Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng

Giới thiệu sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng – Tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang

Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng

Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện về Hoàng hậu Nam Phương, người con gái tài sắc vẹn toàn của đất Gò Công – Tiền Giang, người đã chinh phục hoàn toàn trái tim của Hoàng đế Bảo Đại để bước lên ngôi Hoàng hậu của triều Nguyễn vào năm 1934.

Sinh ra trong một gia đình giàu có, lẽ ra cuộc đời của người con gái mang tên Nguyễn Thị Lan đã bình lặng và sung sướng hơn nhiều nếu như không có cuộc gặp gỡ định mệnh với vị Hoàng đế trẻ tuổi của nước Đại Nam – Hoàng đế Bảo Đại. Trở thành vợ của vua của một nước, cuộc đời bà đã bước sang một ngã rẽ hoàn toàn khác, những tưởng đấy là danh vọng lẫn quyền lực nhưng hóa ra lại đau khổ và cô đơn cho đến tận những năm tháng cuối đời.

Cuộc hôn nhân giữa Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương đã trải qua mọi thăng trầm, từ những ngày hạnh phúc êm đềm cho đến những tháng năm chia ly và đau khổ khi Vua Bảo Đại liên tiếp có các mối quan hệ tình ái ngoài luồng. Dẫu vậy, bà Nam Phương vẫn luôn một lòng một dạ chăm sóc con cái và thủy chung với chồng, không hề than trách nửa lời. Suốt cuộc đời mình, bà đã sống đúng với bốn chữ công, dung, ngôn, hạnh – không chỉ xứng đáng là một người vợ, người mẹ hoàn hảo mà còn xứng là một bậc mẫu nghi trong thiên hạ, cũng như một phụ nữ tiêu biểu của nước Việt Nam thời hiện đại: hết mình vì gia đình, chồng con, nhưng cũng không quên trách nhiệm của một công dân với Tổ Quốc.

Nam Phương - Hoàng Hậu Cuối Cùng
Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng
  • Mã hàng: 9786047743087
  • Tên Nhà Cung Cấp: Saigon Books
  • Tác giả: Lý Nhân Phan Thứ Lang
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 200
  • Kích thước: 14 x 20.5
  • Số trang: 176
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng

Đánh giá Sách Nam Phương - Hoàng Hậu Cuối Cùng
Đánh giá Sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng

1 Phải nói là trước đây mình nghe nhiều về vị hoàng hậu cuối cùng này và mảnh đất Gò Công – phong thuỷ tề tụ này rồi nhưng chưa bao giờ đọc được một quyển sách chính thức ghi chép lại như vậy. Phải nói đây là một quyển tư liệu quý báu cho ai muốn nghiên cứu về hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. Nhờ sách mà mình ra được nhiều thứ như cầu Bông ở Bình Thạnh trước đây tên cầu Hoa nhưng do phạm huý mà đổi thành cầu Bông ???????????? Hay như làm sao để Bảo Đại quen được bà. Sách hay lắm luôn. Nói chung thầy Thịnh đã tổng hợp được từ lúc Bảo Đại và Nam Phương quen nhau. Cũng dưới tay sự sắp xếp của ngừoi Pháp. Người Pháp thì muốn có Bảo Đại có người vợ công giáo để dễ sai biểu. Bảo Đại thì tham gia đình Nam Phương giàu. Tất cả màn gặp gỡ từ đầu cũng một tay Charles, cha nuôi Bảo Đại sắp xếp. Chính trong sách cũng ghi rằng “… Trong cuộc kết hôn giữua Bảo Đại với Nguyễn Hữu Lan lý trí nặng hơn tình cảm nhiều. Cô Lan lấy Bảo Đại chủ yếu lên ngôi Hoàng hậu. Bảo Đại lấy cô Lan chủ yếu là để đào mỏ…” Bà sinh được 5 ngừoi con. Con đầu Bảo Long thì lấy một người vợ goá Pháp đã có 2 đứa con, không có con riêng. Phương Mai thì lấy được chồng Pháp gốc Do Thái có một con nhưng cuối cùng ly dị vì không moi được của hồi môn. Rồi lấy hoàng tộc Ý nhưng chồng chết sớm để nàng nuôi con một mình. Phương Liên thì lấy chồng Pháp làm ngân hàng, sống ở Hongkong. Phương Dung thì chỉ làm nghề giữ trẻ. Bảo Thắng thì không lấy vợ. Số phận cũng buồn thảm nhỉ. Rồi thì những ngày chiến tranh xảy ra. Bảo Đại được ra Hà Nội làm cố vấn. Ông ăn chơi sa đoạ, rượu chè cờ bạc rồi cuối cùng bỏ trốn qua Trung Quốc. Để lại bà Nam Phương và con. Cuối cùng bà chọn lựa việc ở lại dưới sự bảo hộ của Pháp và đưa các con sang Pháp năm 1949. Đất đai của bà thì nhiều do được gia dinh mua để lại nhưng mà cuối đời thì chết cũng hơi hiu quạnh. Buồn thay phận Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn.

2 Mình có nghiên cứu về triều đại cuối cùng và cùng thời gian lịch sử đó thì có bà Rồng. Thực ra phần lớn chi tiết trong sách nhắc đến đều có thể tìm thấy trên mạng. Hoặc có thể do mình tìm hiểu quá nhiều nên gần như thuộc lòng các chi tiết của gia đình triều Nguyễn. Hoàng Hậu Nam Phương là người mình rất kính trọng và tôn sùng. Ở bà, từ thời trẻ đã toát lên quyền uy nổi bật.Đọc quyển sách này mình mới biết thêm được nhiều điều. Tuy nhiên, các nhà thờ tại TPHCM nêu trong quyển sách, tác giả nên nêu rõ địa điểm để người đọc dễ biết hơn. Bản thân mình khi đọc phải nghĩ xem Nhà Thờ đó là nhà Thờ nào, địa chỉ ở đâu. Nhìn chung, mình thích tên “Nam Phương”.

3 Nam Phương hoàng hậu- một bà hoàng mà tôi luôn hâm mộ- Bà là người. phụ nữ tài sắc vẹn toàn với học thức cao, từng du học Pháp, một cô gái xinh đẹp , một tiểu thư nhà giàu. Bà có mối tình đẹp với vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của nước ta- vì yêu bà, Bảo Đại ã thừng hứa cả dời se thủy chug, chỉ thương yêu duy nhất một mình bà. Vì mối tình với vua Bảo Đại mà bà chấp nhận hi sinh sự nghiệp của mình trở thành một người vợ hiền và là hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam. Trớ trêu thay, hồng nhan thì đa truân, vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm cùng tình yêu sâu sắc của bà cũng không giữ được chân ông Hoàng. Bà bị bỏ mặc trong sự ghẻ lạnh, cô đơn bên xứ người một mình nuôi đàn con thành đạt. Tôi ngưỡng mộ bà nhưng cũng xót xa cho một phận hồng nhan tài hoa mà bạc mệnh.

4 Hoàng hậu Nam Phương là một trong những người phụ nữ mà tôi hâm mộ nhất. Hâm mộ từ vẻ đẹp dịu dàng đến một nhân cách chuẩn mực.Bà là người phụ nữ vừa có nét hiện đại của phương tây vừa có vẻ đẹp truyền thống của người á đông. Chính những suy nghĩ tư tưởng tích cực của bà đã cho xã hội phong kiến một lần bị bẻ mặt nặng nề . Đó là khi bà cưới vua Bảo Đại với yêu cầu phải một vợ một chồng. Đó chính là nhát súng đầu tiên của người phụ nữ yêu cầu sự bình đẳng về giới tính. Hơn hết tôi ấn tượng nhất với cách bà xử lý tình nhân của chồng. Thay vì đay nghiếng bà chọn cách cảm ơn. Chính sự tri thức của một người có học không cho phép bà làm điều đó. Hơn nữa đó còn là sự thanh tao, trầm lặng có từ sâu trong cốt cách. Đẹp và tài đó chính là hai từ mà tôi dành cho hoàng hậu Nam Phương. Nhưng quả là có tài thì cuộc đời thường gian truân, chính người kết tóc đã phụ bạc bà để đến cuối đời bà phải ra đi ở nơi xứ người cô độc. Dì bị phản bội nhưng bà vẫn dành tình yêu của đời mình cho người chồng của mình. Chính điều đó đã cho tôi thấy một đức tính vô cùng đẹp của người phụ nữ việt nam đó chính là sự chung thủy.

5 Sách khá là ngắn và đúng như cái tên, đã cung cấp các thông, sự kiện về cuộc đời của Nam Phương Hoàng hậu. Lần lượt đi qua xuất thân, dòng dõi, đến việc học hành và những năm tháng trưởng thành, rồi đến khi Bà lấy vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn và cuộc đời về sau chịu nhiều buồn thương. Tất cả thông tin được tổng hợp rõ ràng và khái quát, đủ để giúp người đọc hình dung về những biến cố trong đời Hoàng hậu và nhiều cột mốc đáng nhớ trong lịch sử. Sách tập trung vào Hoàng hậu nhưng tác giả cũng mở rộng đề cập đến những lễ nghi triều Nguyễn, những nhân vật lớn khác như Hoàng Thái hậu Từ Cung, Thái tử Bảo Long, Cựu Hoàng và những người tình của ông. Quyển này mình đọc rất nhanh vì câu chữ ngắn gọn, chỉ đơn thuần là mang tính tường thuật nên tạo cảm giác như đọc sách giáo khoa vậy. Tác giả tập trung tổng hợp các sự kiện lịch sử chứ không đưa ra đánh giá hay đào sâu phân tích, mình thấy đúng nghĩa là chỉ đang “cưỡi ngựa xem hoa” chứ không thật sự hiểu sâu vấn đề để mà hình dung tường tận được. Thêm một điểm trừ nữa là tác giả nêu khá nhiều những chi tiết về triều Nguyễn trước rồi mới nói về Hoàng hậu. Mình nghĩ điều này nhằm giúp người đọc liên hệ, hình dung cách bối cảnh ảnh hưởng tới cuộc đời Bà, nhưng nói thật mình chỉ thấy nó rườm rà, không ăn nhập lắm. Đúng là chúng cũng có phần thú vị thật nhưng khi quá nhiều, quá sâu nên thì phần về Hoàng hậu sẽ có cảm giác quá ngắn, sơ sài (?!) Mình khá thích chủ đề này, thấy các bạn cũng đang lật lại tìm hiểu về Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam nhiều nên mình đọc luôn. Kết luận rút ra là thông tin khái quát thì cũng nắm được, nhưng thật sự hài lòng thì chưa. Chắc còn tuỳ vào nhu cầu đọc của mọi người nữa, nếu hiểu sơ lược thì quyển này vẫn ok nha, tại mình kì vọng em nó hơi nhiều, nghĩ có nhiều điểm khai thác sâu hơn chắc là hay hơn nữa.

Review sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng

Review sách Nam Phương - Hoàng Hậu Cuối Cùng
Review sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng

Cuốn sách “Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng” tái hiện đầy đủ về cuộc đời vợ vua Bảo Đại từ những ngày thơ ấu tới khi bà qua đời lặng lẽ tại Pháp.

Với một gia thế giàu có, cuộc đời của người con gái mang tên Nguyễn Hữu Thị Lan lẽ ra đã bình lặng và sung sướng hơn nhiều nếu như không có cuộc gặp gỡ định mệnh với vị hoàng đế trẻ tuổi của nước Đại Nam – Hoàng đế Bảo Đại. Sự thăng trầm đó của Nguyễn Hữu Thị Lan được tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang tái hiện trọn vẹn trong cuốn sách Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng vừa ra mắt độc giả.

Trước khi trở thành Hoàng hậu Nam Phương, Nguyễn Hữu Thị Lan là con gái thứ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình. Sinh thời, ruộng đất của gia đình ông Hào rải rác khắp các tỉnh Nam kỳ. Tại quận Long Mỹ thuộc tỉnh Rạch Giá, sau sát nhập vào tỉnh Cần Thơ, có một nghìn mẫu ruộng thuộc gia đình Nguyễn Hữu Hào. Vì thế, ông chọn địa danh Long Mỹ làm tước phong cho mình: Long Mỹ Quận công. Ông Hào là một trong những đại điền chủ có học thức, biết cách kinh doanh đồn điền.

Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ngày 14/12/1914 tại Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bà còn có tên theo Pháp tịch là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào. Không chỉ thông minh, Thị Lan cùng người chị gái có vóc dáng cao lớn hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam bình thường.

Sinh ra trong một gia đình giàu có, cuộc sống của thiếu nữ Nguyễn Hữu Thị Lan cùng người chị gái diễn ra trong sự sung sướng và đủ đầy. Họ cùng trải qua thời thanh xuân êm đềm và mơ mộng, và có lẽ đó là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này trở thành hoàng hậu.

Thay vì ở quê nhà Gò Công, hai chị em đến ở trong căn nhà của gia đình tại Sài Gòn nằm trên đường Nguyễn Du, để đi học. Sau khi đã học hành xong ở trong nước, năm 12 tuổi, Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris – một trường do các nữ tu dòng Đức Bà điều hành, đào tạo học sinh hết sức nghiêm ngặt. Trong quá trình học tập ở đây, cô Thị Lan nhận được sự hậu thuẫn rất mạnh về tài chính từ người cậu Denis Lê Phát An.

Tại Pháp, cứ mỗi lần cuối tuần thứ Bảy, Chủ nhật được nghỉ học, Thị Lan được cậu An đánh xe tới trường Couvent des Oiseaux để đón về nhà ăn cơm với gia đình. Cuộc sống cứ êm đềm diễn ra như thế cho đến năm Thị Lan 18 tuổi, cô tốt nghiệp tú tài toàn phần (tương đương với tốt nghiệp trung học phổ thông ngày nay) và lên tàu để quay về Việt Nam.

Về cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Nguyễn Hữu Thị Lan và vua Bảo Đại, theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, nhiều tài liệu khẳng định, trên chiếc tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime đưa cô Nguyễn Hữu Thị Lan về nước có sự hiện diện của vị vua trẻ Bảo Đại, người cũng vừa kết thúc chương trình du học ở Pháp và quay lại Việt Nam để đảm nhận việc cai trị dưới sự bảo hộ của người Pháp. Tuy nhiên, không ai dám khẳng định chắc chắn rằng liệu hai người có từng gặp nhau trên chuyến tàu này hay không.

Cũng có tài liệu kể rằng, thật ra hai người đã gặp nhau từ trước, khi còn đang du học ở bên Pháp. “Chuyện là tại Pháp, gia đình Denis Lê Phát An, cậu của Thị Lan, thường xuyên tổ chức những buổi tiệc sang trọng và mời nhiều quan khách danh giá đến tham dự, trong đó có vợ chồng toàn quyền Pasquier và vợ chồng cựu Khâm sứ Charles, cha mẹ nuôi của Bảo Đại.

Có một vài lần, họ cũng đưa Bảo Đại đi cùng và nhiều khả năng là vị vua này đã gặp hoàng hậu tương lai của mình trong những dịp như vậy. Tuy nhiên, do được cha mẹ nuôi dặn dò phải giữ gìn tác phong của một vị vua, nên Bảo Đại chưa bao giờ dám tự do quá mức mà buông lời tán tỉnh cháu gái của gia chủ”, tác giả viết.

Đến khi về nước, cơ duyên (hay sự sắp đặt?) đã khiến Bảo Đại có cơ hội được gặp lại cô gái miền Nam mang tên Nguyễn Hữu Thị Lan. Trong những tháng hè, Bảo Đại thường được vợ chồng cựu Khâm sứ Charles đưa lên Đà Lạt chơi, trong khi Thị Lan cũng nghỉ mát ở đây, trong những căn biệt thự sang trọng mà gia đình đã mua.

Thỉnh thoảng, vợ chồng cựu Khâm sứ lại mời gia đình họ Lê cùng cháu gái đến chơi quần vợt. Nhờ đó mà Bảo Đại có dịp so tài với Thị Lan trên sân quần vợt và chính những lần gặp gỡ này đã làm cho con tim Bảo Đại rung động. Ngoài ra, hai người còn sánh bước bên nhau trong nhiều buổi dạ tiệc.

Dù có ý ngăn trở, tuy nhiên triều đình và bà Từ Cung lúc đó không còn cách nào khác là chấp thuận để Bảo Đại lấy Nguyễn Hữu Thị Lan. Lễ cưới diễn ra ngày 20/3/1934. Năm đó Bảo Đại 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi.

Trở thành vợ của vua một nước với danh hiệu Nam Phương Hoàng hậu, cuộc đời Nguyễn Hữu Thị Lan đã bước sang một ngã rẽ hoàn toàn khác, những tưởng là đầy danh vọng lẫn quyền lực nhưng hóa ra lại đau khổ và cô đơn cho đến tận những năm tháng cuối đời.

Thêm vào đó, cuộc hôn nhân với Vua Bảo Đại cũng khiến cuộc đời Hoàng hậu Nam Phương phải trải qua mọi thăng trầm, từ những ngày hạnh phúc êm đềm cho đến những tháng năm chia ly và đau khổ khi Vua Bảo Đại liên tiếp có các mối quan hệ tình ái ngoài luồng. Dẫu vậy, bà Nam Phương vẫn luôn một lòng một dạ chăm sóc con cái và thủy chung với chồng, không hề than trách nửa lời. Suốt cuộc đời mình, bà đã sống đúng với bốn chữ công, dung, ngôn, hạnh – không chỉ xứng đáng là một người vợ, người mẹ hoàn hảo mà còn xứng là một bậc mẫu nghi trong thiên hạ.

Cho đến nay, xoay quanh cuộc đời Hoàng hậu Nam Phương có rất nhiều câu chuyện mà không phải ai cũng biết tới. Cuốn sách Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời của bà.

Đặc biệt, cuốn sách cũng hé mở cuộc sống của Hoàng hậu Nam Phương những ngày trên đất Pháp sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nếu lúc trẻ, bà Nam Phương trải qua cuộc sống thật hạnh phúc và sung sướng về vật chất cũng như danh vọng; thì cuối đời, bà đã mất trong sự cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở cái tuổi còn khá trẻ: bà mất năm 1963 khi vừa được 49 tuổi.

Với vẻ đẹp phúc hậu và tấm lòng nhân từ của mình, dù Nam Phương Hoàng hậu mất đã lâu nhưng những câu chuyện về cuộc đời bà sẽ vẫn còn được người đời nhắc tới. Và thực tế, cùng với bà Từ Dụ tức Bác Huệ Thái Hoàng Thái hậu, vợ Vua Thiệu Trị; Nam Phương Hoàng hậu là một trong hai bà được sử sách nhắc đến nhiều và được ca ngợi nhờ nết đoan trang, nhân từ với mọi người, không phân biệt sang giàu và chính kiến.

Mua sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng” khoảng 51.000đ đến 55.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng Fahasa” tại đây

Đọc sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng ebook pdf

Để download “sách Nam Phương – Hoàng Hậu Cuối Cùng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *