sống ở trường Q đâu có dễ dàng đến thế… Trường Q như 1 xã hội thu nhỏ, được phân giai cấp hệt như xã hội bên ngoài. Những con nhà giàu sẽ xếp đầu tiên rồi đến công chức rồi đến nhà nghèo. Thậm chí sự phân cấp còn sâu sắc hơn thế khi ở đó còn phân cấp theo học lực, theo nhan sắc. Vậy thử hỏi xem 1 đứa xấu xí lập dị chả giàu sang gì như Kazue tồn tại như nào trong xã hội ấy.
3 Tớ vừa hoàn tất quyển này vào cuối năm ngoái nhưng lại cảm thấy bản thân chưa đủ trưởng thành, chưa đủ thấu hiểu để có thể bình phẩm gì cả nên tớ chỉ có thể nói Xấu rất đen tối, rất ghê tởm, đọc như kiểu bị nó tát vào mặt ấy các cậu ạ. Có nhiều đoạn đọc xong phải lè lưỡi vì nó… dị quá luôn í. Nói là thế nhưng quả thật tớ rất thích quyển này. Đợt tớ đọc Xấu là đang lúc thi học kì ấy nên trước đêm thi tớ có đọc vài chương, y như rằng hôm sau làm bài mà mấy cái tên nhân vật cứ quay mòng mòng trong đầu, nói thế để biết nó ám ảnh tớ đến cỡ nào luôn. Tầm mấy chương đầu tớ có hơi sốc một tẹo, càng về sau càng mê mẩn ngồi đâu cũng lấy ra đọc một ít cho khuây. Đằng sau sách ghi là trinh thám – kinh dị nhưng tớ chẳng thấy có tí trinh thám hay kinh dị nào, chủ yếu nội tâm được khai quật rất rất nét luôn, đọc kiểu sờ sợ nhân vật luôn ấy. Với tớ thì tớ thật sự rất yêu em này nhưng mẹ tớ, siêu mê trinh thám thì chê em này và chỉ đọc được một nửa rồi drop luôn nên tớ nghĩ ai muốn đến với ẻm thì hãy kiên nhẫn với cả chuẩn bị trước kẻo bất ngờ vì bị ẻm tát vào mặt.
4 Đúng như tên gọi, Xấu, phải nói là vô cùng xấu. Sự u ám và ám ảnh trong từng tâm hồn của con người được bộc lộ một cách xuất sắc. Từng mảng tối trong xã hội, những góc khuất trong chính bản thân đã để lại ấn tượng cho mình. Thế nhưng việc xây dựng người chị của Yuriko chỉ là sự cay nghiệt và lạnh lùng. Một nhân vật chỉ có một cái nhìn tối tăm với mọi vật, nếu không muốn nói là ” không được thông minh” so với những gì mình kì vọng. Mình đã hy vọng nhân vật này là một người lạnh lùng, cay nghiệt và đặc biệt là trí thông minh sắc bén khiến cho mọi người khó đoán và khiếp sợ bởi sự nhìn nhận tối tăm của mình. Thế nhưng Yuriko đúng là một cái tuyệt vời để tác giả thể hiện từng mảng tối của xã hội, vô cùng cuốn hút và đậm chất đen tối. Sự kì thị đồng tính trong truyện cũng thể hiện khá nhiều. Việc này làm cho mình cảm thấy hơi khó chịu. Mình không biết là tác giả có như vậy hay là nhân vật được xây dựng như thế. Nhưng đúng là người chị chỉ có sự ganh ghét và xấu xa trong tâm hồn, không còn gì cả. Chẳng biết là bản thân mình khó tính hay không hiểu quyển sách này, nhưng mình chỉ thấy những mặt khuất tối tăm của từng bản thể đến mức lệch lạc.
5 1 quyển sách mang lại cho bạn sự bất ngờ quá đỗi bình thường ,1 sách giúp ta vỡ cái mộng mầu hồng của mik đi .Thật u ám,thật khắc nghiệt,thật tiêu cực và cũng thật tuyệt vời Dù đã đọc nhiều lần nhưng mỗi lần đọc lại là vẫn thấy được nhiều cái tác giá muốn chuyền tải đến mà mik vẫn chưa biết được.
Review sách Xấu – Natsuo Kirino
Nội dung
Sự kiện hai cô gái điếm ở Tokyo là Yuriko Hirata và Kazue Sato bị giết hại một cách dã man tại nhà riêng đã khởi đầu cho dòng hồi tưởng về cuộc đời của hai cô gái, tại sao họ bị giết, nguồn cơn khiến cuộc đời của cả hai ra nông nỗi thế này là vì sao cùng tất cả những sự kiện, những con người và mối quan hệ liên quan đến họ. Cuốn sách là bức chân dung toàn diện được kể dưới góc nhìn của nhiều nhân vật, mà chị gái Yuriko là người kể chuyện chính, các góc nhìn khác như của Yuriko, Kazue hay Zhang đều được trình bày dưới dạng nhật kí hoặc lời tự thú.
Ban đầu, gia đình Yuriko sống ở Nhật, gồm ba mẹ, Yuriko và chị gái. Sau một thời gian thì chuyển ra nước ngoài, nơi sống trước kia của ba Yuriko, trong thời gian đó thì chị gái Yuriko vẫn ở Nhật cùng với ông ngoại do đã đỗ trường trung học Q nên không muốn chuyển đi. Chính ở trường Q này, chị gái Yuriko đã quen với Kazue, Mitsuru.
Trong quãng thời gian sống ở nước ngoài, gia đình Yuriko đã xảy ra rất nhiều biến cố. Yuriko quan hệ bất chính với Karl, em trai của bố, cũng là have sex lần đầu tiên khi chỉ có mười năm tuổi. Cuộc sống ở nước ngoài khá bức bách với mẹ Yuriko, còn bố Yuriko thì lại có một cô bồ nhí người Thổ Nhĩ Kì, tính ra hơn chị gái Yuriko có 2 tuổi. Mẹ Yuriko tự sát.
Quãng thời gian Yuriko chuyển đi, cũng là quãng thời gian thoải mái nhất đối với chị gái của Yuriko, khi sống cùng ông ngoại. Nhưng rồi sau khi khi Yuriko trở về Nhật thì mọi thứ đảo lộn hết cả. Yuriko trở về Nhật, trong sự không hề vui vẻ và chào đón của chị gái nên cô đã về ở nhà của một người quen của bố, tên là Johnson cùng vợ của Johnson. Và Johnson cũng chính là tình nhân của Yuriko trong quãng thời gian dài nhất, là người duy nhất Yuriko có con cùng trong suốt cuộc đời làm điếm, tên Yurio. Yuriko trở về Nhật Bản, vào trường Q, cùng trường với chị gái và quen Kijima, đồng thời cũng là người dẫn khách cho Yuriko.
Xong xong với câu chuyện của Yuriko là câu chuyện ở trường Q của chị gái Yuriko, tiếp xúc với hai con người là Mitsuru và Kazue. Trong đó, mẹ của Mitsuru và ông ngoại của Yuriko yêu nhau…
Sau khi sự việc Kijima dẫn khách cho Yuriko bị đồn ầm và lan truyền trong trường Q thì cả hai bị đuổi học. Yuriko vẫn tiếp tục làm điếm . Khi đang đứng đường thì tình cờ gặp lại Kazue, lúc này cả hai trở nên tàn tạ giống nhau…
Những nhân vật trong “Xấu”, không chỉ dừng lại ở xấu
Yuriko : Sở hữu một vẻ đẹp ma mị, quá hoàn hảo, lai Tây, như một con búp bê sống, thu hút mọi ánh nhìn và quyến rũ mọi gã đàn ông. Đồng thời, có bản chất dâm đãng, như cô ta tự nhận là ” sinh ra để làm điếm “. Tuy nhiên Yuriko không hề thông minh, thậm chí ngu ngốc và vô cùng dễ dãi.
Chị gái Yuriko : Một phiên bản hoàn toàn trái ngược với em gái, xấu xí nhưng có đầu óc thông minh, tự nỗ lực vào được trường Q chứ không phải nhờ khuôn mặt. Trong “Xấu”, chị gái Yuriko chưa được một lần nhắc đến tên thật, cũng có thể hiểu như sống dưới cái bóng của chính em gái. Chị ta xấu xí và luôn ám ảnh vì nhan sắc của em gái, dù liên tục lừa dối bản thân là không để tâm điều đó. Trái với Yuriko, chị gái cô ta không cần đàn ông và vẫn còn trinh cho đến năm 40 tuổi. Nhân vật này luôn kể chuyện dưới ánh nhìn lạnh lùng và tỉnh táo đến mức cay nghiệt.
Kazue : Cũng có một nhan sắc trái ngược với Yuriko, thân hình gầy nhom, từ thời trung học phổ thông (cấp Ba), đã trở thành một kẻ lập dị mà chẳng mấy ai muốn dây dưa. Sống trong một gia đình có sự phân cấp rõ ràng, một khuôn phép mà cha áp đặt lên, điều khiển và kiểm soát. Luôn lao đầu, liều sống liều chết để đạt được thứ mình muốn.Hồi còn đi học thì luôn cố gắng gượng để gia nhập tầng lớp thượng lưu của trường Q, thích Kijima, con thầy giáo Sinh học đồng thời là người dẫn khách cho Yuriko. Được miêu tả “ban ngày là nhân viên công chức, ban đêm là gái gọi”
Mitsuru: Một người bạn khá hợp với Yuriko, hai con người này có những góc khuất trong con người giống nhau đến kì lạ. Thời cấp Ba là học sinh xuất sắc, luôn cố gắng học hành và giam mình trong nỗi sợ thất bại. Nhân vật này cũng có xuất thân không mấy danh giá, nhưng nhờ sự khôn ngoan của bản thân mà dễ dàng hòa nhập được vào tầng lớp thượng lưu của trường. Hồi cấp Ba thích thầy giáo dạy Sinh học trong lớp, về sau gặp lại Yuriko trong phiên tòa xét xử tên sát nhân giết Yuriko và Kazue.
Zhang : Tên sát nhân bị coi là giết Yuriko và Kazue. Là người Trung Quốc, từng trốn lên tàu, vượt biên sang Nhật Bản, là một kẻ nói dối trắng trợn.
Kijima (con): Dẫn khách cho Yuriko, là người không bị mê hoặc bởi Yuriko, thực chất do cậu ta đồng tính.
Những điều khác biệt và thành công trong cuốn sách này!!
Đầu tiên là chuyện được kể bằng nhân vật kể chuyện không đáng tin cậy. Bạn không thể tin được câu chuyện nếu chỉ đọc phần của một mình Yuriko hay của một mình Zhang…
Bạn buộc phải đọc hết nếu không muốn phán xét câu chuyện theo một chiều hay bị tác giả lừa cho một vố.
Đây là một cuốn tiểu thuyết đặt nặng về yếu tố tâm lí thay vì trinh thám, lật bài ngửa về cái chết của Yuriko cũng như Kazue, tên sát nhân Zhang cũng không phải mục đích truy tìm cuối cùng
Chừng nào chưa đọc đến trang cuối cùng thì câu chuyện còn chưa hết. Và cái kết cũng mở ra một câu chuyện cho độc giả tự nhìn vào và soi xét
Xấu, phù hợp với những ai đang cần tìm đọc một cuốn tiểu thuyết tâm lí đầy đen tối
Điều dẫn một người phụ nữ đến nghề làm điếm?
Có bao giờ, ở bên ngoài cuộc sống, bạn tự hỏi là tại sao người phụ nữ họ phải đi làm điếm, họ có còn sự lựa chọn nào khác hay không? Cuộc sống đưa đẩy hay giá trị đạo đức của họ suy đồi? Và có lẽ, trong Xấu, bạn sẽ tìm được nhiều hơn cho mình một câu trả lời. Yuriko, một người phụ nữ hiện lên với nhan sắc mà tất thảy ai cũng đều mong ước. Nếu tận dụng tốt nhan sắc ấy, Yuriko có lẽ không phải làm điếm. Thực tế, làm điếm không phải là tất cả những gì xảy ra trong tất cả những năm tháng cuộc đời của Yuriko, cô thậm chí còn từng làm người mẫu ảnh, nhưng rồi chả được trọng dụng vì cô ta dễ dàng lên giường với đạo diễn.. Chính Yuriko đã tự nhận rằng, mình sinh ra là để làm điếm, bản chất dâm đãng, quyến rũ đàn ông ăn sâu vào trong con người của chính cô, ngay từ bé đã đưa đẩy, quyến rũ những người đàn ông khác. Nhưng để rồi, điều đáng buồn là gì, là nhan sắc cũng không vượt qua nổi thời gian, cuối cùng, người con gái đẹp đến nhường nào cũng chết trong bộ dạng tởm lợm, xấu xí nhất, trở thành một gái điếm bị lãng quên.
Nếu câu trả lời cho việc điều dẫn người phụ nữ đến nghề làm điếm là vì họ thiếu tiền thì Kazue là minh chứng ngược lại. Chính việc Kazue làm điếm đã trở thành điều khiến báo chí, xã hội xôn xao suốt một thời gian dài? Vì sao ư? Vì Kazue là một nhân viên công chức, cô ta có tiền, có vị trí, công ty cô ta làm cũng là một công ty nổi tiếng, thế vì sao cô ta lại phải trở thành một gái điếm già, gầy gòm và xơ xác, là thú vui thể xác cho đàn ông ?
Hay như Meiko, em gái của Zhang, lại là một trường hợp khác của việc trở thành điếm, là bị ép buộc..
Và cuối cùng, là trường hợp bất ngờ nhất, kinh khủng nhất, chị gái của Yuriko.
Lên men và thối rữa? Câu hỏi về bản chất của một con người cho đến việc hình thành nên một con người như thế nào cùng với sự tác động của môi trường xung quanh
Đây là một vấn đề khá thường gặp trong Xấu cũng như nhiều tác phẩm khác.
Con người xấu sẵn hay môi trường tác động lên họ hay cả hai?
Câu trả lời không thực sự quan trọng, mình tin là sâu thẳm bên trong mỗi người, đều có một con quỷ ngự trị, chỉ cần bạn cho nó cơ hội, nó sẽ chỉ trực bật ra. Quan trọng là, bạn có chế ngự được nó hay không. Nhưng thật sự thì , trong Xấu, không một nhân vật nào làm được điều đó cả. Giữa những hoàn cảnh khó khăn nhất, họ đều chọn làm những việc kinh tởm nhất. Và có lẽ điều này đã làm cho Xấu, ngày càng dark hơn, u tối, nặng nề hơn chứ không có một tia sáng lé loi nào.
Bộ mặt xã hội trong Xấu.
Con người thì ích kỉ, nhỏ nhen. Mở ngay những trang đầu tiên, đã thấy hình ảnh cô chị gái Yuriko nhổ nước bọt vào món súp bigos của bố vì xảy ra chút vấn đề, đã đủ để độc giả thấy, một cuốn truyện nơi để cho những tầm thường, ích kỉ, nhỏ nhen được đào sâu gấp bội. Kazue thì giơ đôi tất thêu chữ đỏ nhà quê lên để trêu đùa, giễu cợt ai mang đôi tất đó vào trong khi chính Kazue, là người thêu đôi tất đó…
Rồi những những nhân vật phụ,từ chú họ Karl, từ ông ngoại Yuriko, cũng ăn cắp vặt những cây bon sai cho đến những người khách hàng của Yuriko, Kazue, những nhân vật không thể phụ hơn cũng được khắc họa rất lệch lạc, biến thái, bệnh hoạn…
Môi trường nữ sinh Q cũng là mô hình thu nhỏ của xã hội Nhật Bản, có kẻ sinh ra đã có sẵn mọi thứ trong tay, ăn mặc những món đồ đắt tiền, thời thượng, có kẻ dù cố gắng đến mấy, cũng vẫn bị xem là nửa mùa, đáng thương…
Không chỉ mô hình trường học, mô hình gia đình của Kazue cũng là một chuẩn mực đến mức khó thở, trong nhà phân rõ hai cấp bậc, là bố của Kazue và Kazue, mẹ và em gái là nhóm còn lại, dĩ nhiên, nhóm “học thức hơn, giỏi giang hơn” kia được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Kazue thì sống trong một sự kiểm soát, điều khiển của bố nhưng vẫn vô cùng ngây ngốc, không hiểu. Thậm chí có lần bố Kazue đã gọi chị Yuriko ra, không muốn cô tiếp xúc vì ông ta cho rằng chỉ mình ông ta có cái quyền điều khiển con gái mình mà thôi.
Nói tóm lại, mọi thứ trong cuốn sách này đều quá kinh tởm, trần trụi đến ghê người…
Mua sách Xấu – Natsuo Kirino ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Xấu – Natsuo Kirino” khoảng 110.000đ đến 117.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Xấu – Natsuo Kirino Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Xấu – Natsuo Kirino Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Xấu – Natsuo Kirino Fahasa” tại đây
Đọc sách Xấu – Natsuo Kirino ebook pdf
Để download “sách Xấu – Natsuo Kirino pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Mẹ Xấu – Sung Kyung Park
- Em Xấu Vừa Đúng Kiểu Anh Thích
- Không Đọc Sách Này, Chụp Xấu Đừng Buồn
- Ối Đừng Mặc Xấu
- Tình yêu hai tốt ba xấu – Cửu Bả Đao
- Tiếng Thét
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free