Con Hủi

Giới thiệu sách Con Hủi – Tác giả Helena Mniszek

Con Hủi

Không có căn bệnh nào đáng sợ của nhân loại xuất hiện trong câu chuyện, cũng không có người nào mắc phải căn bệnh đó, Con Hủi là cái tên mà trong giới quý tộc gọi nàng, người con gái xinh đẹp, trong trắng như đóa huệ mang tên Stefcia.

Nàng có một chuyện tình thơ mộng, đắm say, trong sáng và vô cùng mãnh liệt nhưng lại bi thương đế nao lòng. Bởi người nàng yêu không ai khác chính là đại công tử của dòng họ quyền quý nhất cả nước – Waldemar Michorowski. Họ chống lại những ràng buộc của đẳng cấp quý tộc để đến được với nhau và bảo vệ hạnh phúc đã lựa chọn. Nhưng liệu họ có vượt qua những ra cản khó khăn và hà khắc của giới quý tộc?

Con Hủi
Con Hủi

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Con Hủi
  • Mã hàng: 8935095621774
  • Tên Nhà Cung Cấp: Huy Hoang Bookstore
  • Tác giả: Helena Mniszek
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 500
  • Kích thước: 13.5 x 20.5
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Con Hủi

Đánh giá Sách Con Hủi
Đánh giá Sách Con Hủi

1 Nếu nhìn cuốn sách này chỉ đơn thuần là tác phẩm tình yêu lãng mạn, thậm chí mang chất ngôn tình phảng phất thì quả thật là một điều đáng tiếc cho người đọc, bởi vì xưa nay, chẳng có một tác phẩm lớn nào mà không nói tới tình yêu, nhưng ngược lại, cũng chẳng có tác phẩm nào chỉ nói về tình yêu lại lớn được. Bên cạnh nội dung to lớn nhất về sự phá vỡ xích xiềng định kiến trong tư duy để vươn tới hạnh phúc chân thực, tác phẩm Con Hủi còn đề cập đến những đề tài quan trọng khác về sức mạnh ngôn từ, sự bình đẳng giữa người nam và người nữ trong tình yêu, sự tiến hóa của con người qua các vòng lặp định mệnh và xu hướng tìm kiếm tâm linh khi họ ở trong sự bất lực trước cái chết. Con Hủi có thể trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi về hậu quả có thể xảy ra cho một người khi họ rơi vào đoạn đường thử thách tương tự, đặc biệt trong tình yêu. Nó như một lời răn đe, một lời cảnh báo và cũng là lời động viên thuyết phục người đó vượt lên trên những yếu hèn và run rẩy của chính mình để chạm tay tới niềm hạnh phúc vẫn hằng khao khát. Tôi thử làm một phép so sánh nhỏ, khi đặt Con Hủi chung với những tác phẩm của Jane Austen hay Tiếng chim hót trong bụi mận gai, hay những tác phẩm của chị em nhà Bronte, thì phải nói rằng, Con Hủi mang một vẻ bình dân dễ chịu, và sự dễ chịu đó dễ đưa đến cảm thông hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Câu chuyện tình đẹp này sẽ là kim chỉ nam với bất cứ ai muốn hiểu về tình yêu.

2 Mình đọc quyển này từ lâu lắm rồi và đã đọc rất nhiều lần. Thật sự lần nào đọc cũng thấy xúc động lắm, cảm giác mới mẻ như đọc lần đâu vậy. Có lẽ với nhiều bạn trẻ, nội dung chuyện cũ rích, mô típ cũ, sến xẩm… nhưng với mình thì đây là một cuốn sách thật sự rất hay, từ cách dẫn truyện đến cách miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh, mọi thứ như hiện ra trước mặt mình, sống động như thật vậy. Về hình thức cuốn sách bìa rất chắc chắn, giấy bên trong chất lượng tốt, không mờ nhòe, màu chữ rõ ràng. Thiết kế sách đẹp với bìa cứng. Trưng trên giá sách đẹp. Nội dung dịch sát nghĩa so với bản gốc. Fahasa giao hàng nhanh, đóng gói kỹ, mình rất hài lòng.

3 Đây là câu chuyện tình yêu giữa chàng đại quý tộc và nàng tiểu thơ con điền chủ nhỏ. Nhưng tình yêu của họ không được sự chấp nhận cũng như ủng hộ từ phía giới quý tộc vì họ cho rằng đây là một cuộc hôn nhân không cùng đẳng cấp. Họ cho rằng chàng đại quý tộc Valdemar nên cưới những cô tiểu thư bá tước, công tước hay những nàng công chúa thì mới phù hợp với tước vị của mình và truyền thống gia đình, chứ không phải là Xtefchia-một tiểu thư điền chủ mới nổi. Hai người đấu tranh cho tình yêu của mình và kết quả ra sao, các bạn sẽ biết khi đọc đến chương cuối. Bài học từ truyện này là phê phán những cổ tục lạc hậu, lỗ thời, phân biệt giai cấp trong xã hội phong kiến Ba Lan xưa. Vì những điều đó mà rất nhiều người đã không thể sống trong hạnh phúc, họ chỉ chôn giấu cuộc đời vào niềm đau khổ vì không được sống với nửa kia của mình. Câu chuyện còn khuyến khích ta chiến đấu đến cùng cho tình yêu chính nghĩa của mình.

4 Một câu chuyện tình kết thúc bằng cái chết là bài ca muôn thuở trong văn chương. Nhưng để biến nó trở thành 1 kiệt tác đứng vững từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, hẳn chỉ có thể là “Con hủi”. Người ta thường ví “Con hủi” là “Romeo và Juliet” mới, nhưng tôi thì không cho là vậy. Bởi một bên tìm đến cái chết khi không đến được với nhau, còn một bên, Stefcia vẫn đấu tranh đến cùng và chỉ chết vì sự đầu độc, toan tính của lớp người hèn hạ đội lốt cao nhân. “Con hủi” là bi kịch, nhưng cái kết với hình ảnh bức tượng Stefcia đứng hiên ngang giữa giới quý tộc có lẽ lại là ẩn ý về chiến thắng mà Waldemar đã đấu tranh vì người con gái mà anh gọi là… “Em duy nhất của anh”.

5 Đến tận cuối cùng của cuốn sách, mọi thứ đều trở nên lặng lẽ. Thứ tình yêu của đại công tử mãnh liệt như vậy, lại kết thúc quá lặng lẽ. Đọc rồi, lại man mác cảm giác tiếc thương day dứt kì lạ. Mình không thực sự thích cách hành văn của tác giả, nên lúc đầu đọc có hơi nản nhưng càng về sau đọc càng lôi cuốn vì muốn biết kết thúc ra sao. Những câu văn tả cảnh đến nuột nà, đúng giọng điệu của cô gái Ba Lan. Cả tác phẩm mình ám ảnh nhất cách mà Đại công tử mỗi lần gọi Xtefchia “em duy nhất của anh”, từ “duy nhất” ấy cứ lặp đi lặp lại mãi, khiến người đọc cũng có thể thấm nhuần được tình yêu của ngài sâu sắc thế nào. Chàng muốn khẳng định rằng, trong xã hội ấy, trong giai cấp ấy, tình yêu của chàng vẫn sẽ kiên định như thế, chỉ có duy nhất một người trong trái tim. Chỉ tiếc rằng, không thể vượt qua nghịch cảnh, cô gái ấy không đủ dũng khi để đối mặt với chế độ to lớn ngoài kia. Một chuyện tình đẹp, một kết thúc buồn.

Review sách Con Hủi

Review sách Con Hủi
Review sách Con Hủi

Con hủi, Helena Mniszek – Tiếng răn ám ảnh dành cho những kẻ lên đường truy cầu hạnh phúc

“Những nẻo đường nào sẽ dệt thành mạng đường đời cho mình lần bước, những dây đàn nào sẽ rung ngân thanh âm về sự tồn tại của chính mình; điều gì sẽ dành cho mình đây – những ban mai trong lành e ấp hạnh phúc và hương thơm tháng năm hay những hoàng hôn u ám với vầng trăng ủ ê nhợt nhạt? Những ngày hạ nóng nung tranh đấu hay những cơn bão tuyết băng giá nghiệt ngã của số phận?”

Có lẽ những dòng văn chất chứa đầy nỗi suy tư kia cũng đủ để diễn đạt tinh thần lớn nhất của tác phẩm kinh điển Con hủi của nữ văn sĩ Ba Lan Helena Mniszek, đó là sự hoang mang của kiếp con người khi không thể biết trước được tương lai và cuộc chiến khốc liệt của họ trong việc giành lấy hạnh phúc của cuộc đời mình giữa muôn vàn những trái ngang khổ cực.

Tàn nhẫn – đó là tất cả những gì cuộc đời đã dành cho cặp trai tài gái sắc là đại công tử Waldermart Michorowski thuộc dòng dõi quyền quý nhất cả nước và con gái một điền chủ quý tộc nhỏ – nàng Stefcia Rudecka. Tàn nhẫn cũng chính là những gì tác giả dành cho người đọc trong việc dẫn họ vào những cơn bão lòng rung cảm dữ dội cùng với hai số phận trớ trêu trong sự chênh lệch đẳng cấp xã hội.

Nghe tên Con hủi ta có thể hình dung ra một kẻ nào đó xấu xí, bệnh hoạn với hình thù gớm ghiếc sẽ xuất hiện trong cuốn sách. Nhưng không, biệt hiệu này lại dành cho cô gái tài sắc vẹn toàn Stefcia Rudecka ấy. Chính sự khác biệt đẳng cấp của nàng đã khiến nàng trở thành một sinh vật bị ruồng rẫy, đay nghiến, dày xéo và khinh miệt đến tận cùng. Sự dung hòa, chấp nhận là thứ không thể xảy ra khi những độc tố kia đã ken dày thành trùng trùng lớp lớp bởi biết bao nhiêu thế hệ con người. Chỉ những cá nhân thực sự dũng cảm và can trường mới có thể vượt lên được những rào cản đau đớn ấy.

Những khó khăn trong tình yêu bởi sự thiếu môn đăng hộ đối trong truyện Con hủi được khắc họa một cách rất khắc nghiệt và dữ dội, đến mức dường như không thể tưởng tượng nổi rằng trên đời này lại tồn tại những sự hà khắc đến bạo tàn như vậy. Có thể, đây là một cách thể hiện nội dung của tác giả, tương tự như một vở bi kịch mang màu sắc thậm xưng và cường điệu.

“Nhưng cô ta là một phần tử không thích hợp trong giới chúng ta, cô ấy không phải dành cho chúng ta! Không nên gần gũi và thân mật với cô ta. Cô Rudecka, đối với chúng ta – là một con hủi!” – Barxki

Tiểu thuyết này đã làm dậy lên khát khao chinh phục những điều chân thiện mĩ bằng cách phá tung mọi xích xiềng định kiến, các quan niệm và phong tục cổ hủ của xã hội cũ. Sự đau đớn được thể hiện đậm đặc trong cuốn sách làm dấy lên trong tâm linh người đọc một thông điệp rằng nếu ta không dũng cảm vượt qua những điều trái ngang khắc nghiệt, ta cũng sẽ vĩnh viễn nằm lại trong nấm mồ bi thảm và hối tiếc cho tới hết cuộc đời. Con hủi đã đánh động sự thức tỉnh của người đọc bằng nỗi đau và cái chết. Tôi cho rằng đây là sự khôn ngoan và tinh tế của tác giả. Vì theo bản năng sinh tồn, con người luôn sợ hãi bản án tử thần và luôn tìm cách tránh xa những tác nhân dày xéo sự hiện diện của họ.

Tác giả kể câu chuyện về nghịch cảnh trong tình yêu lứa đôi nhưng khi nhìn rộng hơn ta có thể nhận ra nàng Stefcia Rudecka hoàn mĩ kia như một biểu tượng cho sự thật, chàng Waldermart oai hùng là hình ảnh cho khát khao của con người trong việc nhận ra và nắm giữ những sự thật ấy, còn toàn bộ giới quý tộc chống lại hạnh phúc của đôi thanh niên đại diện cho những sự yếu đuối, giả dối và u mê của con người trong cuộc hành trình hướng tới mặt trời chân lý. Câu chuyện này cũng tương tự như chuyện chàng hiệp sĩ mang thanh gươm trắng cưỡi ngựa lên đường băng qua những gai rào đen tối của mụ phù thủy để giải cứu nàng công chúa xinh đẹp đang ngủ mê trong tòa tháp lạnh lùng.

Nội dung cuốn sách được thể hiện giống một vở kịch hơn là một câu chuyện thực tế thường ngày bởi sự dày đặc những chi tiết miêu tả hoa mĩ đậm chất văn chương vừa mơ màng vừa rực lửa, không chỉ cảnh vật mà cả tâm lý con người – lúc hoang mang nghi ngờ, lúc đắm say hoan lạc, lúc đớn đau vật vã và lúc tuyệt vọng thê lương. Có thể nói, Con hủi là một sản phẩm nghệ thuật kiều diễm, được thể hiện rõ ràng trong việc miêu tả ngoại hình, tâm tư, xúc cảm con người và những đường nét của tự nhiên hết sức công phu và tỉ mỉ. Sự tận tâm ấy của tác giả khiến người đọc có được sự đồng cảm lớn lao với nhân vật và có khả năng hình dung bối cảnh câu chuyện đến từng đường nét như thể họ đang được sống ở trong chính thế giới ấy.

Tác phẩm này mang tới một sự kích động vì tò mò khi rất nhiều những dự cảm về nội dung được hé lộ tinh tế trong việc miêu tả thế giới xung quanh, giống như câu thơ của cụ Nguyễn Du: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Càng đọc kỹ cuốn sách, ta càng thấy được tài nghệ và sự uyên thâm của tác giả trong việc cân đối giữa thế giới bên ngoài và bên trong của con người. Điều này làm sống dậy khả năng linh cảm tương lai của bạn đọc, như thể có một tiếng nói khẽ khàng len lỏi vào trong tâm khảm nhắc ta rằng điều gì đó sẽ xảy ra ở những trang tiếp theo. Và thế là, ta liên tục ở trong trạng thái nôn nao bồn chồn vì không biết rằng những gì ta đang lắng nghe có thật sự đúng đắn. Phải chăng tác phẩm Con hủi là một sự trêu ngươi dành cho con mắt hữu hạn của loài người.

“Con người muốn sống cuộc đời vĩnh hằng trường sinh bất tử, nhưng thế giới lại dựa trên sự sinh và diệt. Đóa hoa nào cũng phải héo tàn biết phải làm sao! Miễn là khi sống hoa khiến cho một giây phút của cuộc đời ta được thêm phần tươi đẹp – song con người bây giờ lại không chịu thỏa mãn với điều đó, họ muốn phân tích, muốn lý giải ngay chính niềm hạnh phúc kia. Nhưng cũng như đóa hoa kia, nếu bị phân nhỏ ra thành muôn mảnh, sẽ chỉ là một búi rác mà thôi. Khi hiểu ra điều đó, thất vọng, họ muốn ghép lại hoa như cũ như cũ, nhưng kết quả thảm thương thay, và thường họ đành vứt hoa đi… Với mọi chuyện trên đời cũng thế.” – Cụ Maciej

Cảm giác của tôi khi đọc cuốn sách biến đổi từ sự lơ đễnh, mơ màng chuyển sang sự bồn chồn, náo nức, tiếp đến là sự căng thẳng, kích động đến nghẹt thở, để rồi cuối cùng, tất cả vỡ òa trong nước mắt thổn thức. Chưa từng có tác phẩm văn học nào khiến tôi khóc nhiều như vậy cho tới thời điểm hiện tại. Cho đến tận cùng, tôi mới hiểu ra, tất cả những gì tác giả đặt bút trước đó là để chuẩn bị cho khoảnh khắc bùng nổ sau cùng chấn động hơn tất thảy.

Quả thực, nếu nhìn cuốn sách này chỉ đơn thuần là tác phẩm tình yêu lãng mạn, thậm chí mang chất ngôn tình phảng phất thì quả là một điều đáng tiếc cho người đọc. Bên cạnh nội dung to lớn nhất về sự phá vỡ xích xiềng định kiến trong tư duy để vươn tới hạnh phúc chân thực, tác phẩm Con hủi còn đề cập đến những đề tài quan trọng khác về sức mạnh ngôn từ, sự bình đẳng giữa người nam và người nữ trong tình yêu, sự tiến hóa của con người qua các vòng lặp định mệnh và xu hướng tìm kiếm tâm linh khi họ ở trong sự bất lực trước cái chết.

Con hủi có thể trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi về hậu quả có thể xảy ra cho một người khi họ rơi vào đoạn đường thử thách tương tự, đặc biệt trong tình yêu. Nó như một tiếng răn, một lời cảnh báo và cũng là lời động viên thuyết phục người đó vượt lên trên những yếu hèn và run rẩy của chính mình để chạm tay tới niềm hạnh phúc vẫn hằng khao khát. 9/10 là điểm tôi dành cho tác phẩm kinh điển này.

Mua sách Con Hủi ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Con Hủi” khoảng 87.000đ đến 90.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Con Hủi Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Con Hủi Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Con Hủi Fahasa” tại đây

Đọc sách Con Hủi ebook pdf

Để download “sách Con Hủi pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *