Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả

Giới thiệu sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả – Tác giả Svetlana Alexievich

Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả

Vì điều gì mà từ những dòng văn xuôi tư liệu về chiến tranh Afghanistan lại dẫn đến phiên tòa xử án văn chương?

Những cậu bé kẽm là thiên thứ ba trong loạt năm quyển của bộ Những giọng nói không tưởng gồm: Những nhân chứng cuối cùng, Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ, Lời nguyện cầu Chernobyl và Thời second hand.

Những cậu bé kẽm, một nhan đề khốc liệt – những xác người trong quan tài kẽm – những cái xác vừa mới mười tám đôi mươi – những cậu bé đẹp đẽ rạng ngời, vừa rời vòng tay cha mẹ, người thương để rồi trở về trong những cỗ quan tài kín bưng – “hàng vận chuyển 200”.

Được viết bằng thể loại văn xuôi tư liệu cùng với tâm thế của một con người vị nhân phản chiến, cuốn sách đã khuấy lên một giai đoạn lịch sử đầy những tổn thương đau đớn, đã phác họa một bối cảnh, đã soi chiếu bằng một góc nhìn trước nay chưa từng được công bố. Những cậu bé kẽm là lời bộc bạch của những người sống sót trở về từ chiến tranh Afghanistan và của thân nhân những người đã mất. Đó là những dòng hồi ức khốc liệt, đẫm máu, thống khổ và vĩnh viễn làm thương tổn không chỉ thân thể mà còn tinh thần con người. Nó phơi bày cái phi nghĩa, vô nhân của một cuộc chiến tranh vô vọng. Những “Afghan” – những người Nga tham gia chiến tranh ở Afghanistan 1979 – 1989, những người ra đi trên danh nghĩa làm “nghĩa vụ quốc tế” rồi rút về trong thất bại, không bao giờ được biết niềm tự hào của thế hệ cha ông trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại. Người “may mắn” nằm lại trong những chiếc quan tài kẽm, số khác thân xác lang bạt nơi chiến trận. Kẻ sống sót trở về cũng không bao giờ có thể quay lại cuộc sống của một người bình thường bởi những sang chấn khủng khiếp mang tên hội chứng Afghanistan. Người ngoài cuộc nhìn nhận họ như những kẻ sát nhân, kẻ bại trận, còn chính họ cũng quên mất phải sống bình thường là thế nào!

Hơn năm trăm cuộc phỏng vấn đã được Svetlana Alexievich thực hiện để tạo nên bức tranh toàn cảnh về những góc khuất của chiến tranh. Cũng chính những trang tư liệu về nỗi đau của những nỗi đau này, ngày 20 tháng 1 năm 1993, cuốn sách của Svetlana Alexievich bị đưa ra tòa xét xử bởi những người cung cấp tư liệu đâm đơn kiện với lý do phỉ báng danh dự và ngụy tạo lời kể. Phiên tòa kéo theo sự chú ý của chính quyền và công chúng tạo thành làn sóng dư luận ở cả hai phía, ủng hộ và chống đối Svetlana Alexievich. Ở những lần tái xuất bản sau, Svetlana Alexievich đã đồng ý thêm vào toàn bộ biên bản vụ kiện cùng những sự kiện có liên quan.

Vậy, vì điều gì mà từ những dòng văn xuôi tư liệu về chiến tranh Afghanistan lại dẫn đến phiên tòa xử án văn chương? Có lẽ câu trả lời sẽ nằm trong suy nghĩ mỗi người khi bước vào thế giới của Những cậu bé kẽm.

“Tôi tự hỏi Svetlana Alexievich có cần phải viết một cuốn sách về những điều kinh khủng của chiến tranh không? Có! Những bà mẹ có cần phải bảo vệ con trai mình không? Có! Và những “người Afghan” có cần phải bảo vệ đồng đội mình không? Lại một lần nữa – có!

…Các đạo diễn và nhạc trưởng, các chính khách và nguyên soái, những kẻ tổ chức cuộc chiến tranh này, không có mặt trong phòng xử án. Ở đây chỉ toàn những phía bị hại: là tình yêu, không chấp nhận sự thật cay đắng về chiến tranh; là sự thật, cần phải được nói ra mặc cho tình yêu thế nào chăng nữa; là danh dự, không thể chấp nhận tình yêu lẫn sự thật…”

Pavel Shetko

Một “cựu Afghan”

Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm - Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả
Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả
  • Mã hàng 9786045684528
  • Tên Nhà Cung Cấp Phụ Nữ
  • Tác giả: Svetlana Alexievich
  • Người Dịch: Phan Xuân Loan
  • NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
  • Trọng lượng (gr): 420
  • Kích Thước Bao Bì: 24 x 16 cm
  • Số trang: 412
  • Hình thức: Bìa Mềm

Thông tin thêm về tác giả

Nhà văn Svetlana Alexievich tại Ukraine trong một gia đình công chức. Năm 2015, bà được trao giải Nobel Văn học. Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, giải thưởng này được trao cho bà để “tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta.” Sau khi tốt nghiệp khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus, bà làm việc cho tờ Báo nông nghiệp và tạp chí Neman ở Minsk.

Trong suốt vài thập niên bà đã viết biên niên tư liệu – nghệ thuật Những giọng không tưởng – gồm năm quyển sách (Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ – 1983, Những nhân chứng cuối cùng – 1985, Những cậu bé kẽm – 1989, Lời nguyện cầu từ Chernobyl – 1997, Thời second-hand – 2013) và để những “con người nhỏ bé” đích thân kể về số phận của mình. Thực chất, đây là một thể loại đặc biệt, một loại tiểu thuyết chính trị đa giọng, trong đó những câu chuyện nhỏ bé hợp thành một lịch sử lớn.

Các tác phẩm của Svetlana Alevievich đã được dịch ra hơn 35 thứ tiếng, là nền tảng cho hằng trăm bộ phim điện ảnh, kịch sân khấu và truyền thanh trên khắp thế giới, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế.

2. Đánh giá Sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả

Đánh giá Sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm - Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả
Đánh giá Sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả

1 Vì sao lại là “Những cậu bé kẽm”?Họ ra đi trên đôi chân của mình nhưng khi trở về lại được đưa đón bằng những quan tài kẽm hàn chặt. Những người mẹ không được nhìn thấy con mình lần cuối, và cũng không thể biết người nằm trong đó có phải con mình hay không. Có thể trong chiếc quan tài đó chỉ có một bộ quần áo, đất cát, hay vài thứ có trọng lượng để người ta yên tâm khi nhìn vào “à, trong đó có xác của một tử sĩ”. Có thể xác của những người ấy sẽ mãi mãi không thể trở về đất nước của mình, cũng có thể, họ vẫn đang sống, nhưng lại được thông báo là đã chết.Những người đã tới Afghanistan và tham gia cuộc chiến này, họ đi với một thân thể lành lặn, nhưng khi về, họ mất hai chân, mất một cánh tay, mất đi đôi mắt, không thể trở lại với cuộc sống bình thường… Những thương chấn tâm lý và thương chấn xác thịt theo họ mãi mãi.Với những người khác, có thể cuộc chiến đã kết thúc, nhưng với họ thì không.Với những người đã chết, nỗi đau và thương chấn của họ được chuyển sang cho cha mẹ, anh chị em của họ, những người vẫn đang sống, nhưng sống trong đau khổ và căm hận.Với những người còn sống và trở về từ cuộc chiến, hầu hết họ không thể sống thiếu rượu và chất kích thích – những thứ này họ đã hút và nốc khi còn tham chiến, nhưng không đủ. Và bây giờ, cũng không bao giờ là đủ.

2 Chỉ một vài nét chấm phá Svetlana Alexievich đã khiến người đọc rùng mình. Nỗi đau dường như không kịp khiến tôi thấy xót xa, thương cảm, bởi trong tôi chỉ còn thấy ngập tràn sự căm phẫn với những cái máy xay thịt khổng lồ. Những cậu bé kẽm là bức tranh não nề về nỗi đau, về những góc khuất sâu tối nhất của chiến tranh được tô bằng rặt sự u ám của gam màu đen và xám, màu xám của những chiếc quan tài hàn kín trọng lượng 200kg, màu đen của đau thương, tang tóc, của những linh hồn vất vưởng đã quên cách sống một cuộc đời bình thường. Tác giả Svetlana Alexievich được trao giải Nobel Văn học vào năm 2015 để “tôn vinh những dòng văn phức điệu của bà. Văn của bà là tượng đài tri ân sự đau khổ và lòng dũng cảm trong thời đại chúng ta”. Trước đó, ngày 20 tháng 1 năm 1993, Svetlana Alexievich bị đưa ra tòa xét xử bởi những người cung cấp tư liệu cho Những cậu bé kẽm đâm đơn kiện với lý do phỉ báng danh dự và ngụy tạo lời kể. Những trang tư liệu của phiên tòa cũng được đưa vào cuốn sách với tầm 80 trang, góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ và đầy trách nghiệm lên án chiến tranh điều phi nghĩa nhất trong tất cả những điều phi nghĩa.

3 Họ mười tám. Họ đôi mươi. Ra đi trên những chiếc phi cơ, trở về trong những bộ quan tài kẽm. Bước tới chiến trường với trái tim đong đầy lý tưởng, rồi về lại quê hương với những vết thương lòng chẳng thể nào lành. Người ta gọi họ là “những cậu bé kẽm”. Những con người vô tội, những kẻ bị lừa dối. Những người lính đã từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Liên Xô – Afghanistan. Chiến tranh Liên Xô – Afghanistan – một sự kiện nổi bật trong lịch sử hiện đại nhưng không phải ai cũng đã từng nghe tới. Mình cũng không là ngoại lệ. Biết tới cuộc chiến qua hai tác phẩm của Khaled Hosseini – Người đua diều và Ngàn mặt trời rực rỡ, bản thân mình cũng đã có ý thức tìm hiểu tý chút để nắm bắt bối cảnh câu chuyện, song những gì đọng lại trong đầu mình thì lại không thực sự nhiều. Mình chỉ nhớ một cách đơn giản: đây không phải là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, không phải cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại năm nào. Chiến tranh Liên Xô – Afghanistan là một sự kiện hết sức phức tạp, mà theo nhận định của nhiều học giả, còn có thể có nhiều phần phi nghĩa. Cầm trên tay Những cậu bé kẽm, một lần nữa vùng hiểu biết của mình về cuộc chiến này lại có dịp được cơi nới, không chỉ về kiến thức mà còn về cả nhận thức. Và vì vậy mình vô cùng biết ơn Svetlana Alexievich.

4 Sản phẩm tình trạng tốt, sách hay đáng đọc

5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả

Review sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm - Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả
Review sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả

Chân thực, rúng động, dám phơi bày những hiện thực luôn bị tránh né và chôn vùi, Những cậu bé kẽm được xem là tác phẩm “nơi thiên đường gặp địa ngục”.

Svetlana Alexievich, cây bút Belarus đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 2005, là một trong những nhà văn hiếm hoi bị ra tòa, vì những gì mình viết. Tác phẩm Những cậu bé kẽm của bà bị chính những người bà phỏng vấn và gia đình của họ kiện.

Những cậu bé kẽm là tập hợp lời những chứng nhân gồm cả người trực tiếp tham gia lẫn gia đình những binh lính của cuộc chiến tranh Liên Xô – Afghanistan kéo dài hơn chục năm từ 1978 đến 1989. Ngay cả trong và sau thời điểm chiến tranh diễn ra, nhân dân Liên Xô gần như không biết được gì nhiều về cuộc chiến. Nhà nước và báo chí không cung cấp thông tin. Những người xung phong được bảo rằng họ đi làm nhiệm vụ quốc tế thiêng liêng, giúp nhân dân Afghanistan anh em: “Trên báo viết rằng binh lính chúng ta xây cầu, trồng cây trên những con đường hữu nghị, còn các bác sĩ chúng ta điều trị cho phụ nữ và trẻ em Afghanistan”.

Phần lớn họ tin và tưởng tượng ra những điều lãng mạn đợi chờ họ ở phía trước, để rồi chỉ trong vài tuần, tất cả đều vỡ mộng và tất cả đều trở thành người khác. Bởi trên thực tế, họ là những con người “bị đưa ra khỏi nhà, trao vũ khí vào tay”, họ học “giết người đơn giản là bóp cò”, và rất nhanh chóng, giết người trở thành một công việc với họ. Họ chứng kiến máu người lẫn vào máu lạc đà, những bộ phận thân thể đứt lìa.

Kurt Vonnegut trong tác phẩm phản chiến xuất sắc, Lò sát sinh số 5, nói đến cuộc thập tự chinh con nít, những cậu bé chân ướt chân ráo ra khỏi tuổi thơ đã bị đẩy đi lính. Những người còn sống, hoặc đã chết, trong Những cậu bé kẽm cũng vậy. Những binh nhì, 19 tuổi, xung phong lên đường, chỉ có điều họ không hề biết mình đang bước chân vào điều gì. Thế những cậu bé kẽm nghĩa là gì? Họ còn được gọi theo mã hiệu quân sự “Hàng trọng tải 200”: trọng lượng ước tính của một người lớn với chiếc quan tài kẽm, quan tài theo chuẩn quốc tế để chứa tử thi, là 200kg. Những cậu bé kẽm là những cậu bé về nước bằng quan tài kẽm. Ấy vậy mà, tại quê nhà, như lời người kể lại, không ai chất vấn tại sao những thanh niên 19 tuổi lại chết trong quân đội.

Những binh nhì pháo binh, trung sĩ quân y đại đội, nữ nhân viên, binh nhì tài xế, binh nhì xạ thủ súng máy… hiện lên bằng xương bằng thịt qua các lời kể của chính họ về cuộc chiến trong Những cậu bé kẽm. Họ trở thành nhân vật trong chính những mẩu truyện ngắn về một lát cắt đời mình. Những con người luôn tự hỏi tại sao mình lại ở đó, những con người khi quay trở về nhà, nếu còn sống, kẻ lành lặn, kẻ cụt tứ chi, đều chịu đựng những chấn thương tinh thần từ cuộc chiến. Họ sợ hãi thường trực, họ khóc lóc trong đêm như một đứa trẻ, họ mắc chứng ảo thanh khi nghe thấy tiếng nổ, có người cả năm không dám ra khỏi nhà vì sợ bị bắn. Họ chống cự lại những tổn thương ấy bằng thuốc an thần, ma túy và rượu. Họ im lặng để nỗi đau gặm nhấm, và đôi khi nỗi đau quá sức chịu đựng, họ bùng phát trở thành kẻ giết người, như anh thanh niên đã dùng chiếc rìu nhà bếp trên gương mặt không chút niềm vui khi trở về từ Afghanistan trong câu chuyện mở đầu của bà mẹ. Chiến tranh vẫn tiếp diễn trong tâm tưởng họ.

Larry Heinemann – cựu chiến binh và nhà văn người Mỹ từng viết hồi ký về chiến tranh Việt Nam – người viết lời giới thiệu cho bản dịch tiếng Anh của Những cậu bé kẽm, so sánh những câu chuyện mà Alexievich đã ghi chép lại với những câu chuyện của các binh lính Mỹ trở về từ Việt Nam. Ông tâm sự: “Đây là những gì tôi đã thấy, đây là những gì tôi đã làm, đây là những gì tôi đã trở thành”. Đau đớn hơn, những người lính trong tác phẩm của Alexievich trước khi đi được động viên rằng tổ quốc sẽ không quên họ, nhưng sau chiến tranh người ta tìm mọi cách tránh nhắc đến họ, bởi người ta cố quên đi cuộc chiến này.

Ý tưởng sáng tạo tuyệt vời nhất của Alexievich chính là văn chương tư liệu, thứ phương pháp bà đã tìm kiếm rất lâu để cho phép bà tiếp cận một cách gần nhất có thể với đời thực. Hiện thực hút lấy bà như thỏi nam châm, tra tấn hành hạ bà, thôi miên bà, buộc bà phải túm chặt lấy nó. Bà ghi chép lại những giọng nói, những lời thú nhận, tâm sự, những lời chứng, tạo thành một “bản hòa âm các giọng nói cá nhân và một tập hợp những chi tiết thường nhật”. Nhờ phương pháp ấy, Alexievich có thể “vừa là nhà văn, ký giả, nhà xã hội học, nhà tâm lý học và người thuyết pháp”. Những lời kể trực diện từ ngôi thứ nhất trong Những cậu bé kẽm đúng là thiên đường, bởi mỗi khi một giọng nói cất lên, độc giả được đẩy sâu vào thế giới tinh thần của người ấy, không chút màu mè, không chút lên gân, chỉ có những cảm xúc, những nỗi đau, và những câu chuyện chân thực nhất. Mà cũng chính vì thế những gì được kể ra lại là địa ngục, địa ngục của những con người đã đi qua chiến tranh.

Mua sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả” khoảng 131.000đ đến 144.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả Fahasa” tại đây

Đọc sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả ebook pdf

Để download “sách Zinky Boys Những Cậu Bé Kẽm – Viết (Hay Kể) Toàn Bộ Sự Thật Về Chính Mình Là Bất Khả pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *