Những Nhân Chứng Cuối Cùng

Giới thiệu sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng – Tác giả Svetlana Alexievich

Những Nhân Chứng Cuối Cùng

Những nhân chứng cuối cùng (ấn bản lần đầu năm 1985) là quyển thứ hai trong loạt năm quyển “Những giọng nói không tưởng”: Chiến tranh không mang một khuôn mặt phụ nữ, Những cậu bé kẽm, Lời nguyện cầu Chernobyl và Thời second hand, đã mang đến cho nữ nhà văn người Belarus Svetlana Alexievich giải Nobel Văn chương 2015. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Ba Lan năm 2013, nữ nhà văn cho biết ý tưởng viết quyển sách thứ hai này xuất phát từ những chuyến đi thực tế cho quyển sách đầu tiên Chiến tranh không mang một khuôn mặt phụ nữ. Cuộc chiến tranh chống phát xít Đức cướp mất hàng chục triệu con người Liên Xô đã khiến nhiều ngôi làng Xô viết sau chiến tranh không còn bóng dáng đàn ông, và tại những ngôi nhà góa bụa đó, bà thường nghe được hai câu chuyện: Một của người mẹ và một của đứa con. Nhờ đó, bà phát hiện: “còn một kho cất giữ nỗi đau còn tinh khôi, hoàn toàn chưa được động tới”: ký ức trẻ thơ. Người ta đã quen nghe nói về chiến tranh từ người lớn, nhưng chỉ những chuyện kể từ miệng trẻ em mới có thể bộc lộ hết sự điên rồ của chiến tranh, sự hung bạo phi nhân tính không gì có thể biện bạch.

Trung thành với thể loại văn xuôi tư liệu của loạt “Những giọng nói không tưởng”, Svetlana Alexievich kể, trong Những nhân chứng cuối cùng bà ghi lại lời những “nhân vật trẻ em” khi họ đã trưởng thành. Đây là một công việc hết sức khó khăn. “Một giáo sư sử học thì nói những điều rất khác, rất ‘người lớn’ về chiến tranh. Nên cần nhiều thời gian, bốn hay năm giờ đồng hồ để lộ ra được diện mạo một cậu bé có mẹ bị quân Đức lôi ra khỏi nhà đem bắn. Để cậu bé có thể nhìn tận mắt mình: ‘Tại sao họ bắn mẹ. Mẹ đẹp như thế…’. Cần phải đạt tới được những chi tiết chân thực, tinh khôi, trẻ thơ đó. Vấn đề là gột sạch cái người lớn từ những chuyện kể này”. Và tác giả đã làm như thế với cả trăm câu chuyện trẻ thơ, được kể lại bởi những người mà khi Chiến tranh Vệ quốc nổ ra, họ mới từ 4, 5 đến 12 tuổi. Hơn một trăm câu chuyện của những đứa bé sống ở Belarus – nằm sát biên giới Ba Lan, là nước đầu tiên trong khối Liên bang Xô viết bị phát xít Đức bất ngờ tấn công ngày 22-6-1941, đã đạt được mục đích mà Alexievich đặt ra: Nước mắt trẻ thơ, dẫu chỉ một giọt thôi, cũng nặng hơn vô vàn lý lẽ chiến tranh nào.

Người Nga chưa bao giờ lãng quên những năm tháng nặng nề nhất với số phận dân tộc mình. Bảy mươi hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, những tượng đài vẫn tiếp tục được lưu dấu. Bởi những người cựu binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc đã già lắm rồi, họ đến dự cuộc duyệt binh Chiến thắng mỗi năm một thưa dần. Con cháu họ cũng đã lớn, ký ức của các nhân chứng ngày càng ít đi này đang dần phôi phai. Và ở thế giới vẫn còn chiến tranh của chúng ta, những câu chuyện của các “nhân chứng cuối cùng” này, được gia cố thêm bằng những tượng đài kia, là một nỗ lực nhắc nhở.

Sau giải Nobel văn chương 2015, loạt sách “Những giọng nói không tưởng” đã được tái bản, có sửa chữa. Bản dịch này dựa trên quyển sách Những nhân chứng cuối cùng được tác giả hiệu đính và nhà xuất bản Vremya phát hành năm 2016.

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng gởi tới quý độc giả bản dịch tác phẩm Những nhân chứng cuối cùng vào mùa Thu năm 2020.

Những Nhân Chứng Cuối Cùng
Những Nhân Chứng Cuối Cùng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Những Nhân Chứng Cuối Cùng
  • Mã hàng 9786045686201
  • Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
  • Tác giả: Svetlana Alexievich
  • Người Dịch: Phan Xuân Loan
  • NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
  • Trọng lượng (gr): 500
  • Kích Thước Bao Bì: 24 x 16 cm
  • Số trang: 326
  • Hình thức: Bìa Mềm

Thông tin thêm về tác giả

Svetlana Alexandrovna Alexievich là nhà văn Belarus nổi tiếng thế giới viết bằng tiếng Nga. Bà sinh năm 1948 ở Stanislav (hiện là Ivano – Frankovsk, Ukraine). Sau khi tốt nghiệp khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus, bà làm việc cho tờ Báo nông nghiệp và tạp chí Neman ở Minsk.

Trong suốt vài thập niên bà đã viết biên niên tư liệu – nghệ thuật “Những giọng không tưởng” – gồm năm quyển sách (Chiến tranh không có một gương mặt phụ nữ – 1983, Những nhân chứng cuối cùng – 1985, Những cậu bé kẽm – 1989, Lời nguyện cầu Chernobyl – 1997, Thời second-hand – 2013) và để những “con người nhỏ bé” đích thân kể về số phận của mình. Thực chất, đây là một thể loại đặc biệt, một loại tiểu thuyết chính trị đa giọng, trong đó những câu chuyện nhỏ bé hợp thành một lịch sử lớn.

Từ đầu năm 2000 bà sống ở Ý, Pháp, Đức, Thụy Điển. Năm 2012 bà trở về Belarus.

Các tác phẩm của Svetlana Alevievich đã được dịch ra 35 thứ tiếng, là nền tảng cho hằng trăm bộ phim điện ảnh, kịch sân khấu và truyền thanh trên khắp thế giới, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.

Năm 2015 bà được trao giải Nobel Văn chương vì những công hiến của mình.

2. Đánh giá Sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng

Đánh giá Sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng
Đánh giá Sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng

1 “Tuổi thơ đã kết thúc, với những phát súng đầu tiên. Đứa trẻ con vẫn sống trong tôi, nhưng bên cạnh là một ai đó khác…” Bạn có nhớ ngày hôm qua mình đã làm những gì không? Bạn còn nhớ gì năm bạn 8 tuổi không? Hay khi bạn 4 tuổi? Mình thì không. Mình chỉ nhớ 6 tuổi thì mình vào lớp 1, rồi cứ thế mỗi tuổi thêm vào là số lớp tăng lên. Vậy mà những “đứa trẻ” nay đã thành người lớn lại nhớ, nhớ rất rõ những gì đã xảy ra những năm họ mới chỉ 4 tuổi, hay thậm chí là 2 tuổi, đứa trẻ lớn nhất khi ấy cũng mới 14 tuổi. Tất cả nhân chứng cùng ngồi xuống, nhớ lại một cách chân thật nhất về cuộc sống của mình sau cái ngày 22/6/1943 định mệnh đó. Phải đau đớn và kinh hoàng đến thế nào mà kí ức lại sâu sắc đến thế trong trí óc non nớt và vô tư của họ? Một tác phẩm gây ấn tượng mạnh về cảm xúc với lối viết chân thật, khiến bạn sẽ thấy biết ơn và trân trọng từng giây phút của cuộc sống bình yên dưới bầu trời có hai chữ “hoà bình”, thấy may mắn vì những bữa ăn đầy đủ. Bởi vì trong NNCCC, bọn trẻ không được như thế, cả công viên bị gặm trụi, họ ăn cả đất… Và đau đớn hơn cả là chiến tranh ép những đứa trẻ trưởng thành thật nhanh, chôn vùi tuổi thơ chúng. Chúng thương mẹ và chúng cũng mong có mẹ nữa. Một cách rất tự nhiên, câu chuyện về chiến tranh chưa bao giờ chỉ dừng lại về chủ đề chiến tranh. Nó còn là về tình cảm gia đình, ánh sáng hi vọng, sức mạnh ý chí và về một cuộc chiến dai dẳng trong tâm hồn sau khi có được hoà bình. Tất cả trẻ em đều còn quá nhỏ để nhận thức toàn bộ mọi chuyện, nhưng sự đau đớn nó mang lại cho những đứa trê đã vượt tầm hiểu biết của cả những người lớn. Một cô bé nhìn những người lính Đức tra tấn dân làng, miệng cười nhăn nhở khiến cô không bao giờ muốn lại gần một người đàn ông trẻ nào, cô sợ có con, cô sợ mình sinh ra một đứa con trai! Và rất nhiều đứa trẻ mang sự ám ảnh bước ra khỏi cuộc chiến. Con người giết con người, và tại sao họ lại có thể bình thản giết chóc như thế, bất cứ một người nào sống trong thời ấy cũng phải tự hỏi “Chúa có trông thấy những điều này, và Người nghĩ gì?”.

2 Sách thiết kế đẹp, giấy chất lượng. Nội dung khá hay. Giao hàng nhanh, thân thiện. Khá hài lòng với sản phẩm.

3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng

Review sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng
Review sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng

Nếu như ký ức của một người trưởng thành vẽ nên họa tiết và tạo ra những mảng màu của bức tranh quá khứ đa chiều kích, thì ký ức tuổi thơ hẳn sẽ là nơi lưu giữ những khoảnh khắc rõ nét và trong sáng nhất.

Nhưng sẽ ra sao, nếu mảnh ký ức ấy bị nhuốm màu bi thảm bởi chiến tranh, bom đạn và những cái chết?

Sẽ như thế nào, nếu người ta chẳng thể lý tưởng hóa thời thơ ấu của chính mình mỗi khi nhớ lại, bởi vì nỗi khiếp đảm và sự sợ hãi không thể được tô vẽ thêm sắc nét nữa?

“Chiến tranh để lại trong tôi ấn tượng như một ngọn lửa. Nó cháy, cháy mãi. Bất tận.

Khi tụ tập lại các bạn có biết chúng tôi nói gì không? Rằng trước chiến tranh chúng ta ăn bánh mì ngọt và uống trà đường, nhưng giờ điều đó sẽ không còn nữa.

Sau bao nhiêu năm tôi vẫn sợ chạm vào nơi ấy trong ký ức…”

Những lời ấy chỉ là vài dòng ngắn ngủi trong cả trăm câu chuyện trẻ thơ, được kể lại bởi những người mà khi Chiến tranh Vệ quốc nổ ra, họ mới từ 4, 5 đến 12 tuổi. Trong 900 ngày đêm bị phát xít Đức bao vây, họ đã chiến đấu, vật lộn với súng đạn, bom mìn và cái chết không ngừng nghỉ. Họ đã sống sót, và trưởng thành.

Được chắp bút bởi nữ nhà văn người Belarus Svetlana Alexievich, “Những nhân chứng cuối cùng” là cuốn sách tập hợp của 101 lời kể sống động, chân thực và tinh khiết nhất đến từ những đứa bé sống ở Belarus, Ukraine, Do Thái, Tatar, Latysh, Digan, Kazak,… – những đứa trẻ đã phải trải qua nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong những tháng năm thơ ấu của mình, những đứa trẻ thời chiến.

Người ta vẫn quen nghe nói về chiến tranh từ người lớn hay các vị giáo sư sử học mà bỏ quên rằng “Còn một kho cất giữ nỗi đau hoàn toàn chưa được động tới, tinh khôi”: đó là ký ức trẻ thơ. Người ta nghĩ rằng trẻ con thì có thể nhớ được gì? Chúng sẽ nhớ gì? Những đêm tối dài dằng dặc nằm ngủ trong vòng tay chở che của mẹ trên đường chạy loạn ư? Những cuộc di tản vội vã hỗn loạn ư? Thế còn âm thanh thì sao? Chúng sẽ phân biệt được đâu là tiếng bom, tiếng súng nổ hay tiếng máy bay gầm rú trên trời, khi chỉ mới 4, hoặc 5 tuổi chứ?

Trẻ em, chúng có thể nhớ được gì? Chúng sẽ kể gì? Có sự bi tráng nào khắc sâu ở độ tuổi năm – mười – mười hai khi đi qua chiến tranh?

Không. Trẻ em nhớ được nhiều hơn thế, và những câu từ, mảnh ký ức về những cuộc chiến, chỉ khi được kể lại từ miệng trẻ em mới “có thể bộc lộ hết được sự điên rồ của chiến tranh, sự hung bạo phi nhân tính không gì có thể biện bạch”. Với những trăn trở ngày đêm không dứt ấy, Svetlana đã tìm đến, nghe chuyện và ghi lại lời của những “nhân vật trẻ em” khi họ đã trưởng thành, để rồi sau đó bà đã cho ra đời cuốn truyện tư liệu này.

Như một thước phim tài liệu chân thực, cuốn sách tái hiện cho ta những góc khuất đầy nước mắt ít ai chạm tới trong chiến tranh.

“Khi quân Đức vào nhà, chúng tôi trốn sau lò sưởi. Dưới mớ quần áo cũ. Chúng tôi nằm im nhắm mắt. Sợ hãi.

Chúng đốt làng. Chúng đánh bom nghĩa địa. Người ta chạy ra xem: những xác người trồi lên trên đất. Họ nằm như thể bị giết thêm lần nữa. Ông chúng tôi người đã qua đời từ lâu, cũng bị phơi xác. Chúng tôi lại chôn cất họ…”

Như một tiếng khóc than, cuốn sách dùng để không chỉ riêng những người kể chuyện, mà còn cả tác giả, và chúng ta – những độc giả, tưởng niệm những người đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh phi nhân đạo ấy.

“Máy bay bắn xuống chúng tôi…

Chị họ tôi, mười tuổi, bế em trai ba tuổi. Chị chạy, chạy mãi, và rồi ngã nhào vì kiệt sức. cả hai nằm cả đêm trong tuyết, em chết cóng, còn chị sống sót. Người ta đào hố chôn em, nhưng chị không cho: ‘Mishenka, đừng chết! Tại sao em lại chết?’”

101 câu chuyện – 101 số phận khác nhau với những ký ức và câu chuyện khác nhau. Có những đứa trẻ cùng tuổi, sống cùng một thành phố, nhưng khi chiến tranh kết thúc, người thì tìm lại được ba mẹ mình, người thì đã vĩnh viễn mất đi khả năng cảm nhận hạnh phúc. Khi Tamara 7 tuổi, cô đã lạc mẹ vào những ngày đầu chiến tranh, còn khi Volodia 7 tuổi, cậu phải tự tay chôn cất mẹ mình. Chẳng ai có thể nói rõ rốt cuộc sự đau đớn nào là lớn hơn giữa hai đứa trẻ, hay tuổi thơ của ai bi thảm hơn, chúng ta chỉ biết rõ một điều, cuộc chiến tranh ấy đã trở thành tiểu sử chung của cả một thế hệ các bé thời chiến, ngay cả khi chúng chỉ ở hậu phương, bởi câu chuyện của chúng kéo dài suốt cả cuộc chiến. Những đứa trẻ đã mất đi tuổi thơ, ai sẽ trả lại cho chúng?

Dữ dội, kinh hoàng và đau đớn là những gì mà tôi cảm nhận khi đọc đến những trang cuối cùng. Cuốn sách như một tiếng vọng từ quá khứ, lại như một viên gạch đậm màu được tạo ra để gia cố thêm cho tượng đài của Chiến thắng đang dần phôi phai trong ký ức của chúng ta ngày nay, nhắc nhở cho chúng ta về những con người, những vị anh hùng và một quá khứ đang ngày một chìm vào quên lãng.

“Chiến tranh – đó là cuốn sách giáo khoa lịch sử của tôi. Sự cô đơn của tôi. Tôi đã bỏ lỡ mất thời ấu thơ, nó đã rời khỏi đời tôi. Tôi là người không có tuổi thơ, bởi tuổi thơ trong tôi chính là chiến tranh.”

Thế nhưng, không chỉ đơn giản là tường thuật lại các câu chuyện, “Những nhân chứng cuối cùng” dạy cho ta nhiều bài học hơn thế. Những bài học không lời về tình yêu, sự thứ tha, nghĩa đồng bào và hơn tất cả, là bài học cảnh tỉnh nhắc cho chúng ta nhớ về tội ác và những đau thương do không chỉ Chiến tranh Vệ quốc, mà bất kỳ cuộc chiến nào có thể gây ra. Tất cả đều được viết lại bằng những hồi ức sống động nhất.

Một bà mẹ Belarus đã cho một tù nhân Đức vào mẩu khoai tây. Đó là tha thứ.

Một gia đình đã chia sẻ những mẩu vụn thức ăn ít ỏi cho mèo và chó. Đó là yêu thương.

Hai cậu bé xa lạ đùm bọc và nương tựa lẫn nhau trong thời chiến. Đó là nghĩa tình đồng bào.

Nhưng đã có không chỉ một, mà hàng triệu trẻ em Xô Viết đã chết.
“Sáng ngày 22 tháng 6, năm 1941, trên một trong những con đường thành phố Brest, một bé gái với bím tóc nhỏ bị xổ tung và cùng con búp bê nằm đó chết.Nhiều người còn nhớ bé gái này…

Họ nhớ bé mãi mãi.”

Các bé đó có đáng trân quý đối với chúng ta? Cái gì là trân quý đối với một quốc gia? Với mọi người mẹ? Mọi người cha?

Phải làm sao để ta có thể bảo vệ các bé trong thế kỷ XXI đầy bất ổn này? Làm thế nào để bảo vệ tâm hồn và tuổi thơ trong trắng của các bé? Để không còn một bé nào phải nằm gục lạnh lẽo bên lề đường với bím tóc xổ tung thay vì trên giường êm nệm ấm nữa?

Quá khứ đã trôi qua rất lâu, nhưng nỗi đau vẫn còn nằm lại trong hồi ức của nhiều người. Đó chẳng phải là một điều gì dễ chịu khi tưởng nhớ lại, và chẳng phải điều gì tốt đẹp để xảy ra trong tương lai.

Nhân danh niềm tin đầy nữ tính đó, cuốn sách này đã được viết nên.

Mua sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Nhân Chứng Cuối Cùng” khoảng 116.000đ đến 128.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Nhân Chứng Cuối Cùng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Nhân Chứng Cuối Cùng Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Nhân Chứng Cuối Cùng Fahasa” tại đây

Đọc sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng ebook pdf

Để download “sách Những Nhân Chứng Cuối Cùng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *